Xu Hướng 9/2023 # Phân Biệt Luật Và Bộ Luật # Top 13 Xem Nhiều | Bac.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Phân Biệt Luật Và Bộ Luật # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phân Biệt Luật Và Bộ Luật được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

a/ Thẩm quyền tập thể: một tập thể như là quốc hội, chính phủ, hội đồng thẩm phán, hội đồng nhân dân… thì ban hành VBQPPL ở dạng Luật, nghị quyết, thông tư liên tịch… Ví dụ: – Hiến pháp, Bộ luật, Luật của quốc hội – Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. – Nghị định của Chính phủ.- – Nghị quyết liên tịch giữa ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội – Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân, – Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.b/ Thẩm quyền cá nhân: một cá nhân như là Chủ tịch nước, bộ trưởng, chủ tịch xã… thì ban hành VBVPPL ở dạng Lệnh, thông tư, quyết định, chỉ thị.

* Ví dụ: – Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. – Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước. – Thông tư của Chánh án tòa án nhân dân tối cao – Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. – Thông tư liên tịch giữa Chánh án tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

* VD1: Các tranh chấp trong mua bán thương mại không được hai bên thoả thuận (Điều chỉnh mặc nhiên trong luật thương mại). Toà án sẽ viện dẫn Bộ luật dân sự để giải quyết tranh chấp;

* VD2: Tranh chấp chia tài sản khi nam nữ sống với nhau như vợ chồng (nhưng không đăng kí kết hôn). Toà án sẽ dựa vào vấn đề tranh chấp được quy định trong Bộ luật dân sự

* VD3: Trách nhiệm pháp lý (trách nhiệm pháp lý hành chính, TNPL dân sự, TNPL kỷ luật…) khi vi phạm pháp luật nếu không bị chế tài trong các Nghị định hoặc Thông tư nào thì sẽ được dẫn chiếu điều chỉnh trong Bộ luật hình sự.

c/ Có mấy Bộ Luật ở Việt Nam?

Ở VN có các Bộ luật sau: – Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003; – Bộ Luật Dân sự 2005; – Bộ Luật Hàng hải 2005; – Bộ Luật Hình sự 1999 – Sửa đổi bổ sung 2009; – Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2004-SĐBS 2011; – Bộ Luật Lao động 2012

3. Phân biệt Bộ luật dân sự với Tố tụng dân sự; phân biệt Bộ luật hình sự với tố tụng hình sự a/ Dân sự và Tố tụng dân sự:

– Bộ Luật dân sự quy định tính pháp lý, các chuẩn mực ứng xử của cá nhân, tổ chức; quy định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động gọi chung là quan hệ dân sự. Bộ luật dân sự cũng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự.

– Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự tại Tòa án…

Bộ luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần vào việc bảo vệ lợi ích công dân, tổ chức; duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

– Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Phân Biệt Luật Pháp Và Pháp Luật

5377

Khái niệm luật pháp và pháp luật

– Luật pháp là tổng thể các quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Ví dụ: Luật pháp của nước CHXHCN Việt Nam.

– Pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật của Nhà nước nhằm điều chỉnh một quan hệ xã hội nào đó.

Ví dụ: Pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, …

Như vậy, Luật pháp nói đến cả hệ thống pháp luật của một quốc gia, còn pháp luật chỉ nói đến một ngành luật trong hệ thống pháp luật của quốc gia đó.

Nhân tiện, em xin nói luôn về việc sử dụng cụm từ “luật pháp” và “pháp luật” trên thực tế

Trong một tài liệu giải thích về pháp luật, một cơ quan văn hóa nọ có viết: ” Mọi công dân đều phải tuân theo pháp luật về trật tự an toàn xã hội, nhất là trật tự an toàn công cộng. Mặt khác, cần nâng cao cảnh giác và phải thi hành nghiêm chỉnh pháp luật về việc giữ gìn bí mật Nhà nước, bí mật công tác,…“.

Trong đoạn văn bản trên, cụm từ “pháp luật” cả 2 lần đã bị dùng không đúng chỗ. Lẽ ra trong ngữ cảnh đó phải dùng cụm từ “luật pháp” mới đúng. Bởi vì, cụm từ “pháp luật” (với từ tố pháp đứng trên) thường được dùng để chỉ khái niệm chung, còn cụm từ “luật pháp” (với từ tố luật đứng trước) được dùng để chỉ một ý niệm cụ thể.

Ví dụ: Thông thường, người ta nói: “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. “Mọi công dân đều phải tuân theo pháp luật” hoặc ” Học sinh ở nhà trường cũng cần phải được giáo dục về pháp luật”, chứ người ta không nói (chí ít trong các văn bản viết): “Sống và làm việc theo hiến pháp và luật pháp”, “Mọi công dân đều phải tuân theo luật pháp”, hoặc “Học sinh ở nhà trường cũng cần được giáo dục về luật pháp”.

Song người ta lại nói: “Mọi công dân đều phải tuân theo luật pháp về trật tự an toàn xã hội”, “Mọi công dân đều phải thi hành nghiêm chỉnh luật pháp về việc giữ gìn bí mật Nhà nước, bí mật công tác…, hoặc “Học sinh ở nhà trường phổ thông cũng cần có những hiểu biết tối thiểu về một số luật pháp thông thường”.

Không thể nói: “Pháp luật về trật tự an toàn xã hội”, “Pháp luật về việc giữ gìn bí mật Nhà nước”, hoặc “Các pháp luật thông thường của Nhà nước”, v.v… như văn bản giải thích pháp luật ở trên đã viết.

Nói tóm lại, để phân biệt rõ sắc thái ngữ nghĩa của 2 cụm từ “pháp luật” và “luật pháp”, chúng ta hãy xem xét chúng trong ngữ cảnh sau: “Người công dân sống và làm việc theo pháp luật là người công dân- bất kể trong sinh hoạt hàng ngày hay trong công tác- luôn luôn nghiêm chỉnh tuân theo các luật pháp đã được Nhà nước ban hành”.

Phân Biệt Luật Gia Và Luật Sư

Ban tư vấn cho tôi hỏi có phải luật gia là luật sư hay không? Tôi không hiểu rõ về 2 khái niệm này lắm nên mong Ban tư vấn giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!

Thiện Thanh – Long An

PHÂN BIỆT LUẬT GIA VÀ LUẬT SƯ

Tiêu chíLuật giaLuật sư Văn bản điều chỉnh

Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua ngày 31/12/2009

Luật Luật sư 2006

Luật Luật sư sửa đổi 2012

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư năm 2006, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng.

Tiêu chuẩn, điều kiện

Công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, đã hoặc đang làm công tác pháp luật cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức văn hoá, tổ chức giáo dục, đơn vị vũ trang nhân dân với thời gian từ ba năm trở lên, tán thành điều lệ Hội đều có thể được gia nhập Hội.

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

Tổ chức tham gia

Hội Luật gia Việt Nam

Đoàn luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Quyền và Nghĩa vụ

– Không có chứng chỉ hành nghề, chỉ tham gia hoạt động nghề nghiệp tại Trung tâm trợ giúp pháp lý với vai trò cộng tác viên hoặc tư vấn viên, cộng tác viên tại các trung tâm tư vấn pháp luật;

– Được tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, dân sự, hành chính, cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật theo sự phâm công của Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc Trung tâm tâm tư vấn pháp luật với tư cách Bào chữa viên nhân dân, Trợ giúp viên pháp lý, công tác viên Trợ giúp pháp lý hoặc Tư vấn viên pháp luật;

– Không được thực hiện dịch vụ pháp lý có thu thù lao với tư cách cá nhân. Mọi hoạt động của luật gia phải thông qua nơi công tác hoặc tham gia là Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc Trung tâm tư vấn pháp luật.

– Có chứng chỉ hành nghề, là chủ thể được tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, dân sự, hành chính, cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật cho khách hàng với tư cách luật sư, được thỏa thuận thù lao với khách hàng trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý (trừ vụ án hình sự phải theo quy định của Nhà nước);

– Được khuyến khích đăng ký trợ giúp pháp lý không thu thù lao hoặc làm cộng tác viên với Trung tâm trợ giúp pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật;

– Hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm trong hành nghề.

Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Chúc sức khỏe và thành công!

Phân Biệt Khoản 2 Và Khoản 3 Điều 104 Bộ Luật Hình Sự 1999

Phân biệt Khoản 2 và Khoản 3 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2023”. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích.

Phân biệt Khoản 2 và Khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích.

Cho tôi hỏi giữa khoản 2 và khoản 3 điều 104 Bộ luật hình sự 1999 khác nhau ở điểm nào? Em trai tôi đánh người gây thương tích 36% thuộc các điểm từ a đến k khoản 1 điều 104 Bộ luật hình sự 1999 vậy có rơi vào khoản 2 không?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Bộ luật hình sự 1999

Tại Điều 104 của Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: cá nhân phải thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác. Trong đó, cố ý gây thương tích được hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác gây tổn thương cho cơ thể của người khác; gây tổn hại sức khỏe của người khác được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn tác động vào cơ thể nạn nhân dẫn đến làm mất hoặc giảm chức năng các bộ phậm của cơ thể của họ.

Căn cứ vào tỷ lệ thương tật của nạn nhân hoặc cách thức thực hiện hành vi phạm tội của người phạm tội thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo từng khoản của Điều 104 Bộ luật hình sự 1999.

“2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”

Khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 quy định:

“3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.”

Người có hành vi gây thương tật cho nạn nhân từ 61% trở lên, dẫn đến chết người hoặc người có hành vi phạm tội gây thương tật từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Đ iều 104 Bộ luật hình sự 1999 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3, Điều 104 Bộ luật hình sự 1999.

Qua những phân tích trên, thấy rằng sự khác nhau giữa khoản 2 và khoản 3 của Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 là mức độ tỷ lệ thương tật của nạn nhân và cách thức thực hiện hành vi .

Phân Biệt Khiếu Nại Và Tố Cáo Theo Luật Mới

Tiêu chí

Khiếu nại

Tố cáo

Căn cứ pháp lý

Luật Khiếu nại năm 2011

Luật Tố cáo năm 2011

Từ 2023, áp dụng Luật Tố cáo 2023

Khái niệm

Khiếu nại là việc công dân, tổ chức, cán bộ công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi vi phạm hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặc quyết định trong kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của của mình

Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, Nhà nước.

Chủ thể thực hiện

– Công dân

– Tổ chức

– Cán bộ, công chức

– Công dân

Đối tượng

Đối tượng của khiếu nại là:

– Quyết định hành chính

– Hành vi vi phạm hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, người thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước.

– Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức

Đối tượng của tố cáo là:

– Hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ ai

Yêu cầu về thông tin

Không yêu cầu

Người tố cáo phải có nghĩa vụ trình bày trung thực về nội dung tố cáo.

Nếu không trung thực, người tố cáo có thể phải chịu trách nhiệm về Tội vu khống theo Bộ luật Hình sự.

Quyền của chủ thể

Không được bảo vệ

Người tố cáo và người thân được áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, vị trí công tác, tài sản, danh dự, nhân phẩm…

Thời hiệu giải quyết

90 ngày, kể từ ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Không quy định

Hướng giải quyết sau khi rút đơn

Cơ quan Nhà nước sẽ không tiếp tục giải quyết nếu người khiếu nại rút đơn

Cơ quan Nhà nước vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc tố cáo nếu có căn cứ cho rằng hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc người tố cáo bị uy hiếp, mua chuộc.

Cơ quan nào tiếp nhận đơn tố cáo?

Nhiều điểm mới của Luật Tố cáo 2023 cần biết

LuatVietnam

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

Phân Biệt Luật Điều Chỉnh Hợp Đồng Và Luật Điều Chỉnh Tố Tụng

Việc thỏa thuận pháp luật điều chỉnh hợp đồng có ảnh hưởng tới pháp luật điều chỉnh tố tụng, nhất là pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài không?

Tình tiết sự kiện: Công ty Campuchia và Công ty Việt Nam ký hợp đồng dịch vụ. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Bị đơn cho rằng ” Luật điều chỉnh hợp đồng 008 phải là luật của Campuchia” và ” việc áp dụng pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam để khởi kiện là hoàn toàn không phù hợp “. Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài cho rằng pháp luật điều chỉnh hợp đồng và pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài là hai vấn đề khác nhau nên quan điểm nêu trên của Bị đơn là không có cơ sở.

Trong vụ việc trên, Bị đơn theo hướng pháp luật điều chỉnh hợp đồng có ảnh hưởng tới pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài. Ở đây, chúng ta thấy Bị đơn cho rằng ” Luật điều chỉnh hợp đồng 008 phải là luật của Campuchia” và ” việc áp dụng pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam để khởi kiện là hoàn toàn không phù hợp “.

Tuy nhiên, theo Hội đồng Trọng tài, “pháp luật điều chỉnh (về nội dung) hợp đồng có tranh chấp và pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài là hai vấn đề khác nhau. Bị đơn cho rằng Luật điều chỉnh hợp đồng 008 phải là luật pháp của Campuchia, nhưng lại viện dẫn các quy định của Bộ luật dân sự về việc xác định pháp luật áp dụng quan hệ hợp đồng để từ đó khẳng định rằng phải áp dụng Luật Trọng tài thương mại của Campuchia để xác định thẩm quyền của trọng tài là không đúng. Hội đồng Trọng tài thấy rằng, để xác định thẩm quyền của VIAC và thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài, cần phải căn cứ vào luật áp dụng tại nơi tiến hành tố tụng trọng tài”.

Từ vụ việc trên, doanh nghiệp cần rút ra bài học là pháp luật điều chỉnh hợp đồng và pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài giải quyết tranh chấp hợp đồng là hai vấn đề khác nhau. Thực chất, pháp luật điều chỉnh hợp đồng lệ thuộc vào hợp đồng và thỏa thuận của các bên còn pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào pháp luật nơi tiến hành trọng tài.

Hướng như vậy đã phần nào được ghi nhận tại Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/03/2014 của Tòa án nhân dân tối cao theo đó việc “Xác định thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam” được xử lý như sau “Trọng tài nước ngoài tiến hành việc giải quyết tranh chấp và có yêu cầu Tòa án Việt Nam hỗ trợ hoạt động thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền đối với hoạt động của Trọng tài nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 7 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (điểm a khoản 5): Ở đây, Trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về các hoạt động nêu tại các điểm của khoản 2 Điều 7 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.”

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Biệt Luật Và Bộ Luật trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!