Bạn đang xem bài viết Ọ Ữu: Hội Ngộ Ma Xun Nm 2000 Ca C U Sinh Vin …?Tại Nh Hng Việt Nam Coast Trn Đại Lộ Bellaire Vng Southwest Houston, Do B Dương Quế Lan Phu Nhn Của Luật Sư được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
TRANSCRIPT
Hi ng Ma Xun 2000 cu sinh vin Lut khoa Sign
1
SINH HAT I HU: HI NG MA XUN NM 2000 CA CU SINH VIN LUT KHOA SI GN TI HOUSTON, TEXAS, HOA K (12-3-2000) Tng thut: Duy Anh Hnh nh: T liu ca Cu Lc B Lut Khoa Vit Nam * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * Sng kin t chc mt cuc hp mt cc cu sinh vin i hc Lut khoa Si gn ti Houston c s tn ng ca mt nhm cu sinh vin lut khoa vo khang cui nm 1999, a n s hnh thnh rt nhanh mt Ban T Chc cuc Hi Ng Ma Xun 2000 ca cc cu sinh vin Lut khoa Si gn s din ra vo ngy Ch nht 12-3-2000 ti i snh Nh hng Kim Sn Downtown Houston. Ban T chc gm cc cu sinh vin lut khoa (CSVLK): Thin Nguyn Vn Thng (Trng Ban T chc), CSVLK Nguyn Vn Tm (Ph t Trng Ban T chc), CSVLK Nguyn Th Linh (C vn), CSVLK Phm Th Minh (Th qu), CSVLK o Vn Tho (Ti chnh), CSVLK Nguyn Mai (Ban tip tn) CSVLK Nguyn Vn Qut (Trang tr & m thc), CSVLK Nguyn Hiu Knh (Vn ngh), CSVLK Phm Vn Minh (Ban ti liu:Chp hnh, quay phim, slide show), cac CSVLK Tr Anh T & Nguyn Qunh Lan MC ( iu hp chng trnh). c bit phn trang tr dng li cng trng Lut Si gn c mt thn hu l Ha s Phm Thng thit k gip theo li m t theo tr nh ca CSVLK Thin Nguyn Vn Thng Theo Ban T Chc cho bit, sau gn 3 thng chun b v lin lc c vi mt s Gio s v cc cu sinh vit lut khoa xa n d, Ban T Chc thc hin hai chng trnh: Tin Hi Ng khan i v cho mng cc gio s t xa n d, c t chc vo ti Th By 11- 3-2000 ti nh hng Vit Nam Coast trn i l Bellaire vng Southwest Houston, do b Dng Qu Lan phu nhn ca lut s Phan T Trng lm ch. Chng trnh Hi Ng Ma Xun 2000 cu sinh vin lut khoa Si gn c t chc vo chiu ti hm sau, Ch nht 12-3-2000 ti nh hng Kim Sn trung tm Downtown Houston.
D TIC TIN HI NG (11-3-2000)
Hi ng Ma Xun 2000 cu sinh vin Lut khoa Sign
2
Trong d tic tip tn tin hi Ng, c s hin din ca Qu Gio s Khoa Trng Nguyn
Cao Hch v phu nhn, n t San Diego min Nam California, Gs. Nguyn Vn Canh, nguyn
ph t Khoa Trng n t San Jose min Bc California, Gs. Nguyn Huy u n t Minisota v Gs. Mai Vn L c ng ti Houston.
Hi ng Ma Xun 2000 cu sinh vin Lut khoa Sign
3
Tham d cuc hp mt tip tn ny c khang 40 cu sinh vin lut khoa v mt s khch mi danh d. Trng Ban T Chc Thin Nguyn Vn Thng thay mt anh em nng nhit cho mng v cm n qu gio s p li mi ca Ban T Chc n tham d cuc Hi Ng Ma Xun 2000 ca cc cu sinh vin Lut Khoa Si Gn ti Houston. Thay mt cc Gio s, Khoa Trng Nguyn Cao Hch p t v mong rng s c dp tham d cc cuc hp mt sau ny vi s tham d ng ca cc gio s v cc cu sinh vin Trng lut ngy xa. Gio s Nguyn Vn Canh khi c mi pht biu cng d by t s cm kch khi n tham d cuc hp mt u tin ny ti hi ngai ca cc cu sinh vin lut khoa Si gn v c mong gii lut s ng gp c g cho qu hng t nc trong hin ti cng nh tng lai hu cng sn. (Xin xem mt s hnh nh ca bui tip tn tin Hi Ng).
Hi ng Ma Xun 2000 cu sinh vin Lut khoa Sign
4
HI NG MA XUN 2000 (12-3-2000) * * * * * * * * * * * * * * * *
Cuc Hi Ng Ma Xun 2000 ca Cu Sinh Vin Lut Khoa Si Gn c chnh thc khai mc lc 4 gi chiu Ch Nht 12-3-2000. Trong phn nghi thc, ngai l cho c Quc Gia v mc nim cc anh hng ho kit ca lch s Vit Nam c cng dng nc v gi nc, cc chin s v ng bo chin u v hy sinh cho nn c lp dn tc, cho l tng t do dn ch, cn c phn nghi thc c bit tng nh cc gio s v cc cu sinh vin Lut Khoa i Hc ng Si khut.
Hi ng Ma Xun 2000 cu sinh vin Lut khoa Sign
5
M u chng trnh Hi Ng, Trng Ban T Chc Thin Nguyn Vn Thng nhit lit cho mng v cm n Qu Gio s v Qu cu sinh vin Lut khoa Si gn, khng qun ngi ng x xa xi, tn km tin bc, dnh thi gian n tham d cuc Hi Ng c tnh lch s ny, nh li vit trong th gi n cuc Hi Ng ca Gio s V Quc Thc t Paris.
Sau li cho mng v cm t ca Trng Ban T Chc, ln lt cc Gio s tham d c mi ln pht biu. l Qu Gio s Nguyn Cao Hch, Nguyn Khoa Trng i Hc Lut KHoa Si Gn, Gio s Nguyn Vn Canh, nguyn Ph t KHoa Trng i hc Lut Khoa Si gn, Gio s Nguyn Huy u v Gio s Mai Vn L l cc nguyn Gio s i hc Lut Khoa Si Gn. Mi v Gio s sau khi pht biu, nhn qu tng lu nim ca Ban T Chc do CSVLK Phm Th Minh knh trao tng. Phu ngn gio s Nguyn Cao Hch cng nhn qu lu nim do CSVLK Tng Quy thay mt Ban T Chc knh tng.
Hi ng Ma Xun 2000 cu sinh vin Lut khoa Sign
6
Hi ng Ma Xun 2000 cu sinh vin Lut khoa Sign
7
Tip theo chng trnh, CSVLK Nguyn Vn Tm ln c th ca cc nguyn gio s i hc Lut Khoa Si gn, v khng c iu kin n tham d Hi Ng theo li mi ca Ban T Chc gi th ring chc mng Hi Ng, trong c th ca Gio s Khoa Trng V Quc Thc v Gs. Trn th Hi Trn Php Quc, Gio s Phm Vn Thuyt v T Vn Ti Washinton DC
Sau phn c th ca cc Gio s, l phn pht biu ca mt s Nin Trng Lut khoa Si gn, nh CSVLK Thm Phn Trang S Tn, CSVLK Bac si V Ban, CSVLK Lut s V Vn Quan n t Florida
Hi ng Ma Xun 2000 cu sinh vin Lut khoa Sign
8
Trc khi i vo chng trnh vn ngh l phn chiu Slide Show do CSVLK Phm Vn Minh dn dng v thc hin, vi nhiu hnh nh v Trng M Lut khoa i Hc ng Si Gn, c hi trng im lng, dng nh nhng hnh nh ngy xa a cc CSVLK tr v mt thi qu kh, vi nhiu k nim vui bun, vi nhiu hoi bo c m tui tr, ca mt thi sinh vin qua; hu ht cc hnh nh v mt phn t liu him qu ny, do Gio s NguynVn Canh cung cp.
Mt chng trnh vn ngh c sc mang ch Hai Nim c cc ti nng vn ngh lut khoa ti Houston v vng ph cn thc hin, vi s ph gip ca mt s ca nhc s hng u ti a phng. CSVL Nguyn Hiu Knh, ngi ph trch vn ngh dn dng nhc cnh Chuyn Chng Mnh ngy y do CSCLK Thin Nguyn Vn Thng vit kch bn, vi s ng vai thc hin ca hai MC Anh T v Qunh Lan v hai ca si tr ng vai hai sinh vin lut khoa, yu nhau t trng lut v nay l cp v chng gi sng Houston, n tham d Hi Ng, k li chuyn tnh ngy xa qua li cc ca khc ng tnh ta i , Em c
Hi ng Ma Xun 2000 cu sinh vin Lut khoa Sign
9
nghe ma thu ma bay l , em c nghe thu v ht khc yu thng v tr li em yu khung tri i hc, con ng Duy Tn, cy di bng mtung ly tranh ng, ung mi em ngtNhc cnh ny cng a cc cu sinh vin lut khoa mt thang tm v qu kh, vi nhng cuc tnh y th mng v mng m. Th ri chng trnh vn ngh c ni tip qua cc tit mc n ca, song ca, ng ca vi cc ca khc thnh hnh trong gii sinh vin ngy y, c l lm cc Qu gio s v cc bn Cu sinh vin lut khoa Si gn nh sng li mt thi vng son ca qu kh xa gn trc ngy bin c 30 -4-1975, ngy ch dn ch non tr Vit Nam Cng Ha b cng t, v Trng M Lut Khoa i Hc ng thn thng ca chng ta cng cht theo t . Thy tr lut khoa bt u hnh trnh phiu bt bn phng tri. Hm nay, sau 20 nm ri xa t nc (1975-2000) ln u tin Thy tr lut khoa mi c dp hi ng him hi ny. C l v vy m trong th ca nguyn Gio s Khoa Trng V Quc Thc mi coi cuc Hi Ng Ma Xun 2000 cu sinh vin Lut khoa Si Gn l cuc hi ng c tnh lch s?
Hi ng Ma Xun 2000 cu sinh vin Lut khoa Sign
10
Xen k cc tit mc vn ngh ch Hai Nim l cc l x s qu tng ly hn u nm, c Lut s Nguyn Th Linh v CSVLK o Vnh Tun thc hin tht ho hng, vui nhn, a cc cu sinh vin lut khoa Si gn v mi ngi tham d Hi Ng tr v khng kh sinh hat tui tr, sinh vin ngy no.
Hi ng Ma Xun 2000 cu sinh vin Lut khoa Sign
11
Cuc Hi Ng Ma Xun 2000 ca cu sinh vin Lut Khoa Si gn ti Houston din
ra t 4 gi chiu n 8 gi ti ngy Ch nht 12-3-2000 v kt thc tt p. Mi ngi tng nhm bn ng lp ko nhau ra cc gc hi trng chp hnh lu nim.
Trc khi chia tay trong tnh lu luyn v c mong tng lai s c nhng cuc Hi ng cu sinh vin lut khoa nh th ny, c dp hn huyn, n c tr tn v tht cht tnh ng mn, ng liu lut khoa gia nhng ngi c xut thn t Trng M: Lut KHoa i Hc ng Si Gn. Mi ngi ra v trong m hng bi ht kt thc chng trnh Vit Nam, Vit Nam nh cn vang vng trong tm t mi ngi tham d, nh nhc nh cc cu sinh vin lut khoa Si gn hy lm g v c th lm g cho t nc sm c t do dn ch v pht trin n hng cng, theo kp tin ha chung ca nhn lai trc ngng ca v trong trong th k 21 ti y. Duy Anh Tng trnh t Houston, 18-3-2000. * ngh: Nu c th xin a cun phim quay tan cuc Hi Ng Ma Xun 2000 ca cu sinh vin Lut khoa Si gn ln internet.
Văn Bản Hợp Nhất Luật Phòng Chống Ma Túy Năm 2000 Sửa Đổi 2008
Văn bản hợp nhất Luật phòng chống ma túy năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2008. Văn bản hợp nhất 13/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật phòng, chống ma túy do Văn phòng Quốc hội ban hành.
LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
6. Cây có chứa chất ma túy bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây cô ca, cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định.
8. Tệ nạn ma túy là tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy.
11. Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.
Điều 3.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Trồng cây có chứa chất ma túy.
2. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
3. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.
4. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy.
5. Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội về ma túy mà có.
6. Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma túy.
7. Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống ma túy.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
9. Các hành vi trái phép khác về ma túy.
Điều 4.
1. Phòng, chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; tổ chức đấu tranh chống các tội phạm về ma túy và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; kết hợp phòng, chống tệ nạn ma túy với phòng, chống các loại tội phạm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma túy.
Chương 2. TRÁCH NHIỆM PHÒNG, CHỐNG MA TÚY Điều 6.
Cá nhân, gia đình có trách nhiệm:
1. Giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma túy.
2. Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh.
3. Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma túy của thân nhân và của người khác.
4. Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện.
Điều 7.
Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, cung cấp nhanh chóng các thông tin về tệ nạn ma túy cho cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết kịp thời những thông tin, tố giác về tệ nạn ma túy.
Điều 8.
1. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma túy; tham gia triệt phá cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.
2. Tại các vùng phải xóa bỏ cây có chứa chất ma túy, các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để thay thế việc trồng cây có chứa chất ma túy; quy hoạch cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thị trường phù hợp để nhân dân chuyển hướng sản xuất có hiệu quả.
Điều 9.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Tổ chức và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục nhân dân kiến thức, pháp luật về phòng, chống ma túy; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, văn minh.
2. Phòng ngừa, ngăn chặn người của tổ chức mình và mọi công dân tham gia tệ nạn ma túy.
3. Giám sát hoạt động phòng, chống ma túy ở cơ quan, nhà trường, các cơ sở giáo dục khác và địa bàn dân cư.
4. Phối hợp với chính quyền các cấp, các cơ quan có thẩm quyền để vận động cai nghiện ma túy; tham gia giáo dục, dạy nghề, tìm việc làm và giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện.
Điều 10.
Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm:
1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma túy; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma túy.
2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma túy.
3. Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma túy.
Điều 11.
Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức phòng, chống ma túy ở cơ quan, đơn vị mình; phòng ngừa, ngăn chặn cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia tệ nạn ma túy; tuyên truyền, động viên cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn ma túy.
Điều 12.
Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nhận thức rõ về tác hại của ma túy; chủ trương, chính sách, pháp luật, biện pháp của Nhà nước về phòng, chống ma túy.
Điều 13.[2]
1. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân được tiến hành một số hoạt động sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện các hoạt động ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy;
b) Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết để phát hiện tội phạm về ma túy;
c) Trưng cầu giám định mẫu vật, mẫu phẩm sinh học cần thiết để phát hiện tội phạm về ma túy;
đ) Yêu cầu cơ quan bưu điện mở bưu kiện, bưu phẩm để kiểm tra khi có căn cứ cho rằng trong bưu kiện, bưu phẩm đó có chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
e) Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố giác, người làm chứng và người bị hại trong các vụ án về ma túy.
2. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này theo yêu cầu của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy.
3. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan Hải quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan công an, các cơ quan hữu quan khác thực hiện và áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần tại khu vực hoặc địa bàn quản lý, kiểm soát.
4. Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy trong việc thực hiện, phối hợp thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
Điều 14.
1. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia các hoạt động phòng, chống ma túy được Nhà nước bảo vệ và giữ bí mật.
2. Trường hợp cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức do tham gia phòng, chống ma túy mà bị thiệt hại về tài sản thì được Nhà nước đền bù; trường hợp cá nhân bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc bị thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
3. Cơ quan công an, hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, viện kiểm sát, tòa án và chính quyền các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Chương 3. KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN MA TÚY Điều 15.
Việc nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Điều 16.
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức được vận chuyển chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải đóng gói, niêm phong theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng hàng của mình và có biện pháp bảo vệ an toàn, không để bị thất thoát.
2. Việc vận chuyển các chất quy định tại khoản 1 Điều này của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 17.
Việc tồn trữ, bảo quản, kê đơn và bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh tại các cơ sở y tế phải thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
Điều 19.
Chỉ cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện do Chính phủ quy định mới được phép nhập khẩu, xuất khẩu chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
Điều 20.
1. Các trường hợp vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải có giấy phép quá cảnh của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam. Tổ chức cần vận chuyển quá cảnh phải gửi đơn và hồ sơ xin phép quá cảnh kèm theo giấy phép của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu đến Bộ Công an Việt Nam để làm thủ tục.
2. Việc vận chuyển quá cảnh các chất quy định tại khoản 1 Điều này phải theo đúng hành trình đã ghi trong giấy phép quá cảnh. Tổ chức vận chuyển quá cảnh phải làm thủ tục, chịu sự kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan khác có thẩm quyền của Việt Nam.
Điều 21.
Mọi trường hợp vận chuyển chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vào, ra hoặc qua lãnh thổ Việt Nam mà không có giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam hoặc không tuân thủ các quy định khác của pháp luật Việt Nam về vận chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh thì đều bị coi là vận chuyển trái phép.
Điều 22.
Việc giao, nhận, vận chuyển, tàng trữ, bảo quản, sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vì mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 23.
1. Việc mang theo một số lượng hạn chế thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần dự phòng cho việc sơ cứu, cấp cứu trong cuộc hành trình hoặc du lịch quốc tế trên tàu thủy, tàu bay, tàu hỏa, ôtô hoặc các phương tiện vận tải khác không bị coi là mang hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
Người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện vận tải có trách nhiệm làm thủ tục khai báo với cơ quan hải quan của Việt Nam, giải trình về số lượng thuốc đã sử dụng và áp dụng các biện pháp an toàn thích hợp để ngăn chặn việc sử dụng không đúng mục đích hoặc vận chuyển trái phép các thuốc đó. Khi cần thiết, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam được tiến hành kiểm tra, kiểm soát trên các phương tiện vận tải đó.
2. Việc mang theo thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh của cá nhân khi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam và phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Việc xử lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần kém chất lượng hoặc quá hạn sử dụng thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
3. Việc xử lý chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và tiền chất thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Chương 4. CAI NGHIỆN MA TÚY
Điều 25.[3]
Chính sách của Nhà nước về cai nghiện ma túy bao gồm:
1. Áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma túy, khuyến khích người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện.
2. Tổ chức cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc.
3. Khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cai nghiện tự nguyện cho người nghiện ma túy, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma túy; nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng thuốc và phương pháp cai nghiện ma túy.
4. Hỗ trợ kinh phí thực hiện cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma túy.
5. Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ, đầu tư vào hoạt động cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma túy được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Điều 26.[4]
1. Người nghiện ma túy có trách nhiệm:
a) Tự khai báo về tình trạng nghiện ma túy của mình với cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú và tự đăng ký hình thức cai nghiện ma túy;
b) Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cai nghiện ma túy.
2. Gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm:
a) Khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã về người nghiện ma túy trong gia đình mình và đăng ký hình thức cai nghiện cho người đó;
b) Động viên, giúp đỡ và quản lý người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép chất ma túy hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội;
d) Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cho người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy khai báo về tình trạng nghiện ma túy và đăng ký hình thức cai nghiện.
Điều 26a.[5]
1. Các biện pháp cai nghiện ma túy bao gồm:
a) Cai nghiện ma túy tự nguyện;
b) Cai nghiện ma túy bắt buộc.
2. Các hình thức cai nghiện ma túy bao gồm:
a) Cai nghiện ma túy tại gia đình;
b) Cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
c) Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện.
Điều 27.[6]
1. Hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng được áp dụng đối với người tự nguyện cai nghiện, trừ trường hợp người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện tại cơ sở cai nghiện.
Trường hợp người nghiện ma túy không tự nguyện cai nghiện thì áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng từ sáu tháng đến mười hai tháng.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cai nghiện ma túy tại cộng đồng, hướng dẫn, hỗ trợ cai nghiện ma túy tại gia đình.
4. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng và trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng.
Điều 28.
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Việc đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.
3. Người nghiện ma túy tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.
4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma túy quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 29.
1. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định thì được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tự nguyện hoặc được gia đình làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ.
3. Việc cai nghiện ma túy đối với người nghiện ma túy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không coi là việc xử lý vi phạm hành chính.
4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, thẩm quyền, thời gian, chế độ cai nghiện, thủ tục đưa người nghiện ma túy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Chính phủ quy định.
Điều 30.
Trong thời gian cai nghiện bắt buộc, người nghiện ma túy có trách nhiệm:
1. Tuân thủ nội quy và chịu sự quản lý, giáo dục của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Lao động, học tập, chữa bệnh để cai nghiện và góp phần đảm bảo đời sống trong thời gian cai nghiện.
Điều 31.[7]
1. Nhà nước áp dụng phương pháp cai nghiện thích hợp đối với người nghiện ma túy là người bị tạm giam, phạm nhân, trại viên của cơ sở giáo dục, học sinh của trường giáo dưỡng. Cơ quan quản lý các cơ sở này phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương để thực hiện quy định này.
2. Giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam, giám đốc cơ sở giáo dục, hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cai nghiện ma túy của người nghiện ma túy quy định tại khoản 1 Điều này khi họ trở về nơi cư trú.
Điều 32.
1. Trong cơ sở cai nghiện, những người nghiện ma túy sau đây phải được bố trí vào các khu vực tách riêng với những người nghiện ma túy khác để quản lý và chữa bệnh:
a) Người chưa thành niên;
b) Phụ nữ;
c) Người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
d) Người đã cai nghiện nhiều lần hoặc có hành vi gây rối trật tự.
2. Cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm thực hiện đúng phương pháp cai nghiện đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt; tổ chức lao động, học tập, chữa bệnh cho người cai nghiện ma túy.
3. Người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy được quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để quản lý chặt chẽ, giáo dục, chữa bệnh cho người cai nghiện và yêu cầu chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân giúp đỡ khi cần thiết.
Chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ sở cai nghiện ma túy và hỗ trợ cán bộ, công chức, nhân viên tại các cơ sở này khi có yêu cầu.
4. Cơ sở cai nghiện ma túy phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, tài sản của người cai nghiện ma túy.
Điều 32a.[8]
Người đang cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện mà phạm tội, nếu thời gian bị phạt tù ít hơn thời gian cai nghiện ma túy thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù phải tiếp tục cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; trường hợp phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì vẫn phải thực hiện cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 33.[9]
1. Người nghiện ma túy sau khi chấp hành xong thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện phải chịu sự quản lý sau cai nghiện từ một năm đến hai năm theo một trong hai hình thức sau đây:
a) Quản lý tại nơi cư trú do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đối với người không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện đối với người có nguy cơ tái nghiện cao.
2. Nội dung quản lý sau cai nghiện bao gồm:
a) Quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ phòng, chống tái nghiện; hỗ trợ học nghề, tìm việc làm và tham gia các hoạt động xã hội để hòa nhập cộng đồng đối với người được quản lý tại nơi cư trú;
b) Quản lý, tư vấn, giáo dục, dạy nghề, lao động sản xuất và chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng đối với người được quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện.
3. Người được quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện tham gia lao động sản xuất được hưởng thành quả lao động của mình theo quy định của Chính phủ.
4. Người đang được quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện mà bỏ trốn thì người đứng đầu cơ sở ra quyết định truy tìm; cơ quan công an có trách nhiệm phối hợp với cơ sở quản lý sau cai nghiện trong việc truy tìm để đưa người đó trở lại cơ sở thực hiện tiếp thời gian còn lại.
5. Cơ sở quản lý sau cai nghiện phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, tài sản của người được quản lý sau cai nghiện.
6. Người đã hoàn thành thời gian quản lý sau cai nghiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, gia đình tiếp nhận, tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm, vay vốn, tham gia các hoạt động xã hội để hòa nhập cộng đồng, giúp đỡ phòng, chống tái nghiện.
7. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí xác định đối tượng có nguy cơ tái nghiện cao quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục đưa vào cơ sở quản lý sau cai nghiện; chế độ quản lý và chính sách hỗ trợ cho người sau cai nghiện; tổ chức và hoạt động của cơ sở quản lý sau cai nghiện.
Điều 34a.[10]
2. Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy được triển khai trong nhóm người nghiện ma túy thông qua chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội.
3. Chính phủ quy định cụ thể các biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy và tổ chức thực hiện các biện pháp này.
Điều 35.
1.[11] Kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện, phòng, chống tái nghiện ma túy được quy định tại các điều 27, 28, 29, 31, 33 và 34 của Luật này, bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Đóng góp của người cai nghiện ma túy và gia đình họ;
2. Người nghiện ma túy, vợ hoặc chồng của người nghiện ma túy, cha, mẹ của người chưa thành niên nghiện ma túy có trách nhiệm đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của Chính phủ; trường hợp có hoàn cảnh khó khăn thì được xét giảm hoặc miễn đóng góp kinh phí cai nghiện.
Chương 5. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY Điều 36.
Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy bao gồm:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch về phòng, chống ma túy.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
3. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về phòng, chống ma túy.
6. Quyết định thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy; tổ chức và quản lý việc cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma túy.
7. Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.
8. Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy.
9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng, chống ma túy.
10. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy.
11. Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.
12. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
Điều 37.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong phòng, chống ma túy.
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy tại địa phương; chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức phòng, chống ma túy tại địa phương; quản lý việc cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma túy.
Điều 38.
1. Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch phòng, chống tội phạm về ma túy; tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống ma túy của các bộ, ngành trình Chính phủ;
b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy; tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm ma túy;
c) Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý chất ma túy và tiền chất phục vụ đấu tranh chống tội phạm về ma túy;
d) Tổ chức lực lượng điều tra các tội phạm về ma túy, hướng dẫn các cơ quan khác tiến hành điều tra ban đầu các tội phạm này theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức công tác giám định chất ma túy và tiền chất;
e) Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác điều tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, giám định chất ma túy và tiền chất;
g) Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy; quản lý thông tin về các tội phạm về ma túy;
h) Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo việc lập hồ sơ và tổ chức đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, giữ gìn an ninh, trật tự tại các cơ sở cai nghiện, kiểm tra hoạt động cai nghiện ma túy tại cộng đồng và trong các cơ sở cai nghiện;
i) Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm về ma túy.
2. Bộ trưởng Bộ Công an cấp, thu hồi giấy phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu chất ma túy sử dụng trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm.
Điều 38a.[12]
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống ma túy ở khu vực biên giới trên đất liền, khu vực biên giới trên biển, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy của Bộ đội Biên phòng và lực lượng Cảnh sát biển.
Điều 38b.[13]
Bộ Tài chính có trách nhiệm:
2. Chủ trì phối hợp với bộ, ngành, chính quyền địa phương xây dựng dự toán kinh phí phòng, chống ma túy trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 39.[14]
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch tổ chức cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện; chỉ đạo tổ chức cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.
2. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.
3. Chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan và chính quyền địa phương xây dựng, hướng dẫn hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở quản lý sau cai nghiện; dạy nghề, tạo việc làm, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện vật chất và tinh thần để giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện.
4. Thống kê, đánh giá tình hình cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.
5. Hướng dẫn, chỉ đạo việc thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở quản lý sau cai nghiện; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về cai nghiện ma túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.
Điều 40.
1.[15] Bộ Y tế có trách nhiệm:
b) Quy định việc nghiên cứu thuốc và phương pháp cai nghiện ma túy; cấp, thu hồi giấy phép lưu hành thuốc, phương pháp cai nghiện ma túy; hướng dẫn, thủ tục xác định người nghiện ma túy; hỗ trợ về người, chuyên môn kỹ thuật y tế để cai nghiện ma túy;
c) Thực hiện hợp tác quốc tế về kiểm soát thuốc gây nghiện, tiền chất, thuốc hướng thần sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học;
d) Chỉ đạo các cơ sở y tế phối hợp xét nghiệm, xác định và cai nghiện cho người nghiện ma túy ở xã, phường, thị trấn.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu thuốc cai nghiện ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, chất ma túy, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học.
Điều 41.
1. Bộ Công Thương[16] có trách nhiệm:
b) Thực hiện hợp tác quốc tế về kiểm soát tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp.
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương[17] cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu tiền chất sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này.
Điều 42.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phòng, chống ma túy; xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án giáo dục phòng, chống ma túy trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác.
Điều 42a.[18]
Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan hữu quan thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác phòng, chống ma túy.
Điều 43.[19]
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác tuyên truyền, giáo dục, tổ chức xóa bỏ cây có chứa chất ma túy; thực hiện chương trình trợ giúp chuyển hướng sản xuất có hiệu quả, ổn định đời sống của nhân dân.
Điều 45.
Các cơ quan quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 44 của Luật này, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
2. Xử lý các vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố, điều tra các hành vi có dấu hiệu của tội phạm về ma túy.
Chương 6. HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY Điều 46.
Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế đa phương và song phương trong lĩnh vực phòng, chống ma túy trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia với các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước khác trên thế giới; khuyến khích các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam hỗ trợ lẫn nhau về cơ sở vật chất, tăng cường năng lực pháp luật, thông tin, công nghệ và đào tạo cho hoạt động phòng, chống ma túy.
Điều 49.
1. Nhà nước Việt Nam dành ưu tiên cho nước ký kết điều ước quốc tế song phương với Việt Nam sự tương trợ tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về ma túy.
2. Nhà nước Việt Nam có thể từ chối tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau:
a) Yêu cầu tương trợ tư pháp không phù hợp với các điều ước quốc tế về phòng, chống ma túy mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và pháp luật Việt Nam;
b) Việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp gây tổn hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc lợi ích quan trọng khác của Việt Nam.
Chương 7. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 52.
Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có thành tích trong đấu tranh phòng, chống ma túy thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 53.
1. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật; việc xử lý phải kiên quyết, công khai và thông báo cho cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã[21] nơi người vi phạm làm việc hoặc cư trú.
2. Người nào sử dụng tài sản, phương tiện của mình để chứa chấp hoặc tạo điều kiện cho các hoạt động trái phép về ma túy; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về phòng, chống ma túy; cản trở, chống đối, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người tố giác, người làm chứng, người bị hại, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của Luật này trong khi thi hành nhiệm vụ về phòng, chống ma túy thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 54.
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Chương 8. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 55.[22]
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2001. Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Điều 56.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này./.
Nguyễn Hữu Hạnh : “Tiền Hội Ngộ” Và Ngày Họp Mặt Truyền Thống Nq Kỳ 9
“TIỀN HỘI NGỘ” VÀ NGÀY HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG NQ KỲ 9
Trong một buổi sáng đầu tháng Bảy đẹp trời và ấm cúng, cùng dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ, ngày họp mặt truyền thống kỳ 9 của hội Ái Hữu Chs Ngô Quyền, Biên Hòa (3 tháng 7, 2010) đã tưng bừng khai diễn với gần 200 thầy cô và cựu học sinh NQ về tham dự tại một địa điểm quen thuộc từ mấy năm nay: SeaFood Kingdoom Restaurant, thuộc thành phố Anaheim, California.
Mặc dù từ tối hôm trước (thứ Sáu ngày 2 tháng 7), một số Thầy Cô và các anh chị Chs từ phương xa đến đã có một buổi “tiền hội ngộ” tại nhà chị Chung từ lúc 6:00 chiều đến gần 10 giờ đêm, khá đông đảo và vui vẻ với những món ăn chay hấp dẫn, đầy chất dinh dưỡng, đúng tiêu chuẩn “Ăn chay ngon hơn ăn mặn” do chị Tổng Khậu Cao thị Chung của Hội Ngô Quyền tiếp đãi, nhưng mọi người vẫn nao nức chờ đợi đến ngày hôm sau để có dịp gặp gỡ đầy đủ và chuyện trò thỏa thích với bạn bè đã xa cách hàng mấy mươi năm, như lời chị Xuân Hương nhắn nhủ: “Kim Phượng ở Đức có đi phải không, mai nhớ nói cho chị gặp với nha”.
Đúng 12 giờ trưa, anh Nguyễn Hữu Hạnh, người điều khiển chương trình, tuyên bố khai mạc buổi họp mặt truyền thống kỳ thứ 9 của Hội AHChsNQ. Cả gian phòng như chìm lắng trong niềm xúc động khôn cùng qua từng lời nói của anh, mượn từ ý thơ của Trần Kiêu Bạc, một cựu học sinh Ngô Quyền (từ Sacrameto): “Phải chi sông Đồng Nai chảy ngược, tôi sẽ tìm thấy mình trong sân trường ngày trước, phải chi vặn đồng hồ cho quay ngược được, chắc giờ nầy mình thư sinh áo trắng quần xanh”.
Tiếp theo, anh Lữ Công Tâm, phó ngoại vụ, hướng dẫn phần chào cờ và mặc niệm. Sau đó, anh Mai Trọng Ngãi, Hội Trưởng, đã ngỏ lời chào mừng quý Thầy Cô, quý vị quan khách, các bạn Chs và thân hữu đang hiện diện.
Đến phần giới thiệu các bạn hữu từ phương xa mới thật là náo nhiệt, đầu tiên là anh chị Đỗ Cao Thông và gia đình đến từ Pháp. Nghe nói, các bạn cùng khóa với anh Đỗ Cao Thông như anh Lữ Công Tâm, Huỳnh Xuân Hóa, Võ Hải Vương đã chuẩn bị chương trình tiếp đón anh từ sáu tháng trước qua email, nên lần hội ngộ này, các anh chị vui như lân gặp pháo, bàn của các anh dường như không ngớt tiếng cười vang. Sau đó là một loạt các anh chị được mời đứng lên để mọi người có thể nhận diện như: chị Nguyễn Thị Kim Phượng (Đức), anh chị Võ Hải Vương(Ohio), anh chị Lê thị Ánh Mai (Goergia), anh chị Nguyễn Văn Hiệp (San Francisco), Anh chị Đinh Văn Chính (Seatle), Anh chị Đặng Văn Toản (Utah), anh chị Mai Kim Hoa (Sacramento), chị Mai Kim Huệ, Mai Kim Nhàn (SanJose), anh Nguyễn Đình Nguyên (SanJose), anh chị Phan Kim Phẫm (SanJose), anh chị Trương Kiến Xương (SanJose), Anh Lê văn Tới (SanJose), Anh Nguyễn Văn Định (Texas), chị Nguyễn Thanh Nga (Iowa), chị Sĩ Cư (San Diego), anh Tô Hồng Dũng (SanJose), chị Phan Lệ Nga (Boston), anh chị Võ Ngọc Bữu (San Jose), anh chị Chu Mai (San Diego), anh Nguyễn Thành Long (San Jose), và một số anh chị đến lần đầu như anh chị Mai Tuất (Orange), chị Nguyễn Thị Hồi (Riverside), Hội cũng vui mừng chào đón anh chị Lê Bình An vừa từ VN đến định cư tại Ca khoảng hai tháng nay và chị Huỳnh Thị Cúc, chị Huỳnh Ngọc Hoa là chị của Huỳnh Ngọc Mai (dâu thầy Nguyễn Văn Tỵ) từ Việt Nam sang du lịch.
Vì bận công việc bất ngờ, anh Tô Anh Tuấn không thể đến, nên phần tường trình về việc phát triễn website đành hẹn dịp khác.
Chị Võ Thị Ngọc Dung, Tổng Thư Ký, đã thay mặt BCH tường trình về các sinh hoạt Hội trong năm qua như tiệc mừng Tân niên, tiếp đón Thầy Cô, bạn bè phương xa. Tham dự, thăm viếng, chúc mừng, chia buồn với các thân nhân trong đại gia đình NQ khi có việc quan hôn, tương tế và nhắc nhở mọi người có thể theo dõi và ủng hô các sinh hoạt của Hội trên trang web NQ vì đó là nơi gặp gỡ và liên lạc hữu hiệu nhất của ĐạiGia Đình NQ. Cám ơn quý Thầy Cô và các anh chị CHS đã đóng góp, hổ trợ tinh thần lẫn vật chất đễ cho sinh hoạt Hội ngày càng vững mạnh. Hội cũng kêu gọi có thêm nhiều bàn tay trợ lực để cho trang web nhà ngày càng phát triễn mạnh mẽ hơn.
Anh Lữ Công Tâm, phó ngoại vụ đã tiếp lời với phần báo cáo về phương hướng sắp tới. Đặc biệt năm 2011, tất cả mọi nổ lực tập trung cho những việc sau đây:
* Tổ chức ĐẠI HỘI KỶ NIỆM 55 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG NQ và 10 NĂM THÀNH LẬP HỘI AHCHS NQ BH.
* Hoàn tất các xây dựng căn bản cho trang web NQ, sẽ chính thức ra mắt để có thể xứng đáng như là 1 cơ quan ngôn luận chính thức của Đại Gia Đình chs Ngô Quyền trên toàn thế giới.
* Tổ chức bầu cử, hoặc tiến cử 1 ban điều hành mới, trẻ trung, năng động, để thay thế ban điều hành cũ, vì không người ra ứng cử, nên đã lưu nhiệm nhiều lần, và các thành viên trong ban điều hành vì đã ở vị trí này quá lâu nên cũng đã thấm mệt.
Anh Tâm còn cho biết chương trình Họp Mặt Truyền Thống năm 2011 cũng vào dịp Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, sẽ kéo dài khoảng 1 tuần như lần kỷ niệm 50 năm vào năm 2006 với những tiết mục thật đặc sắc, sẽ được thông báo và sẽ phổ biến trên website cũng như gửi qua email của Thầy cô và các Hội Viên. Xin quý Thầy Cô và các bạn tiếp tay phổ biến và vận động cho ngày Hội Lớn HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG KỲ 10, MỪNG 55 NĂM SINH NHẬT TRƯỜNG NGÔ QUYỀN được tổ chức thành công tốt đẹp.
Phải chăng tình Thầy Trò, tình bạn đã đưa những cựu học sinh Ngô Quyền đến gần với nhau, dù rằng có người cách xa một đại dương, qua thời gian mái tóc đã nhuộm màu, nhưng khi gặp mặt với những tiếng cười vẫn còn tươi trẻ, những kỹ niệm một thời đã hiện về của những ngày chung học. Những hình ảnh về trường xưa chỉ còn trong trí tưởng được ôn lại, để những người bạn cũ không muốn rời nhau. Ngày họp mặt truyền thống kỳ 9 của trường Ngô Quyền đã tạo điều kiện cho bạn bè tìm về với nhau, từ Pháp, Đức, Canada, ViệtNam và từ những tiểu bang xa xôi của nước Mỹ, Thầy Trò Ngô Quyền đã có dịp gần gủi với những tình cảm nồng ấm, từ buổi tiền họp mặt tại nhà anh chị Chung Kiệt, ngày họp mặt truyền thống kỳ 9 tại nhà hàng Seafood Kingdom và đặc biệt hơn là ngày “hậu Ngô Quyền” tại nhà anh Huỳnh Xuân Hóa.
Một ngàn câu thơ, một trăm bài viết cũng không thể diễn tả được những sinh hoạt sôi động với tình cãm thâm trầm tưởng chừng đã mất. Một ngày chủ nhựt sau ngày hội ngộ Ngô Quyền, một đêm với trung tâm Asia “Cánh hoa thời loạn”, thầy trò Ngô Quyền lại có dịp họp mặt nhỏ tại nhà gia đình anh Huỳnh Xuân Hóa, gần 40 chục chiếc ghế con không còn chỗ trống trong gian nhà nhỏ. Tình bạn đã thôi thúc họ đến và vẫn còn ở lại với nhau. Thầy Mai Kiến Phúc, cô Bùi thị Ngọc Lan và phu quân (chúng tôi vẫn quen gọi là thầy Chức) đã đến chung vui với đám học trò ngày xưa. “Hình ảnh 40 năm về trước đã sống lại trong tôi” Thầy Phúc đã diễn tả cảm nghỉ của Thầy trong niềm hạnh phúc. Thầy Chức luôn vui vẻ đón nhận những cú đá giao hữu bằng những ly rượu từ tay những đứa học trò quậy phá của vợ mình. Lần đầu tiên mới thấy Thầy Phúc uống nhiều với đám học trò như thế, với Đỗ Cao Thông , Võ Hải Vương, Nguyễn Văn Định , Tô Hồng Dũng, Trương Kiến Xương , Lê Văn Tới, Đặng Văn Toản, Nguyễn Anh Tuấn , Liêu Phi v.v…
” Còn gặp nhau thì hãy cứ say, say tình say nghĩ bấy lâu nay
Say thơ, say nhạc say bè bạn, say để cho vơi những tháng ngày”
Thức ăn thì ê hề, một con dê của gia đình Huỳnh Xuân Hóa, một con heo quay do hội ái hữu Biên Hòa yểm trợ, chè xôi các món ăn chơi được anh chị Kiệt Chung và chị Tư Hường mang đến. Bên Ngô Quyền đến tham dự có Mai Trọng Ngãi, Ma thị Ngọc Huệ, Nguyễn thị Mỹ, Nguyễn văn Hòa, Trần văn Việt và Ma Hồng Phúc. Toàn ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California đều có mặt, anh Dương Minh Chấn, anh Lữ Công Tâm, anh Ma Thành Tâm, anh Nguyễn Hữu Hạnh, anh Luyện và cô Lưu Tuyết Hương. Quý chị vui vẻ cùng ăn uống trò chuyện với nhau, riêng cánh đàn ông hình như nói và uống nhiều hơn ăn. Thầy Trò cùng nhau mềm môi với sự khơi động của chủ nhà và ông Đốc Toản từ Utah. Buổi tiệc càng sôi động và vui vẻ hơn khi có sự có mặt của Thầy Cô Hoàng Minh Nguyệt và chị Hoàng Sĩ Cư, vì tình thương mến đối với Ngô Quyền, thầy cô Hoàng Minh Nguyệt và chị Hoàng Sĩ Cư đã rời sớm một buổi tiệc do hội không quân khoản đãi tại nhà hàng Paracel Seafood để đến chung vui với học trò Ngô Quyền. Một lần nữa cô Hoàng Minh Nguyệt và anh Hạnh dùng lời ca qua bài nhạc và câu vọng cổ giúp vui, tiếng hát của cô vẫn ngọt ngào ấm cúng dù rằng không có tiếng đàn của nhạc sĩ Quốc Toản hay Hoàng Thi, nhưng có tiếng lòng thổn thức của Thầy và Trò Ngô Quyền. Anh Võ Hải Vương đã có sáng kiến độc đáo, gây quỹ cho Ngô Quyền từ màn trình diễn văn nghệ bỏ túi nầy, kết quả thu được 130 đô trong vòng 5 phút. Kế đến là phần song diễn của anh Tô Hồng Dũng và chị Hoàng Sĩ Cư đã mang đến cho tất cả mọi người những nụ cười nghiêng ngả, cũng đủ ấm áp nửa phần đời. Buổi tiệc kéo dài hầu như không dứt, quý anh vẫn rượu vào lời ra, quý chị cũng có thời gian cùng đi mua sắm. Đến 2 giờ trưa, đã tới giờ anh Nguyễn văn Định phải ra Phi Trường về Texas, nhưng tình cảm bạn bè và đàn em vẫn muốn giữ anh ở lại, cuối cùng cũng đành lưu luyến chia tay, anh Việt, anh Vương, anh Dũng cùng đưa anh Định ra tận phi trường đồng thời đón anh Nguyễn Phú Quý về từ miền Đông. Anh Quý, anh Định là 2 người bạn đã lâu rồi không gặp, nay có dịp về họp mặt Ngô Quyền nhưng một người đến, một người đi. Làm sao những người bạn Ngô Quyền không trân quý những thời gian với nhau được. Anh Quý cũng còn một hạnh phúc nhỏ là còn một vài giây phút ngắn ngủi bắt tay với người bạn cũ với lời nhắn nhủ “Bạn bè đang chờ Quý ở nhà Huỳnh Xuân Hóa”. Thầy Trò Ngô Quyền lại đón tiếp anh Nguyễn Phú Quý như người thân lâu rồi không gặp, con gái anh đang làm việc ở Cali cũng có mặt, trong dịp nầy Thầy cô và bạn bè mới biết cô Ngọc Hiếu hiện đang phụ tá cho bà Dân Biểu liên bang Loretta Sanchez là thế hệ thứ 2 của Ngô Quyền Biên Hòa. Buổi tiệc luôn náo nhiệt và không có thời gian chết, luôn có kẻ vào người ra đặc biệt là sự có mặt bất ngờ 2 hiền nội của Ma Thanh Tâm và anh Luyện, có lẽ hai chị lo sợ hai ông chồng sẽ không đứng vững với hơn 2 kết bia và 5 chai rượu mạnh của bạn bè mang đến.
Từ “tiền hôi ngộ” đến “hậu Ngô Quyền” đã mang niềm vui cho tất cả Thầy cô và bạn hữu về dự họp mặt truyền thống kỳ 9, nhất là các bạn từ phương xa. Từ niềm vui đó chúng tôi không quên công khó của anh chị Chung Kiệt, anh chị Hóa Huệ. Riêng chị Huệ, người viết phải nói là thán phục, ngày thứ bảy tham dự họp mặt, tối tham dự chương trình văn nghệ Asia, thế mà tối chủ nhựt chị có thể kể mọi người nghe và nói cảm xúc của mình qua bài viết “Đứa con bất hiếu” trong bảng tin xứ Bưởi vừa mới nhận được. Chân thành cám ơn của riêng mình và bè bạn khắp nơi. Kính mong gặp lại tất cả Thầy Cô và các bạn vào năm 2011. “KỸ NIỆM 55 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG NGÔ QUYỀN”
(Quý anh chị có hình ảnh về buổi “Hậu Ngô Quyền” xin vui lòng gửi đến BBT để bổ túc thêm vào bài tường thuật. Rất cám ơn.)
BÊN LỀ HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG KỲ 9 (JULY 3, 2010) QUA CẢM XÚC CỦA THẦY CÔ và CÁC CHS NQ, BIÊN HÒA.
Ngày Họp Mặt Truyền Thống hàng năm của trường đã qua, nhưng tình cảm, kỷ niệm đã có với nhau vẫn còn ở lại, sâu đậm hơn trong lòng Thầy Trò, bạn hữu CHS NQ. Xin được cùng nhau chia sẻ và gìn giữ nơi đây xem như là một chút quà trong gói hành trang tìm về quá khứ. Xin quý Thầy Cô và các anh chị tiếp tục gửi những suy nghĩ, cảm xúc của mình về cuộc Hội Ngộ vừa qua, BBT sẽ đăng và phổ biến cho c nhà cùng chia sẻ. Vui lòng bấm vào các tựa bài bên dưới để đọc.
1. “ Lần họp mặt K9 sắp tới, tôi háo hức lắm nhưng rất tiếc, không thể trở về. Đành hẹn lại. Và chắc chắn phải có một lần. Vì ở đó có những anh, những chị, những em có thể không quen nhưng có chung một mái trường ngày xưa với mình. Thương lắm. Tôi chợt nghĩ ra rằng mình chẳng có gì để chào mừng ngoài một chút tâm tình trong bài hát đã viết từ lâu. Quý anh chị bỏ chút thì giờ coi thử có nên để gia đình ta cùng hát cho nhau nghe cây nhà lá vườn trong buổi họp mặt đầm ấm đó chăng?” Đây là những lời rất chân tình từ một Chs NQ, nhạc sĩ Phạm Chính Đông. Và bài hát của anh đã được làm nền cho những phút đầu khai mạc Đại Hội, mọi người thưởng thức qua tiếng hát của ca sĩ Thanh Hoa.
2. Tuy không thể đến tham dự nhưng lòng vẫn luôn hướng về trường xưa, thầy cô, bè bạn cũ, anh Trần Ngọc Danh đã gửi những vần thơ chúc lành đến cho Đại Hội để xem như được góp mặt trong ngày vui chung của toàn trường. Bài thơ đã được anh Hữu Hạnh đọc trong ngày Họp Mặt 3 tháng 7, 2010
MỪNG ĐẠI HỘI CỰU HỌC SINH NGÔ QUYỀN LẦN THỨ 9, NGÀY 3 THÁNG 7 NĂM 2010 – THƠ TRẦN NGỌC DANH
3. Bài Thơ đã được Thầy Nguyễn Xuân Kính cảm tác dành cho ngày Hội Ngộ NQ Hè năm nay, cũng đã được chị Miamai đọc trong ngày họp mặt.
4. Đặc biệt, đây là bài viết của một CHS NQ ở San Jose sau khi dự Đại Hội trở về nhà và đang trong tâm trạng “trên đường về nhớ đầy…”.
http://www.photoshop.com/?user=phankimpham&galleryid=c788d28bc291490d99871684e01344ce&wf=sharegrid&trackingid=BTAGC
Pháp Lệnh Bảo Vệ Bí Mật Nhà Nước 2000 30/2000/Pl
CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 30/2000/PL-UBTVQH10 NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2000 VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
Để nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân trong nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 6 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2000; Pháp lệnh này quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
Bí mật nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bảo vệ bí mật nhà nước là nhiệm vụ rất quan trọng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và mọi công dân đều có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước.
Nghiêm cấm mọi hành vi thu thập, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép bí mật nhà nước và việc lạm dụng bảo vệ bí mật nhà nước để che dấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân hoặc làm cản trở việc thực hiện các kế hoạch nhà nước.
Việc tiếp xúc, bảo quản, cung cấp và xử lý bí mật nhà nước phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung tin, mức độ nguy hại nếu bị tiết lộ, các tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước được chia làm ba mức độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật.
Bí mật nhà nước trong phạm vi sau đây thuộc độ Tuyệt mật:
1. Chiến lược an ninh quốc gia; kế hoạch phòng thủ đất nước; kế hoạch động viên đối phó với chiến tranh; các loại vũ khí, phương tiện có ý nghĩa quyết định khả năng phòng thủ đất nước;
2. Các chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không công bố hoặc chưa công bố.
Những tin của nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế chuyển giao cho Việt Nam mà Chính phủ xác định thuộc độ Tuyệt mật;
3. Tổ chức và hoạt động tình báo, phản gián do Chính phủ quy định;
4. Mật mã quốc gia;
5. Dự trữ chiến lược quốc gia; các số liệu dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước về những lĩnh vực chưa công bố; kế hoạch phát hành tiền, khoá an toàn của từng mẫu tiền và các loại giấy tờ có giá trị như tiền; phương án, kế hoạch thu đổi tiền chưa công bố;
6. Khu vực, địa điểm cấm; tin, tài liệu khác mà Chính phủ xác định thuộc độ Tuyệt mật.
Bí mật nhà nước trong phạm vi sau đây thuộc độ Tối mật:
1. Các cuộc đàm phán và tiếp xúc cấp cao giữa nước ta với nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế về chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác chưa công bố.
Những tin của nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế chuyển giao cho Việt Nam mà Chính phủ xác định thuộc độ Tối mật;
2. Tổ chức hoạt động, trang bị, phương án tác chiến của các đơn vị vũ trang nhân dân, trừ tổ chức và hoạt động được quy định tại khoản 3 Điều 5 của Pháp lệnh này; phương án sản xuất, vận chuyển và cất giữ vũ khí; công trình quan trọng phòng thủ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo;
3. Bản đồ quân sự; toạ độ điểm hạng I, hạng II nhà nước của mạng lưới quốc gia hoàn chỉnh cùng với các ghi chú điểm kèm theo.
Vị trí và trị số độ cao các mốc chính của các trạm khí tượng, thuỷ văn, hải văn; số liệu độ cao và số không tuyệt đối của các mốc hải văn;
4. Số lượng tiền in, phát hành; tiền dự trữ bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; các số liệu về bội chi, lạm phát tiền mặt chưa công bố; phương án giá các mặt hàng chiến lược thuộc Nhà nước quản lý chưa công bố;
5. Nơi lưu giữ và số lượng kim loại quý hiếm, đá quý, ngoại hối và vật quý hiếm khác của Nhà nước;
6. Công trình khoa học, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết nghề nghiệp đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ mà Nhà nước chưa công bố;
7. Kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng đặc biệt giữ vị trí trọng yếu trong việc phát triển và bảo vệ đất nước không công bố hoặc chưa công bố;
8. Tin, tài liệu khác mà Chính phủ xác định thuộc độ Tối mật.
Bí mật nhà nước ngoài phạm vi quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Pháp lệnh này thì thuộc độ Mật.
Việc lập, quyết định, thay đổi độ mật và giải mật đối với từng bí mật nhà nước phải được tiến hành theo thẩm quyền và thủ tục quy định tại Pháp lệnh này.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC; TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÔNG DÂN VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước gồm:
1. Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
3. Quyết định kinh phí và bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
4. Quy định chế độ, chính sách đối với người trực tiếp làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước;
6. Sơ kết, tổng kết công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
đ) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước;
e) Giúp Chính phủ sơ kết, tổng kết công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
2. Ban hành và tổ chức thực hiện nội quy bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ;
4. Bố trí cán bộ làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ;
5. Tuyên truyền, giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao trách nhiệm, cảnh giác và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
6. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình theo quy định của Chính phủ.
Chính phủ quy định việc bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động xuất bản, báo chí và thông tin đại chúng khác phù hợp với quy định của Pháp lệnh này.
Nội dung bí mật nhà nước nếu truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính thì phải được mã hoá theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
Người làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước phải có phẩm chất tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao và phải cam kết bảo vệ bí mật nhà nước.
Người được giao nhiệm vụ tiếp xúc với bí mật nhà nước phải cam kết bảo vệ bí mật nhà nước.
Cơ quan, tổ chức và công dân có thành tích bảo vệ bí mật nhà nước thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Người nào vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2001.
Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 10 năm 1991.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ọ Ữu: Hội Ngộ Ma Xun Nm 2000 Ca C U Sinh Vin …?Tại Nh Hng Việt Nam Coast Trn Đại Lộ Bellaire Vng Southwest Houston, Do B Dương Quế Lan Phu Nhn Của Luật Sư trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!