Xu Hướng 12/2023 # Phải Công Bố Mỹ Phẩm Tại Cục Quản Lý Dược Trong Trường Hợp Nào? # Top 21 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phải Công Bố Mỹ Phẩm Tại Cục Quản Lý Dược Trong Trường Hợp Nào? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những trường hợp công bố mỹ phẩm tại Cục Quản lý Dược

Mỹ phẩm hiện nay bao gồm mỹ phẩm sản xuất trong nước và mỹ phẩm nhập khẩu. Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 06/2011/TT – BYT của Bộ Y tế về Quản lý mỹ phẩm thì: ” Đối với mỹ phẩm nhập khẩu: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý dược – Bộ Y tế ”

Như vậy, nếu doanh nghiệp của bạn kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu thì mới làm thủ tục công bố mỹ phẩm tại Cục Quản lý Dược. Còn nếu kinh doanh mỹ phẩm sản xuất trong nước thì Cục quản lý Dược không có thẩm quyền giải quyết mà cá nhân, tổ chức sẽ phải làm việc với Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất.

Công bố mỹ phẩm tại Cục Quản lý Dược theo thủ tục như thế nào? Công bố mỹ phẩm tại Cục Quản lý Dược theo hình thức online

Nếu như thông thường, công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước doanh nghiệp sẽ phải nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp đến Bộ phận một cửa của Sở Y tế. Tuy nhiên, khi công bố mỹ phẩm tại Cục Quản lý Dược doanh nghiệp không cần trực tiếp lên cục mà chỉ cần tiến hành nộp hồ sơ bản mềm qua cổng thông tin tiếp nhận hồ sơ đăng ký online ở website: https://vnsw.gov.vn/ (Cổng thông tin một cửa quốc gia).

Để có thể nộp hồ sơ online doanh nghiệp truy cập https://vnsw.gov.vn/ đăng ký tài khoản doanh nghiệp, đăng ký mẫu dấu chữ kí của doanh nghiệp và đăng ký chữ kí số doanh nghiệp với hải quan để đảm bảo đủ điều kiện nộp hồ sơ trực tuyến.

Thời gian công bố mỹ phẩm tại Cục Quản lý Dược

Thông thường hồ sơ sau khi được Cục Quản lý Dược tiếp nhận và xác nhận đóng phí thì thời gian giải quyết sẽ khoảng 15 – 20 ngày.

Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Trường hợp hồ sơ công bố không đáp ứng yêu cầu thì Cục Quản lý Dược sẽ ra công văn yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung những nội dung còn sai sót. Doanh nghiệp có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày ra công văn bổ sung. Nếu quá thời hạn trên không sửa đổi theo yêu cầu thì sẽ phải quay lại nộp hồ sơ mới và nộp lại lệ phí.

Chi phí khi công bố mỹ phẩm tại Cục quản lý dược

Bên cạnh hồ sơ, thủ tục các cá nhân, tổ chức cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho chi phí. Đối với trường hợp công bố mỹ phẩm nhập khẩu tại Cục Quản lý Dược thì phí nhà nước sẽ là 500.000VND/phiếu công bố. Nếu thuê một đơn vị ngoài thực hiện thủ tục thay, doanh nghiệp sẽ đóng chi phí dịch vụ. Cụ thể về quy định, cách tính phí, cá nhân, tổ chức có thể tham khảo tại bài viết chi phí công bố mỹ phẩm của Luật Hoàng Phi.

Luật Hoàng Phi đại diện cho doanh nghiệp công bố mỹ phẩm tại Cục Quản lý Dược

Không chỉ có các bài viết tư vấn, cung cấp thông tin về công bố mỹ phẩm tại Cục Quản lý Dược, Luật Hoàng Phi còn trực tiếp thực hiện các thủ tục, nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm thay doanh nghiệp nếu doanh nghiệp ký kết hợp đồng dịch vụ với chúng tôi.

Doanh nghiệp có nhu cầu công bố mỹ phẩm tại Cục quản lý Dược, Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn cho quý khách chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ; đăng ký tài khoản online trên trang https://vnsw.gov.vn/; thay mặt khách hàng kê khai, nộp hồ sơ online; đóng phí nhà nước cho khách hàng và xử lý các vấn đề khác cho đến khi nhận được số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và bàn giao cho khách hàng.

Với nhiều năm kinh nghiệm làm thủ tục công bố mỹ phẩm tại Cục Quản lý Dược, đồng thời có đội ngũ chuyên viên pháp lý nhiệt tình, tâm huyết, dịch vụ chu đáo, trọn gói, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi để Luật Hoàng Phi chúng tôi đại diện cho doanh nghiệp thực hiện mọi thủ tục. Thông tin yêu cầu dịch vụ cụ thể như sau:

– Tổng đài tư vấn: 1900 6557

– Hotline dịch vụ: 0981.378.999 – 0961.981.886

– Tel: 024.6285.2839 – 028.73090.686

– Email: [email protected]

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Điều Kiện Kinh Doanh Mỹ Phẩm Và Công Bố Mỹ Phẩm Thế Nào?

Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm là gì? Công bố mỹ phẩm thế nào? Đăng ký Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm mất bao lâu? Kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu cần điều kiện gì? Cần chú ý gì về công bố lưu hành mỹ phẩm,… Nếu bạn đang có chung những thắc mắc này khi chuẩn bị kinh doanh mỹ phẩm, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp để hoạt động kinh doanh của bạn thuận lợi hơn.

1. Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm là gì?

Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm trước tiên là bạn phải có Giấy phép kinh doanh mỹ phẩm hợp pháp. Bạn hãy tìm hiểu kỹ thủ tục cấp Giấy phép với Hộ kinh doanh hoặc thủ tục cấp phép khi muốn đăng ký thành lập Công ty kinh doanh mỹ phẩm để thực hiện cho đúng.

1.1 Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

Để được cấp Giấy phép kinh doanh mỹ phẩm, bạn cần nộp đơn đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện để mở cửa hàng mỹ phẩm.

Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh sẽ gồm các thông tin như:

Giấy đăng ký hộ kinh doanh mỹ phẩm

Tên hộ kinh doanh: Lưu ý đặt tên không được trùng với các đơn vị đăng ký trước đó hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Địa chỉ, địa điểm kinh doanh: Theo quy định, không được đặt tại khu chung cư hay nhà ở tập thể, đất dự án chưa chuyển đổi mục đích, nhà xây trên đất nông nghiệp,…

Ngành, nghề kinh doanh: Ghi rõ lĩnh vực Hóa mỹ phẩm

Số vốn kinh doanh: Đây là số vốn bạn đã chuẩn bị để mở cửa hàng mỹ phẩm

Thông tin cá nhân như: Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ cư trú và chữ ký của cá nhân kinh doanh, bạn cũng phải điền đầy đủ.

Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân kinh doanh;

Giấy tờ chứng minh trụ sở, hợp đồng thuê nhà để kinh doanh

Sau khi điền đầy đủ thông tin vào Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, bạn chờ kết quả. Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn sẽ thực hiện các hoạt động kê khai thuế và bắt đầu hoạt động kinh doanh mỹ phẩm của cửa hàng.

Hãy hoàn thành thủ tục điều kiện kinh doanh mỹ phẩm trước khi xây dựng gian hàng

Khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể với hình thức mở mở cửa hàng mỹ phẩm cần đảm bảo các yếu tố sau:

Tên hộ gia đình dự định đăng ký theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Giấy phép kinh doanh có mã ngành 4772 với nội dung: Bán lẻ mỹ phẩm, mã ngành 4649 là bán buôn mỹ phẩm.

Địa chỉ cửa hàng chỉ được đặt duy nhất tại 1 địa điểm

Nhân viên: Cửa hàng mỹ phẩm chỉ được sử dụng dưới 10 lao động.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm tại bài viết 10 bước mở một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm bán lẻ thành công.

1.2 Đăng ký thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm

Hồ sơ đăng ký

Bạn cần chuẩn bị hồ sơ để nộp tại Sở kế hoạch đầu tư thuộc Tỉnh/Thành phố nơi bạn muốn kinh doanh mỹ phẩm.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Điều lệ công ty;

Mẫu giấy đăng ký kinh doanh mỹ phẩm của doanh nghiệp

Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;

Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức;

Khi đăng ký thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm, tên doanh nghiệp của bạn không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt, tên doanh nghiệp không được trùng với tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị; không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Hồ sơ của bạn sau khi có đủ chữ ký sẽ được Sở kế hoạch đầu tư xét duyệt trong thời gian từ 03-05 ngày.

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Doanh nghiệp của bạn cần nộp phí và gửi Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp của bạn không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 50/2023/NĐ-CP.

Đăng ký con dấu

Doanh nghiệp của bạn cần phải chuẩn bị một số lượng con dấu, nội dung của con dấu và thông báo mẫu con dấu tới Sở kế hoạch và đầu tư.

2. Công bố mỹ phẩm là gì? Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu thế nào?

Hiện nay rất nhiều người muốn mở cửa hàng mỹ phẩm có dự định kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu. Bởi mỹ phẩm nhập khẩu thường là hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng, được chứng nhận chất lượng ở quốc gia sản xuất. Mỹ phẩm nhập khẩu thường là những nhãn hiệu nổi tiếng. Do vậy, việc kinh doanh buôn bán cũng thu hút nhiều người tiêu dùng và trở nên hiệu quả hơn.

Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu phải có được một loại giấy tờ rất quan trọng. Đó là Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận. Đây là điều kiện kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu bắt buộc mà doanh nghiệp của bạn phải có. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết về thủ tục công bố mỹ phẩm hay làm thế nào để được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm.

Để mỹ phẩm được lưu hành trên thị trường, công bố mỹ phẩm là thủ tục bắt buộc không doanh nghiệp nào được bỏ qua. Những sản phẩm được cấp số công bố sẽ là chứng nhận đảm bảo chất lượng để khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Công bố mỹ phẩm là điều kiện bắt buộc dành cho cả doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm và doanh nghiệp nhập khẩu mỹ phẩm nước ngoài. Đơn vị cấp số công bố là Cục quản lý Dược – Bộ Y tế.

2.1 Điều kiện Công bố mỹ phẩm thế nào?

Doanh nghiệp công bố mỹ phẩm phải đáp ứng điều kiện về ngành nghề kinh doanh: Đơn vị công bố phải có ngành nghề kinh doanh mua bán, xuất nhập khẩu mỹ phẩm.

Giấy phép sản xuất mỹ phẩm của doanh nghiệp

Doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm trong nước phải có giấy phép sản xuất mỹ phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) tại quốc gia sản xuất và giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho đơn vị phân phối tại Việt Nam thay mặt họ công bố.

Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm là gì?

2.2 Hồ sơ công bố mỹ phẩm

Để được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm, bạn cần chuẩn bị Hồ sơ công bố mỹ phẩm. Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 06/TT-BYT,  Hồ sơ công bố mỹ phẩm gồm có:

Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố)

Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm (Bản chính hoặc bản sao). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu.

Lưu ý: Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm do nước sở tại cấp phải còn hạn (bản chính hoặc bản sao).

Giấy chứng nhận lưu hành tự do cũng phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Để được công bố lưu hành mỹ phẩm nhập khẩu, phải có Đơn đăng ký lưu hành mỹ phẩm, Giấy đăng ký kinh doanh, Thư ủy quyền của nhà sản xuất cho nhà nhập khẩu tiến hành đăng ký sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam.

Hồ sơ công bố mỹ phẩm sẽ được giải quyết trong 03 ngày làm việc. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được thông báo trong 05 ngày để sửa đổi, bổ sung. Sau khi xét duyệt hồ sơ đủ điều kiện, cơ quan thẩm quyền sẽ ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố.

Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm

Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm sẽ dùng để xuất trình với cơ quan Hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu. 

Thời hạn có hiệu lực của Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn, sẽ phải đăng ký lại số tiếp nhận Phiếu công bố trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Ngoài ra, để những mặt hàng mỹ phẩm nhập khẩu bạn kinh doanh đủ điều kiện được lưu hành tại Việt Nam thì doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện về nhãn hiệu mỹ phẩm như không trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam; thực hiện dán nhãn theo đúng hồ sơ gửi cho Bộ y tế và sản phẩm không được thay vỏ hộp hay sang chiết.

2.3 Trường hợp không bắt buộc Công bố mỹ phẩm

Trong một số trường hợp, nhập khẩu mỹ phẩm không bắt buộc phải thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm. Đó là:

Hoạt động nhập khẩu mỹ phẩm để nghiên cứu, kiểm nghiệm: Phải gửi đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm tới Cục Quản lý dược – Bộ Y tế. Số lượng tối đa cho mỗi sản phẩm là 10 mẫu.

Mỹ phẩm là quà biếu, quà tặng làm thủ tục nhập khẩu tại Hải quan. Tổng trị giá của số mỹ phẩm được nhận mỗi lần không vượt quá định mức hàng hóa được miễn thuế theo quy định hiện hành.

Nhập khẩu mỹ phẩm để trưng bày tại hội chợ, triển lãm và các trường hợp tạm nhập tái xuất khác phải làm thủ tục xin cấp giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương theo quy định.

Pháp Luật Quy Định Công Bố Mỹ Phẩm Trong Những Văn Bản Nào?

Những văn bản pháp luật quy định công bố mỹ phẩm

Có rất nhiều văn bản pháp luật quy định công bố mỹ phẩm, song trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến các văn bản quan trọng góp phần chủ trốt giúp khách hàng có thể thực hiện đăng ký thành công. Đó là:

– Thông tư 06/2011/TT-BYT là thông tư bắt buộc mà chủ thể đăng ký nào khi muốn thực hiện cũng phải tìm hiểu và nghiên cứu nội dung quy định của thông tư này. Trong Thông tư này quy định việc quản lý các sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước, mỹ phẩm nhập khẩu để lưu thông trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ như với thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm thì có nêu chi tiết các quy định yêu cầu về hồ sơ thủ tục, cơ quan tiếp nhận, thời gian giải quyết…

– Thông tư số 277/2023/TT-BTC quy định chi tiết về lệ phí mà chủ thể đăng ký phải nộp khi thực hiện đăng ký công bố sản phẩm mỹ phẩm với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về mỹ phẩm.

Công bố mỹ phẩm cần có những tài liệu gì?

Pháp luật quy định công bố mỹ phẩm tại Thông tư 06/2011/TT-BYT có nêu rõ về hồ sơ yêu cầu cần đáp ứng đủ các giấy tờ:

– 02 phiếu công bố mỹ phẩm theo mẫu quy định của pháp luật hiện hành có đủ thông tin, đóng dấu giáp lai và chữ ký của người đại diện theo pháp luật và kèm theo dữ liệu công bố.

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực về tài liệu ủy quyền cho đơn vị đại diện thay thực hiện công bố mỹ phẩm (nếu có).

– Bản chính hoặc bản sao công chứng chứng thực tài liệu ủy quyền của chủ sở hữu, nhà sản xuất ủy quyền cho doanh nghiệp thực hiện phân phối (nếu có).

– Bản sao chứng thực giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm khi công bố cho sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước.

– Tài liệu ủy quyền của nhà sản xuất nước ngoài cho tổ chức, doanh nghiệp phân phối tại Việt Nam thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm và CFS được hợp pháp hóa lãnh sự khi công bố cho sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu.

Luật Hoàng Phi giúp công bố mỹ phẩm nhanh chóng

Luật Hoàng Phi tự tin là đơn vị cung ứng dịch vụ pháp luật hàng đầu tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong những năm qua chúng tôi luôn cố gắng, phấn đấu để mang lại dịch vụ hoàn hảo nhất cho quý khách hàng, đặc biệt là lĩnh vực công bố mỹ phẩm với tỉ lệ thành công là tuyệt đối.

Đến với chúng tôi thì mọi quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi cam kết với khách hàng sẽ làm hài lòng mọi đối tượng kể từ những vị khách hàng khó tính nhất.

– Tổng đài tư vấn quy trình: 1900.6557

– Hotline báo giá dịch vụ: 0981.378.999 – 0961.981.886

– Tel: 024.6285.2839 – 028.7309.0686

Tham khảo các dịch vụ khác:

– đăng ký khuyến mại

– đăng ký mã vạch

– giấy phép mạng xã hội

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Vụ Vn Pharma: Cục Quản Lý Dược Có Vô Can?

“Nếu các cán bộ Cục Quản lý Dược làm việc hết trách nhiệm thì chắc chắn VN Pharma không được cấp phép nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita”, luật sư Phùng Thanh Sơn nhận định.

N

êu quan điểm về một số vấn đề chưa được làm rõ trong vụ VN Pharma như kiến nghị của VKSND Cấp cao trước đó, các chuyên gia pháp lý cho rằng cần phải xem xét trách nhiệm của Cục Quản lý Dược cũng như tội danh của các bị cáo và số tiền “hoa hồng” 7,5 tỷ đồng.

Ít nhất là tội thiếu trách nhiệm

Trao đổi với Zing.vn về trách nhiệm của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế trong vụ án “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức và buôn lậu xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma”, luật sư (LS) Phùng Thanh Sơn (Đoàn Luật sư chúng tôi nhận định: “Ít nhất các cán bộ tại Cục Quản Lý Dược phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 285 BLHS”.

Luật sư chỉ ra việc bản cáo trạng nêu rõ “các cán bộ thuộc Cục Quản lý Dược Bộ Y tế không phát hiện công ty Austin hết hạn giấy phép hoạt động về thuốc tại Việt Nam, nội dung hồ sơ kỹ thuật có những điểm không thống nhất giữa giấy chứng nhận bán hàng tự do (FSC) và tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm”.

Luật sư Sơn đặc biệt nhấn mạnh rằng nếu các cán bộ này làm việc hết trách nhiệm thì chắc chắn những sai sót trên phải được phát hiện và VN Pharma không được cấp phép nhập khẩu lô thuốc này.

Ít nhất, cán bộ Cục Quản lý Dược phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Luật sư Phùng Thanh Sơn

“Trong quá trình điều tra nếu chứng minh được các cán bộ Cục Quản lý Dược biết rõ đây là thuốc giả, không đúng với hồ sơ đăng ký nhưng vẫn cố tình cấp phép nhập khẩu lô thuốc nói trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội buôn bán hàng giả với vai trò là đồng phạm giúp sức”, luật sư Sơn phân tích.

“Trong trường hợp những cán bộ này nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác để ‘bật đèn xanh’ cho các sai phạm hoặc bỏ qua các yêu cầu luật định cho VN Pharma để cấp phép nhập khẩu lô thuốc thì cần phải truy cứu những cán bộ này về tội Nhận hối lộ”, luật sư phân tích thêm.

Tội danh Buôn lậu không đúng bản chất

Luật sư Trần Bá Học (Đoàn Luật sư chúng tôi cho rằng việc xét xử các bị cáo với tội danh Buôn lậu là chưa thật sự chuẩn xác về mặt định tội danh.

Bởi lẽ, buôn lậu thì hàng hóa (đối tượng mua bán) vẫn là thật nhưng không khai báo hoặc khai báo không đúng khi xuất, nhập khẩu qua biên giới. Còn hàng giả phải hiểu ngay từ ban đầu khi xuất, nhập khẩu người phạm tội đã biết đó là hàng giả. Có nghĩa là hàng đó giả về chất lượng hoặc công dụng; hoặc giả về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ.

Mặc dù kết luận giám định của Hội đồng giám định Bộ Y tế không kết luận trực tiếp lô thuốc H-Capita 500 mg Caplet là thuốc giả, mà chỉ thừa nhận gián tiếp rằng “lô thuốc H-Capita 500mg Caplet là thuốc kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người”, qua đó cũng cho thấy lô thuốc này có vấn đề về dược chất, số lượng cũng như hàm lượng dược chất.

Tại phiên tòa bị cáo Nguyễn Minh Hùng (nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần VN Pharma) khai: “Công ty chỉnh sửa hồ sơ kỹ thuật của mọi loại thuốc. Việc chỉnh sửa nhằm đạt yêu cầu mà công ty mong muốn, làm tiêu chuẩn cho các lần nhập khẩu thuốc khác”. Điều này cũng cho thấy các loại dược chất, hàm lượng dược chất của lô thuốc H-Capita 500 mg Caplet so với hồ sơ kỹ thuật đăng ký là có sự khác biệt. Và việc này bị cáo Hùng biết rất rõ.

“Như vậy, căn cứ Luật Dược 2005 và Nghị định 185/2013/NĐ-CP chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định lô thuốc H-Capita 500 mg Caplet là thuốc giả. Thuốc giả ở đây có thể là giả so với thành phần, số lượng, hàm lượng dược chất, xuất xứ ghi trên bao bì hoặc so với hồ sơ kỹ thuật đã đăng ký”, luật sư Sơn nhận định.

Ông Sơn còn phân tích thêm, nếu xét về ý thức chủ quan, bị cáo Hùng biết rõ việc này nên việc truy cứu bị cáo Hùng về tội danh Buôn lậu trong trường này là không đúng bản chất vụ án, mà phải truy cứu bị cáo Hùng về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh theo Điều 157 BLHS”.

Khách thể mà pháp luật cần bảo vệ trong trường hợp này là tính mạng, sức khỏe con người chứ không phải là trật tự quản lý kinh tế. Và sự thật là như vậy, nếu lô thuốc H-Capita 500mg này đảm bảo chất lượng thì liệu có vụ án này hay không? Câu trả lời sẽ là không vì họ đã có đầy đủ các giấy phép để đưa lô thuốc này vào Việt Nam đúng trình tự thủ tục luật định.

Phải làm rõ 7,5 tỷ đồng tiền “hoa hồng”

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, luật sư Sơn cho rằng vì số tiền 7,5 tỷ đồng lớn hơn cả giá trị lô thuốc ( 5 tỷ đồng) nên không thể là tiền “hoa hồng” theo đúng nghĩa trong kinh doanh.

“Theo tôi cần phải làm rõ số tiền này để xem thực chất nó là tiền hoa hồng trong kinh doanh hay là tiền bôi trơn, đưa hối lộ”, ông Sơn cho biết.

Đồng quan điểm trên, LS Trần Bá Học nhận định dù dưới bất kỳ góc độ nào thì các bác sĩ hay những người có chức vụ tại các bệnh viện nhận tiền chi “hoa hồng” đều vi phạm. Có thể là vi phạm về y đức hoặc thậm chí nặng hơn có thể vi phạm hình sự (tùy theo hành vi) với một số tội danh tương ứng như Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Lạm quyền trong khi thi hành công vụ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi…

Nếu bản chất số tiền chi “hoa hồng” đó là tiền để bôi trơn, đưa hối lộ thì nó sẽ được xem là tang vật của vụ án và cần phải tuyên tịch thu xung công. Nếu số tiền đó đơn thuần là tiền hoa hồng đúng nghĩa (kể cả vượt tỷ lệ hoa hồng luật định) thì không được xem là tang vật và không bị tịch thu xung công.

“Có chăng, trong trường hợp này, tỷ lệ “hoa hồng” vượt mức cho phép sẽ không được cơ quan thuế xem là chi phí hợp lý và VN Pharma phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần chi vượt này”, luật sư Sơn phân tích.

Tuy nhiên, tại ngày xử đầu tiên của phiên phúc thẩm vào hôm qua 19/10, các bị cáo phản cung ở phiên tòa sơ thẩm, trong đó, bị cáo Nguyễn Minh Hùng phủ nhận, cho rằng VN Pharma hoàn toàn không có việc “chi hoa hồng cho các bác sĩ, bệnh viện”.

Trong khi đó, bị cáo Ngô Anh Quốc (nguyên Phó tổng giám đốc VN Pharma) đã giao nộp cho cơ quan điều tra một số giấy biên nhận chi tiền cho nhân viên phòng bán hàng để chi phí cho bác sĩ các bệnh viện mà VN Pharma cung cấp thuốc. Với những mâu thuẫn trong lời khai, chứng cứ về số tiền 7,5 tỷ đồng, HĐXX cần làm rõ trong phiên xử phúc thẩm lần này.

Vụ VN Pharma: Đại diện Bộ Y tế không trả lời được câu hỏi của tòa HĐXX khẳng định việc triệu tập đại diện Bộ Y tế vì muốn làm rõ quy trình cấp phép, xem Cục Quản lý Dược thực hiện đúng hay chưa. Nhưng đại diện Bộ Y tế không trả lời được câu hỏi.

Quy Định Về Quản Lý Mỹ Phẩm

CHƯƠNG I: Quy định chung Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Điều 2. Giải thích thuật ngữ

CHƯƠNG II: Công bố sản phẩm mỹ phẩm

Điều 3. Quy định về việc công bố sản phẩm mỹ phẩm

1. Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường. 2. Lệ phí công bố sản phẩm mỹ phẩm được thực hiện theo quy định hiện hành. 3. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường phải có chức năng kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam. 4. Việc công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm (mục đích sử dụng của sản phẩm) phải đáp ứng hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm (Phụ lục số 03-MP).

Điều 4. Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm Điều 5. Cách lập Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và dữ liệu công bố

1. Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm: a) Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được lập theo mẫu Phụ lục số 01-MP. Phiếu công bố phải được người đại diện theo pháp luật ký, có đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Cách ghi các nội dung trong Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo hướng dẫn tại Phụ lục số 02-MP. b) Mỗi sản phẩm mỹ phẩm được công bố trong một Phiếu công bố. Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất hoàn chỉnh tại mỗi công ty sản xuất khác nhau thì công bố riêng. Trường hợp có trên một công ty tham gia các công đoạn sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh thì lập chung trong một Phiếu công bố và phải nêu rõ tên và địa chỉ đầy đủ của từng công ty. Các sản phẩm cùng một chủ sở hữu sản phẩm thuộc một trong các trường hợp sau đây được phép công bố trong một Phiếu công bố: – Các sản phẩm được đóng dưới tên chung và được bán dưới dạng một bộ sản phẩm. – Các sản phẩm cùng tên, cùng dòng sản phẩm có công thức tương tự nhau nhưng có màu sắc hoặc mùi khác nhau. Đối với sản phẩm nhuộm tóc, nước hoa công bố riêng cho từng màu, mùi. – Các dạng khác sẽ được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế quyết định dựa vào quyết định của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN. c) Cách ghi thành phần công thức có trong sản phẩm mỹ phẩm: – Thành phần có trong công thức sản phẩm phải được ghi đầy đủ theo thứ tự hàm lượng giảm dần. Các thành phần nước hoa, chất tạo hương và các nguyên liệu của chúng có thể viết dưới dạng “hương liệu” (perfume, fragrance, flavour, aroma). Những thành phần với hàm lượng nhỏ hơn 1% có thể liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào sau các thành phần có hàm lượng lớn hơn 1%. Các chất màu có thể được ghi theo bất cứ thứ tự nào sau các thành phần khác theo chỉ dẫn màu (CI) hoặc theo tên như trong Phụ lục IV (Annex IV) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Những sản phẩm mỹ phẩm dùng để trang điểm, dưới dạng các màu khác nhau có thể liệt kê tất cả các chất màu trong mục “có thể chứa” hoặc “+/-“. – Nêu đầy đủ tỷ lệ phần trăm của các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Giữa hàng đơn vị và hàng thập phân được đánh dấu bằng dấu phẩy (“,”). – Tên thành phần phải được ghi bằng danh pháp quốc tế (International Nomenclature of Cosmetic Ingredients – INCI) quy định trong các ấn phẩm mới nhất: Từ điển thành phần mỹ phẩm quốc tế (International Cosmetic Ingredient Dictionary), Dược điển Anh (British Pharmacopoeia), Dược điển Mỹ (United States Pharmacopoeia), Dữ liệu tóm tắt về hoá học (Chemical Abstract Services), Tiêu chuẩn Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Standard Cosmetic Ingredient), ấn phẩm của Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Cosmetic Ingredients Codex). Tên thực vật và dịch chiết từ thực vật phải được viết bằng tên khoa học bao gồm chi, loài thực vật (tên chi thực vật có thể rút ngắn). Các thành phần có nguồn gốc từ động vật cần nêu chính xác tên khoa học của loài động vật đó. Những chất sau đây không được coi là thành phần của mỹ phẩm: – Tạp chất trong nguyên liệu được sử dụng. – Các nguyên liệu phụ được sử dụng vì mục đích kỹ thuật nhưng không có mặt trong sản phẩm thành phẩm. – Nguyên liệu được sử dụng với số lượng cần thiết như dung môi hoặc chất mang của các thành phần tạo mùi. d) Ngôn ngữ trình bày trong Phiếu công bố là tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Các nội dung ghi tại mục 3 (Mục đích sử dụng), mục 7 (Thông tin về tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường), mục 8 (Thông tin về người đại diện theo pháp luật của Công ty), mục 9 (Thông tin về Công ty nhập khẩu) trong Phiếu công bố phải ghi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng Anh. 2. Dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố): Các tổ chức, cá nhân có thể nộp dữ liệu công bố quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này theo một trong hai cách thức sau: a) Khai báo trực tiếp: Tổ chức, cá nhân đứng tên công bố sản phẩm mỹ phẩm gửi văn bản về Cục Quản lý dược – Bộ Y tế để được cấp tài khoản truy cập vào cơ sở dữ liệu về quản lý mỹ phẩm, khai báo trực tiếp trên cơ sở dữ liệu. Phiếu công bố nộp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải được in ra từ cơ sở dữ liệu đó. b) Truy cập vào trang thông tin điện tử của Cục Quản lý dược, tải cơ sở dữ liệu của Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (Phụ lục số 01-MP), điền đầy đủ thông tin theo quy định vào cơ sở dữ liệu, sao lưu vào phương tiện lưu giữ điện tử (USB, CD-ROM, …). Phiếu công bố nộp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải được in ra từ cơ sở dữ liệu đó. Tổ chức, cá nhân đứng tên công bố sản phẩm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính phù hợp các nội dung của Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (bản có ký tên, đóng dấu) với dữ liệu công bố (bản mềm) đã khai báo hoặc nộp cho cơ quan quản lý.

Điều 6. Quy định về Giấy ủy quyền

1. Ngôn ngữ trình bày là tiếng Việt, tiếng Anh hoặc song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. 2. Giấy uỷ quyền phải có đầy đủ các nội dung sau: a) Tên, địa chỉ của nhà sản xuất; trường hợp bên uỷ quyền là chủ sở hữu sản phẩm thì cần nêu rõ tên, địa chỉ của chủ sở hữu sản phẩm và tên, địa chỉ của nhà sản xuất; b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được ủy quyền; c) Phạm vi ủy quyền (đứng tên công bố và phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam); d) Nhãn hàng hoặc tên sản phẩm được ủy quyền; đ) Thời hạn ủy quyền; e) Cam kết của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm cung cấp đầy đủ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường tại Việt Nam; g) Tên, chức danh, chữ ký của người đại diện cho bên uỷ quyền.

Điều 7. Thủ tục tiếp nhận và giải quyết hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm Điều 8. Quy định về cách ghi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm Điều 9. Thay đổi các nội dung đã công bố

1. Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm được làm thành 01 bộ, nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sau: a) Đối với mỹ phẩm nhập khẩu: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý dược – Bộ Y tế. b) Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất. Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất, đóng gói từ bán thành phẩm nhập khẩu được coi như sản phẩm sản xuất trong nước. c) Đối với mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu thương mại công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài; mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị.

Việc đưa mỹ phẩm từ Khu thương mại công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh vào các khu chức năng khác trong Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh hoặc đưa vào thị trường nội địa để kinh doanh; đưa mỹ phẩm từ Khu Kinh tế – Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị vào thị trường nội địa để kinh doanh phải thực hiện công bố tại Cục Quản lý dược – Bộ Y tế theo quy định của Thông tư này (tổ chức, cá nhân đứng tên công bố sản phẩm mỹ phẩm phải có chức năng kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam và nằm ngoài 2 khu này). 2. Giải quyết hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm: a) Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp lệ và lệ phí công bố theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. b) Trường hợp hồ sơ công bố chưa đáp ứng theo quy định của Thông tư này thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố biết các nội dung chưa đáp ứng để sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nêu cụ thể các nội dung chưa đáp ứng). Hồ sơ bổ sung của đơn vị gồm: – Văn bản giải trình về việc sửa đổi, bổ sung của tổ chức, cá nhân đứng tên công bố; – Phiếu công bố mỹ phẩm kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố) hoặc tài liệu khác được sửa đổi, bổ sung; Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung đáp ứng theo quy định của Thông tư này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng theo quy định của Thông tư này thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản không cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm cho sản phẩm này. c) Trong thời gian 03 tháng kể từ ngày ban hành văn bản thông báo theo quy định tại điểm b khoản này, nếu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không nhận được hồ sơ bổ sung của tổ chức, cá nhân đứng tên công bố thì hồ sơ công bố không còn giá trị. Trong trường hợp này, nếu tổ chức, cá nhân muốn tiếp tục công bố thì phải nộp hồ sơ mới và nộp lệ phí mới theo quy định.

Điều 10. Hiệu lực của số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm

Số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được quy định như sau: số thứ tự được cấp + gạch chéo + năm cấp (hai chữ số cuối) + gạch chéo + CBMP + gạch ngang + ký hiệu viết tắt tên tỉnh, thành phố, Ban Quản lý Khu kinh tế hoặc Cục Quản lý dược (QLD) theo Phụ lục số 04-MP. Ví dụ: 135/11/CBMP-HN có nghĩa là số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm là 135 do Sở Y tế Hà Nội cấp năm 2011.

Điều 11. Quy định chung về Hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm

Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn 05 năm, tổ chức, cá nhân muốn tiếp tục đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông trên thị trường thì phải công bố lại trước khi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết hạn và phải nộp lệ phí theo quy định.

Điều 12. Nội dung của Hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm

CHƯƠNG III: Hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm

Điều 13. Yêu cầu về an toàn sản phẩm mỹ phẩm

Mỗi sản phẩm mỹ phẩm khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải có Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF – Product Information File) theo hướng dẫn của ASEAN lưu giữ tại địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Điều 14. Các thành phần chất cấm, các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lƣợng và điều kiện sử dụng trong công thức sản phẩm Điều 15. Những sản phẩm mỹ phẩm chứa các thành phần sau đây thì vẫn đƣợc phép lƣu thông trên thị trƣờng mỹ phẩm Điều 16. Vị trí nhãn mỹ phẩm Điều 17. Kích thƣớc, hình thức và nội dung của nhãn Điều 18. Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn Điều 19. Ngôn ngữ trình bày trên nhãn mỹ phẩm Điều 20. Các nội dung khác thể hiện trên nhãn mỹ phẩm

CHƯƠNG IV: Yêu cầu về an toàn sản phẩm mỹ phẩm

Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải đảm bảo các sản phẩm của mình không có hại đối với sức khoẻ con người khi được dùng trong những điều kiện bình thường hoặc những điều kiện thích hợp được hướng dẫn, phù hợp với dạng bào chế, thông tin ghi trên nhãn, hướng dẫn sử dụng, thận trọng đặc biệt, cũng như các thông tin khác cung cấp bởi nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm. Nhà sản xuất, chủ sở hữu sản phẩm phải đánh giá tính an toàn trên mỗi sản phẩm mỹ phẩm theo Hướng dẫn đánh giá tính an toàn mỹ phẩm của ASEAN. Giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong mỹ phẩm phải đáp ứng yêu cầu của ASEAN quy định tại Phụ lục số 06-MP. Thành phần công thức mỹ phẩm phải đáp ứng theo các Phụ lục (Annexes) – bản mới nhất của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN (địa chỉ truy cập:www.dav.gov.vn hoặc chúng tôi ).

1. Các thành phần hoặc nguyên liệu được liệt kê trong Phụ lục III (Annex III), phần 2, trong giới hạn và theo những điều kiện đã nêu, cho đến ngày được quy định trong cột (g) của Phụ lục này. 2. Các chất màu được liệt kê trong Phụ lục IV, phần 2, trong giới hạn cho phép và trong điều kiện được chấp nhận, cho đến ngày được quy định trong phụ lục này. 3. Các chất bảo quản được liệt kê trong Phụ lục VI, phần 2, trong giới hạn cho phép và trong điều kiện được chấp nhận, cho đến ngày được đề cập đến trong cột (f) của Phụ lục này. Tuy nhiên, một vài thành phần trong số này có thể được sử dụng ở những hàm lượng khác với mục đích cụ thể, được thể hiện rõ ràng trong dạng trình bày của sản phẩm. 4. Các chất lọc tia tử ngoại được quy định trong phần 2 của Phụ lục VII (Annex VII), trong giới hạn cho phép và trong điều kiện đã quy định, cho đến ngày được đề cập đến trong cột (f) của Phụ lục này. Quy định về việc sử dụng các chất nằm trong các Phụ lục (Annexes) nêu trên có thể thay đổi theo quyết định của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN. Các quy định này sẽ tự động được cập nhật và có giá trị tại Việt Nam.

CHƯƠNG VII: Xuất khẩu nhập khẩu mỹ phẩm CHƯƠNG VIII: Lây mẫu mỹ phẩm để kiểm tra chất lượng CHƯƠNG IX: Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm CHƯƠNG X: Trách nhiệm tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, nhập khẩu mỹ phẩm và quyền của người tiêu dùng. CHƯƠNG XII: Tổ chức thực hiện

Ô Tô Được Phép Vượt Phải Trong Trường Hợp Nào?

Theo Điều 14 Luật số 23/2008/QH12 do Quốc hội ban hành, các phương tiện giao thông đường bộ khi vượt thì phải vượt về bên trái, trừ ba trường hợp đặc biệt sau đây được phép vượt bên phải, gồm: Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; khi xe điện đang chạy giữa đường và khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Ngoài ra, khi xin vượt xe phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi. Trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn. Đặc biệt, xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác.

Như vậy, ngoài ba trường hợp trên, lái xe không được phép vượt phải trong bất cứ trường hợp nào khác. Theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP, phương tiện ô tô vi phạm quy định về việc vượt phải sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Điều 14 Luật số 23/2008/QH12 cũng quy định một số lưu ý trong trường hợp có xe xin vượt: Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Luật giao thông đường bộ cũng chỉ ra các trường hợp không được phép vượt xe, bao gồm: Trên cầu hẹp có một làn xe; đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế; nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt hoặc trường hợp xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phải Công Bố Mỹ Phẩm Tại Cục Quản Lý Dược Trong Trường Hợp Nào? trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!