Bạn đang xem bài viết Pháp Luật Về Thành Lập Doanh Nghiệp được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi có ý định mở công ty, mọi người thường quan tâm nhiều nhất đến việc pháp luật quy định như thế nào về vấn đề mở công ty. Bài viết hôm nay xin giới thiệu một số quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp. Nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng hình dung các công việc cần thực hiện đối với thủ tục này.
Quy định về quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
Điều 18 Luật Doanh nghiệp quy định về quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Theo đó tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật trừ một số trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18.
Quy định về loại hình doanh nghiệp
Một nội dung của pháp luật về thành lập doanh nghiệp cũng rất quan trọng đó là quy định về loại hình doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Trong Luật đã quy định rõ cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nghĩa vụ của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật và các thành viên trong công ty. Chủ thể thành lập doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ trước các loại hình, tùy vào tình hình thực tế về nguồn vốn, ngành nghề kinh doanh và quy mô mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cho mình.
Quy định về tên doanh nghiệp
Pháp luật về thành lập doanh nghiệp còn quy định về tên doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp là thành phần quan trọng để định danh cũng như phân biệt các doanh nghiệp với nhau. Pháp luật doanh nghiệp quy định không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Ngoài ra tên doanh nghiệp không được trái với thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng.
Quy định về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Quy trình và hồ sơ thành lập các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp, Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thi hành. Theo đó, doanh nghiệp phải chuẩn bị bộ hồ sơ gồm các giấy tờ cơ bản sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định trong Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, danh sách cổ đông công ty cổ phần;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân;
Một số giấy tờ khác tùy thuộc loại hình doanh nghiệp đăng ký.
Sau đó, doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho bạn trong vòng 3 ngày làm việc.
Như vậy, pháp luật về thành lập doanh nghiệp hiện nay đã được quy định ở các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, tạo điều kiện tốt nhất để các chủ thể đăng ký thành lập doanh nghiệp một cách dễ dàng. Hơn thế nữa, cơ quan nhà nước luôn hỗ trợ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hoặc bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Phan Law chúng tôi, các chuyên viên luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM Hotline: 1900.599.995 – 0974.80.8888Email: info@phan.vn
Chia sẻ:
Luật Doanh Nghiệp 2014: Thành Lập Doanh Nghiệp Tư Nhân
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Điều 184. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Điều 185. Quản lý doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Điều 186. Cho thuê doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định, trong hợp đồng cho thuê.
Điều 187. Bán doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.
Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.
Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.
Doanh nghiệp
HÀ NỘI
Địa chỉ: Tòa nhà Anh Minh, 36 Hoàng Cầu, p. Ô Chợ Dừa, quận Đống ĐaĐiện thoại: 02422612929Mobile: 0899.888.404 Email: info@hno.vn
Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp
Thủ tục Đăng ký thành lập doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)
1. Trình tự thực hiện
+ Trường hợp đăng ký trực tiếp:
– Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
– Khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.
– Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.
+ Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:
– Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP;
– Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
+ Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:
– Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP;
– Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
– Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
– Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.
– Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.
– Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
– Người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử. Trường hợp bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.
2. Cách thức thực hiện
– Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Thành phần hồ sơ bao gồm
A. Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
2. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của chủ doanh nghiệp tư nhân
B. Đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
2. Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);
3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền nếu công ty tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Trường hợp công ty tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên, hồ sơ gồm Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của từng đại diện theo ủy quyền.
4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
C. Đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
2. Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp)
3. Danh sách thành viên (có đầy đủ chữ ký)
4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
D. Đăng ký thành lập công ty cổ phần
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
2. Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);
3. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức (có đầy đủ chữ ký)
4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
E. Đăng ký thành lập công ty hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
2. Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);
3. Danh sách thành viên (có đầy đủ chữ ký)
4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Thời hạn giải quyết
– Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
6. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
A. Trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân (Phụ lục I-1, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
B. Trường hợp đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên
– Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH một thành viên (Phụ lục I-2, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
– Danh sách người đại diện theo ủy quyền (Phụ lục I-10, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
C. Trường hợp đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
– Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên (Phụ lục I-3, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
– Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên (Phụ lục I-6, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
D. Trường hợp đăng ký thành lập công ty cổ phần
– Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần (Phụ lục I-4, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
– Danh sách cổ đông sáng lập (Phụ lục I-7, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
– Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (Phụ lục I-8, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
– Danh sách người đại diện theo ủy quyền (của cổ đông là tổ chức nước ngoài) (Phụ lục I-10, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT).
E. Trường hợp đăng ký thành lập công ty hợp danh
– Giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh (Phụ lục I-5, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
– Danh sách thành viên công ty hợp danh (Phụ lục I-9, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
7. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục
– Được quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
2. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 Luật Doanh nghiệp;
3. Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
4. Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
8. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 (Luật Doanh nghiệp);
– Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (Nghị định số 78/2015/NĐ-CP);
– Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp (Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
– Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23/12/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp (Thông tư số 176/2012/TT-BTC).
Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ để được tư vấn:
CÔNG TY TƯ VẤN AN PHA 436/29 Cách Mạng Tháng Tám, P.11, Q.3, TPHCM Tel: 08 – 6 26 46 128 – Fax: 08 – 6 26 46 129 DĐ: 0939 379 623 (Zalo – Viber) Email: tahongle@gmail.com Website: anpha.vn
Thành Lập Doanh Nghiệp Kinh Doanh Vàng
Thị trường vàng tại Việt Nam cũng như trên thế giới luôn sôi động và thu hút nhiều nhà đầu tư. Luật Việt An xin tư vấn cho cá nhân, tổ chức về trình tự thủ tục cũng như điều kiện để có thể thành lập doanh nghiệp kinh doanh vàng, cụ thể là kinh doanh mua bán vàng miếng.
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng thì doanh nghiệp được Ngân hàng nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện:
Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên;
Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 02 năm trở lên;
Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong hai năm liên tiếp gần nhất;
Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 03 tỉnh, thnahf phố trực thuộc trung ương trở lên;
Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ công ty;
Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);
Giấy ủy quyền cho công ty Luật Việt An.
Sau khi nộp hố sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho công ty Luật Việt An hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 4: xin cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
Doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh mua, bán vàng miếng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để được cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp bao gồm:
Đơn đề ngị cáp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng;
Giáy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng;
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh;
Giấy xác nhận của cơ quan thuế và số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng trong 02 năm liền kề trước đó.
Sau khi nhận được hồ sơ, Vụ Quản lý Ngoại hối trình Thống đốc xem xét, quyết định việc cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng cho doanh nghiệp.
Cập nhật thông tin chi tiết về Pháp Luật Về Thành Lập Doanh Nghiệp trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!