Bạn đang xem bài viết Pháp Luật An Sinh Xã Hội Ở Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thực trạng pháp luật an sinh xã hội ở Việt NamỞ nước ta, vấn đề an sinh xã hội được đặt ra từ rất sớm. Là một nước chủ yếu là nông nghiệp, nền kinh tế còn chưa phát triển, lại thường phải gánh chịu nhiều thiên tai, địch hoạ nên mầm mống về an sinh xã hội đã có trong các câu ca dao như: “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”, hoặc “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… các câu thành ngữ ấy đã thể hiện tính cộng đồng ở nước ta; góp phần điều chỉnh các hành vi trong xã hội về các hoạt động mang nội dung an sinh xã hội và dần dần được Nhà nước (kể từ thời phong kiến cho đến nay) xây dựng thành các chính sách.
Nguồn tài chính để thực hiện an sinh xã hội chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước, sự đóng góp của người dân là rất ít. Với cơ chế điều hành theo kiểu hành chính, mệnh lệnh đã dẫn đến là Nhà nước không phát huy được những nguồn lực cho hoạt động an sinh xã hội. Về phía xã hội thì lãng phí nguồn lực nhưng phân phối lại mang tính bình quân. Còn về phía người lao động thì hoàn toàn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Đến khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện đường lối đổi mới, đưa nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các hoạt động an sinh xã hội mới có sự thay đổi về cơ bản.
Giai đoạn 1986 đến nay, cũng như các nước có nền kinh tế thị trường, kinh tế thị trường ở Việt Nam đã làm cho đời sống kinh tế – xã hội năng động hơn, đa dạng và phong phú hơn. Người dân có nhiều cơ hội, điều kiện hơn để phát huy tiềm năng sức sáng tạo của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động xã hội. Mặt khác kinh tế thị trường cũng đặt ra nhiều thách thức như: Phá sản, thất nghiệp là những nguy cơ luôn tiềm ẩn các tệ nạn xã hội, phân hóa giàu nghèo là điều khó tránh khỏi… Những rủi ro này làm tăng nhu cầu về an sinh xã hội của người dân. Đặc trưng cơ bản của an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn này là đã có sự chuyển giao dần “công việc” từ Nhà nước sang cho xã hội, cho cộng đồng.
Nổi bật nhất trong các bộ phận an sinh xã hội của Việt Nam đó là BHXH. Đây là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của hệ thống an sinh xã hội nhằm góp phần ổn định đời sống người lao động và gia đình họ trong các trường hợp: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, hết tuổi lao động, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác. Nếu như trước đây, đối tượng BHXH ở nước ta chỉ bó hẹp trong phạm vi công nhân viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang; tài chính BHXH chủ yếu là do ngân sách Nhà nước đảm nhận thì đến nay:
– Đối tượng tham gia BHXH mang tính xã hội rộng lớn, được áp dụng đối với mọi người lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế số người tham gia BHXH không ngừng tăng lên hàng năm. Năm 1995, có 2,85 triệu người tham gia BHXH thì đến cuối năm 2003 là 5,24 triệu người.
– Hình thành được hệ thống BHXH Việt Nam thống nhất từ Trung ương xuống địa phương. Với hệ thống tổ chức này, lần đầu tiên việc thực hiện các nhiệm vụ thu BHXH chi trả cho các đối tượng, xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH đã được tập trung vào một đầu mối. Về thực hiện chế độ, nếu tính cả 8 năm qua, BHXH đã giải quyết cho 1.055 triệu người nghỉ hưu và trợ cấp BHXH một lần, bình quân mỗi năm tăng 40 vạn người, bằng khoảng 1% nguồn lao động xã hội. Trong khi đó, các đối tượng được hưởng trợ cấp lại đều chưa có tài khoản cá nhân, phương thức chi trả chủ yếu là chi trực tiếp.
– Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập được hình thành trên cơ sở đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ một phần của Nhà nước. Với mức đóng góp 5% của người lao động và 15% của người sử dụng lao động theo Điều lệ BHXH đã làm cho quỹ BHXH hình thành trên thực tế và trở thành quỹ tài chính độc lập với ngân sách Nhà nước. Như vậy, các quan hệ tài chính trong BHXH đã được thể hiện rõ ràng các nguồn thu và các khoản chi BHXH đã được cân đối một cách tổng thể. Sự đóng góp BHXH của các bên còn thể hiện quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong BHXH.
– Việc tổ chức BHXH được tập trung thống nhất và phân định rõ chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH và cơ quan quản lý sự nghiệp BHXH. Sự quản lý quỹ BHXH tập trung thống nhất đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với người lao động, nâng cao trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho người lao động của cơ quan BHXH và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về BHXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH theo cơ chế mới dựa trên nguyên tắc có đóng BHXH mới được hưởng các quyền lợi về BHXH. Nguyên tắc này đã làm thay đổi một cách cơ bản nhận thức của hàng triệu lao động và người sử dụng lao động trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH, làm cho chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống, bảo đảm sự công bằng những người lao động và người sử dụng lao động về nghĩa vụ BHXH.
– Nhìn chung, chính sách BHXH hiện hành đã góp phần tích cực vào việc làm lành mạnh hóa thị trường lao động ở nước ta, góp phần thực hiện bình đẳng xã hội và ổn định xã hội.
– BHYT được triển khai ở nước ta đến nay được 12 năm. Mặc dù những năm đầu còn gặp rất nhiều khó khăn, song từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 58/1998/NĐ-CP kèm theo Điều lệ BHYT mới, công tác quản lý và tổ chức thực hiện chính sách BHYT từ Trung ương đến các địa phương đã đi vào nền nếp. BHYT với bản chất nhân văn, có tính cộng đồng cao đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Số người tham gia BHYT liên tục tăng qua các năm, kể cả BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. Nếu như năm 1993 (năm đầu triển khai BHYT) chỉ có 3,8 triệu người tham gia, số thu đạt 111 tỷ đồng, thì đến năm 2003, số người tham gia đã lên tới 16,8 triệu người, chiếm 21% dân số cả nước.
Bên cạnh đó, chế độ BHXH hiện hành đang đặt ra một số vấn đề cần có giải pháp phù hợp. Đó là:
– Đối tượng tham gia BHXH còn rất hẹp. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam hiện nay thì cả nước có khoảng 39 triệu lao động, trong đó có khoảng 9 triệu lao động có quan hệ lao động nhưng mới có khoảng 6 triệu người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc (chiếm khoảng 14% lực lượng lao động xã hội). Trong số đó, chỉ có khoảng 4,4 triệu người đóng BHXH mà chủ yếu là lao động thuộc khu vực Nhà nước, số lao động làm việc ở các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh (kể cả liên doanh) tham gia BHXH còn thấp, khoảng gần 5.000 doanh nghiệp với số lượng người lao động khoảng gần 400.000 người, con số này chỉ chiếm khoảng 20% tổng số lao động ngoài quốc doanh thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Như vậy, còn lại một số lượng lớn lao động chưa được tham gia BHXH, đặc biệt là trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… ngoài quốc doanh.
– Số tiền nợ đọng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động từ trước đến nay còn rất lớn làm ảnh hưởng tới việc giải quyết quyền lợi của người lao động. Tính đến năm 2001 ước tính thất thu khoảng hơn 300 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là chưa có giải pháp tích cực chống thất thu, chế tài chưa đủ mạnh để buộc người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ.
– Mức đóng BHXH hiện nay còn thấp, nếu giữ nguyên tỷ lệ 20% thì có khả năng bị hụt quỹ trong tương lai.
– Trong các chế độ BHXH hiện hành còn chưa có chế độ bảo hiểm thất nghiệp, trong khi thị trường lao động biến động, khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tăng, người lao động mất việc làm chưa được hưởng hỗ trợ cần thiết…
– Về chế độ trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: cách xác định tai nạn lao động theo như quy định hiện nay là chưa rõ ràng, đặc biệt trường hợp tai nạn lao động trên đường đi từ nhà ở đến nơi làm việc và ngược lại rất khó xác định. Đây là vấn đề gây bất cập nhất, có khả năng phát sinh tiêu cực trong việc thực hiện chế độ trợ cấp này. Một điểm hạn chế nữa là việc trả trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp dựa trên tiền lương tối thiểu là chưa phù hợp với nguyên tắc đóng – hưởng BHXH.
– Loại hình BHYT tự nguyện hiện nay tuy số người tham gia tăng nhanh, song mức phí phải đóng lại quá thấp (chủ yếu tập trung ở mức từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/người/năm), trong khi đó giá thuốc, giá viện phí lại có xu hướng tăng lên đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khám chữa bệnh.
Về ưu đãi xã hội
Kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến nay, Đảng và nhân dân đặc biệt chú trọng xây dựng chính sách ưu đãi đối với người có công và đạt được những thành tựu to lớn. Chính sách ưu đãi người có công không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của đất nước, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội qua từng thời kỳ. Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, công tác thương binh, liệt sỹ và người có công có bước phát triển mới về chất, đó là việc ban hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Pháp lệnh ưu đãi người có công với nước, cùng với hệ thống cơ chế, chính sách ưu đãi được ban hành có tác dụng to lớn sâu rộng về chính trị, xã hội được toàn dân hưởng ứng. “Pháp luật ưu đãi người có công đã được xây dựng hoàn thiện từ thấp tới cao và gần đây nhất là Pháp lệnh ưu đãi người có công, là một bước tiến dài trong việc pháp điển hoá pháp luật, đáp ứng đòi hỏi tất yếu của cuộc sống, kế thừa những mặt hợp lý, xây dựng những quy phạm pháp luật mới trở thành công cụ quản lý của Nhà nước, góp phần ổn định chính trị – xã hội”.1
Ưu đãi xã hội đối với người có công bước đầu đã bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, công khai, công bằng xã hội. Người có công được chăm lo, đền đáp, đền ơn trả nghĩa, người cống hiến hy sinh nhiều được chăm lo ưu đãi nhiều hơn. Họ được ưu tiên, ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, giải quyết việc làm ngoài ra những trường hợp như thương binh nặng, thân nhân liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng được ưu tiên về nhà ở, đất ở, được chăm lo, phụng dưỡng về vật chất và tinh thần của địa phương và các đoàn thể xã hội.
Theo thống kê qua việc tổng kết cuộc cách mạng chính trị của Bộ chính trị – Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam có: “1,1 triệu người chiến đấu hy sinh, 600.000 thương binh, 300.000 người mất tích trong chiến đấu; 2 triệu người dân bị giết hại; 2 triệu người bị tàn tật; 2 triệu người bị nhiễm chất độc hoá học; 500.000 trẻ em bị dị dạng”.2
Những năm qua, việc thực hiện chế độ trợ cấp ưu đãi người có công đã đạt được kết quả tích cực. Đã chi trả chế độ trợ cấp một lần cho khoảng 3 triệu người hoạt động kháng chiến được Nhà nước khen tặng Huân, Huy chương tổng kết thành tích kháng chiến. Hoàn thành trả trợ cấp ưu đãi một lần cho khoảng 4 triệu người và khoảng 1,5 triệu thương binh, thân nhân liệt sỹ, lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng… tiếp tục hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.3 Theo số liệu thống kê từ Bộ Lao động Thương binh – Xã hội, từ năm 1996 – 2002 ngân sách Nhà nước đã chi trả trợ cấp một lần và hàng tháng cho những người có công với cách mạng, chi cho công tác qui tập mộ liệt sỹ, tu bổ nghĩa trang, nuôi dưỡng thương bệnh binh, trợ cấp cho cán bộ đi các chiến trường B,C,K với tổng số tiền lên tới: 14.361 tỷ đồng.
Pháp lệnh sau 8 năm thực hiện, mặc dù có một ý nghĩa và vai trò to lớn trong đời sống xã hội nhưng cũng đã bộc lộ một số mặt hạn chế. Pháp lệnh chưa ghi nhận đầy đủ đối tượng hưởng chế độ ưu đãi xã hội. So với điều kiện, tiêu chuẩn, xác nhận đối tượng người có công và so sánh ngay với điều kiện, tiêu chuẩn, xác nhận đối tượng cụ thể, chúng ta thấy có những đối tượng là người có công thực thụ lại không thuộc diện hưởng chế độ ưu đãi qui định ở Pháp lệnh này. Một số quy định ở Pháp lệnh về điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công thể hiện chung chung, thiếu tính cụ thể, chặt chẽ, rõ ràng, đôi khi còn trừu tượng; chế độ ưu đãi về trợ cấp qui định ở Pháp lệnh có nhiều yếu tố chưa phù hợp. Các khoản trợ cấp, phụ cấp và các khoản chi khác cho người có công được tính tương ứng với tiền lương. Vấn đề cơ bản là chế độ trợ cấp ưu đãi chưa bóc tách khỏi chế độ tiền lương, chế độ BHXH. Có loại trợ cấp qui định bất hợp lý.
Tình hình kinh tế xã hội đã có nhiều thay đổi, kéo theo nhu cầu điều chỉnh của pháp luật ưu đãi xã hội, đặc biệt Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng, cương lĩnh phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nêu lên mục tiêu “Ưu đãi xã hội phải phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội” thì vấn đề sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng là một tất yếu khách quan.
Cứu trợ xã hội Trong những năm qua đi cùng với quá trình đổi mới đất nước, xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa… chúng ta đã thu được những thành quả lớn về kinh tế, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, nước ta là nước nghèo, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, thiên tai (bão lụt, hạn hán…) thường xuyên xảy ra gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và điều kiện phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Mặt trái của kinh tế thị trường: phân hoá giàu nghèo, chạy theo lối sống thực dụng suy giảm đạo đức, lối sống, thất nghiệp… đang là những nguyên nhân làm tăng đối tượng xã hội: Người già cô đơn, người lang thang, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tệ nạn xã hội… Đây là nhóm đối tượng cần có sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của Nhà nước và xã hội. Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, số tiền ngân sách chi ra cho những hoạt động này (chỉ tính riêng năm 2000) là 648,8 tỷ đồng và những năm sau đó vẫn tiếp tục tăng. Riêng hai năm 2000 – 2001 đã đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho gần 800 nghìn người lao động, khoảng 16% số người mắc phải tệ nạn xã hội được tập trung cải tạo và dạy nghề giúp họ trở lại con đường làm ăn lương thiện.
Với mục tiêu: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội” chúng ta đã ưu tiên nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển dịch vụ phúc lợi xã hội cơ bản: Y tế, giáo dục, nước sạch.. do vậy đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân, trong đó có nhóm người yếu thế đã từng bước được nâng lên. Đi cùng với đầu tư phát triển phúc lợi xã hội một loạt chính sách hỗ trợ trực tiếp cũng được triển khai thực hiện như: chính sách cứu trợ đột xuất, thường xuyên, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cụ thể là một hệ thống văn bản pháp quy đã được xây dựng như: Pháp lệnh người tàn tật được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 30/7/1998, Pháp lệnh người cao tuổi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28/4/2000, Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội… Người chết do thiên tai được hỗ trợ tiền thuốc chữa bệnh, hộ gia đình mất nhà, mất tài sản, phương tiện sản xuất, thiếu đói… đều có chính sách trợ giúp của Nhà nước. Đối với người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng không có nguồn nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên của xã, phường hoặc được đưa vào nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở Bảo trợ xã hội. Ngoài ra, họ được hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí, giáo dục, chỉnh hình phục hồi chức năng, dạy nghề, tạo việc làm… và đặc biệt thường xuyên nhận được sự chăm sóc của cộng đồng xã hội. Hệ thống chính sách đã thể hiện sự bình đẳng, công bằng xã hội.
Tuy nhiên, các qui định về cứu trợ xã hội cũng còn có những hạn chế nhất định như: Số đối tượng được hưởng chính sách cứu trợ còn quá ít, cá biệt vẫn còn có tỉnh chưa thực hiện trợ cấp cứu trợ xã hội xã, phường hoặc chưa nâng mức trợ cấp theo qui định tại Nghị định số 07/2000/NĐ-CP. Công tác xây dựng và bảo vệ kế hoạch ngân sách địa phương cho công tác cứu trợ xã hội còn yếu, nhiều Sở Lao động – Thương binh và Xã hội không quan tâm đến mục chi ngân sách này. Trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý của cán bộ còn hạn chế, nhất là đối với số cán bộ cơ sở (cấp huyện, xã). Công tác quản lý, điều tra thống kê đối tượng đã được quan tâm chỉ đạo, nhưng do thiếu cán bộ, phương tiện và kinh phí nên làm chưa thường xuyên và đầy đủ. Hệ thống văn bản hướng dẫn đôi khi còn chậm, nội dung còn có điểm chồng chéo. Công tác thanh tra, kiểm tra đã được tiến hành nhưng chưa triệt để…
Một số ý kiến đóng góp
An sinh xã hội là một trong những chính sách xã hội cơ bản thể hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hướng vào mục tiêu phát triển con người, thúc đẩy công bằng và tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Để chính sách này đảm bảo tốt hơn đời sống cho người dân, góp phần tích cực vào việc ổn định, an toàn xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước thì việc xây dựng và hoàn thiện Pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam là hết sức cần thiết.
Thứ nhất, về nguyên tắc luật an sinh xã hội phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau đây: Mọi thành viên trong xã hội đều có quyền được hưởng an sinh xã hội; Nhà nước thống nhất quản ý vấn đề an sinh xã hội; kết hợp hài hoà giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội; bình đẳng, dân chủ, công khai và công bằng xã hội; nguyên tắc “hưởng thụ theo đóng góp” kết hợp với “lấy số đông bù số ít”; đa dạng hoá, xã hội hoá các hoạt động an sinh xã hội.
Thứ hai, về mặt văn bản pháp luật: Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ xây dựng, rà soát văn bản. Bám sát chủ trương của Đảng, định hướng phát triển kinh tế, xã hội, hình thành khung chính sách, xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện cho đồng bộ; cần phải có một quy định chặt chẽ, nghiêm minh để xử lý những người có hành vi vi phạm đến chính sách an sinh xã hội; cần phải có qui định trong việc giải quyết tranh chấp về an sinh xã hội; trong tương lai chúng ta nên xây dựng một chính sách tổng thể cho vấn đề an sinh xã hội và thể hiện chính sách đó trong một đạo luật về an sinh xã hội, hơn là đưa ra các chính sách đơn lẻ cho từng mảng nhỏ của an sinh xã hội và giải quyết từng mảng nhỏ đó trong từng đạo luật hạn chế.4
Thứ ba, về cơ chế thực hiện: Cơ chế thực hiện pháp luật nói chung và an sinh xã hội nói riêng đòi hỏi hệ thống pháp luật xây dựng trên cơ sở phù hợp với thực tiễn. Khi pháp luật an sinh xã hội còn nhiều vấn đề cần giải quyết thì cần phải tập trung nghiên cứu hoàn thiện những vấn đề sau đây:
Về cứu trợ xã hội:* Cần phải mở rộng hình thức giúp đỡ đối tượng hưởng trợ cấp cứu trợ thường xuyên như có chính sách khuyến khích động viên các cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện xã hội hoá công tác cứu trợ xã hội. * Mức cứu trợ hàng tháng cho các đối tượng còn thấp trong khi trượt giá năm sau cao hơn năm trước, do vậy cần phải có cách tính để ổn định cuộc sống cho họ. * Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra. * Cần phải rà soát, giảm bớt những thủ tục hành chính đối với đối tượng khi được nhận trợ cấp xã hội. * Cần phải đẩy mạnh công tác quản lý nắm chắc đối tượng tại cơ sở: lập sổ quản lý đối tượng tại xã, phường, định kỳ 6 tháng, 1 năm, rà soát danh sách và tổng hợp báo cáo.
Để đáp ứng yêu cầu của đất nước, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội phải trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu lập pháp đã đạt được cũng như điều chỉnh các quan hệ mới theo điều kiện thực tế là rất cần thiết. An sinh xã hội là nhu cầu thiết yếu của con người. Xã hội càng phát triển, đời sống của người dân nói chung và đối tượng “yếu thế” nói riêng càng được tăng lên. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã và đang có những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên, tình trạng phân hóa giàu nghèo, sự bất bình đẳng có nguy cơ gia tăng. Hệ thống an sinh xã hội còn hẹp (nhất là đối với khu vực phi chính thức), nguồn lực đầu tư cho trợ giúp xã hội còn quá ít trong đó đối tượng, phạm vi cần được sự bảo trợ của xã hội lại quá lớn. Vì vậy, hệ thống an sinh xã hội cũng có sự thay đổi theo xu hướng phát triển chung thì mới có thể phù hợp. Để có được một hệ thống an sinh xã hội phát triển, đủ sức chống đỡ với các rủi ro xã hội không chỉ là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia mà còn là sự quan tâm chung của cả cộng đồng quốc tế.
Sinh Hoạt Khoa Học Đề Tài Cơ Sở “Pháp Luật Về Mua Bán Nhà Ở Xã Hội Ở Việt Nam Hiện Nay”
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
Cơ sở lý luận pháp luật về mua bán nhà ở xã hội ở Việt Nam;
Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về mua bán nhà ở xã hội ở Việt Nam hiện nay;
Giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán nhà ở xã hội ở Việt Nam.
Từ quy định trên, đề tài đưa ra khái niệm mua bán nhà ở xã hội là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán bằng văn bản. Bên bán có nghĩa vụ bàn giao và chuyển quyền sở hữu nhà cho bên mua. Bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán theo đúng thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Hoạt động mua bán nhà ở xã hội thực hiện theo trình tự thủ tục mua bán nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật.
Về đặc điểm, ngoài các đặc điểm chung như mua bán nhà ở thông thường (giao dịch dân sự, loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, hợp đồng song vụ có đền bù), mua bán nhà ở xã hội có một số điểm đặc thù riêng sau:
– Đối tượng của quan hệ mua bán là loại hình nhà ở đặc biệt, nhà ở xã hội;
– Trong quan hệ mua bán nhà ở xã hội, bên mua và bên bán phải đáp ứng được các điều kiện về chủ thể do pháp luật quy định. Bên mua phải thuộc các đối tượng chính sách, có khó khăn về nhà ở và tích lũy để có thể tự tạo lập chỗ ở. Còn bên bán phải được lựa chọn trên cơ sở thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư nhà ở xã hội;
– Mua bán nhà ở xã hội phải được sự cho phép hoặc thừa nhận, kiểm soát của các cơ quan nhà nước theo những thủ tục pháp lý nhất định.
Tiếp theo, đề tài nghiên cứu, phân tích pháp luật về mua bán nhà ở xã hội. Về khái niệm, ThS. Nguyễn Thị Bảo Nga cho rằng, pháp luật về mua bán nhà ở xã hội là hệ thống các quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình bên mua và bên bán trong việc ký kết hợp đồng mua bán nhà ở xã hội; và quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền với các bên trong việc xác định chủ thể, điều kiện được mua bán, trình tự thủ tục mua bán, hợp đồng mua bán và thời điểm chuyển quyền sở hữu khi các bên tiến hành hoạt động mua bán nhà ở xã hội.
Trong đó, thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở xã hội là căn cứ quan trọng xác định trách nhiệm pháp lý của các bên cũng như giải quyết tranh chấp khi có phát sinh. Việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở xã hội cần có sự thống nhất giữa các ngành luật cùng điều chỉnh.
Buổi sinh hoạt khoa học tiếp tục diễn ra với phần trình bày của TS. Bùi Đức Hiển. Tiến sĩ trình bày tập trung vào pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán nhà ở xã hội và đề xuất các giải pháp.
Doanh Nghiệp Xã Hội Ở Việt Nam
Doanh nghiệp xã hội (tức là tổ chức phi lợi nhuận) một loại hình công ty mới ở Việt Nam.
Doanh nghiệp xã hội (tức là tổ chức phi lợi nhuận) tại Việt Nam, một hình thức công ty mới, đã được hướng dẫn tại Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày ngày 19 tháng 10 năm 2023 của Chính phủ Việt có hiệu lực từ ngày 08 tháng 12 năm 2023.
Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
1. Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam là gì?
Doanh nghiệp xã hội là các doanh nghiệp được thành lập có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Các doanh nghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
3. Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.
Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội được lập theo mẫu và phải bao gồm các nội dung sau đây:
Doanh nghiệp xã hội phải thông báo Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động.
4. Theo dõi và giám sát của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.
Các doanh nghiệp xã hội sẽ được giám sát bởi các cơ quan Nhà nước cấp tính, bao gồm Sở Kế hoạch và Đầu tư (DPI) và Uỷ ban nhân dân tỉnh, sẽ được yêu cầu nộp các báo cáo định kỳ về tác động xã hội của mình và phù hợp chung với tiêu chuẩn nhà nước đối với doanh nghiệp xã hội.
Các doanh nghiệp đang hoạt động theo một hình thức khác của công ty như: Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện có thể chuyển đổi thành một doanh nghiệp xã hội nếu nó đáp ứng các yêu cầu của nhà nước.
Để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về tính minh bạch phi lợi nhuận, các doanh nghiệp xã hội sẽ bị yêu cầu tiết lộ nghiêm ngặt.
Lawyervn.net
Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam
LÊ NHẬT BẢO – Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Doanh nghiệp xã hội là một thuật ngữ pháp lý mới xuất hiện ở Việt Nam và trong thời gian gần đây thì doanh nghiệp xã hội đang nhận được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, cũng như các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý. Hiện nay, địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội được quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 96/2023/NĐ-CP, nhìn chung hành lang pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở nước ta còn rất sơ khai và cần được tiếp tục hoàn thiện. Bài viết của tác giả cung cấp một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam để góp phần mô tả rõ nét bản chất của doanh nghiệp xã hội nhằm xây dựng các chính sách điều chỉnh phù hợp và nâng cao nhận thức chung về doanh nghiệp xã hội. Abstract: Social enterprises is a new legal term in Vietnam and they are drawing considerable attention from the policy makers and legal researchers. Currently, the legal status of social enterprises is defined in Article 10 of the Law on Enterprises in 2014 and Decree No. 96/2023/ND-CP, the legal framework of social enterprises in Viet Nam is still very nascent and requires further improvement. This article provides some theoretical issues of social enterprises under Vietnam law to help illustrating the nature of social enterprises to tailored policy and raises public awareness of social enterprises.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 không đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp xã hội (DNXH) nhưng có các tiêu chí để xác định DNXH tại Điều 10. Từ quy định này, chúng ta có thể hiểu, DNXH là doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, với mục đích hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng, trong đó sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
1. Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014
Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014, thì DNXH có tiêu chí đầu tiên là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này. Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2014 không coi DNXH là một loại hình doanh nghiệp đặc thù riêng mà cũng giống như doanh nghiệp thông thường, DNXH vẫn tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân[1].
Vì cũng là một doanh nghiệp nên để thành lập DNXH, doanh nhân xã hội (người bỏ vốn để thành lập DNXH được tác giả sử dụng thuật ngữ “doanh nhân xã hội”) phải thực hiện các thủ tục pháp lý thông thường để thành lập một doanh nghiệp trong số các loại hình doanh nghiệp đã được Luật Doanh nghiệp năm 2014 thiết kế. Tiêu chí này thể hiện một trong những đặc điểm cơ bản của DNXH, tương tự doanh nghiệp thông thường, đó là có hoạt động kinh doanh. Theo đó, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Từ định nghĩa doanh nghiệp, kinh doanh của pháp luật doanh nghiệp và theo quan niệm truyền thống trong khoa học pháp lý ở nước ta, chính yếu tố “nhằm mục đích sinh lợi” là yếu tố căn bản, quyết định đến sự ra đời và hoạt động của doanh nghiệp, “một thuộc tính không thể tách rời của doanh nghiệp”[2] và là “đích cuối cùng của các nhà kinh doanh”[3]. Từ đó có thể hiểu, mục đích chính khi thành lập doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp, còn việc giải quyết các vấn đề xã hội vì lợi ích của cộng đồng không phải là mục tiêu chủ yếu của kinh doanh. Vì thế mà có quan điểm cho rằng, định nghĩa kinh doanh ở nước ta quá nhấn mạnh chủ nghĩa duy lợi, người soạn luật đã không khái quát được những doanh nghiệp không vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận[4].
Ở khía cạnh khác, cũng xét từ định nghĩa “doanh nghiệp”, mục đích thành lập doanh nghiệp là nhằm thực hiện chức năng kinh doanh, mục tiêu chính là tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp, được Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2023 xếp vào nhóm pháp nhân thương mại. Trong khi đó, theo Điều 76 Bộ luật Dân sự năm 2023, thì DNXH là một pháp nhân phi thương mại, “vẫn có thể tìm kiếm lợi nhuận nhưng đó không là mục tiêu chính và điều quan trọng là nếu có lợi nhuận thì không được chia cho các thành viên”[5]. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì DNXH thuộc phạm trù “doanh nghiệp”, hiểu theo logic đó thì DNXH phải là một pháp nhân thương mại, nhưng Bộ luật Dân sự đã không theo hướng đó. Dường như theo tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2023, thì DNXH là một phạm trù nằm ngoài khái niệm doanh nghiệp, điều này đã tạo nên sự mâu thuẫn với Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Hiện nay, thủ tục thành lập DNXH được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp (Nghị định số 96/2023/NĐ-CP). Giống như mọi doanh nghiệp khác, DNXH cũng có tên riêng của mình. Dựa trên các chuẩn mực về tên doanh nghiệp được pháp luật quy định, doanh nhân xã hội sẽ chủ động quyết định đặt tên cho DNXH. Theo các quy định từ Điều 38 đến Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2014, thì không có quy định riêng trong việc đặt tên cho DNXH. Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP thì có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của DNXH. Quy định có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của DNXH là một quy phạm tùy nghi, do người thành lập DNXH tự quyết định. Tuy nhiên, cả Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định cấm hay hạn chế các nhà đầu tư sử dụng cụm từ “doanh nghiệp xã hội” hay từ viết tắt “DNXH” trong tên của doanh nghiệp thông thường. Hệ quả là thực tế có thể sẽ tồn tại những nhà đầu tư lợi dụng các cụm từ này trong việc đặt tên cho doanh nghiệp của mình để Nhà nước, công chúng và đối tác nhầm lẫn về chủ thể nhằm kinh doanh không lành mạnh. Vì vậy, pháp luật Việt Nam cần có quy định cấm việc sử dụng các cụm từ “doanh nghiệp xã hội” hay từ viết tắt “DNXH” trong tên của doanh nghiệp thông thường, điều này cũng phù hợp với quy định pháp luật của Vương quốc Anh và Hàn Quốc.
2. Doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng
Theo điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014, thì DNXH có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Các vấn đề xã hội, môi trường và cộng đồng như bảo vệ môi trường, bảo vệ và đáp ứng các quyền cơ bản của con người thông qua các hoạt động tạo công ăn việc làm cho những nhóm người khó hòa nhập, dễ bị tổn thương, cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, cung cấp nước sạch, xử lý rác thải, ô nhiễm… Chính các mục tiêu xã hội này trở thành động lực thôi thúc các doanh nhân xã hội thành lập DNXH và sử dụng phương án kinh doanh để giải quyết các vấn đề xã hội. Về mặt pháp lý, khoản 1 Điều 5 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP quy định DNXH phải thông báo cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh, để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động. Thông qua hành vi pháp lý này, một doanh nghiệp thông thường sẽ khoác lên mình chiếc áo DNXH, từ đó Nhà nước và xã hội có thể nhận biết được địa vị pháp lý của DNXH, kèm theo đó là các quyền và nghĩa vụ của DNXH.
Tiêu chí này góp phần giúp chúng ta có cơ sở để phân biệt DNXH với các doanh nghiệp thông thường khác. Cụ thể, ở doanh nghiệp thông thường, các nhà đầu tư dựa vào thị trường để tìm ra nhu cầu của khách hàng, từ đó lên kế hoạch, chiến lược đầu tư, sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thông qua hàng loạt các hoạt động kinh doanh được điều tiết bởi các quy luật của nền kinh tế thị trường để đạt được mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Nói cách khác, chính lợi nhuận trở thành động lực để nhà đầu tư quyết định tìm giải pháp kinh doanh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận cho mình, có được lợi nhuận, tức nhà đầu tư đã thành công.
Trong khi đó, đối với DNXH thì yếu tố “sinh lợi” không phải là yếu tố quyết định đến sự ra đời của doanh nghiệp, mà chính từ các vấn đề đang tồn tại trong xã hội. Các vấn đề xã hội trở thành động lực để doanh nhân xã hội tìm kiếm và quyết định mô hình kinh doanh phù hợp, suy cho cùng thì doanh nhân xã hội sử dụng phương thức kinh doanh để giải quyết vấn đề xã hội mà họ đã phát hiện ra. Khi vấn đề xã hội được giải quyết thì mục đích của DNXH đã đạt được, dù có thể chính DNXH không thu về được lợi nhuận, thậm chí bị thua lỗ.
Như vậy, doanh nghiệp thông thường và DNXH là các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, nghĩa là phải có doanh thu và lợi nhuận, tuy nhiên chúng khác nhau về bản chất và đích đến, cho nên có quan điểm cho rằng: “DNXH có thể có lợi nhuận, thậm chí cần lợi nhuận để phục vụ mục tiêu xã hội nhưng không “vì lợi nhuận” mà “vì xã hội””[6].
Trên thực tế, DNXH cũng hay bị nhầm lẫn với trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp (Coperate Social Responsibilities)[7]. TNXH là cam kết nỗ lực cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng thông qua quá trình kinh doanh và đóng góp của các doanh nghiệp một cách tự nguyện[8]. Bản chất của TNXH là ghi nhận sự cam kết tự nguyện của doanh nghiệp thực hiện những chuẩn mực đạo đức và xã hội vì mục tiêu con người và phát triển bền vững, mang tính chất là hoạt động bổ sung của doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện TNXH vẫn là các doanh nghiệp thông thường vẫn với mục tiêu và bản chất tìm kiếm lợi nhuận. Trong khi đó, tôn chỉ, mục đích và toàn bộ hoạt động của DNXH là để giải quyết vấn đề xã hội hay môi trường đã xác định ngay từ khi thành lậpvà được duy trì trong suốt quá trình hoạt động, được thể hiện cụ thể, rõ ràng thông qua cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường, nếu DNXH có sự thay đổi hoặc chấm dứt mục tiêu xã hội thì DNXH phải thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Doanh nghiệp xã hội sử dụng phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường
DNXH khi hoạt động kinh doanh phát sinh lợi nhuận không phân phối như các doanh nghiệp thông thường. Lợi nhuận mà doanh nghiệp có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được dùng để tái đầu tư vào doanh nghiệp với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội mà DNXH đang theo đuổi. Tiêu chí sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư phục vụ các mục tiêu xã hội là điểm phân biệt DNXH với các doanh nghiệp thông thường, thể hiện rõ nét tiêu chí “vì xã hội”. Theo điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014, thì DNXH phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Con số 51% là nhằm mục đích tạo điều kiện, cơ hội cho DNXH huy động vốn kinh doanh từ các nhà đầu tư, thành viên, cổ đông khác bằng việc bảo đảm có phần cổ tức nhất định cho các nhà đầu tư này, qua đó góp phần phát triển bền vững cho DNXH[9]. Tiêu chí này góp phần định lượng rõ ràng, cụ thể mục tiêu vì xã hội của DNXH.
Mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường và đem lại lợi ích cho cộng đồng là sứ mệnh cao cả của DNXH, đã làm cho DNXH khác hẳn với các doanh nghiệp thông thường và cũng không giống với các tổ chức từ thiện. DNXH mang đặc tính “lai” giữa doanh nghiệp thông thường và các tổ chức từ thiện[10]. Một bên là các doanh nghiệp hoạt động vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận tài chính, còn một bên là các tổ chức phi Chính phủ được thành lập nhằm theo đuổi lợi ích xã hội thuần túy. Vì vậy, DNXH là mô hình kết hợp hài hòa cả hình thức và nội dung của hai chủ thể này để lấy kinh doanh làm lĩnh vực hoạt động chính, nhưng không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể, vì thế mà phần lớn lợi nhuận được dùng để phục vụ cho xã hội, môi trường.
Ngoài ra, DNXH cũng có một số nét tương đồng với các doanh nghiệp công ích, cả hai đều hướng tới mục tiêu phục vụ nhu cầu của xã hội, có thể đều cung cấp sản phẩm là các dịch vụ mang tính chất phục vụ lợi ích chung của xã hội như cung cấp nước sạch, dọn rác thải, bảo vệ môi trường…[11] Ở một chừng mực nhất định, các doanh nghiệp này có thể được xếp chung vào nhóm doanh nghiệp có cùng mục đích hoạt động chủ yếu[12]. Tuy nhiên, về bản chất DNXH được thành lập tự nguyện bởi các doanh nhân xã hội, DNXH mang tính ổn định, nhất quán, được quyết định bởi mục tiêu xã hội, không phụ thuộc vào tính chất của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Trong khi đó, doanh nghiệp công ích được Nhà nước thành lập nên để sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích theo phương thức giao nhiệm vụ và được hưởng các ưu đãi đặc biệt[13].
4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
DNXH khác với các doanh nghiệp thông thường ở mục đích phân phối và sử dụng lợi nhuận. Vì vậy, ngoài các quyền và nghĩa của doanh nghiệp nói chung, DNXH còn các quyền và nghĩa vụ đặc thù tương ứng với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội theo khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Các quyền và nghĩa cụ quan trọng của DNXH bao gồm:
Thứ nhất, DNXH phải duy trì mục tiêu và điều kiện phân phối lợi nhuận trong suốt quá trình hoạt động. Như đã phân tích, đặc trưng pháp lý để phân biệt DNXH với các doanh nghiệp thông thường là ở mục tiêu và điều kiện phân phối lợi nhuận, vì vậy DNXH phải duy trì các tiêu chí này trong suốt quá trình hoạt động của mình. Pháp luật doanh nghiệp quy định các cơ chế để đảm bảo việc tuân thủ mục tiêu xã hội, môi trường của DNXH.
Thứ tư, Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội. Với khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề về nhu cầu an sinh xã hội, phục vụ nhu cầu của những người nghèo, yếu thế nhất và đông nhất trong xã hội. Đây là nhóm người lâu nay vẫn được bảo trợ từ các chính sách của nhà nước, hay nói cách khác, đây là “gánh nặng” của ngân sách nhà nước[15]. DNXH chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước, góp phần rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm, thu nhập và cơ hội để nhóm tầng lớp này tự tin, hòa nhập, từ đó giúp họ có cuộc sống ổn định hơn. DNXH đang ra sức giải quyết những vấn đề trong xã hội mà Nhà nước không làm xuể, giá trị mà các DNXH mang lại cho xã hội là rất lớn. Do đó, Nhà nước cần xem DNXH là người bạn đồng hành cùng với mình trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và xây dựng các chính sách tạo điều kiện để DNXH phát triển.
Nhìn chung, mặc dù Luật Doanh nghiệp năm 2014 phân công Chính phủ quy định cụ thể Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014, trong đó có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ dành cho DNXH, nhưng Nghị định số 96/2023/NĐ-CP chưa có các quy định cụ thể về vấn đề này. Điều này có thể được lý giải vì Nghị định số 96/2023/NĐ-CP là văn bản hướng dẫn thi hành của Luật Doanh nghiệp năm 2014 nên những vấn đề về ưu đãi dành cho DNXH cần được quy định ở pháp luật chuyên ngành (như pháp luật về đầu tư, thuế, giáo dục, y tế…), qua đó góp phần tạo nên sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.
DNXH theo pháp luật Việt Nam là một chủ thể đặc biệt, một doanh nghiệp hoạt động nhưng không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho các nhà đầu tư mà phần lớn lợi nhuận của DNXH được phục vụ cho cộng đồng. Như vậy, việc điều chỉnh pháp luật đối với DNXH cần xét đến các yếu tố đặc thù của mô hình này, để góp phần tạo nên “hệ sinh thái” tốt, tạo điều kiện cho DNXH phát triển như nhiều quốc gia trên thế giới.
[1]. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Báo cáo số 798/BC-UBTVQH13 ngày 24/11/2014 về tiếp thu,chỉnh lý, giải trình dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), truy cập tại địa chỉ: http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/ DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=753&TabIndex=2, 2014.
[2]. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh, Bùi Xuân Hải chủ biên, Nxb. Hồng Đức, 2023, tr. 26.
[3]. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại, tập 1, Nguyễn Viết Tý chủ biên, Nxb. Công an nhân dân, 2023, tr. 29.
[4]. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, Nxb. Công an nhân dân, 2010, tr. 29.
[6]. Võ Sỹ Mạnh, Doanh nghiệp xã hội theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 nhìn từ góc độ quyền tự do kinh doanh, Hội thảo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014: Những đổi mới nhằm hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, 2023, tr. 50.
[7]. Phan Thị Thanh Thủy, “Doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp năm 2014”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6 (279), 2023, tr. 26.
[8]. Philip Kotler và Nancy Lee, Corporate Social Responsibility Doing the Most Good for Your Company and Your Cause, 2005.
[9]. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Báo cáo số 761/BC-UBTVQH13 ngày 28/10/2014 về tiếp thu, chỉnh lý, giải trình Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), nguồn: http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/ View_Detail.aspx?ItemID=753&TabIndex=2.
[10]. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phạm Kiều Oanh và Trần Thị Hồng Gấm, Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – Khái niệm, bối cảnh và chính sách, Hà Nội, 2012, tr. 10.
[11]. Phan Thị Thanh Thủy, “Doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp năm 2014”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6 (279), 2023, tr. 25-26.
[12]. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh Bùi Xuân Hải chủ biên, Nxb. Hồng Đức, 2023, tr. 31.
[13]. Phan Thị Thanh Thủy (2023), “Doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp năm 2014”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6 (279), tr. 25-26.
[14]. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phạm Kiều Oanh và Trần Thị Hồng Gấm, Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – Khái niệm, bối cảnh và chính sách, Hà Nội, 2012, tr. 53-60.
[15]. Nguyễn Thị Yến, “Doanh nghiệp xã hội và giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 11, 2023, tr. 73.
Hiệp Hội An Sinh Xã Hội Việt Úc
Ly thân và ly hôn
Làm thế nào để tôi ly hôn?
Quý vị phải ly thân tối thiểu 12 tháng trước khi quý vị có thể nộp đơn xin ly dị. Khi ly thân lần đầu tiên, bạn không cần làm gì và không cần ký nhận giấy tờ gì để xác nhận bạn đã ly thân. Ly hôn là một kết thúc chính thức cho một cuộc hôn nhân. Sau khi ly thân tối thiểu 12 tháng, bạn có thể nộp đơn xin ly hôn. Bạn cần nộp Đơn Xin Ly Hôn của mình tại Phòng Lục Sự Tòa Án Gia Đình (Family Law Courts Registry).
Bạn có thể xin ly hôn ngay cả khi bạn và người phối ngẫu của mình sống cùng nhà trong một phần hoặc trọn 12 tháng ly thân. Bạn cần bổ túc thông tin và giấy tờ cho Tòa Án. Bạn nên nhờ Legal Aid NSW, trung tâm pháp lý cộng đồng hoặc LawAccess NSW làm cố vấn pháp lý. Bạn KHÔNG THỂ nộp đơn với Tòa Án để xin ly hôn (lệnh hủy bỏ hôn nhân) trừ khi đã ly thân tối thiểu 12 tháng trước khi nộp đơn xin. Tuy nhiên bạn CÓ THỂ bắt đầu thương lượng về tài sản (và con cái) ngay khi cuộc hôn nhân tan vỡ.
Tôi muốn kết thúc mối quan hệ của mình nhưng người bạn đời cũ sẽ không rời khỏi ngôi nhà chúng tôi sở hữu. Tôi có thể làm gì?
Cả bạn và người phối ngẫu hay bạn đời cũ của bạn đều có quyền cư ngụ tại nhà bạn sau khi ly thân bất kể tên ai ghi trên hợp đồng thuê nhà hay đứng tên quyền sở hữu tài sản. Bạn không thể bị ép rời khỏi nhà chỉ vì bạn không phải là chủ sở hữu tài sản, trừ khi Tòa Án yêu cầu. Xem bên dưới để biết thêm thông tin về các án lệnh về tài sản theo luật gia đình. Nếu bạn phải dọn ra, điều này sẽ không ảnh hưởng tới quyền được chia tài sản của bạn. Mọi quyền lợi bạn gây dựng trong quá trình chung sống sẽ giữ nguyên ngay cả khi bạn dọn đi. Nếu lo lắng về bạo hành, bạn nên tìm kiếm tư vấn ngay. Đôi khi một bên có thể lấy một án lệnh sở hữu riêng để buộc bên kia dọn ra khỏi nhà. Tòa Án có thể đưa ra án lệnh gọi là sở hữu riêng ngôi nhà cho một trong hai người phối ngẫu. Điều đó nghĩa là bạn có thể sống trong ngôi nhà, không có người phối ngẫu sống chung cho tới khi tài sản được phân chia. Khi Tòa Án đưa ra án lệnh loại này, tòa sẽ xem xét nhu cầu của các bên và của con cái. Án lệnh này thông thường chỉ được đưa ra trong những trường hợp đặc biệt khi xảy ra vấn đề bạo hành gia đình hoặc một người chồng/vợ hăm dọa người kia, đặc biệt nếu con cái bị ảnh hưởng, hoặc ngôi nhà đã được chỉnh sửa do có người khuyết tật.
Cơ Quan Trợ Giúp Luật Pháp NSW (New South Wales) giới thiệu các khóa học miễn phí tại một số các trung tâm đô thị và địa phương của Sydney. Hãy liên lạc với LawAccess NSW theo số điện thoại 1300 888 529 để biết thêm chi tiết hoặc vào trang web chúng tôi của chúng tôi.
Hòa giải và tư vấn Dịch Vụ Giải Quyết Tranh Chấp Trong Gia Đình của Legal Aid NSW (Legal Aid NSW Family Dispute Resolution Service)
Dịch vụ hòa giải của Legal Aid dành cho những thân chủ đã được trợ giúp pháp lý. Bạn có thể liên lạc với dịch vụ này theo số 9219 5000, 9219 5118 và 9219 5119. Trung Tâm Quan Hệ Gia Đình (Family Relationship Centres) và đường dây tư vấn Quan Hệ Gia Đình (Family Relationship) 1800 050 321 chúng tôi CatholicCare 9390 5366 chúng tôi
Trung Tâm Tư Pháp Cộng Đồng (Community Justice Centres) 1800 990 777 chúng tôi
Dịch Vụ Hòa Giải Các Mối Quan Hệ (Relationships Australia Mediation Service) 1300 364 277 chúng tôi Unifam 8830 0777 chúng tôi
Trung Tâm Quan Hệ Gia Đình (Interrelate Family Centres) 1300 736 966 chúng tôi
Những địa chỉ khác để liên lạc
Số Miễn Phí của Centrelink (phục vụ thân chủ) 1800 050 004
Cơ Quan Phụ Trách Tiền Cấp Dưỡng Con Cái (Child Support Agency)
Số điện thoại miễn phí 131 272 Cảnh Sát Liên Bang (Federal Police) 6223 3000
Đường Dây Trợ Giúp của Bộ Dịch Vụ Cộng Đồng (DoCS Helpline) 132 111
Phòng Hộ Tịch Tiểu Bang NSW (NSW Registry of Births, Deaths and Marriages) 1300 655 236 (gọi tại địa phương)
Cần một thông dịch viên? Dịch vụ Phiên và Thông dịch (TIS) cung cấp các thông dịch viên miễn phí nếu quý vị không nói tiếng Anh. TIS có thể giúp quý vị nói chuyện với chúng tôi bằng ngôn ngữ của quý vị. Hãy gọi điện tới TIS theo số 131 450.
Khiếm thính/khiếm ngôn? Nếu quý vị bị khiếm ngôn hoặc khiếm thính, hãy gọi điện cho Dịch vụ Tiếp âm Quốc gia theo số 133 677 hoặc LawAccess NSW theo số TTY 1300 889 529.
This brochure is produced in Arabic, Chinese (Traditional), Farsi, Korean, Spanish, Turkish and Vietnamese.
(Nguồn LEGAL AID)
Tìm Hiểu Về Ngày Pháp Luật Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: Ngày Pháp Luật Việt Nam
Theo quy định của luật phổ biến, giáo dục pháp luật, ngày pháp luật được tổ chức để tôn vinh hiến pháp, pháp luật, đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế – xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân.
I. SỰ HÌNH THÀNH NGÀY PHÁP LUẬT
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò quan trọng đặc biệt, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, yêu cầu tăng cường vai trò của pháp luật là một tất yếu khách quan. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp. Ngày Pháp luật là một trong những hình thức, biện pháp, là một mô hình triển khai cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu đó.
Ngày Pháp luật thực chất là mô hình bắt nguồn từ sáng kiến của cơ sở. Xuất phát từ nhu cầu đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, các tỉnh Hà Tây (trước đây), Tiền Giang, Long An… đã tổ chức triển khai mô hình này với tính chất là một ngày sinh hoạt pháp luật tập trung để cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và sau đó được một số địa phương khác tham khảo, áp dụng. Qua theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp việc thực hiện mô hình “Ngày pháp luật” tại các địa phương, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (nay là Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương) đã đánh giá đây là một cách làm mới, tích cực, góp phần đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn nhân rộng mô hình này trên phạm vi toàn quốc (Công văn số 3535/HĐPH ngày 04/10/2010 của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ). Theo đó, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đa số các Bộ, ngành đã triển khai thực hiện mô hình này và bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực trong thực tế.
Xuất phát từ vai trò của pháp luật và từ những mô hình, sáng kiến về Ngày pháp luật của địa phương, kết hợp với việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, trong quá trình xây dựng Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, theo đề xuất của Chính phủ, Ngày Pháp luật đã chính thức được thể chế hóa trong Luật phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013.
Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định:”Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.
Cụ thể hóa Điều này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 4/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó quy định cụ thể nội dung, hình thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật.
II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA NGÀY PHÁP LUẬT
Theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật được tổ chức để tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế – xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; là cơ hội để tổ chức nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cộng đồng thông qua những cách thức khác nhau. Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội; từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.
Trên thế giới, hiện có nhiều nước tổ chức Ngày Pháp luật hay “Ngày Hiến pháp” như một ngày hội để “thượng tôn pháp luật”, tôn vinh Hiến pháp – đạo luật gốc của mỗi quốc gia. Hiện có khoảng 40 quốc gia lấy ngày ký, ban hành hoặc thông qua Hiến pháp để hàng năm tổ chức kỷ niệm “Ngày Hiến pháp” của mình. Trong ngày này, các luật gia, luật sư và các hiệp hội nghề nghiệp về luật tổ chức nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng nhằm tăng cường hơn nhận thức của nhân dân, học sinh, sinh viên về vị trí, vai trò tối thượng, không thể thay thế của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là về các giá trị tự do, dân chủ, công lý, công bằng.
Ở Việt Nam, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật với dấu mốc đây là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta năm 1946, khởi đầu cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, Hiến pháp năm 1946 đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, là sự khẳng định mạnh mẽ các giá trị dân chủ, dân quyền, thượng tôn pháp luật và còn tồn tại bền vững cho đến ngày hôm nay. Các giá trị đó thể hiện tập trung nhất tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, được kế thừa trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992.
Ngày Pháp luật khơi dậy trong mọi cá nhân công dân ý thức về trách nhiệm, bổn phận và quyền lợi của mình mà tham gia một cách tích cực vào các sinh hoạt của đời sống chính trị và đời sống xã hội. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Ngày Pháp luật với nội hàm ghi nhận ngày ban hành bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nhà nước Việt Nam thì không chỉ giới hạn chỉ là ngày 09/11, mà được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối, xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, để không chỉ là một ngày, mà phấn đấu sẽ là 365 ngày trong một năm mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật theo hiện khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật cũng là một trong những chế định quan trọng đặt tiền đề cho việc đổi mới tổ chức thực hiện công tác này. Ngày pháp luật được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật – một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và xã hội.
III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGÀY PHÁP LUẬT
Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/04/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật tại Chương 2 đã quy định cụ thể, Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung: Khẳng định trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý Nhà nước và đời sống xã hội; giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật; tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Ngày Pháp luật cũng là ngày biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt việc tốt trong thực hiện pháp luật.
Để triển khai các nội dung trên, Ngày Pháp luật được tổ chức dưới các hình thức như mít tinh, hội thảo, tọa đàm, thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm.
Nghị định cũng quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương trong tổ chức triển khai Ngày Pháp luật. Trong đó, quy định Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật trong phạm vi cả nước; Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức Ngày Pháp luật của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật cho các tổ chức thành viên; quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan Trung ương của các tổ chức thành viên của Mặt trận trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức Ngày Pháp luật cho các hội viên, đoàn viên của tổ chức mình.
Nguồn tin: Website Bộ GTVT.
Cập nhật thông tin chi tiết về Pháp Luật An Sinh Xã Hội Ở Việt Nam trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!