Bạn đang xem bài viết Ôn Tập Văn Bản “Sống Chết Mặc Bay” được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hình ảnh người dân lao động qua chùm Ca dao than thân và trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn.
Bài làm tham khảo
Hình tượng người nông dân lao động là đề tài xuyên suốt trong nền văn học Việt Nam từ cổ chí kim, từ dân ca, ca dao đến tục ngữ, từ văn học Trung đại đến văn học Hiện đại. Đó có thể là người lao động như thân phận cái cò, cái vạc, như con kiến con tằm…có thể là nỗi bất hạnh là người nông dân bần cùng hoá như Chí phèo (Nam Cao), có thể là cuộc đời đắng cay, đen tối với bao nỗi áp bức đoạ đày như chị Dậu (Tắt đèn), anh Pha (bước đường cùng)…Và một lần nữa cuộc đời của họ được thể hiện một cách rõ nét, chân thực qua chùm ca dao than thân và văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.
Trước hết , hình ảnh người dân lao động trong được thể hiện sâu sắc trong chùm ca dao than thân. Đó là người lao động gian khổ vất vã, nhọc nhằn, gian khổ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn đợc mấy phải đi tìm mồi
Lũ kiến li ti là hình ảnh ẩn dụ cho người lao động thấp cổ, bé họng…
Hai chữ Thương thay được điệp lại bốn lần ở vị trí đầu câu lục là lời tự than và than cho những kiếp người khác của người dân lao động đã làm cho giọng điệu bài ca dao đầy xót thương, oán trách.
+) Đó còn là hình ảnh người lao động bị bòn rút sức lực đến cạn kiệt.
Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
+ Con tằm và lũ kiến là hai hình ảnh ẩn dụ cho những thân phận nhỏ nhoi, thấp cổ bé họng sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Đó là những kiếp người suốt đời đầu tắt mặt tối bị bòn rút sức lực, kiếm ăn được mấy mà cả đời phải đi tìm mồi. Thật bất công, kẻ thì ngồi chỗ mát ăn bát vàng; kẻ thì ăn không hết, người lần chẳng ra.
+) Ca dao còn phản ánh hình ảnh người lao động
+ Hạc và con cuốc lại là ẩn dụ về những thân phận phải nếm trải nhiều oan trái, bi kịch cuộc đời. Hạc muốn lánh đường mây để tìm một cuộc sống khoáng đạt, để thỏa chí tự do nhưng chim cứ bay mỏi cánh giữa bầu trời với những cố gắng thật vô vọng. Con cuốc lại là biểu hiện của phận người với nỗi oan trái, bất công dù có kêu ra máu cũng không được lẽ công bằng nào soi tỏ.
+ Đánh giá:
Với biện pháp nghệ thuật điệp ngữ và ẩn dụ, bài ca dao như một bức tranh sống động về nỗi khổ nhiều bề của người dân lao động trong xã hội cũ qua đó, thể hiện niềm đồng cảm, xót thương với người nông dân đồng thời lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn bạo.
Hình ảnh người dân lao động với trăm nỗi đớn đau còn thể hiện chân thực trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn:
+ Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Với hai thủ pháp đặc sắc là tương phản và tăng cấp, tác giả đã làm sống lại cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân lao động dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.
+ Trong tác phẩm, Phạm Duy Tốn đã đặt người dân vào bối cảnh: Ra sức vật lộn để giữ gìn tính mạng một khúc đê làng X, thuộc phủ X (Học sinh lựa chọn chi tiết để phân tích). Đó là một cảnh tượng nhốn nháo, căng thẳng, cơ cực, khốn khổ và nguy hiểm vô cùng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc.
+ Sự bất lực của sức người trước sức nước, sự yếu kém của thế đê trước sức mạnh ngày càng tăng của thiên nhiên thì thảm họa tất sẽ xảy ra: cảnh đê vỡ. Người dân rơi vào thảm cảnh, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết.
+ Đánh giá:
Với hai thủ pháp tương phản và tăng cấp, Sống chết mặc bay đã thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân lao động đồng thời lên án, tố cáo thái độ vô trách nhiệm, vô nhân tính của quan lại phong kiến với bản chất lòng lang dạ thú.
– Lòng cảm thương cho số phận của người nông dân lao động thấp cổ bé họng
– Lên án, vạch trần tội ác, lòng lang dạ thú của tên quan và cả XHPK bất công, vô nhân tính
2. Khái quát lại vấn đề và rút ra bài học.
Ôn Tập Văn Bản Thạch Sanh
– Kiểu nhân vật dũng sĩ: có sức khỏe, có tài năng; vượt qua bao chiến công, thử thách để tìm được hạnh phúc đích thực của mình.
+ Từ đầu mọi phép thần thông: nguồn gốc, xuất thân của Thạch Sanh
+ Phần tiếp theo đến rồi kéo nhau về nước : các chiến công của Thạch Sanh
+ Câu cuối: hạnh phúc mà nhân vật tìm được
Bố cục giúp người đọc thấy rõ đặc điểm của truyện cổ tích về nhân vật dũng sĩ: Vượt qua rất nhiều thử thách, lập chiến công.
a) Nguồn gốc, xuất thân của người dũng sĩ: vừa bình thường lại vừa phi thường
– Người anh hùng toàn thiện, toàn mĩ
– Luôn hướng tới những con người bất hạnh.
b) Người dũng sĩ trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc
– Trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc, chàng dũng sĩ Thạch Sanh phải trải qua bao khó khăn, thử thách:
+ Giết đại bàng, bị lấp hang
+ Đánh nhau với quân mười tám nước chư hầu
Nhưng bằng sự dũng cảm, sức mạnh, lòng mưu trí của mình, chàng đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách và lập được nhiều chiến công: chiến công với xóm làng, với nhân dân, với đất nước.
* Thạch Sanh giết chằn tinh
-Phẩm chất của Thạch Sanh: tốt bụng (Lý Thông nhờ liền vui vẻ nhận lời), cả tin (Lý Thông nói liền tin), dũng cảm, sức mạnh, tài phép phi thường (không núng, chỉ một lúc đã xả xác con quái vật ra làm hai).
* Thạch Sanh giết đại bàng
– Vẫn tiếp tục thể hiện sự dũng cảm, sức mạnh và tài phép; sự tốt bụng, cả tin của mình, nhưng ở thử thách này, Thạch Sanh còn cho người đọc thấy được việc chàng lập công hoàn toàn là vô tư, lập công vì chính nghĩa chứ không vì vụ lợi. Bởi vậy, chàng không tham lam, không nhận vàng bạc mà chỉ nhận một cây đàn rồi trở về sống dưới gốc đa.
Hẳn tiếng đàn của Thạch Sanh phải réo rắt, du dương, sống động, phải kể được mọi nỗi niềm của kẻ bị oan khuất mới có thể khiến cho công chúa nhận ra chàng dù cách mấy bức tường cung cấm. Thạch Sanh không chỉ là người dũng sĩ, chàng còn là một nghệ sĩ, người nghệ sĩ đích thực với tiếng đàn lay động lòng người. Hơn nữa, người có thể gẩy được đàn trong hoàn cảnh ngục tù cũng chỉ có thể là người vô cùng dũng cảm, hoặc là người vô cùng tin tưởng vào công lí, vào sự trong sạch của bản thân mình.
? Khi được giải oan, Thạch Sanh hiểu ra sự độc ác của Lí Thông. Nhưng chàng lại tha cho mẹ con Lí Thông. Chi tiết ấy giúp em hiểu được Thạch Sanh có lòng vị tha, bao dung vô cùng.
Khi đối diện với yêu quái, Thạch Sanh dũng mạch diệt trừ chúng. Nhưng khi đối diện với những con người, dù tham làm, độc ác như Lí Thông hay hung hăng như quân mười tám nước chư hầu, Thạch Sanh đều không dùng đến vũ khí, dùng sức mạnh. Giữa con người với con người, chàng luôn bao dung.
* Bảng tổng kết: Những thử thách, chiến công của nhân vật Thạch Sanh
– Lý Thông: vụ lợi, tham lam, ích kỉ, độc ác
Cái ác trong TCT không đơn thuần chỉ là ác độc mà còn có rất nhiều đặc điểm kèm theo: xấu xa, ích kỉ, tham lam
– Truyện ngợi ca những chiến công rực rỡvà những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng.
– Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, về chính nghĩa thắng gian tà, hòa bình thắng chiến tranh.
– Đồng thời, qua tác phẩm này, chúng ta còn hiểu được lí tưởng nhân đạo và yêu hòa bình của nhân dân ta
– Chi tiết tưởng tượng, thần kì độc đáo, giàu ý nghĩa
– Hệ thống nhân vật đối lập, tương phản
a. Truyện cổ tích là gì? Nhân dân muốngửi gắm điều gì qua kết thúc của truyện cổ tích?
b. Có những kiểu nhân vật nào xuất hiện trong truyện cổ tích?
c. Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào? Đặc điểm của kiểu nhân vật ấy ra sao?
d. Hãy liệt kê các chi tiết thần kì có trong truyện cổ tích Thạch Sanh. Nêu ý nghĩa của chúng.
Một hôm có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. Chàng từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lí Thông.
a. Hãy xác định trong đoạn văn đó: lời văn giới thiệu nhân vật, lời văn kể hành động, lời văn kể việc, lời văn kể tâm trạng nhân vật.
b. Đoạn văn trên giúp em hiểu gì về bản chất hai nhân vật Lí Thông, Thạch Sanh?
Câu 4: Lập bảng nêu những thử thách và chiến công của Thạch Sanh. Em có nhận xét gì về cách xây dựng các loại thử thách này? Từ đó em hãy rút ra nhận xét về phẩm chất của Thạch Sanh.
Nguồn Tư liệu Ngữ văn THCS (Mọi ghi chép xin vui lòng ghi rõ nguồn)
Ôn Tập Văn Bản Lão Hạc
Văn bản: Lão HạcNam CaoI. Tác giả:– Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1915 – 1951) tại làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Trước năm 1945, ông dạy học tư và viết văn. Sau CM tháng 8, ông làm phóng viên mặt trận, rồi làm công tác văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc. Cuối năm 1951, ông đi công tác vào vùng sau lưng địch và ông đã hi sinh trong tư thế của một nhà văn – chiến sĩ.– Nam Cao là nhà văn xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945. Sáng tác của ông trước CM tập trung vào 2 đề tài chủ yếu: đề tài nông dân và đề tài trí thức tiểu tư sản. Nam Cao xứng đáng được gọi là nhà văn của nông dân. Với hơn hai chục truyện ngắn viết về nông dân, Nam Cao đã dựng lên một bức tranh tuy không rộng lớn và đồ sộ nhưng rất mực chân thực về nông thôn VN trên con đường phá sản và bần cùng, hết sức thê thảm vào những năm 1940 – 1945. Bên cạnh đó, các tác phẩm viết về đề tài trí thức của ông đã miêu tả sâu sắc, thấm thía tấn bi kịch tinh thần, tình trạng “sống mòn” không lối thoát của những người trí thức nghèo trong những năm cuối cùng của chế độ thực dân phong kiến.+ Nam Cao không chỉ là nhà văn hiện thực xuất sắc mà ông còn là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. ông luôn đau xót và bất bình trước tình cảnh những con người lương thiện bị đầy đoạ trong cái đói, cái khổ, bị lăng nhục, bắt hủi một cách tàn nhẫn và bất công, ông đã đứng ra bênh vực họ, minh oan và chiêu tuyết cho họ.+ Sáng tác của Nam Cao chứa đựng những yếu tố cách tân quan trọng, đánh dấu một bước tiến mới của văn xuôi VN: từ cách nhìn mới, xây dựng cốt truyện, tổ chức kết cấu, phương thức miêu tả nhân vật, đến giọng điệu, lời văn, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật.+ Sau CM, Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn xuôi thời kì kháng chiến chồng Pháp (1945 – 1954). – Tác phẩm chính của Nam Cao: viết về đề tài nông dân (Chí Phèo; Một bữa no; Mò sâm banh…) viết về đề tài trí thức (tiểu thuyết Sống mòn; truyện ngắn Đời thừa; ) Sau CM ông viết Nhật kí ở rừng; Đôi mắt.
Ôn Tập Văn Bản Trong Lòng Mẹ
Ôn tập Ngữ Văn 8Văn bản: Trong lòng mẹNguyên HồngI. Tác giả: (SGK)* Tại sao các nhà nghiên cứu, phê bình văn học thờng gọi Nguyên Hồng là nhà văn của những ngời nghèo khổ ?– Các nhà nghiên cứu thờng gọi Nguyên Hồng là nhà văn của những ngời nghèo khổ. Ông thực sự xứng đáng với danh hiệu ấy vì suốt đời ông chỉ viết về những ngời dới đáy của xã hội cũ. Song là một cây bút đợc mệnh danh là nhà văn của những ngời cùng khổ không chỉ vì Nguyên Hồng đã viết nhiều, viết chuyên về những lớp ngời đó. Điều quan trọng hơn là ông đã dành cho họ những dòng tâm huyết nhất, nóng bỏng nhất, trân trọng nhất. Đọc Nguyên Hồng, thấy dờng nh ông muốn đặt lên vai những nhân vật của mình những nỗi thống khổ chồng chất để thử thách sức bền của đức tin và lòng nhẫn nại gan góc của họ.II. Văn bản Trong lòng mẹ 1. Nhan đề văn bản Trong lòng mẹ gợi cho em hiểu điều gì? – Tên văn bản trớc hết có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng đợc gặp mẹ, đợc ngồi trong lòng mẹ, đợc mẹ yêu thơng, âu yếm.– Song nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tợng trng: trong lòng mẹ cũng là trong tình thơng của mẹ.– Từ nhan đề văn bản, ngời đọc đã phần nào hiểu đợc tình yêu thơng mẹ tha thiết, sự khao khát đợc sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng.
2. Hãy kể tóm tắt chơng truyện Trong lòng mẹ – Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng túng quá phải bỏ con đi tha hơng cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt.– Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thơng nhớ mẹ và trả lời không muốn vào. – Nhng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với ngời khác làm cho Hồng đau đớn, thơng mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình.– Gần đến ngày giỗ bố, trên đờng đi học về, Hồng thấy bóng ngời ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở.– Hồng cảm thấy sung sớng và hạnh phúc vô cùng khi đợc ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp nh ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.3. Đọc đoạn trích, em hiểu gì về hoàn cảnh đau khổ và trớ trêu của chú bé Hồng?– Chú bé Hồng- nhân vật chính trong đoạn trích Trong lòng mẹ sống trong một cảnh ngộ đau khổ, trớ trêu và thật đáng thơng.– Hồng lớn lên trong một gia đình sa sút. Ngời cha sống u uất, trầm lặng rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Ngời mẹ có trái tim khao khát yêu thơng đành chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sau khi chồng chết, ngời phụ nữ đáng thơng ấy vì quá cùng túng đã phải bỏ con đi kiếm ăn phơng xa.– Chú bé Hồng đã mồ côi cha lại vắng mẹ sống thui thủi, cô đơn giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của những ngời họ hàng giàu có, trở thành đứa bé đói rách, lêu lổng.– Tuy xa mẹ nhng cậu luôn nhớ mẹ, yêu mẹ, khao khát ngày gặp lại mẹ. Tình yêu mẹ vô bờ bến đã khiến Hồng trở nên cứng cỏi hơn, bản lĩnh hơn, già dặn hơn trớc những lời dèm pha và thái độ cay nghiệt của bà cô để bảo vệ đến cùng hình ảnh đẹp đẽ của ngời mẹ trong lòng chú bé.4. Hình thức tự truyện (dới dạng hồi kí) ở văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ thế giới nội tâm nhân vật?– Trong lòng mẹ là chơng IV của tác phẩm Những ngày thơ ấu một tập hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng. – Thể loại hồi kí tự truyện, trong đó nhân vật chính tự kể chuyện và trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ đã giúp cho nhà văn Nguyên Hồng diễn tả một cách sâu sắc hoàn cảnh đáng thơng, nỗi đau tinh thần và tình yêu mẹ mãnh liệt của một cậu bé mồ côi bất hạnh. Diễn biến tâm trạng, đặc biệt đời sống nội tâm vô cùng phong phú của Hồng đợc kể lại một cách chân thực, sống động nhất.– Việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất chứ không phải ngôi kể thứ ba khiến câu chuyện kể của nhân vật tôi có sức thuyết phục hơn, hấp dẫn hơn với ngời đọc.1Ôn tập Ngữ Văn 85. Phân tích diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng qua 2 thời điểm: cuộc trò chuyện với bà cô và giây phút đợc gặp lại mẹ để qua đó hiểu đợc thế giới nội tâm vô cùng phong phú của chú bé.– Tình yêu thơng của Hồng với mẹ là lẽ tự nhiên, dù còn rất ít tuổi nhng em đã thấu hiểu, cảm thông cho hoàn cảnh bất hạnh của mẹ. Em không giận hờn mà luôn yêu quí, mong mỏi, nhớ thơng ngời
Ôn Tập Văn Bản Văn Học Nước Ngoài
IV. Ôn tập Văn bản văn học nước ngoài – học kỳ 1 – văn lớp 8
4.1. Truyện cổ tích “Cô bé bán diêm” – An-đéc-xen.
– Phương thức biểu đạt: Tự sự (kết hợp với miêu tả, biểu cảm).
– Chủ đề: Lòng thương cảm, xót xa dành cho những số phận bất hạnh
– Nghệ thuật: Câu chuyện cổ tích với nhiều tình tiết kỳ ảo, sắp xếp hợp lý. Bối cảnh tạo dựng với hình ảnh đối lập, tăng sắc thái biểu cảm cho câu chuyện.
– Nội dung chính: Bằng những hình ảnh cảm động, An-đéc-xen, qua câu chuyện Cô bé bán diêm đã thể hiện được niềm cảm thông, thương yêu dành cho em bé bất hạnh. Những yếu tố phi lí trong câu chuyện càng bộc lộ được sự sẻ chia của tác giả. Xây dựng kết thúc chuyện bằng “một cảnh thương tâm”, An-đéc-xen cũng đã gián tiếp phê phán xã hội lạnh lùng, vô cảm, không có tình thương.
4.2. Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” – Xéc-van-téc (trích tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê):
– Phương thức biểu đạt: Tự sự (kết hợp với miêu tả, biểu cảm).
– Chủ đề: Thể hiện sự tương phản trong tính cách con người đồng thời thể hiện khát vọng cao đẹp về tình yêu.
– Nghệ thuật: Thủ pháp phóng đại trong dựng cảnh, tương phản trong miêu tả nhân vật cùng giọng điệu trào phúng, hóm hỉnh.
– Nội dung chính: Đánh nhau với cối xay gió là một trang đời, một trong những chiến công của Đôn Ki-hô-tê. Với thủ pháp trào lộng, phóng đại và tương phản đối lập, tác trong kể chuyện, Xéc-van-téc đã xây dựng hình ảnh của một trang hiệp sĩ Tây Ban Nha đã lỗi thời của thời Trung cổ. Đằng sau bề mặt câu chữ, người đọc luôn bắt gặp nụ cười của trào phúng của Xéc-van-téc nhưng ẩn bên trong tiếng cười ấy là sự đề cao trong chừng mực tình yêu tự do, sự bình đẳng, cách sống thiết thực, yêu đời.
4.3. Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” – O Hen-ri:
– Phương thức biểu đạt: Tự sự (kết hợp với miêu tả, biểu cảm).
– Chủ đề: Thể hiện tình thương cùng với quan niệm nghệ thuật chân chính của nhà văn O Hen – ri.
– Nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện bất ngờ với hai lần đảo lộn tình thế đồng thời, còn thể hiện tính cách thông qua hành động và lời nói nhân vật.
– Nội dung chính: “Chiếc lá cuối cùng”, một sáng tác của O Hen – ri, là truyện ngắn viết về những con người bình thương nhưng lại tạo những ấn tượng khó phai bởi ánh sáng nhân đạo, tình thương người toát ra từ các nhân vật bình thường ấy. “Bức thông điệp màu xanh” mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm đã thể hiện những tình cảm chân thành, lời nhắn nhủ thiết tha mong mỏi nhân loại hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người, đem nghệ thuật phục vụ con người, hướng đến con người.
4.4. Truyện ngắn “Hai câu phong” – Ai-ma-tốp (trích “Người thầy đầu tiên”)
– Phương thức biểu đạt: Tự sự (kết hợp với miêu tả, biểu cảm).
– Chủ đề: Qua câu chuyện về hai cây phong, tác giả đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết cùng với những kỷ niệm khó quên thuở ấu thơ cùng người thầy đầu tiên đáng kính.
– Nghệ thuật: Đa dạng trong sử dụng đại từ (“tôi”, “chúng tôi”). Kết hợp miêu tả thông qua liên tưởng, tưởng tượng mang giá trị tạo hình cao.
– Nội dung chính: Đoạn trích “Hai cây phong” trong “Người thầy đầu tiên” của Ai-ma-tốp đã khắc họa hình ảnh hai cây phong hết sức sinh động. Hai cây phong hiện lên rõ nét không chỉ thông qua thị giác mà còn được cảm nhận bằng thính giác với những âm thanh khi xôn xao, khi lại rì rào, có lúc lại háo hức, reo vui. Từ hình ảnh ấy, tác giả tinh tế “rẽ lối” sang câu chuyện về người thầy Đuy-sen, người thầy đầu tiên, bằng những bài học ý nghĩa đã khơi sâu tình yêu quê hương, vun xới ước mơ của những cô cậu học trò thơ dại.
Ôn Tập Văn Bản” Trong Lòng Mẹ”
Văn bản: Trong lòng mẹNguyên HồngI. Tác giả: (SGK)* Tại sao các nhà nghiên cứu, phê bình văn học thường gọi Nguyên Hồng là “nhà văn của những người nghèo khổ”?– Các nhà nghiên cứu thường gọi Nguyên Hồng là nhà văn của những người nghèo khổ. Ông thực sự xứng đáng với danh hiệu ấy vì suốt đời ông chỉ viết về những người dưới đáy của xã hội cũ. Song là một cây bút được mệnh danh là “nhà văn của những người cùng khổ” không chỉ vì Nguyên Hồng đã viết nhiều, viết chuyên về những lớp người đó. Điều quan trọng hơn là ông đã dành cho họ những dòng tâm huyết nhất, nóng bỏng nhất, trân trọng nhất. Đọc Nguyên Hồng, thấy dường như ông muốn đặt lên vai những nhân vật của mình những nỗi thống khổ chồng chất để thử thách sức bền của đức tin và lòng nhẫn nại gan góc của họ.II. Văn bản “Trong lòng mẹ”1. Nhan đề văn bản “Trong lòng mẹ” gợi cho em hiểu điều gì?– Tên văn bản trước hết có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, âu yếm.– Song nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tượng trưng: “trong lòng mẹ” cũng là trong tình thương của mẹ.– Từ nhan đề văn bản, người đọc đã phần nào hiểu được tình yêu thương mẹ tha thiết, sự khao khát được sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng.2. Hãy kể tóm tắt chương truyện “Trong lòng mẹ”– Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng túng quá phải bỏ con đi tha hương cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt.– Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào. – Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình.– Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở.– Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.3. Đọc đoạn trích, em hiểu gì về hoàn cảnh đau khổ và trớ trêu của chú bé Hồng?– Chú bé Hồng- nhân vật chính trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” sống trong một cảnh ngộ đau khổ, trớ trêu và thật đáng thương.– Hồng lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu thương đành chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng túng đã phải bỏ con đi kiếm ăn phương xa.– Chú bé Hồng đã mồ côi cha lại vắng mẹ sống thui thủi, cô
Ôn Tập Về Văn Bản Thuyết Minh
Mục đích của bài ôn tập giúp học sinh hệ thống được kiến thức về văn bản thuyết minh.
I. Ôn tập lí thuyết
1. Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng trong đời sống:
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích.
Chúng ta dùng kiểu văn bản này để thuyết minh cho cấu tạo, cách bảo quản, cách sử dụng một chiếc máy nổ, một chiếc máy bơm, hoặc một cái quạt, một chiếc xe máy. Chúng ta cũng có thể dùng kiểu văn bản này để thuyết minh cho một sản phẩm mới, một sáng kiến mới được áp dụng, hoặc để giới thiệu với mọi người về đặc sản quê hương, về danh lam thắng cảnh của đất nước với bạn bè năm châu.
Qua việc đọc hoặc nghe văn bản thuyết minh, ngưòi đọc làm giàu vốn tri thức của mình bằng những hiểu biết về sự vật, hiện tượng một cách chính xác, trung thực.
2. Văn bản thuyết minh có những tính chất khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận:
Văn bản thuyết minh trình bày trung thành với những đặc điểm cơ bản của đối tượng, phản ánh một cách khách quan, bảo đảm tính chính xác, khoa học, đơn nghĩa, nhằm giúp người đọc hiểu được đối tượng một cách đúng đắn, chi tiết, đầy đủ. Nội dung của văn bản thuyết minh không phải là nội dung hư cấu, tưởng tượng mà cần phải phản ánh đúng đắn nhất, chân thực nhất về đối tượng. Văn bản thuyết minh thường được viết theo một khuôn mẫu nhất định.
Văn bản tự sự chủ yếu trình bày sự việc: diễn biên hành động nhân vật trong thời gian, không gian, có hư cấu tưởng tượng. Trong cách viết văn bản tự sự, chấp nhận cách viết đa nghĩa không mang tính khuôn mẫu.
Văn bản miêu tả chủ yếu là trình bày tỉ mỉ, chi tiết sự vật, hiện tượng tồn tại trong thực tiễn, có hư cấu, tưởng tượng, không bắt buộc phải phản ánh một cách tuyệt đối chính xác, khoa học. Trong cách viết, văn bản miêu tả chấp nhận cách viết đa nghĩa, không mang tính khuôn mẫu.
Văn bản nghị luận chủ yếu là lí lẽ, luận điểm, là những suy luận mang dấu ấn của ngưòi viết nhằm giúp người đọc hiểu được vấn đề.
3. Muốn làm tốt văn bản thuyết minh, người viết cần phải có vốn hiểu biết về đối tượng thuyết minh.
Hiểu biết càng sâu sắc, thấu đáo thì nội dung văn bản thuyết minh càng hàm súc, mạch lạc và rõ ràng. Ngưòi viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, quan trọng.
4. Những phương pháp thuyết minh thường được chú ý vận dụng:
Phương pháp định nghĩa, giải thích: là phương pháp được viết theo cấu trúc của một phán đoán: S là P.
Phương pháp liệt kê: là phương pháp kể ra, đưa ra một loạt tính chất, đặc điểm của đối tượng nhằm khẳng định hay nhấn mạnh cho một điều gì đó, một đặc tính nào đó cần thuyêt minh, làm rõ.
Phương pháp nêu ví dụ: là phương pháp dẫn ra, đưa ra những dẫn chứng lấy từ sách báo, từ đời sống thực tiễn để làm sáng tỏ cho điều mình trình bày.
Phương pháp số liệu: là phương pháp đưa vào văn bản những con số mang tính chất định lượng chính xác để giải thích, chứng minh hay giới thiệu về một sự vật, hiện tượng nào đó.
Phương pháp so sánh: là phương pháp đem so sánh, đôi chiếu sự vật, hiện tượng nào đó chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người, với những sự vật, hiện tượng thông thưòng, dễ gặp, dễ thấy để giúp người đọc hiểu biết về sự vật, hiện tượng đó một cách cụ thể, dễ dàng hơn.
1. Bài tập này yêu cầu học sinh nêu cách lập ý và lập dàn bài cho các đề trong SGK. Để làm được bài này, học sinh nên tham khảo các bài hướng dẫn trong SGK. Ví dụ, giới thiệu một đồ dùng học tập, học sinh có thể xem lại đoạn văn mà một bạn học sinh đã làm (SGK, trang 14), hay giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em, có thể dùng lại dàn ý bài “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn “, hoặc có thể dựa theo mẫu có lập lại dàn ý mới.
2. Bài tập này yêu cầu học sinh viết đoạn văn theo các đề bài nêu trong SGK, trang 36.
Chiếc nón có tự bao giờ? Mỗi lần thấy bà, thấy mẹ đội nón, tôi cứ bâng khuâng về câu hỏi đó.
Cái nón quê kiểng bình dị thật ưa nhìn. Xương nón làm bằng tre, nứa, được vót tròn óng chuốt, được kết thành những vòng tròn có đường kính khác nhau theo khuôn nón. Cái chóp nón lúc nào cũng hướng về trời cao. Lá lợp nón là sản phẩm của núi rừng. Việt Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn, Tây Nguyên, Ư Minh… là nguồn vô tận về lá nón. Lá cọ, lá kè cũng để làm nón. Chiếc nón mới làm ra lại được quết một lớp mỏng dầu rái (thảo mộc), óng ánh, vừa bền vừa đẹp.
Dáng hình chiếc nón cũng nhiều vẻ. Nón ba tầm quai thao của các cô gái Kinh Bắc trong lễ hội mùa xuân: hội Lim, hội chùa Dâu, hát quan họ. Lại có một chiếc nón của các bà, các cô đội lúc làm đồng, vừa chắc bền, vừa tiện lợi: che nắng mưa, làm quạt… Các cô thôn nữ làm duyên sau vành nón ấy. Chiếc nón thanh nhẹ còn che chở cho đôi má hồng, má lúm đồng tiền thêm xinh, thêm giòn.
Ai đã sáng tạo ra chiếc nón bài thơ xứ Huế? Lá nón trắng nõn nà, bài thơ mờ tỏ, ẩn hiện. Chiếc quai nón bằng lụa thanh tao. Vành nón nghiêng nghiêng, dịu dàng, e lệ, thầm kín của cô gái miền núi Ngự sông Hương. Chả thế mà du khách, các cậu khoá ngẩn ngơ:
Thấy cô gái Huế bước đi không đành.
Còn có chiếc nón dấu anh lính thời xưa, mà khi xem phim ta mới biết:
Ngang lưng thì thắt bao vàng, Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
Chiếc nón là vật dụng thân thiết của mọi người, nhất là nhà nông, vừa rẻ, vừa tiện lợi, nhẹ nhàng dễ mang theo. Có nhiều làng nghề thủ công làm nón nổi tiếng xưa nay từng được truyền tụng qua ca dao dân ca:
Muôn đội nón tốt thì về làng Chuông. Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang. Phiền rằm chợ chính Yên Quang, Yên Hoa anh đợi hoa nàng mới mua.
Chiếc nón làng Găng, chiếc nón bài thơ xứ Huế đã trở thành món quà lưu niệm của khách phương xa. Nghe nói trong phòng khách của nhà thơ Xi-mô-nốp (Nga) có chiếc điếu cày và chiếc nón bài thơ mà ông đã mang từ Việt Nam về? Và trong chúng ta, ai đã từng được xem điệu múa nón, tưởng như đàn bướm sặc sỡ đang rập rờn bay trong ngàn hoa? Hình ảnh cô nữ sinh Huế ngày xưa tưởng như gặp trong mộng.
Những nàng thiếu nữ sông Hương, Da thơm là phấn, môi hường là son. Tựu trường san sát chân thon, Lao xao nón mới, màu sơn sáng ngời.
(Tựu trường – Nguyễn Bính)
Ngày nay, ở các đô thị, hầu như không thấy học sinh đội nón đến trường, mà chỉ thấy những chiếc mũ vải đủ màu sắc xinh xinh. Nhưng trên đường làng, giữa các phiên chợ miền quê, chiếc nón lá màu trắng thanh nhẹ vẫn thấy nhiều. Các bà, các mẹ, các cô thôn nữ..,.làm sao rời được chiếc nón quê hương?
Trên con đường phát triển, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta ngày một phong phú hơn, sang trọng hơn. Nhưng giậu cúc tần, luỹ tre xanh, đồng lúa chín, con trâu hiền lành, tiếng sáo diều… và chiếc nón ba tầm, chiếc nón bài thơ sẽ con mãi trong tâm hồn nhân dân ta. Những câu hát bài ca về chiêc nón bình dị, quê kiểng ấy vẫn là sợi nhớ, sợi thương giăng mắc trong hồn ngươi, man mác và bâng khuâng có bao giờ vơi…
(Theo Tạ Đức Hiền, Nâng cao Ngữ văn 8,
Cập nhật thông tin chi tiết về Ôn Tập Văn Bản “Sống Chết Mặc Bay” trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!