Xu Hướng 3/2023 # Pháp Luật Môi Trường Việt Nam Với Vấn Đề Trách Nhiệm Xã Hội Của Dn # Top 6 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Pháp Luật Môi Trường Việt Nam Với Vấn Đề Trách Nhiệm Xã Hội Của Dn # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Pháp Luật Môi Trường Việt Nam Với Vấn Đề Trách Nhiệm Xã Hội Của Dn được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

TÓM TẮT: Trước những đòi hỏi của sự phát triển bền vững, thực hiện trách nhiệm xã hội là yêu cầu có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Bài viết phân tích các vấn đề cơ bản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dưới góc độ pháp luật môi trường Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội về môi trường trong suốt quá trình hoạt động.

Từ khóa: Trách nhiệm xã hội, môi trường, doanh nghiệp.

1. Đặt vấn đề

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây. Hoạt động kinh doanh bền vững của các doanh nghiệp không chỉ bao gồm việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ, mà còn phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vừa đảm bảo duy trì và cải thiện môi trường, vừa dựa trên trách nhiệm với xã hội. Trong lĩnh vực môi trường, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là nghĩa vụ pháp lý và tự nguyện mà doanh nghiệp thực hiện để phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình hoạt động.

Trách nhiệm này sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt các đòi hỏi của thị trường gắn với yêu cầu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.. Để làm được điều đó, ngoài việc tuân thủ pháp luật, các doanh nghiệp cần thừa nhận trách nhiệm đối với những tác động môi trường do các hoạt động của mình gây ra, từ đó có hành động nhằm thay đổi hoạt động của mình theo hướng có lợi hơn cho môi trường.

2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật môi trường Việt Nam

Tại Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một trong những vấn đề đã và đang được quan tâm điều chỉnh bởi hệ thống các quy phạm pháp luật môi trường. Theo cách tiếp cận chung của thế giới[1], trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được quy định trong hệ thống pháp luật này bao gồm 4 nhóm trách nhiệm. Đó là: (i) Phòng ngừa ô nhiễm môi trường; (ii) Sử dụng tài nguyên bền vững; (iii) Giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu; (iv) Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và khôi phục môi trường sống tự nhiên. Cụ thể:

2.1. Trách nhiệm phòng ngừa ô nhiễm môi trường

Phòng ngừa ô nhiễm môi trường là nguyên tắc được ưu tiên hàng đầu trong bảo vệ môi trường. Vì vậy, hệ thống pháp luật môi trường hiện hành bao gồmmột số văn bản pháp luật chủ yếu là: Luật Bảo vệ môi trường 2014; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Nghị định số 19/2015/ NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 154/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Nghị định số 164/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản…

Thực hiện quy định tại các văn bản nêu trên, để phòng ngừa các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp phải thực hiện một số nghĩa vụ cơ bản sau:

– Thực hiện đánh giá tác động môi trường, hay lập kế hoạch bảo vệ môi trường trước khi triển khai dự án/phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Hoạt động này sẽ tạo thế chủ động cho doanh nghiệp trong việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường hoặc sự cố môi trường. . Hơn nữa, hoạt động này cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất thông qua việc tính toán các biện pháp sử dụng hiệu quả nguyên liệu đầu vào và giảm chi phí xử lý chất thải. Thực hiện đánh giá tác động môi trường cũng giúp doanh nghiệp tránh được những khoản tiền bồi thường thiệt hại rất lớn mà doanh nghiệp có thể phải trả do không phòng ngừa được nguy cơ ô nhiễm môi trường.

– Quản lý chất thải: Việc làm phát sinh khí thải, nước thải hay chất thải rắn tại các doanh nghiệp là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Để ngăn ngừa tình trạng này, doanh nghiệp phải giảm thiểu chất thải, kiểm soát chặt chẽ chất thải tại nguồn, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải và chuyển giao chất thải một cách an toàn. Bên cạnh đó, việc xây dựng chương trình, kế hoạch phòng chống và ứng phó sự cố môi trường cũng cần được thực hiện tại doanh nghiệp. Theo đó, cần phân loại chất thải theo 2 loại chính là chất thải nguy hại và chất thải thông thường (chất thải rắn, nước thải, bụi, khí thải) để thực hiện quản lý. Chất thải thông thường có lẫn chất thải nguy hại vượt ngưỡng quy định mà không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại.

– Thực hiện các nghĩa vụ tài chính: Đây là những khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải nộp phí bảo vệ môi trường (nếu làm phát sinh nước thải hoặc tiến hành khai thác khoáng sản) hay phải ký quỹ (nếu tiến hành khai thác khoáng sản hoặc nhập khẩu phế liệu).

2.2. Trách nhiệm sử dụng tài nguyên bền vững

Tài nguyên giữ một vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một quốc gia nói chung và các hoạt động sản xuất – kinh doanh nói riêng. Vì vậy, sự bền vững trong hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với sự bền vững của các nguồn tài nguyên, bao gồm cả tài nguyên có thể tái tạo (tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên thủy sản…) và tài nguyên không thể tái tạo (nhiên liệu hóa thạch, kim loại và khoáng sản).

Tại Việt Nam, các văn bản pháp luật chủ yếu quy định về vấn đề này bao gồm: Luật thuế Tài nguyên 2009; Luật Khoáng sản 2010; Luật Tài nguyên nước 2012; Luật Dầu khí 2013; Luật Bảo vệ môi trường 2014; Luật Tài nguyên môi trường biển và Hải đảo 2015; Luật Lâm nghiệp 2017; Luật Thủy sản 2017 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành những đạo luật đó.

Theo quy định tại các văn bản này, để duy trì sự bền vững của các nguồn tài nguyên, đòi hỏi các doanh nghiệp cần sử dụng tài nguyên có thể tái tạo với tỷ lệ nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ bổ sung của tự nhiên. Đối với các nguồn tài nguyên không thể tái tạo, đòi hỏi tỷ lệ sử dụng nhỏ hơn tỷ lệ nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo có thể thay thế.

Điều đó có nghĩa, bên cạnh việc khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn tài nguyên hữu hạn, việc sử dụng các nguồn tài nguyên vô hạn (sức gió, ánh sáng, thủy triều, nhiệt năng trong lòng đất…) sẽ được khuyến khích. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tiến tới thay thế dần nguồn nguyên liệu tự nhiên bằng nguồn nguyên liệu nhân tạo để giảm sức ép đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên. Một số nghĩa vụ cơ bản mà các doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo trách nhiệm sử dụng tài nguyên bền vững là:

– Khai thác và sử dụng hợp pháp các nguồn tài nguyên thiên nhiên: Theo quy định của Hiến pháp, tại Việt Nam, các loại tài nguyên thiên nhiên đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Do vậy, trước hết, các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện các điều kiện, thủ tục để được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên. Tùy thuộc vào nhu cầu khai thác của doanh nghiệp, đó có thể là giấy phép khai thác khoáng sản hay giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép khai thác, sử dụng nước ngầm… Đây là chứng thư pháp lý xác nhận quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên của doanh nghiệp.

– Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên: Mỗi loại tài nguyên đều có đặc điểm sinh thái và chức năng sử dụng không giống nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào từng loại tài nguyên được doanh nghiệp khai thác, sử dụng, cách thức khai thác và sử dụng chúng một cách hợp lý sẽ được quy định riêng. Các doanh nghiệp có nghĩa vụ khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên được phép khai thác trên cơ sở đảm bảo khả năng tái tạo và duy trì tính bền vững của loại tài nguyên đó. Cách đơn giản nhất để các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ này là tuân thủ đúng nội dung giấy phép (về địa điểm khai thác, sản lượng khai thác, thời gian khai thác, công cụ phương tiện khai thác…) và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của chủ giấy phép. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính như nộp thuế tài nguyên, ký quỹ phục hồi môi trường (trong trường hợp có khai thác khoáng sản).

2.3. Trách nhiệm giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu

Thực tế là phát thải khí nhà kính từ các hoạt động của con người, như cácbon đioxit (CO 2), mêtan (CH 4) và nitơ oxit (N 2O), là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu, có tác động lớn đến môi trường tự nhiên và con người[2]. Biến đổi khí hậu sẽ gây những ảnh hưởng bất lợi nhất định đối với các hoạt động của con người, bao gồm cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, thực hiện trách nhiệm giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trước hết sẽ góp phần đảm bảo các điều kiện an toàn cho hoạt động của chính doanh nghiệp và sau đó là thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường sống của cộng đồng[3].

Vấn đề này hiện được điều chỉnh trong một số văn bản pháp luật như: Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010; Luật Bảo vệ môi trường 2014; Luật Khí tượng thủy văn 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật này. Theo đó, để thực hiện trách nhiệm giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp để giảm phát thải khí nhà kính, tích cực áp dụng các biện pháp để thu hồi năng lượng từ chất thải, sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm năng lượng, tăng cường việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường… Cụ thể:

– Thực hiện quản lý khí thải để giảm thiểu phát thải khí nhà kính và không sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozon. Những doanh nghiệp có nguồn phát thải khí công nghiệp lưu lượng lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và phải có giấy phép xả thải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Đồng thời, các doanh nghiệp có phát sinh khí thải trong quá trình hoạt động phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động.

– Đẩy mạnh việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; tiết kiệm năng lượng; thực hiện sản xuất sạch hơn; ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thu hồi năng lượng từ chất thải. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có trách nhiệm xây dựng, thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm; lồng ghép chương trình quản lý năng lượng với các chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở.

Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng phải lựa chọn áp dụng quy trình và mô hình quản lý sản xuất tiên tiến, biện pháp công nghệ phù hợp và thiết bị công nghệ có hiệu suất năng lượng cao; sử dụng các dạng năng lượng thay thế có hiệu quả cao hơn trong dây chuyền sản xuất; thực hiện quy trình vận hành, chế độ duy tu, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị trong dây chuyền sản xuất để chống tổn thất năng lượng và loại bỏ dần phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng.

2.4. Trách nhiệm bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và khôi phục môi trường sống tự nhiên

Môi trường sống đã bị biến đổi theo chiều hướng xấu do những tác động từ các hoạt động của con người, bao gồm cả hoạt động của các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần thực hiện nhiều hành động để bảo vệ môi trường và khôi phục môi trường sống tự nhiên cũng như nhiều chức năng và dịch vụ khác mà hệ sinh thái cung cấp (như thức ăn và nước uống, điều hòa khí hậu, hình thành đất trồng và các cơ hội tái tạo)[4].

Để tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp thực hiện những hành vi thiết thực nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững, khắc phục ô nhiễm và suy thoái môi trường, tham gia các hoạt động phục hồi môi trường…, pháp luật môi trường đã điều chỉnh vấn đề này trong một số đạo luật cơ bản như: Luật Đa dạng sinh học 2008; Luật Bảo vệ môi trường 2014; Luật Lâm nghiệp 2017; Luật Thủy sản 2017 cùng nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Những nghĩa vụ chính mà các doanh nghiệp cần thực hiện bao gồm:

– Giữ gìn vệ sinh môi trường trong và sau quá trình hoạt động.

– Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phục hồi môi trường môi sinh sau quá trình hoạt động.

– Thực hiện các yêu cầu về bảo vệ các nguồn gen, các giống loài động thực vật và các hệ sinh thái khi tiến hành các hoạt động khai thác, vận chuyển, buôn bán và sử dụng các yếu tố của đa dạng sinh học.

– Thực hiện các nghĩa vụ tài chính như: Chi trả dịch vụ môi trường; chia sẻ lợi ích khi tiếp cận nguồn gen; ký quỹ phục hồi môi trường; chi trả chi phí phục hồi môi trường (trong trường hợp gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường)…

Với những phân tích nêu trên, có thể thấy, ở nước ta, trách nhiệm xã hội về môi trường của doanh nghiệp là vấn đề đã được điều chỉnh khá cụ thể tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau trong hệ thống pháp luật môi trường. Đây là công cụ pháp lý hết sức quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm cũng như thể hiện vai trò của mình trong bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các quy định pháp luật trong lĩnh vực này cũng cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với yêu cầu bảo vệ môi trường và khả năng, ý thức của các doanh nghiệp trên thực tiễn.

3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật môi trường về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Để hoàn thiện các quy định pháp luật môi trường hiện hành về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chúng tôi cho rằng cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

3.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý chất thải trong hoạt động của doanh nghiệp

Thứ nhất, bổ sung quy định về trao đổi chất thải

Thực tiễn quản lý chất thải tại nhiều nước trên thế giới cũng đã cho thấy giá trị kinh tế và môi trường của việc trao đổi chất thải giữa các doanh nghiệp. Theo đó, chất thải của doanh nghiệp này có thể trở thành nguồn nguyên liệu cho một hoặc nhiều doanh nghiệp khác. Vì vậy, việc trao đổi chất thải giữa các nhóm doanh nghiệp này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn có giá trị không nhỏ trong việc ngăn ngừa ô nhiễm môi trường hay khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Với ý nghĩa đó, cần bổ sung quy định về việc trao đổi chất thải vào Luật Bảo vệ môi trường hiện hành nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động trao đổi chất thải giữa các doanh nghiệp, qua đó tận dụng tốt hơn những giá trị về kinh tế và môi trường của hoạt động này, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.

3.2. Ban hành các quy định cụ thể về phát triển công nghiệp môi trường.

Các quy định này sẽ tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho các doanh nghiệp thực hiện sản xuất công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, thực hiện tốt nhất trách nhiệm xã hội về môi trường của doanh nghiệp. Nhóm quy định này cần đề cập đến các vấn đề cơ bản như:

– Cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi loại hình doanh nghiệp tham gia phát triển công nghiệp môi trường.

– Các quy định về cơ chế đảm bảo phát triển công nghiệp môi trường hài hòa các lĩnh vực: Sản xuất, chế tạo thiết bị bảo vệ môi trường; xử lý, tái chế chất thải và nghiên cứu phát triển công nghệ phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường.

– Quy định về phát triển dịch vụ môi trường, bao gồm các dịch vụ, như: Thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; Quan trắc, phân tích môi trường, đánh giá tác động môi trường; Phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ môi trường; Tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường; Giám định về môi trường đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, công nghệ; Giám định thiệt hại về môi trường; giám định sức khỏe môi trường.

3.3. Cụ thể hóa các quy định về ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 19/2015/NĐ-CP và Nghị định số 40/2019/NĐ-CP đã có quy định về các ưu đãi hỗ trợ cho bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đó mới chỉ là các quy định chung. Để đảm bảo khuyến khích các doanh nghiệp tích cực và chủ động tham gia đầu tư, phát triển trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, những ưu đãi hỗ trợ cho bảo vệ môi trường cần quy định cụ thể các vấn đề: Nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ; Các hình thức, mức độ ưu đãi (ưu đãi về thuế; ưu đãi về huy động vốn; ưu đãi tiền thuê đất); Các mức hỗ trợ nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ bảo vệ môi trường…

Ngoài ra, riêng đối với sản xuất sạch hơn, cần sớm ban hành quy định cụ thể về chính sách và cơ chế của Nhà nước về khuyến khích sản xuất sạch hơn. Vấn đề này cần được thực hiện theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và hợp tác quốc tế để phát triển sản xuất sạch hơn; tổ chức thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn cho doanh nghiệp. Cùng với các chính sách đó, cơ chế khuyến khích tài chính, cơ chế khuyến khích về khoa học công nghệ… cũng cần được xác lập cụ thể.

3.4. Ban hành các quy định về khuyến khích sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường

Sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái và được chứng nhận nhãn sinh thái. Như vậy, khi người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ làm giảm những tác động tiêu cực tới môi trường gây ra từ quá trình sản xuất và tiêu dùng. Nói cách khác, việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường (tiêu dùng xanh) sẽ gián tiếp thúc đẩy sản xuất thân thiện với môi trường (sản xuất xanh). Đây cũng là giải pháp hữu hiệu cho việc giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu.

Vì vậy, để thúc đẩy sản xuất xanh, cần sớm ban hành các quy định cụ thể điều chỉnh lĩnh vực này như: các quy định về trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường; những ưu đãi hỗ trợ về tài chính, về đất đai hay hỗ trợ tiêu thụ, quảng bá sản phẩm… Các quy định này được ban hành sẽ tạo cơ sở pháp lý và khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, qua đó thực hiện tốt hơn trách nhiệm xã hội về môi trường.

4. Kết luận

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN: Theo bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 26 000 [2] Intergovernmental Panel on Climate Change, Fourth Assessment Report; Climate Change 2007:Synthesis Report (Summary for Policymakers). 2007 [3] Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2009 [4] Millennium Ecosystem Assessment 2005; and United Nations Environment Programme,Global Environment Outlook. 2007 TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Đảm bảo thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là yêu cầu cơ bản và quyết định không nhỏ hiệu quả của công tác quản lý môi trường. Song, để làm được điều đó, rất cần xây dựng một hệ thống pháp luật môi trường đồng bộ và phù hợp với thực tiễn. Mặc dù đã có những thay đổi tích cực, song trong thời gian tới, pháp luật môi trường Việt Nam vẫn cần tiếp tục hoàn thiện nhằm thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong việc hướng dẫn, ràng buộc và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội trong quá trình khai thác, sử dụng và tác động đến môi trường.

Bộ Khoa học và Công nghệ (2013), Tiêu chuẩn quốc gia: TCVN ISO 26000:2013 Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội, Hà Nội.

Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (2009), Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

International Standard ISO 26000, Guiden on Social Responsibility.

Intergovernmental Panel on Climate Change (2007), Fourth Assessment Report. Climate Change 2007: Synthesis Report (Summary for Policymakers).

Millennium Ecosystem Assessment 2005 and United Nations Environment Programme (2007), Global Environment Outlook.

Vietnamese law for governing the corporate social responsibilities of enterprises for environment protection Master. Tran Anh Tan

Ministry of Industry and Trade

Assoc.Prof. Ph.D Vu Thi Duyen Thuy

Hanoi Law University

ABSTRACT:

It is important for enterprises to fulfill their corporate social responsibilities to meet the demands of sustainable development. This article analyzes the basic content of corporate social responsibility from the perspective of Vietnam’s environmental laws and proposes some solutions to improve regulations on this issue to create more favorable conditions for enterprises to carry out their corporate social responsibility for environment protection.

Keywords: Social responsibility, environment, enterprises.

Nghị Luận Vấn Đề Ô Nhiễm Môi Trường Trong Xã Hội Hiện Đại

Xã hội ngày càng hiện đại, phát triển đất nước ở các lĩnh vực là cần thiết để đưa đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa với những thành tựu to lớn, nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều vấn đề cấp bách, những yếu tố ảnh hưởng làm thụt lùi sự đi lên của đất nước. Và môi trường là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm, và đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang trong tình trạng báo động đem lại nhiều hậu quả xấu nếu không có giải pháp và chính sách kịp thời. Ô nhiễm môi trường đang diễn ra hàng giờ và càng trở nên phức tạp hơn rất nhiều và thế hệ trẻ cần có ý thức cao trong việc hiểu được nguy hiểm mà ô nhiễm môi trường mang lại mà trau dồi bản thân tốt hơn. Và chúng tôi sẽ cho mọi người hiểu rõ vấn đề hơn qua bài nghị luận về vấn đề môi trường tại mục “cẩm nang học tập” – một tính năng với những thông tin hữu ích mà trang web mang lại.

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Nghị luận về vấn đề môi trường

2.1. Biểu hiện của ô nhiễm môi trường

Thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra rất nghiêm trọng, cụ thể nhiều biểu hiện về ô nhiễm môi trường đưa ra là minh chứng cho sự suy giảm sinh thái đất nước cũng như làm ảnh hưởng đến môi trường xanh sạch đẹp. Biểu hiện cụ thể là ô nhiễm không khí, nước, đất :

+ Ô nhiễm không khí : Hiện tượng các nhà máy, các ống thoát khí của các xí nghiệp đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonic khổng lồ, các loại axit độc hại, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi, xe cơ động phân phối lớn. Môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm hết sức nặng nề, đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã vượt qua ngưỡng mức cho phép về ô nhiễm môi trường, những năm gần đây nồng độ chì đã tăng lên ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và hậu quả của ô nhiễm không khí mang lại rất nặng nề.

+ Ô nhiễm môi trường nước :Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng báo động trong cuộc sống hiện đại, biểu hiện một số khu công nghiệp đã xả nước thải không qua xử lý ra môi trường hay nước sinh hoạt ở các hộ gia đình thải trực tiếp ra dòng nước, hiện tượng xả rác ra ao, hồ sông suối ở các vùng miền đang xảy ra trầm trọng, việc sử dụng nước sạch không chiếm tỉ lệ cao. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng tác động tiêu cực tới môi trường sinh vật và con người, kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể con người. Nước bị ô nhiễm còn do sinh vật, vi sinh vật, sinh vật có trong nước với nhiều dạng khác nhau, đáng chú ý là các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh làm cho nguồn nước không còn đảm bảo chất lượng, biến đổi màu sắc của dòng nước khi sự xuất hiện của xác sinh vật để lâu dưới nước, hậu quả đem lại nghiêm trọng lớn.

+ Ô nhiễm môi trường đất : Đất là môi trường sinh sống chủ yếu của nhiều loài sinh vật, đất ô nhiễm bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic, gây ra bởi các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp hoặc do ý thức vứt rác thải không đúng quy định. Ngày nay tình trạng ô nhiễm môi trường đất càng bị thoái hóa và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều vấn đề xã hội cũng như đến sức khỏe của người dân. Ô nhiễm môi trường đất thường xuất hiện ở các vùng nông thôn chủ yếu làm nghề nông mà công việc chủ yếu là trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc. Những hành động tiêu cực trong công việc cũng là phần nguyên nhân gián tiếp làm đất xung quanh nơi sinh sống bị ô nhiễm nặng.

Ô nhiễm môi trường là vấn đề khó thể tính toán trước, hậu quả cũng như những tác hại tiêu cực thường để lại trong thời gian dài. Thấy được những biểu hiện về ô nhiễm môi trường mà có kế hoạch cũng như phương án tốt nhất để bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta.

2.2. Hậu quả mang lại ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là mối quan tâm lớn không chỉ các quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở Việt Nam, khi xã hội hiện đại, tình trạng ô nhiễm môi trường càng là câu chuyện được bàn nhiều nhất đối với cấp quản lý và người dân sinh sống. Hậu quả ô nhiễm môi trường mang lại rất nghiệm trọng, sự nghiêm trọng nhất kể đến là sức khỏe của người dân.

2.2.1. Hậu quả ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người

+ Đối với ô nhiễm môi trường nước : Thực tế, cho thấy hậu quả mà ô nhiễm môi trường nước tác động tới cho sức khỏe con người thông qua ăn uống phải nguồn nước ô nhiễm hoặc sử dụng động thực vật được nuôi trồng trong môi trường nước ô nhiễm. Đó là những hoạt động sinh hoạt ở chính cuộc sống xung quanh chúng ta, các căn bệnh sẽ ngày càng xuất hiện khi người dân sử dụng dòng nước ô nhiễm như tiêu chảy, dịch tả, viêm gan, thiếu máu. Đó là những căn bệnh thường thấy ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi phải đối diện với môi trường nước ô nhiễm.

2.2.2. Hậu quả ô nhiễm môi trường gây ra với hệ sinh thái

2.2.3. Hậu quả ô nhiễm môi trường đối với môi trường kinh tế – xã hội

Ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả tổn thất rất lớn đối kinh tế của đất nước:

+ Ô nhiễm môi trường gây thiệt hại về kinh tế do nhiều bệnh tật : Khi con người mắc những căn bệnh do ô nhiễm môi trường đem lại, quá trình điều trị cần rất nhiều thời gian và tiền bạc, có những trường hợp, tiền bạc không thể chữa khỏi căn bệnh do bệnh quá nặng không có hướng giải quyết trong thời gian sớm, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và ngân sách nhà nước cũng suy giảm khi phải đưa ra những chính sách giải quyết cũng như hỗ trợ những vùng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường mang lại.

+ Ô nhiễm môi trường gây ra thiệt hại về kinh tế do ảnh hưởng đến nông, thủy sản: Quá trình sản xuất là cả công đoạn tốn nhiều sự đầu tư cũng như đầu tư trong mối quan hệ ngoại giao lớn, khi ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian dự định của kế hoạch đưa ra thì số lượng, uy tín trong sản xuất nông thủy sản suy giảm, chưa kể đến những trường hợp bồi thường do không làm đúng hợp đồng đã ký.

+ Ô nhiễm môi trường gây thiệt hại lớn về kinh tế trong hoạt động du lịch: Du lịch đang là ngành phát triển lớn mạnh của nhiều quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam, ngoại giao quốc tế hay việc quảng bá thương hiệu của một đất nước, truyền thống dân tộc, ngành mang lại nền kinh tế lớn mà khi ô nhiễm môi trường tác động vào du lịch sinh thái, cụ thể là môi trường nước và không khí sẽ không còn làm thu hút sự chú ý của khách du lịch đến thăm, tốc độ đô thị hóa giảm, kinh tế suy yếu, khó đi lên phát triển nếu không có phương án đưa ra kịp thời.

+ Ô nhiễm môi trường lớn xảy ra, xã hội còn mất một khoảng kinh tế lớn để cải thiện lại môi trường. Số vốn phải bỏ ra rất lớn khi phải thay đổi cũng như những chính sách đưa ra khi ô nhiễm môi trường nặng nề, tốn chi phí tốn thời gian mà kết quả không thể tính trước được do nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng.

2.3. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường

Nhận thấy được những hậu quả to lớn mà ô nhiễm môi trường mang lại, thì kèm theo đó mỗi người dân phải biết được nguyên nhân cụ thể gây ra ô nhiễm môi trường. Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường :

+ Do ý thức của con người : Một nguyên nhân quan trọng trong việc gây ô nhiễm môi trường là ý thức con người, con người khi không có ý thức trong hành động của bản thân, sự ích kỷ, lười biếng trong hành động một phần gây hại cho chính bản thân mình, những hành động nhỏ của con người gián tiếp vào việc gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của họ và cũng một phần làm mất đi sự trong sạch đẹp của môi trường sống xung quanh chúng ta. Ý thức của con người là nguyên nhân nhận được nhiều sự quan tâm của chính phủ cũng như các cấp cơ quan quản lý môi trường, và có những đề xuất nghiêm khắc trong việc điều chỉnh ý thức bảo vệ môi trường.

+ Do chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp : Những nhà máy, xí nghiệp thải ra môi trường những chất thải chưa qua khâu xử lý, nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi nước trầm trọng, ngoài ra việc nhà máy sử dụng các hóa thạch là chất đốt tạo ra các khí thải độc, gây ra hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân dẫn đến sự nóng lên của trái đất.

+ Do chất thải độc hại, hóa chất bảo vệ thực vật : Đó là các loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học trong quá trình phân hủy, do ý thức sử dụng của người dân không tốt, khi không sử dụng hết vứt bừa bãi, chất độc hại đó, ngấm dần vào nguồn nước ngầm dưới lòng đất, ao, hồ, là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước, sự thoát hơi nước không đảm bảo gây ra các hiện tượng không tốt như thủy triều tăng, lũ lụt, vỡ đê khi thiên nhiên tác động tiêu cực vào.

+ Do khói bụi : là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí xung quanh cuộc sống chúng ta, tình trạng này thường xuất hiện ở các thành phố lớn, giao thông đông đúc, việc sử dụng các động cơ không an toàn và quy định góp phần vào ô nhiễm môi trường.

+ Do sự quản lý của cơ quan nhà nước còn có sự thiếu sót : Việc tình trạng môi trường ô nhiễm thì không thể thiếu trách nhiệm từ phía cơ quan chức năng ở mỗi địa phương, khu vực. Khi những chính sách đề ra chưa có sự triệt để, sự đầu tư không đúng đắn, quan tâm đến đời sống nhân dân chưa được nâng cao, những vấn đề không tốt về nội bộ thường xuyên xảy ra trong quá trình thi hành chính sách, khiến chất lượng và hiệu quả không được nâng cao, và tình trạng ô nhiễm môi trường không có dấu hiệu cải thiện theo chiều hướng tích cực.

2.4. Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường

Từ những nguyên nhân được nêu ở trên về việc gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề, vấn đề được nhiều sự quan tâm của đảng và nhà nước, và là nỗi lo lắng của nhiều người dân khi đang đối diện với cuộc sống ngày càng bị đe dọa tới tính mạng. Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường là công việc cần thiết ngay từ bây giờ, giải pháp đưa ra càng sớm thì việc hạn chế ô nhiễm môi trường càng cao nhưnggiải pháp phải đem lại chất lượng tốt mới là giải pháp có hiệu quả.

2.4.1. Giải pháp về phía cơ quan nhà nước

+ Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước, đề ra phương án sử dụng tốt nhất để sự thoát nước được tốt, có thể sử dụng tẩy rửa bằng chất vi sinh.

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm môi trường một cách nghiêm túc và chính xác, xử phạt rõ ràng, nghiêm minh, cũng như công tư phải minh bạch trong cách giải quyết những trường hợp vi phạm ô nhiễm môi trường.

+ Cơ quan nhà nước cần xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế để chất lượng mang lại hiệu quả.cao, tiêu chuẩn phải được kiểm chứng kỹ càng và chất lượng đảm bảo.

+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá tình trạng môi trường trong từng khu vực, thời kỳ khác nhau để có thể điều chỉnh cũng như hạn chế sự ô nhiễm môi trường kịp thời.

+ Nâng cao ý thức, thái độ cũng như chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ có trách nghiệm công tác trong vấn đề môi trường.

+ Biết sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, đầu tư có hiệu quả các năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời, hạn chế ô nhiễm môi trường cho đất nước

+ Đưa ra các phong trào hoạt động phòng chống tích cực để bảo vệ ô nhiễm môi trường.

2.4.2 Giải pháp về ý thức con người

Giải phải cần được sự quan tâm nhất là ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường. Giáo dục ý thức phải được giáo dục từ khi các bạn còn nhỏ đến khi lớn lên. Ý thức đầu tiên vẫn phải nhắc đến ý thức của người lớn qua hoạt động sinh hoạt hàng ngày, từ những hoạt động đơn giản như vứt rác đúng nơi quy định, sử dụng các dụng cụ vệ sinh, đó là những cử chỉ nhận được sự để ý của các bạn nhỏ, khi cha mẹ làm gì, sự học hỏi của các bạn ở độ tuổi nhỏ là rất quan trọng. Rèn luyện các bạn trẻ, những thế hệ tương lai của đất nước, có ý thức cũng như có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Nhưng trước hết cần cho trẻ ý thức cao trong học tập với việc bồi dưỡng tâm hồn cũng như đạo đức tốt đẹp, khi các bạn có đầy đủ những kỹ năng và tính cách tốt đẹp rồi thì sẽ trở thành một người công dân tốt giúp ích cho xã hội rất nhiều. Và chúng tôi đồng hành với bố mẹ trong việc tìm gia sư có nghiệp vụ sư phạm chuyên nghiệp, không chỉ giỏi củng cố kiến thức cho các bạn trẻ mà còn bồi dưỡng các kỹ năng mềm cho trẻ, chuẩn bị tốt nhất để các bạn có hành trang kỹ càng trên chặng đường đi đến thành công.

Trách Nhiệm Hình Sự Của Pháp Nhân Thương Mại – Nhiều Vấn Đề Đặt Ra – Nam Ha Law Firm

Hội thảo về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại do TANDTC phối hợp cùng JICA – cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản ngày 25/11 tại Hải Phòng đã đặt ra nhiều nội dung đáng quan tâm trong lĩnh vực pháp nhân thương mại phạm tội.

Toàn cảnh hội thảo – Ảnh: Cảnh Dinh

32 tội danh

Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam, Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn 4 điều kiện: Hành vi phạm tội nhân danh pháp nhân thương; Hành vi phạm tội vì lợi ích pháp nhân thương mại: Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành, chấp thuận của pháp nhân thương; Còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cảnh sát môi trường tỉnh Bình Dương kiểm tra khu vực bị xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường – Ảnh: Minh Phúc

Theo qui định của BLHS 2015, Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn 4 điều kiện:

Hành vi phạm tội nhân danh pháp nhân thương mại;

Hành vi phạm tội vì lợi ích pháp nhân thương mại;

Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành, chấp thuận của pháp nhân thương;

Còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về căn cứ xử phạt pháp nhân

TS Phạm Minh Tuyên cho rằng phạm vi áp dụng của chế định trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt chỉ áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội là không phù hợp với nội dung của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Thêm vào đó, việc mở rộng phạm vi áp dụng theo khoản 2, Điều 6 BLHS 2015 đối với hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam chỉ áp dụng đối với người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài.

Công ước Liên hiệp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia được thông qua cùng với 2 Nghị định thư đòi hỏi các quốc gia cần áp dụng nghiêm chỉnh thực hiện những biện pháp đấu tranh đối với hành vi nhập lậu người nhập cư và buôn bán phụ nữ, trẻ em. Khái niệm tổ chức tội phạm có nội dung rộng lớn hơn nhiều so với khái niệm pháp nhân thương mại trong BLHS 2015 và do đó có thể khẳng định chúng ta nội luật hóa chưa đúng với yêu cầu của Công ước. Thực tiễn cũng đã chứng minh các tổ chức tội phạm khi thực hiện các hành vi rửa tiền, buôn lậu, không nhất thiết phải thực hiện dưới vỏ bọc là pháp nhân thương mại.

Cần phải hiểu pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm theo quy định của BLHS là bất cứ loại hình doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nào như công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh. miễn là họ có tư cách pháp nhân, trong đó có cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Về căn cứ xử phạt pháp nhân, luật pháp Nhật Bản quy định hành vi của người đại diện pháp nhân chính là hành vi của pháp nhân. Trường hợp nhân viên của pháp nhân có hành vi vi phạm, nếu hành vi phạm tội của một người được chứng minh, có thể giả định rằng đã có lỗi trong việc bổ nhiệm, giám sát và ngăn chặn vi phạm khác của pháp nhân. Do đó, trừ khi có thể chứng minh rằng pháp nhân đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn chặn vi phạm thì pháp nhân cũng sẽ bị xử phạt theo quy định song phạt (xử phạt cả người có hành vi phạm tội và pháp nhân).

Trường hợp một pháp nhân quản lý một pháp nhân khác mà pháp nhân khác phạm tội thì pháp nhân quản lý sẽ không bị truy cứu, trừ trường hợp pháp nhân quản lý xúi giục, giúp đỡ.

TS Phạm Minh Tuyên đề nghị cần xác định rõ tư cách tham gia tố tụng của người đại diện cho pháp nhân thương mại phạm tội khi tham gia tố tụng. Tại khoản 2 Điều 75 BLHS năm 2015 quy định nguyên tắc xác định mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự của cá nhân và trách nhiệm của pháp nhân, cụ thể là “Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân”. Quy định này nhằm chống lại việc một số cá nhân phạm tội, lợi dụng vỏ bọc pháp nhân, đổ tội cho pháp nhân để thoát tội.

Những vấn đề về hình phạt

Chuyên gia Nagahashi Masanori cho biết, ở Nhật Bản hình phạt chính là hình phạt về tài sản như phạt tiền (về nguyên tắc có giới hạn tối đa); Tịch thu, trưng thu với tư cách là hình phạt bổ sung (dựa trên mệnh lệnh bảo toàn tịch thu).

Do vậy, cần bổ sung quy định bảo vệ quyền lợi người lao động, người thứ ba tham gia giao dịch với pháp nhân thương mại, khi pháp nhân thương mại phải chịu các hình phạt trên và các Cơ quan tố tụng Trung ương cần sớm có những văn bản cụ thể về các quy định này để áp dụng thống nhất trong việc điều tra, truy tố, xét xử trong toàn quốc.

Ông Nguyễn Đình Tiến – Phó chánh tòa hình sự, TAND thành phố Hà Nội cho rằng, trong các loại hình phạt trên thì các hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn là những loại hình phạt có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của pháp nhân thương mại. Trong quá trình hoạt động của mình một pháp nhân thương mại tham gia, ký kết nhiều hợp đồng thương mại nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và trong đó có những hợp đồng đã kết thúc, có hợp đồng đang thực hiện và có cả những hợp đồng đang có tranh chấp; tài sản đang trong tiến trình Tòa án giải quyết phá sản.

Khi pháp nhân bị áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn đồng nghĩa với việc các giao dịch thương mại của pháp nhân đó bị tạm đình chỉ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của pháp nhân tham gia ký kết hợp đồng và những thiệt hại có thể có sẽ được xem xét góc độ lỗi thì xác định lỗi có thuộc về pháp nhân bị xét xử hay đo là tình huống bất khả kháng?

Khi pháp nhân bị xử phạt đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động thì ai sẽ là người đại diện trong các vụ kiện dân sự? thủ tục chỉ định người đại diện được thực hiện theo thủ tục nào?

Những vấn đề nêu trên là thực tế có thể xảy ra trong quá trình xem xét trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại cần được hướng dẫn đầy đủ để các cơ quan tố tụng có căn cứ áp dụng.

Thái Đăng

Theo phaply.net.vn

Nguồn: https://phaply.net.vn/trach-nhiem-hinh-su-cua-phap-nhan-thuong-mai-nhieu-van-de-dat-ra/

Pháp Luật An Sinh Xã Hội Ở Việt Nam

Thực trạng pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam

Ở nước ta, vấn đề an sinh xã hội được đặt ra từ rất sớm. Là một nước chủ yếu là nông nghiệp, nền kinh tế còn chưa phát triển, lại thường phải gánh chịu nhiều thiên tai, địch hoạ nên mầm mống về an sinh xã hội đã có trong các câu ca dao như: “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”, hoặc “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… các câu thành ngữ ấy đã thể hiện tính cộng đồng ở nước ta; góp phần điều chỉnh các hành vi trong xã hội về các hoạt động mang nội dung an sinh xã hội và dần dần được Nhà nước (kể từ thời phong kiến cho đến nay) xây dựng thành các chính sách.

Nguồn tài chính để thực hiện an sinh xã hội chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước, sự đóng góp của người dân là rất ít. Với cơ chế điều hành theo kiểu hành chính, mệnh lệnh đã dẫn đến là Nhà nước không phát huy được những nguồn lực cho hoạt động an sinh xã hội. Về phía xã hội thì lãng phí nguồn lực nhưng phân phối lại mang tính bình quân. Còn về phía người lao động thì hoàn toàn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Đến khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện đường lối đổi mới, đưa nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các hoạt động an sinh xã hội mới có sự thay đổi về cơ bản.

Giai đoạn 1986 đến nay, cũng như các nước có nền kinh tế thị trường, kinh tế thị trường ở Việt Nam đã làm cho đời sống kinh tế – xã hội năng động hơn, đa dạng và phong phú hơn. Người dân có nhiều cơ hội, điều kiện hơn để phát huy tiềm năng sức sáng tạo của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động xã hội. Mặt khác kinh tế thị trường cũng đặt ra nhiều thách thức như: Phá sản, thất nghiệp là những nguy cơ luôn tiềm ẩn các tệ nạn xã hội, phân hóa giàu nghèo là điều khó tránh khỏi… Những rủi ro này làm tăng nhu cầu về an sinh xã hội của người dân. Đặc trưng cơ bản của an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn này là đã có sự chuyển giao dần “công việc” từ Nhà nước sang cho xã hội, cho cộng đồng.

Nổi bật nhất trong các bộ phận an sinh xã hội của Việt Nam đó là BHXH. Đây là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của hệ thống an sinh xã hội nhằm góp phần ổn định đời sống người lao động và gia đình họ trong các trường hợp: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, hết tuổi lao động, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác. Nếu như trước đây, đối tượng BHXH ở nước ta chỉ bó hẹp trong phạm vi công nhân viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang; tài chính BHXH chủ yếu là do ngân sách Nhà nước đảm nhận thì đến nay:

– Đối tượng tham gia BHXH mang tính xã hội rộng lớn, được áp dụng đối với mọi người lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế số người tham gia BHXH không ngừng tăng lên hàng năm. Năm 1995, có 2,85 triệu người tham gia BHXH thì đến cuối năm 2003 là 5,24 triệu người.

– Hình thành được hệ thống BHXH Việt Nam thống nhất từ Trung ương xuống địa phương. Với hệ thống tổ chức này, lần đầu tiên việc thực hiện các nhiệm vụ thu BHXH chi trả cho các đối tượng, xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH đã được tập trung vào một đầu mối. Về thực hiện chế độ, nếu tính cả 8 năm qua, BHXH đã giải quyết cho 1.055 triệu người nghỉ hưu và trợ cấp BHXH một lần, bình quân mỗi năm tăng 40 vạn người, bằng khoảng 1% nguồn lao động xã hội. Trong khi đó, các đối tượng được hưởng trợ cấp lại đều chưa có tài khoản cá nhân, phương thức chi trả chủ yếu là chi trực tiếp.

– Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập được hình thành trên cơ sở đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ một phần của Nhà nước. Với mức đóng góp 5% của người lao động và 15% của người sử dụng lao động theo Điều lệ BHXH đã làm cho quỹ BHXH hình thành trên thực tế và trở thành quỹ tài chính độc lập với ngân sách Nhà nước. Như vậy, các quan hệ tài chính trong BHXH đã được thể hiện rõ ràng các nguồn thu và các khoản chi BHXH đã được cân đối một cách tổng thể. Sự đóng góp BHXH của các bên còn thể hiện quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong BHXH.

– Việc tổ chức BHXH được tập trung thống nhất và phân định rõ chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH và cơ quan quản lý sự nghiệp BHXH. Sự quản lý quỹ BHXH tập trung thống nhất đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với người lao động, nâng cao trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho người lao động của cơ quan BHXH và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về BHXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH theo cơ chế mới dựa trên nguyên tắc có đóng BHXH mới được hưởng các quyền lợi về BHXH. Nguyên tắc này đã làm thay đổi một cách cơ bản nhận thức của hàng triệu lao động và người sử dụng lao động trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH, làm cho chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống, bảo đảm sự công bằng những người lao động và người sử dụng lao động về nghĩa vụ BHXH.

– Nhìn chung, chính sách BHXH hiện hành đã góp phần tích cực vào việc làm lành mạnh hóa thị trường lao động ở nước ta, góp phần thực hiện bình đẳng xã hội và ổn định xã hội.

– BHYT được triển khai ở nước ta đến nay được 12 năm. Mặc dù những năm đầu còn gặp rất nhiều khó khăn, song từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 58/1998/NĐ-CP kèm theo Điều lệ BHYT mới, công tác quản lý và tổ chức thực hiện chính sách BHYT từ Trung ương đến các địa phương đã đi vào nền nếp. BHYT với bản chất nhân văn, có tính cộng đồng cao đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Số người tham gia BHYT liên tục tăng qua các năm, kể cả BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. Nếu như năm 1993 (năm đầu triển khai BHYT) chỉ có 3,8 triệu người tham gia, số thu đạt 111 tỷ đồng, thì đến năm 2003, số người tham gia đã lên tới 16,8 triệu người, chiếm 21% dân số cả nước.

Bên cạnh đó, chế độ BHXH hiện hành đang đặt ra một số vấn đề cần có giải pháp phù hợp. Đó là:

– Đối tượng tham gia BHXH còn rất hẹp. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam hiện nay thì cả nước có khoảng 39 triệu lao động, trong đó có khoảng 9 triệu lao động có quan hệ lao động nhưng mới có khoảng 6 triệu người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc (chiếm khoảng 14% lực lượng lao động xã hội). Trong số đó, chỉ có khoảng 4,4 triệu người đóng BHXH mà chủ yếu là lao động thuộc khu vực Nhà nước, số lao động làm việc ở các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh (kể cả liên doanh) tham gia BHXH còn thấp, khoảng gần 5.000 doanh nghiệp với số lượng người lao động khoảng gần 400.000 người, con số này chỉ chiếm khoảng 20% tổng số lao động ngoài quốc doanh thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Như vậy, còn lại một số lượng lớn lao động chưa được tham gia BHXH, đặc biệt là trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… ngoài quốc doanh.

– Số tiền nợ đọng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động từ trước đến nay còn rất lớn làm ảnh hưởng tới việc giải quyết quyền lợi của người lao động. Tính đến năm 2001 ước tính thất thu khoảng hơn 300 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là chưa có giải pháp tích cực chống thất thu, chế tài chưa đủ mạnh để buộc người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ.

– Mức đóng BHXH hiện nay còn thấp, nếu giữ nguyên tỷ lệ 20% thì có khả năng bị hụt quỹ trong tương lai.

– Trong các chế độ BHXH hiện hành còn chưa có chế độ bảo hiểm thất nghiệp, trong khi thị trường lao động biến động, khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tăng, người lao động mất việc làm chưa được hưởng hỗ trợ cần thiết…

– Về chế độ trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: cách xác định tai nạn lao động theo như quy định hiện nay là chưa rõ ràng, đặc biệt trường hợp tai nạn lao động trên đường đi từ nhà ở đến nơi làm việc và ngược lại rất khó xác định. Đây là vấn đề gây bất cập nhất, có khả năng phát sinh tiêu cực trong việc thực hiện chế độ trợ cấp này. Một điểm hạn chế nữa là việc trả trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp dựa trên tiền lương tối thiểu là chưa phù hợp với nguyên tắc đóng – hưởng BHXH.

– Loại hình BHYT tự nguyện hiện nay tuy số người tham gia tăng nhanh, song mức phí phải đóng lại quá thấp (chủ yếu tập trung ở mức từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/người/năm), trong khi đó giá thuốc, giá viện phí lại có xu hướng tăng lên đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khám chữa bệnh.

Về ưu đãi xã hội

Kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến nay, Đảng và nhân dân đặc biệt chú trọng xây dựng chính sách ưu đãi đối với người có công và đạt được những thành tựu to lớn. Chính sách ưu đãi người có công không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của đất nước, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội qua từng thời kỳ. Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, công tác thương binh, liệt sỹ và người có công có bước phát triển mới về chất, đó là việc ban hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Pháp lệnh ưu đãi người có công với nước, cùng với hệ thống cơ chế, chính sách ưu đãi được ban hành có tác dụng to lớn sâu rộng về chính trị, xã hội được toàn dân hưởng ứng. “Pháp luật ưu đãi người có công đã được xây dựng hoàn thiện từ thấp tới cao và gần đây nhất là Pháp lệnh ưu đãi người có công, là một bước tiến dài trong việc pháp điển hoá pháp luật, đáp ứng đòi hỏi tất yếu của cuộc sống, kế thừa những mặt hợp lý, xây dựng những quy phạm pháp luật mới trở thành công cụ quản lý của Nhà nước, góp phần ổn định chính trị – xã hội”.1

Ưu đãi xã hội đối với người có công bước đầu đã bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, công khai, công bằng xã hội. Người có công được chăm lo, đền đáp, đền ơn trả nghĩa, người cống hiến hy sinh nhiều được chăm lo ưu đãi nhiều hơn. Họ được ưu tiên, ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, giải quyết việc làm ngoài ra những trường hợp như thương binh nặng, thân nhân liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng được ưu tiên về nhà ở, đất ở, được chăm lo, phụng dưỡng về vật chất và tinh thần của địa phương và các đoàn thể xã hội.

Theo thống kê qua việc tổng kết cuộc cách mạng chính trị của Bộ chính trị – Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam có: “1,1 triệu người chiến đấu hy sinh, 600.000 thương binh, 300.000 người mất tích trong chiến đấu; 2 triệu người dân bị giết hại; 2 triệu người bị tàn tật; 2 triệu người bị nhiễm chất độc hoá học; 500.000 trẻ em bị dị dạng”.2

Những năm qua, việc thực hiện chế độ trợ cấp ưu đãi người có công đã đạt được kết quả tích cực. Đã chi trả chế độ trợ cấp một lần cho khoảng 3 triệu người hoạt động kháng chiến được Nhà nước khen tặng Huân, Huy chương tổng kết thành tích kháng chiến. Hoàn thành trả trợ cấp ưu đãi một lần cho khoảng 4 triệu người và khoảng 1,5 triệu thương binh, thân nhân liệt sỹ, lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng… tiếp tục hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.3 Theo số liệu thống kê từ Bộ Lao động Thương binh – Xã hội, từ năm 1996 – 2002 ngân sách Nhà nước đã chi trả trợ cấp một lần và hàng tháng cho những người có công với cách mạng, chi cho công tác qui tập mộ liệt sỹ, tu bổ nghĩa trang, nuôi dưỡng thương bệnh binh, trợ cấp cho cán bộ đi các chiến trường B,C,K với tổng số tiền lên tới: 14.361 tỷ đồng.

Pháp lệnh sau 8 năm thực hiện, mặc dù có một ý nghĩa và vai trò to lớn trong đời sống xã hội nhưng cũng đã bộc lộ một số mặt hạn chế. Pháp lệnh chưa ghi nhận đầy đủ đối tượng hưởng chế độ ưu đãi xã hội. So với điều kiện, tiêu chuẩn, xác nhận đối tượng người có công và so sánh ngay với điều kiện, tiêu chuẩn, xác nhận đối tượng cụ thể, chúng ta thấy có những đối tượng là người có công thực thụ lại không thuộc diện hưởng chế độ ưu đãi qui định ở Pháp lệnh này. Một số quy định ở Pháp lệnh về điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công thể hiện chung chung, thiếu tính cụ thể, chặt chẽ, rõ ràng, đôi khi còn trừu tượng; chế độ ưu đãi về trợ cấp qui định ở Pháp lệnh có nhiều yếu tố chưa phù hợp. Các khoản trợ cấp, phụ cấp và các khoản chi khác cho người có công được tính tương ứng với tiền lương. Vấn đề cơ bản là chế độ trợ cấp ưu đãi chưa bóc tách khỏi chế độ tiền lương, chế độ BHXH. Có loại trợ cấp qui định bất hợp lý.

Tình hình kinh tế xã hội đã có nhiều thay đổi, kéo theo nhu cầu điều chỉnh của pháp luật ưu đãi xã hội, đặc biệt Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng, cương lĩnh phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nêu lên mục tiêu “Ưu đãi xã hội phải phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội” thì vấn đề sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng là một tất yếu khách quan.

Cứu trợ xã hội Trong những năm qua đi cùng với quá trình đổi mới đất nước, xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa… chúng ta đã thu được những thành quả lớn về kinh tế, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, nước ta là nước nghèo, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, thiên tai (bão lụt, hạn hán…) thường xuyên xảy ra gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và điều kiện phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Mặt trái của kinh tế thị trường: phân hoá giàu nghèo, chạy theo lối sống thực dụng suy giảm đạo đức, lối sống, thất nghiệp… đang là những nguyên nhân làm tăng đối tượng xã hội: Người già cô đơn, người lang thang, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tệ nạn xã hội… Đây là nhóm đối tượng cần có sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của Nhà nước và xã hội. Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, số tiền ngân sách chi ra cho những hoạt động này (chỉ tính riêng năm 2000) là 648,8 tỷ đồng và những năm sau đó vẫn tiếp tục tăng. Riêng hai năm 2000 – 2001 đã đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho gần 800 nghìn người lao động, khoảng 16% số người mắc phải tệ nạn xã hội được tập trung cải tạo và dạy nghề giúp họ trở lại con đường làm ăn lương thiện.

Với mục tiêu: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội” chúng ta đã ưu tiên nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển dịch vụ phúc lợi xã hội cơ bản: Y tế, giáo dục, nước sạch.. do vậy đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân, trong đó có nhóm người yếu thế đã từng bước được nâng lên. Đi cùng với đầu tư phát triển phúc lợi xã hội một loạt chính sách hỗ trợ trực tiếp cũng được triển khai thực hiện như: chính sách cứu trợ đột xuất, thường xuyên, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cụ thể là một hệ thống văn bản pháp quy đã được xây dựng như: Pháp lệnh người tàn tật được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 30/7/1998, Pháp lệnh người cao tuổi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28/4/2000, Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội… Người chết do thiên tai được hỗ trợ tiền thuốc chữa bệnh, hộ gia đình mất nhà, mất tài sản, phương tiện sản xuất, thiếu đói… đều có chính sách trợ giúp của Nhà nước. Đối với người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng không có nguồn nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên của xã, phường hoặc được đưa vào nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở Bảo trợ xã hội. Ngoài ra, họ được hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí, giáo dục, chỉnh hình phục hồi chức năng, dạy nghề, tạo việc làm… và đặc biệt thường xuyên nhận được sự chăm sóc của cộng đồng xã hội. Hệ thống chính sách đã thể hiện sự bình đẳng, công bằng xã hội.

Tuy nhiên, các qui định về cứu trợ xã hội cũng còn có những hạn chế nhất định như: Số đối tượng được hưởng chính sách cứu trợ còn quá ít, cá biệt vẫn còn có tỉnh chưa thực hiện trợ cấp cứu trợ xã hội xã, phường hoặc chưa nâng mức trợ cấp theo qui định tại Nghị định số 07/2000/NĐ-CP. Công tác xây dựng và bảo vệ kế hoạch ngân sách địa phương cho công tác cứu trợ xã hội còn yếu, nhiều Sở Lao động – Thương binh và Xã hội không quan tâm đến mục chi ngân sách này. Trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý của cán bộ còn hạn chế, nhất là đối với số cán bộ cơ sở (cấp huyện, xã). Công tác quản lý, điều tra thống kê đối tượng đã được quan tâm chỉ đạo, nhưng do thiếu cán bộ, phương tiện và kinh phí nên làm chưa thường xuyên và đầy đủ. Hệ thống văn bản hướng dẫn đôi khi còn chậm, nội dung còn có điểm chồng chéo. Công tác thanh tra, kiểm tra đã được tiến hành nhưng chưa triệt để…

Một số ý kiến đóng góp

An sinh xã hội là một trong những chính sách xã hội cơ bản thể hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hướng vào mục tiêu phát triển con người, thúc đẩy công bằng và tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Để chính sách này đảm bảo tốt hơn đời sống cho người dân, góp phần tích cực vào việc ổn định, an toàn xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước thì việc xây dựng và hoàn thiện Pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam là hết sức cần thiết.

Thứ nhất, về nguyên tắc luật an sinh xã hội phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau đây: Mọi thành viên trong xã hội đều có quyền được hưởng an sinh xã hội; Nhà nước thống nhất quản ý vấn đề an sinh xã hội; kết hợp hài hoà giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội; bình đẳng, dân chủ, công khai và công bằng xã hội; nguyên tắc “hưởng thụ theo đóng góp” kết hợp với “lấy số đông bù số ít”; đa dạng hoá, xã hội hoá các hoạt động an sinh xã hội.

Thứ hai, về mặt văn bản pháp luật: Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ xây dựng, rà soát văn bản. Bám sát chủ trương của Đảng, định hướng phát triển kinh tế, xã hội, hình thành khung chính sách, xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện cho đồng bộ; cần phải có một quy định chặt chẽ, nghiêm minh để xử lý những người có hành vi vi phạm đến chính sách an sinh xã hội; cần phải có qui định trong việc giải quyết tranh chấp về an sinh xã hội; trong tương lai chúng ta nên xây dựng một chính sách tổng thể cho vấn đề an sinh xã hội và thể hiện chính sách đó trong một đạo luật về an sinh xã hội, hơn là đưa ra các chính sách đơn lẻ cho từng mảng nhỏ của an sinh xã hội và giải quyết từng mảng nhỏ đó trong từng đạo luật hạn chế.4

Thứ ba, về cơ chế thực hiện: Cơ chế thực hiện pháp luật nói chung và an sinh xã hội nói riêng đòi hỏi hệ thống pháp luật xây dựng trên cơ sở phù hợp với thực tiễn. Khi pháp luật an sinh xã hội còn nhiều vấn đề cần giải quyết thì cần phải tập trung nghiên cứu hoàn thiện những vấn đề sau đây:

Về cứu trợ xã hội:* Cần phải mở rộng hình thức giúp đỡ đối tượng hưởng trợ cấp cứu trợ thường xuyên như có chính sách khuyến khích động viên các cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện xã hội hoá công tác cứu trợ xã hội. * Mức cứu trợ hàng tháng cho các đối tượng còn thấp trong khi trượt giá năm sau cao hơn năm trước, do vậy cần phải có cách tính để ổn định cuộc sống cho họ. * Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra. * Cần phải rà soát, giảm bớt những thủ tục hành chính đối với đối tượng khi được nhận trợ cấp xã hội. * Cần phải đẩy mạnh công tác quản lý nắm chắc đối tượng tại cơ sở: lập sổ quản lý đối tượng tại xã, phường, định kỳ 6 tháng, 1 năm, rà soát danh sách và tổng hợp báo cáo.

Để đáp ứng yêu cầu của đất nước, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội phải trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu lập pháp đã đạt được cũng như điều chỉnh các quan hệ mới theo điều kiện thực tế là rất cần thiết. An sinh xã hội là nhu cầu thiết yếu của con người. Xã hội càng phát triển, đời sống của người dân nói chung và đối tượng “yếu thế” nói riêng càng được tăng lên. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã và đang có những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên, tình trạng phân hóa giàu nghèo, sự bất bình đẳng có nguy cơ gia tăng. Hệ thống an sinh xã hội còn hẹp (nhất là đối với khu vực phi chính thức), nguồn lực đầu tư cho trợ giúp xã hội còn quá ít trong đó đối tượng, phạm vi cần được sự bảo trợ của xã hội lại quá lớn. Vì vậy, hệ thống an sinh xã hội cũng có sự thay đổi theo xu hướng phát triển chung thì mới có thể phù hợp. Để có được một hệ thống an sinh xã hội phát triển, đủ sức chống đỡ với các rủi ro xã hội không chỉ là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia mà còn là sự quan tâm chung của cả cộng đồng quốc tế.

Cập nhật thông tin chi tiết về Pháp Luật Môi Trường Việt Nam Với Vấn Đề Trách Nhiệm Xã Hội Của Dn trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!