Bạn đang xem bài viết Ôn Tập Văn Thuyết Minh được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
ÔN TẬP VỀ VĂN THUYẾT MINH:
Trình bày, giới thiệu, giải thích làm rõ(có tự sự, miêu tả trong tm)
1. Văn thuyết minh có tính chính xác:
– Khách quan
– Khoa học
– Thông tin chính xác
2. Văn thuyết minh hấp dẫn
– Chi tiết cụ thể, sinh động, con số chính xác: ăn mấy con gà, mấy con bò,…
– So sánh làm nổi bật: qua kì nghỉ tăng thêm 10 hg,…
– Liên hệ nhiều kiến thức xã hội, tự nhiên khác: lịch sử, đại lí, toán lý hóa,…
Các phương pháp thuyết minh
Để có một văn bản thuyết minh mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu cũng như thuyết phục, bạn cần nắm rõ các phương pháp thuyết minh để ứng dụng một cách tốt nhất.
Phương pháp liệt kê
Phương pháp liệt kê các măt, hoặc các phần, các tính chất hay các phương diện… của đối tượng theo một trình tự nhất định. Điều này giúp cung cấp cho người đọc có được cái nhìn toàn cảnh về đối tượng một cách khách quan nhất.
Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp giúp so sánh đối tượng hay các khía cạnh của đối tượng… đối với những cái gần gũi và cụ thể đề giúp cho người đọc có thể tiếp cận vấn đề một cách dễ hiệu và nhanh chóng.
Phương pháp nêu ví dụ
Đây là phương pháp giúp đưa ra những ví dụ thực tiễn và sinh động, một cách chính xác và cụ thể, đồng thời cũng có tác dụng thuyết phục cao, làm cho người đọc tin cậy.
Phương pháp nêu số liệu
Phương pháp nêu con số (số liệu) có tác dụng giúp làm cụ thể và sáng tỏ vấn đề đồng thời có sức thuyết phục nhất về đặc điểm cũng như vai trò nào đó của đối tượng.
Phương pháp giải thích, nêu định nghĩa
Phương pháp này sử dụng kiểu câu trần thuật với từ “là” nhằm giải thích, định nghĩa hay giới thiệu sự vật, hiện hượng, vấn đề nào đó.
Phương pháp phân tích hay phân loại
Phương pháp này bản chất chính là việc phân loại hay chia ra từng phần theo những đặc điểm của đối tượng thuyết minh. Phương pháp phân loại hay phân tích này có ưu điểm là mang tính khách quan, lại đầy đủ và dễ hiểu với đối tượng người đọc.
Tìm hiểu bố cục bài văn thuyết minh
Bao gồm 3 phần là mở bài, thân bài và kết bài. Cụ thể như sau
Mở bài: Giới thiệu sơ qua về đối tượng được thuyết minh, gợi mở cho quý khách
Thân bài: Trình bày chi tiết về tính chất, đặc biệt, sự kiện và bản chất của sự việc, hiện tượng hướng tới. Giải thích được nguyên nhân, nguồn gốc, cấu tạo, chức năng, kết cấu để cung cấp thông tin chi tiết cho người đọc.
Kết bài: Đánh giá về đối tượng, tổng kết lại nội dung của toàn bài.
Thực hành gợi ý đề bài số 5:
Thuyết minh về Kì Nghỉ Tết Đáng Nhớ Nhất Của Em?
Nội dung gợi ý:
1. Mở bài: Không phải là nghỉ hè như hàng năm, kì nghỉ tết nguyên đán năm 2020 là kỳ nghỉ đáng nhớ nhất của em.
2. Thân bài:
a. Giới thiệu về kì nghỉ tết nguyên đán? là kì nghỉ lễ truyền thống hàng năm, nó thường diễn ra trong 2 tuần lễ(TRƯỚC TẾT 1T TUẦN VÀ SAU TẾT 1 TUẦN):
– Đó là những kì nghỉ để: dọn dẹp nhà cửa; Sắm sửa đồ đạt; Làm mới những cái cũ,…
– Đó là sự sum vầy: họ hàng, cô bác; những chuyến thăm ông, bà nội ngoại, anh chị em,…
– Đó là những chuyến di chơi: du lịch, thăm bạn bè, thầy cô,….
– Đó là việc thưởng thức những món ăn ngon: bổ dưỡng, lạ, khoái khẩu,…
– Đó là những giây phút thư giản;….
b. Giới thiệu về kì nghỉ của em trong năm nay: thật thú vị
– kHÁC VỚI NHỮNG LẦN NGHỈ TRƯỚC, NĂM NAY KÌ NGHỈ TẾT CỦA EM ĐẾN 1 THÁNG
– 60 năm sau có thể kể cho con cháu nghe kỷ lục nầy.
– Niềm đam mê, hứng thú về những buổi chiều và lần lượt qua những 30 buổi chiều như thế.
– Em đã làm gì để trải quan những buổi chiều như thế:
– cũng: dọn dẹp nhà cửa; Sắm sửa đồ đạt; Làm mới những cái cũ,…
+ Đó là sự sum vầy: họ hàng, cô bác; những chuyến thăm ông, bà nội ngoại, anh chị em,…
+- Đó là những chuyến di chơi: du lịch, thăm bạn bè, thầy cô,….
+ Đó là việc thưởng thức những món ăn ngon: bổ dưỡng, lạ, khoái khẩu,…
+ Đó là những giây phút thư giản;….
– Khi chán em mới nhớ tới thầy, cô và bắt máy điện thoại thông minh để tâm sự với thầy cô về những buổi chiều dài lê thê ấy. Bởi hết tiền xài và không biết làm gì?
– Nêu suy nghĩ, nêu giá trị của kì nghỉ và ước gì? những năm tiếp theo,….
3. Kết bài:
Kể từ hôm đó, tôi đã nhớ mãi Kì nghỉ này: đã cho tôi hiểu rõ giá trị thật của nó:
Bởi nó vui gì đâu;…..bởi nó buồn vì đâu,…bởi nó làm tôi:………vớ vẩn gì đâu.
? Các em thực hành và nộp thầy vào ngày thú Hai, 02/3/2020 nghe. Cố gắng tự lực cánh sinh, không nên nhờ người khác chia sẻ, trợ giúp như một số em đợt nầy)
Bài 20. Ôn Tập Về Văn Bản Thuyết Minh
Thời gianHoạt động của GV và HSNội dung bài họcPTNL
3′? Muốn viết được bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh nào đó, chúng ta cần phải làm gì?– Chúng ta phải đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy.? Nêu bố cục của một bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh?MB: Giới thiệu về danh lam thắng cảnhTB: + Vị trí địa lí, lịch sử hình thành+ Đặc điểm, cấu trúc kết cấu+ ….KB: Ý nghĩa,vai trò của danh lam thắng cảnh.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũTái hiện
2′– Các tiết trước các em đã được tìm hiểu về như thế nào là văn bản thuyết minh và các đặc điểm cũng như là cách làm một bài văn thuyết minh. Tiết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn lại và củng cố thêm cho thể loại văn bản này!Hoạt động 2: Giới thiệu bài mớiLắng nghe
15′PPDH: Vấn đápHTTDH: Toàn lớp
?VB thuyết minh có vai trò và tác dụng ntn trong đời sống?– Đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người cung cấp cho con người những tri thức về tự nhiên, xã hội để có thể vận dụng phục vụ lợi ích của mình
?Nhắc lại đặc điểm tính chất của các kiểu VB khác?Kiểu VBĐặc điểm, tính chấtMục đích
TSKể lại sự kiện, câu chuyện đã xỷ raLàm cho người đọc cảm nhận là chủ yếu
MTTả lại đặc điểm của cảnh vật, con người…
BCBộc lộ tình cảm, cảm xúc
NLTrình bày luận điểm bằng lập luậnĐể người đọc, người nghe hiểu
TMGiới thiệu về SV, HT tự nhiên, xã hộiHIểu bản chất của sự việc, sự vật…
?VB thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?– Ba tính chất trên chủ yếu làm cho người đọc, người nghe hiểu về đối tượng được TM, còn sự hấp dãn là điều nên có để Vb dễ đi vào lòng người.Vì vậy VBTM sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh độngNhư vậy VBTM mang ND khoa học để đạt được mục đích hiểu là chủ yếu chứ không phái cảm như TS, MT, BC.VNNL cũng nhằm mục đích hiểu là chủ yếu nhưng hiểu qua lập luận chứ khôngphải qua bản chất của SV, HT như trong VNTM.
Muốn làm tốt VB thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì?– Bước 1: Học tập, quan sát, nghiên cứu, tích luỹ tri thức để nắm vững và sâu sắc đối tượng.– Bước 2: Lập ý và lập dàn ý– Bước 3: Viết bài– Bước 4: Sửa chữa bài viết
?Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng?– Nêu định nghĩa, giải thích– Liên hệ, hệ thống hoá– Nêu VD– Dùng số liệu– So sánh đối chiếu– Phân loại, phân tích
? Em hãy nêu dàn ý chung của một bài văn thuyết minh*Mở bài :Giới thiệu khái quát về đối tượng* Thân bài: Lần lượt giới thiệu từng mặt, từng phần, từng vấn đề đặc điểm của đối tượng. Nếu là thuyết minh một phương pháp thì cần theo 3 bước: chuẩn bị, quá trình tiến hành, kết quả theo
Soạn Bài Ôn Tập Về Văn Bản Thuyết Minh Ngắn Nhất
Tài liệu soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh chi tiết và đầy đủ nhất do Đọc Tài Liệu biên soạn với nội dung ôn tập kiến thức cơ bản về các văn bản thuyết minh đã học và gợi ý trả lời câu hỏi ôn tập SGK.
Gợi ý trả lời các câu hỏi bài tập luyện tập soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh trang 35, 36 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2.
Ôn tập lí thuyết
1 – Trang 35 SGK
Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống?
Trả lời:
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp các tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật và hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
2 – Trang 35 SGK
Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?
Trả lời:
Văn bản thuyết minh khác các loại văn bản khác chủ yếu ở tính chất thuyết minh, giới thiệu. Văn thuyết minh không nặng về kể chuyện như văn tự sự, không miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả, không biểu cảm mạnh mẽ như văn biểu cảm, cũng không lập luận, thuyết lí như văn nghị luận. Thuyết minh trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan, xác thực, rõ ràng.
3 – Trang 35 SGK
Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì?
Trả lời:
Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh, trước hết phải tìm hiểu kĩ về đối tượng cần thuyết minh bằng cách quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua sách báo, vô tuyến truyền hình hay các phương tiện thông tin đại chúng khác. Bài văn thuyết minh cần phải làm nổi bật những đặc điểm, tính chất, chức năng, tác dụng… và quan trọng nhất chính là mối quan hệ giữa đối tượng được thuyết minh với đời sống con người.
4 – Trang 35 SGK
Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng?
Trả lời:
Những phương pháp thuyết minh thường được vận dụng là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích…
Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh phần Luyện tập
1 – Trang 35 SGK
a) Giới thiệu một đồ dùng:
* Mở bài: Giới thiệu đồ dùng một cách chung nhất
– Cấu tạo đồ dùng
– Đặc điểm của đồ dùng
– Lợi ích của đồ dùng đó
* Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đồ dùng
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh:
* Mở bài: giới thiệu chung về thắng cảnh (vị trí địa lý, bao gồm những bộ phận nào…)
* Thân bài: lần lượt mô tả, giới thiệu từng phần trong danh lam thắng cảnh.
* Kết bài: vị trí của thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người.
c) Giới thiệu một thể loại văn học
* Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể loại đó
* Thân bài: Nêu các đặc điểm của thể loại đó (có ví dụ kèm theo minh họa)
* Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thể loại văn học đó.
d) Giới thiệu một phương pháp (làm đồ dùng học tập, thí nghiệm)
– Nguyên vật liệu
– Cách thức tiến hành (giới thiệu theo trình tự) .
– Kết quả thu được và yêu cầu chất lượng đối với đồ dùng học tập hay thí nghiệm đó.
Văn mẫu tham khảo với đề tài này: Thuyết minh cái phích nước
Ví dụ: Giới thiệu thể thơ lục bát
+ Mở bài: Lục bát là thể thơ dân tộc, được hoàn thiện trong văn chương ở thế kỷ XVIII với tác phẩm ” Truyện Kiều ” (Nguyễn Du)
+ Thân bài: Các đặc điểm của thể thơ lục bát.
Số lượng tiếng cố định: dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát).
Hiệp vần: vừa hiệp vần chân vừa hiệp vần lưng. Tiếng cuối câu bát hiệp vần tiếng cuối câu lục tiếp theo.
Phối điệu (luật bằng trắc):
Tiếng chẵn có qui định (tiếng thứ 2, thứ 6 và thứ 8 bằng, tiếng thứ 4 trắc)
Trong câu bát, lấy tiếng thứ 6 làm căn cứ tìm thanh cho tiếng thứ 2 và thứ 8 (nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng thứ 2 và 8 là thanh không hoặc ngược lại)
Nhịp: thường ngắt nhịp chẵn, mỗi nhịp 2 tiếng.
+ Kết bài: Lục bát dân tộc đã được gìn giữ và phát huy ở những nhà thơ lớn về sau. Thể thơ này kết tinh tinh hoa, hồn vía người Việt, văn hóa Việt.
2 – Trang 36 SGK
Tập viết đoạn văn theo các đề bài sau:
a) Giới thiệu một đồ dùng
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em
c) Giới thiệu một thể loại văn học
d) Giới thiệu một loài hoa
e) Giới thiệu một loài động vật
g) Giới thiệu một sản phẩm mang bản sắc Việt Nam.
Gợi ý:
a)
Chiếc ấm pha trà của ông em cao khoảng 20cm, được làm từ sứ màu trắng. Phía trên là nắp ấm hình tròn, có núm cầm nhỏ xíu. Phía dưới là thân ấm hình trụ có đáy, trên nền sứ trắng có điểm xuyết cành tre và vài chú chim chích bông xinh xắn. Một bên thân ấm là vòi ấm dài khoảng 7 cm, uốn cong, hướng lên trên.
b)
Đến thăm Hạ Long, du khách thường được thưởng ngoạn nhiều cảnh đẹp: hang Đầu Gồ, hang Sửng Sốt hay vịnh Quả Đào. Trong số các hang động và hòn núi đẹp của Hạ Long phải nói tới hang Đầu Gỗ. Hang này cách Bãi Cháy 12 km. Trong hang có nhiều nhũ đá, măng đá và trụ đá với hình dáng và màu sắc phong phú, đẹp mắt. Đặc biệt, trong hang còn có những vũng nước ngọt trong lành, mát mẻ.
c)
Lục bát là một thể thơ dân tộc với số lượng tiếng cố định: dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát). Thể thơ này gieo vần lưng và vần chân về luật bằng trắc, chỉ có quy định cho những tiếng chẵn mà thường là tiếng thứ 4 trắc, còn lại bằng, về ngắt nhịp, thể thơ lục bát chủ yếu ngắt nhịp chẵn.
d)
Khi những cành đào ở Nhật Tân (Hà Nội) bắt đầu nở hoa báo hiệu một mùa xuân ấm áp đã đến thì ở Huế, Đà Lạt và Sài Gòn nở rộ những cành mai vàng trang nhã. Hoa mai vàng có đài xanh đậm, năm cánh hoa vàng óng như tơ, hoa có nhiều nhị. Người xưa quan niệm về hoa mai là biểu tượng cho sự thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn.
e)
Chú thỏ con nhà tôi xinh thật là xinh. Chú có cái mũi đo đỏ lúc nào cũng ươn ướt luôn hít hít thở thở. Bộ ria mọc hai bên mép cũng trắng như cước. Đôi mắt đỏ hồng tròn xoe như hai hòn bi trông rất hiền. Hai tai thỏ to như hai cái lá doi lúc nào cùng vểnh lên.
g)
Nghĩ đến người Việt Nam, chúng ta nhớ áo dài, bánh chưng… nhưng không thể không nhắc đến chiếc nón, dù hiện nay lớp thanh niên nam nữ dùng nhiều đến mũ. Nón có hình chóp, được làm từ lá cọ, dừa và các thanh tre được vuốt nhỏ, chuốt trơn, ở nước ta có một số vùng nổi tiếng làm nón mà khi đi du lịch người ta không thể không mua làm quà tặng người thân. Đó là Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông).
Văn mẫu về chiếc áo dài: Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.
Soạn Bài Ôn Tập Về Văn Bản Thuyết Minh Lớp 8 Tập 2
Đề bài: Soạn Bài Ôn Tập Về Văn Bản Thuyết Minh Lớp 8 Tập 2
Bài Làm I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT
Câu 1: Vai trò của văn bản thuyết minh trong đời sống:
– Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức ( kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân….của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên và xã hội.
– Văn thuyết minh là phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người. Vì thế cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
Câu 3: Để làm tốt bài văn thuyết minh:
– Cần có sự am hiểu về đối tượng cần thuyết minh ( tri thức về các sự vậ,t hiện tượng tự nhiên chính xác.
– Tích luỹ hiểu biết bằng cách nghiên cứu, tìm hiểu, quan sát…để nắm bắt đặc điểm đặc trưng của chúng.
– Yêu cầu đối với bài văn thuyết minh
+ Làm nổi bật được những đặc trưng, bản chất của sự vật, hiện tượng
+ Có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ ; bố cục 3 phần
Câu 4: Các phương phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, phân tích, phân loại.
II. LUYỆN TẬP Bài tập 1: a) Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
– Tên đồ dùng, hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo, công dụng của đồ dùng, những điều cần lưu ý khi sử dụng đồ dùng.
– Mở bài: Giới thiệu khái quát tên đồ dùng và công dụng của nó.
Hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc, cấu tạo các bộ phận, cách sử dụng;
Những điều cần lưu ý khi lựa chọn để mua, khi sử dụng, khi sự cố cần sửa chữa,
Cách bảo quản
Phân loại (nếu có)
– Kết bài: Vai trò và ý nghĩa của nó trong đời sống.
b) Giới thiệu danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử ở quê hương.
– Mở bài: Giới thiệu vị trí và ý nghĩa văn hoá, lịch sử, xã hội của danh lam đối với quê hương, đất nước.
+ Giới thiệu vị trí địa lí, quá trình hình thành, phát triển, định hình, tu tạo trong quá trình lịch sử cho đến ngày nay.
+ Cấu trúc, qui mô từng khối, từng mặt, từng phần.
+ Sơ lược thần tích.
+ Hiện vật trưng bày, thờ cúng.
+ Phong tục, lễ hội.
– Kết bài: Thái độ tình cảm đối với danh lam.
c) Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học
– Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể loại đó.
– Thân bài: Nêu các đặc điểm của thể loại đó (có ví dụ kèm theo minh họa)
Về kết cấu, số câu, số chữ.
Quy luật bằng trắc, cách gieo vần, cách ngắt nhịp trong thơ.
Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ; nghệ thuật sử dụng câu từ, hình ảnh trong văn.
– Kết bài: Vai trò của thể loại trong lịch sử và trong đời sống văn học nói chung.
d) Giới thiệu một phương pháp (làm đồ dùng học tập, thí nghiệm)
– Mở bài: Giới thiệu tên đồ dùng.
– Kết bài: Những điều cần lưu ý trong quá trình tiến hành.
Bài tập 2: Tập viết đoạn văn.
Ví dụ: Đoạn văn thuyết minh về Vịnh Hạ Long.
Vịnh Hạ Long (Vịnh nơi con rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh. Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vị Bái Tử Long phí đông bắc và quần đảo Cát Bà phía tây nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 334 km quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Sự kiến tạo địa chất đá vôi của vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lí khác nhau. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu,… đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh
Cập nhật thông tin chi tiết về Ôn Tập Văn Thuyết Minh trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!