Xu Hướng 9/2023 # Phòng Chống Sốt Xuất Huyết # Top 16 Xem Nhiều | Bac.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Phòng Chống Sốt Xuất Huyết # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phòng Chống Sốt Xuất Huyết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết

Ngày 19/7/2023, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chủ trì Hội nghị “Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2023”. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khoa/Bệnh viện Sản nhi, của các tỉnh thành phố khu vực miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên và Hà Nội; đại diện các cơ sở Y tế đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh…

Xem tiếp

Những câu chuyện ấn tượng về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại Đồng Nai và Bình Phước

Vừa qua, đoàn công tác của Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương đã đến giám sát, hỗ trợ công tác truyền thông về phòng chống sốt xuất huyết tại Đồng Nai và Bình Phước. Đây là hai tỉnh có nhiều khu trọ của người lao động ngoại tỉnh nên nguy cơ bùng phát dịch rất lớn. Đây cũng là nơi ngành y tế địa phương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và chủ động trong công tác truyền thông phòng chống dịch.

Xem tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội

Chiều ngày 28/7/2023, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đi kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại một số công trình xây dựng tại 243 La Thành; ngõ 121 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa và làm việc với UBND Thành phố Hà Nội. Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và đoàn công tác.

Xem tiếp

Công điện của Thủ tướng về việc tăng cường phòng chống sốt xuất huyết

Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, Việt Nam nằm trong khu vực lưu hành và chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh SXH, Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện về việc tăng cường công tác phòng chống SXH.

Xem tiếp

Người mắc Sốt xuất huyết vẫn có nguy cơ tái mắc

Sáng ngày 26/72023, tại buổi gặp mặt báo chí của Bộ Y tế, PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: “Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây thành dịch do virus Dengue gây ra với 4 tuýp gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Do miễn dịch được tạo ra trong cơ thể sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu với từng tuýp, cho nên người đã từng mắc sốt xuất huyết vẫn có nguy cơ tái mắc”.

Xem tiếp

Bộ Y tế yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống sốt xuất huyết

Ngày 20/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết (SXH) cho khu vực phía Nam. chúng tôi Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì Hội nghị, tham dự có lãnh đạo các Vụ, Cục, Viện, Bệnh viện, Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương, lãnh đạo Sở Y tế chúng tôi Trung tâm y tế Dự phòng và Trung tâm Truyền thông – GDSK của 33 tỉnh/TP phía Nam.

Xem tiếp

Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh

Xem tiếp

Gia tăng bệnh nhân nhập viện do sốt xuất huyết

Ngày 19/7/2023, chúng tôi Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, từ đầu năm đến nay Khoa đã tiếp nhận vào điều trị nội trú cho 199 bệnh nhân sốt xuất huyết (SXH) Dengue. Hiện nay, trung bình mỗi ngày, Phòng khám và Tư vấn các bệnh truyền nhiễm của Khoa có 20-25 trường hợp đến khám vì SXH. Tại Phòng khám chuyên khoa truyền nhiễm ở Khoa Khám bệnh, Bệnh viện mỗi ngày cũng tiếp nhận 25-30 ca khám vì SXH.

Xem tiếp

Chung Tay Phòng Chống Bệnh Sốt Xuất Huyết

Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm có diễn biến khó lường với số ca mắc và tử vong cao. Nếu chủ quan, không chủ động phòng chống, dịch SXH có nguy cơ bùng phát, khó kiểm soát.

Theo báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 27/7 toàn tỉnh đã ghi nhận 2,2 ngàn trường hợp mắc bệnh SXH, trong đó trẻ em dưới 15 tuổi chiếm gần 54%, không có ca tử vong.

Người dân còn khá chủ quan trong phòng chống SXH

Qua các đợt giám sát chỉ số lăng quăng tại các huyện Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, TP. Biên Hòa của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho thấy, người dân vẫn chủ quan, lơ là trong việc thực hiện các hướng dẫn, khuyến cáo của ngành y tế địa phương. Cụ thể tại các hộ dân được kiểm tra, vẫn còn phát hiện lăng quăng trong các các lu, chậu, lọ hoa và một số vật dụng chứa nước khác, nhiều hộ dân chưa thực hiện các biện pháp phòng chống SXH, vẫn để các vật dụng chứa nước ngoài trời không đậy nắp, chưa vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ.

Bà Trần Thị Sáng, ngụ ở phường Hóa An, TP. Biên Hòa cho biết, gia đình bà vừa có con bị bệnh SXH, nguyên nhân do khu bà sinh sống có nhiều vườn cây bụi rậm, không được dọn dẹp thường xuyên nên là nơi cho muỗi sinh sôi, phát triển và gây bệnh.

Nhân viên Khoa Phòng chống Bệnh truyền nhiễm (CDC Đồng Nai) kiểm tra lăng quăng trong lu chứa nước đọng tại một hộ dân thuộc phường Hóa An, TP.Biên Hòa.

Theo BS. Trần Thị Hải Yến, Trưởng Trạm y tế phường Hóa An, đa phần người dân phường Hóa An là công nhân lao động, nên việc tiếp xúc để tuyên truyền các biện pháp phòng chống cũng có phần hạn chế, chủ yếu là gặp vào buổi tối, mặc dù đã được tuyên truyền vận động dọn dẹp vệ sinh tuy nhiên ý thức của người dân vẫn chưa cao. Thông thường người dân chỉ tham gia dọn dẹp vào những ngày cuối tuần, tuy nhiên khoảng thời gian 1 tuần cũng đủ cho muỗi sinh sôi.

BS Phan Văn Phúc, Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho biết, cho đến nay bệnh SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống SXH chính là sự vào cuộc của người dân. Để phòng bệnh, người dân cần tích cực tham gia diệt muỗi, diệt lăng quăng, giữ gìn vệ sinh môi trường, không để các dụng cụ chứa nước hoặc nếu có phải đậy nắp và thường xuyên thay rửa; loại bỏ các ổ nước đọng; khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà; tránh muỗi đốt bằng cách ngủ mùng, không để trẻ chơi ở chỗ tối, thoa kem chống muỗi…

Cần sự chung tay của cả cộng đồng

Trước tình hình dịch SXH đang có xu hướng gia tăng, ngành y tế tỉnh đã tăng cường công tác phòng chống dịch bằng nhiều cách như: phun hóa chất diệt muỗi diện rộng, giám sát chỉ số lăng quăng, điều tra ca bệnh, tăng cường tuyên truyền vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch…

Chị Lê Thị Thủy, Phó Trưởng Trạm y tế xã An Phước, Trung tâm Y tế huyện Long Thành cho biết, là xã có số dân đông thứ 2 sau thị trấn Long Thành, hàng năm xã luôn là điểm nóng của dịch SXH. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn xã An Phước chỉ có 15 ca mắc SXH, giảm 70% số ca mắc so với cùng kỳ năm ngoái. Có được kết quả như vậy đó là nhờ triển khai kịp thời các hoạt động trong kế hoạch phòng chống dịch bệnh do Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại địa phương đề ra. Đồng thời chú trọng phối hợp với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch sốt SXH. Thực hiện điều tra ca bệnh, xử lý ổ dịch ngay khi phát hiện ca bệnh.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Mỹ cho biết, trước tình hình dịch SXH gia tăng trên địa bàn huyện, huyện đã yêu cầu ngành y tế xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cụ thể và quyết liệt, ngoài nguồn kinh phí của ngành y tế, huyện cũng sẽ dành một phần kinh phí của UBND cho công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch SXH. Ngoài ra, huyện cũng yêu cầu các cơ quan, ban ngành cùng vào cuộc phòng chống dịch, nhằm đẩy lùi dịch SXH trên địa bàn huyện.

BS.CKII Bạch Thái Bình, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, việc phòng chống SXH cũng giống như phòng chống dịch Covid-19, cần phải huy động cả hệ thống chính trị, các cấp, các ban ngành vào cuộc cũng như sự đồng thuận và phối hợp của người dân, đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của công tác phòng chống dịch bệnh.

Thanh Tú

Phòng Chống Bệnh Sốt Xuất Huyết Như Thế Nào?

Thời điểm hiện nay dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh ở một số tỉnh thành phố trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh ở khu vực Tây nguyên. Tại Hà Nội cũng đã có một vài quận huyện có bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh, nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực kịp thời, đúng phương pháp có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy mà công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết là rất quan trọng và cần thiết. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra (do vây thường được gọi tên là bệnh sốt xuất huyết Dengue), muỗi vằn (Aedes aegypti) đốt người bệnh nhiễm vi rút truyền từ người bệnh sang người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết lưu hành phổ biến, ở cả miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường bùng phát thành dịchvào mùa mưa, nhất là vào tháng 7, 8, 9. Bệnh sốt xuất huyết thường gây thành dịch lớn với nhiều người mắc có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội. Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết: Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, hồ, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong nhà, xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, thau chậu, giếng nước, hốc cây, các đồ phế thải có chứa nước như lọ cắm hoa, bát nước kê chạn, lốp xe đã loại bỏ, …

Biểu hiện, triệu chứng lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết: Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ, kéo dài 3 – 7 ngày; đau đầu dữ dội; nổi ban xuất huyết… bệnh thường tiến triển qua ba thể: Sốt xuất huyết Dengue, sốt xuất huyết Dengue cảnh báo và sốt xuất huyết Dengue nặng.

1. Sốt xuất huyết Dengue Có các triệu chứng lâm sàng giống như cúm, kéo dài từ 2 đến 7 ngày, thời gian ủ Bệnh từ 4 đến 10 ngày sau khi muỗi mang mầm bệnh đốt. Sốt cao 39- 40 độ thường kèm theo các triệu chứng sau:

2. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo. Ngoài triệu chứng lâm sàng như sốtxuất huyết Dengue, người bệnh có kèm theo dấu hiệu cảnh báo sau: – Vật vã, lừ đừ, li bì. – Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan. – Gan to > 2 cm. – Nôn nhiều. – Xuất huyết niêm mạc. – Tiểu tiện ít.

Kon Tum Tăng Cường Công Tác Phòng, Chống Bệnh Sốt Xuất Huyết

Thời sự – Chính trị

(kontumtv.vn) – Thống kê của ngành Y tế tỉnh Kon Tum cho thấy, đến hết tháng 5/2023, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh tăng hơn 90 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Toàn tỉnh có 75 ổ dịch sốt xuất huyết. Để hiểu rõ hơn công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cũng như nỗ lực của ngành Y tế tỉnh Kon Tum trong hạn chế mức thấp nhất sự lây lan các ổ dịch trong cộng đồng, phóng viên Đài PT – TH tỉnh đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ Nguyễn Thị Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, sở Y tế tỉnh. PV: Thưa bác sĩ, xin bác sĩ cho biết nửa đầu năm 2023, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh diễn ra như thế nào? So với cùng kỳ năm 2023 có sự khác biệt ra sao? PV: Công tác phòng chống PV: Trong quá trình triển khai công tác phòng chống PV: Năm 2023 có thể nói là năm chu kỳ 03 năm của dịch sốt xuất huyết và cũng dự báo bệnh sốt xuất huyết sẽ tăng trong tháng 8, tháng 9 là những tháng cao điểm. Như vậy, trong thời gian tới, ngành Y tế tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp như thế nào nhằm hạn chế sự lây lan, bùng phát các ổ dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh? PV: Thu Trang – Công Luận Xin cảm ơn bác sĩ đã tham gia cuộc trao đổi hôm nay! dịch sốt xuất huyết, ngành Y tế đã gặp những khó khăn gì? dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh được ngành Y tế tỉnh triển khai tích cực ra sao trong thời gian qua?

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân: Hiện nay Kon Tum cùng với cả nước cũng đang bước vào cao điểm của mùa dịch sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết tính đến hết ngày 31/5/2023, hiện tại trên địa bàn tỉnh ghi nhận 129 ca và số mắc sốt xuất huyết hiện nay đang cao nhất là ở thành phố Kon Tum với 42 ca, tính đến nay không có trường hợp tử vong. Và đã có 06/10 huyện, thành phố có bệnh sốt xuất huyết xảy ra. So với tình hình bệnh sốt xuất huyết năm 2023 thì tăng 93 ca so với cùng kỳ năm 2023.

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã tham mưu cho Sở Y tế ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo công tác phòng chống sốt xuất huyết cũng như tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cũng ban hành những văn bản hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật để cho trung tâm các huyện, thành phố dựa vào các văn bản chỉ đạo để triển khai tốt. Các hoạt động để chủ động triển khai là hiện nay đơn vị đang triển khai giám sát tình hình dịch bệnh rất là chặt chẽ để báo cáo Sở Y tế để chỉ đạo kịp thời. Đặc biệt là giám sát chặt chẽ tại các ổ dịch có bệnh nhân sốt xuất huyết để chủ động 100% các ổ dịch đó được xử lý kịp thời trong vòng 24 giờ. Thứ hai là triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn tỉnh và tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền bằng hình thức trực tiếp tại hộ gia đình để người dân hiểu được cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân: Trong quá trình triển khai phòng chống sốt xuất huyết thì ngành Y tế cũng gặp những khó khăn. Khi mình triển khai công tác phòng chống dưới cộng đồng thì ý thức của người dân còn rất chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống sốt xuất huyết này. Họ chưa hợp tác với y tế để mà triển khai diệt lăng quăng/bọ gậy cũng như là tổng dọn vệ sinh môi trường. Một số địa phương, các xã, phường cũng chưa được quyết tâm, ví dụ như xã, phường, thị trấn, chính quyền cũng chưa được quan tâm quyết liệt lắm cho nên đôi khi tình hình sốt xuất huyết tại ổ dịch đó vẫn còn. Thứ tư về công tác phòng chống sốt xuất huyết, trong năm 2023, về kinh phí thì Trung ương không có nhưng ở tại địa phương thì mình cũng có khắc phục được là mình có hỗ trợ kinh phí để triển khai dự án phòng chống sốt xuất huyết này.

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân: Ngành Y tế cũng phải kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch từ tỉnh xuống huyện, xã để làm tốt công tác chỉ đạo, điều hành chung, thống nhất chung các nội dung để triển khai công tác phòng, chống ở địa phương. Thứ hai là phải giám sát chặt chẽ các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn, trong đó, đặc biệt chú ý công tác phòng chống sốt xuất huyết đang vào đỉnh điểm cao như thế. Ngoài việc giám sát phải giao cho cán bộ y tế trực tiếp xuống phụ trách địa bàn cụ thể để hướng dẫn cho người dân công tác phòng chống sốt xuất huyết. Thứ ba là tăng cường công tác truyền thông, truyền thông trực tiếp cũng như truyền thông gián tiếp. Rồi tổ chức tập huấn, đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật để cho cán bộ y tế nắm rõ hơn cũng như phải nâng cao năng lực, kiện toàn lại đội chống dịch cơ động rồi chuẩn bị sẵn sàng thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị để làm tốt công tác phòng, chống dịch.

Biện Pháp Phòng Chống Dịch Sốt Xuất Huyết Trong Đại Dịch Covid

Vào cuối mùa xuân và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn – vector trung gian truyển bệnh phát triển, dẫn đến nguy cơ bùng phát của dịch sốt xuất huyết (SXH) tăng cao nếu không có các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả.

Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết ở nước ta

Năm 2023, cả nước ghi nhận 320.331 trường hợp mắc SXH với 53 trường hợp tử vong và nhiều ổ dịch trong cộng đồng tại các địa phươngnhư Hà Nội, chúng tôi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước ghi nhận 26.857 trường hợp mắc SXH tại 58 tỉnh, thành phố; một số địa phương đã có ca tử vong như Bình Định, Bình Phước, Cần Thơ và Tây Ninh.

Tại TPHCM từ đầu năm đến nay, Sở Y tế đã giám sát và thống kê cho thấy trên địa bàn có 6.893 ca mắc SXH. Trung bình mỗi tuần thành phố có khoảng 120 trường hợp nhiễm bệnh phải nhập viện điều trị.

Ở Hà Nội, theo Sở y tế, từ đầu năm 2023 đến nay, toàn thành phố đã ghi nhận 137 trường hợp mắc SXHtại nhiều quận huyện, trong đó có 2 ổ dịch có nguy cơ gia tăng nhanh, tuy vậy, chưa có trường hợp tử vong, đó là ổ dịch ở xã Khánh Hà, huyện Thường Tín và xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai (Hà Nội).

Phun thuốc diệt muỗi giúp góp phần phòng chống sốt xuất huyết

Nguyên nhân gây bệnh và môi giới truyền bệnh sốt xuất huyết

Căn nguyên gây bệnh SXH là do virus Dengue, nên được gọi là sốt xuất huyết Dengue (SXHD). Virus Dengue có 4 typ huyết thanh (Den1, Den1, Den3 và Den4). Ở Việt Nam có cả 4 typ huyết thanh này, vì vậy, một người có thể mắc cả 4 typ huyết thanh virus Dengue, có nghĩa năm nay mắc typ Den1, sang năm có thể mắc typ huyết thanh Den2… SXHD là một bệnh do virus lây truyền cho người bởi muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) và Aedes albopictus (muỗi hổ châu Á). Virus Denguelâytruyền từ người bệnh sang người lành thông qua vết đốt củamuỗiAedes do bản thân con muỗi đó có mang virus Dengue ở tuyến nước bọt của nó. Những conmuỗinày thường đẻ trứng vào nước ngọt sạch (bể, lu, chum, vại chứa nước ngọt, các ao hồ, lốp xe hỏng, chai, lọ chứa nước mưa…).MuỗiAedes hoạt động cả ban ngày, cả ban đêm, nhất là sáng sớm, chiều tối và chỉ cómuỗicái mới đốt người vàtruyền bệnh SXH.

Nhận biết bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD)

Đặc điểm của SXHD có đặc trưng là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương dẫn tới sốc do cô đặc máu, tụt huyết áp bởi giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu thứ phát sau sốc kéo dài, nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất có thể dẫn đến tử vong.

Thời kỳ ủ bệnh từ 3 – 6 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày, sau đó xuất hiện đột ngột sốt cao (kéo dài từ 2 -7 ngày), người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hố mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), có thể kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy. Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội. Sốt sẽ giảm vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 và kèm theo có xuất huyết nhẹ (chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi hoặc cả 2). Trường hợp nặng có thể xuất huyết nội tạng (chảy máu tiêu hóa, thận), kinh nguyệt kéo dài, rong kinh (phụ nữ) và có thể bị sốc. Xuất huyết ở da dạng ban, dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. SXHD thể nhẹ, trung bình không bị sốc hoặc bị sốc nhưng được điều trị thoát sốc tốt, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Tuy vậy, có một số trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến một số biến chứng.

Biến chứng có thể gặp ở bệnh SXHD, ngoài sốc, có thể làm cho lách to, gan to và đau, đây là biểu hiện xấu. Ngoài ra, có thể biến chứng tràn dịch màng phổi, giảm protein máu hoặc dấu hiệu màng não.

Nên làm gì để phòng sốt xuất huyết?

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT

Muốn phòng bệnh SXHD có hiệu quả ngành y tế cần thiết tuyên truyền rộng rãi cho toàn dân biết tác hại của bệnh, nguyên nhân làm bệnh lây lan. Vì vậy, cần thông báo rộng rãi đến tận các tổ dân phố, các hộ gia đình, các trường học, các cơ quan đóng trên địa bàn các biện pháp phòng bệnh SXHD. Nếu có điều kiện cần phát tờ rơi cho mọi người, đặc biệt là các trường học, chợ, cơ quan, nơi đông dân qua lại để nhiều người biết càng tốt. Cần tập trung diệt muỗi và bọ gậy bằng mọi biện pháp từ dân gian đến các chất hóa học, đặc biệt ở các địa phương đang có SXHD xẩy ra.

Để tránh muỗi đốt, phải nằm màn (cả lúc ngủ ban ngày lẫn ban đêm). Ở công sở, trường học, mọi người tránh muỗi đốt nên đi dày, có bít tất và mặc quần dài ống để tránh hở da vùng chân. Để tiêu diệt bọ gây (loăng quăng) cần phải thau rửa chum, vại, lu, các vật dụng dùng đựng nước sinh hoạt và phải có nắp nậy kín để không cho muỗi vào đẻ trứng. Nếu gia đình, công sở, trường học có dùng lọ cắm hoa, cần thay nước hàng ngày. Đối với các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, ngoài nắp đậy, có thể nuôi các loài cá có khả năng ăn được nhiều bọ gậy. Ngoài ra, cần vệ sinh môi trường tốt và khơi thông cống rảnh, ao, hồ…để tiêu diệt trứng muỗi và bọ gậy.

Đặc điểm của SXH có đặc trưng là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương dẫn tới sốc do cô đặc máu, tụt huyết áp bởi giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu thứ phát sau sốc kéo dài; nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất có thể dẫn đến tử vong.

Sốt là đặc điểm đặc trưng của Sốt xuất huyết Dengue.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn

Ra Quân Tổng Vệ Sinh Hàng Tuần Để Phòng, Chống Sốt Xuất Huyết

Cụ thể, UBND TP giao UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức ra quân thực hiện chiến dịch tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng chống dịch sốt xuất huyết, bắt đầu ngay tuần đầu tháng 8/2023 và duy trì thường xuyên và thứ Bảy hàng tuần. Tổ chức phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh một cách triệt để, trong các chiến dịch cần có sự tham gia của lãnh đạo UBND các xã, phường, thị trấn và công an để đảm bảo 100% hộ gia đình được xử lý.

Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thành lập ngay các Đội xung kích diệt bọ gậy chống dịch và Tổ giám sát phòng, chống dịch sốt xuất huyết; Tổ chức hoạt động một cách có hiệu quả, không hình thức và phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.

Ngoài việc triển khai công tác phòng chống dịch tại khu vực dân cư cần chú trọng đến các khu vực công cộng như tại các cơ quan, công trường, xí nghiệp, nghĩa trang, trường học…; Phải yêu cầu các đơn vị đóng trên địa bàn, đặc biệt là các trường học, công trường xây dựng phối hợp và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, thường xuyên tiến hành kiểm tra việc chủ động phòng chống dịch bệnh của các đơn vị này.

Phòng Văn hóa và Thông tin tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng để mọi người tự áp dụng các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết (ngủ màn, diệt muỗi, diệt bọ gậy) và tích cực tham gia hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết. Tại các khu vực đã ghi nhận bệnh nhân sốt xuất huyết cần tổ chức họp tổ dân cư để thông báo tình hình dịch và hướng dẫn cho người dân biết cách chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tổ chức giám sát chặt chẽ ca bệnh tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế; phát hiện sớm, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch. Kiên quyết không để dịch kéo dài, lan rộng…

Sở Y tế theo dõi chặt chẽ tình hình dịch; xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch không để dịch bùng phát, lan rộng. Tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, kỹ thuật phun hóa chất, diệt bọ gậy, xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế dự phòng, cộng tác viên. Tập huấn về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ làm công tác điều trị tại tất cả các tuyến.

Thực hiện tốt việc thu dung, phân loại và điều trị bệnh nhân. Đảm bảo đủ cơ số thuốc, phương tiện điều trị và giường bệnh để kịp thời tiếp nhận điều trị sớm bệnh nhân hạn chế tối đa tử vong do sốt xuất huyết.

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai tích cực các hoạt động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trong trường học, tuyên truyền cho học sinh, sinh viên cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết; Nhà trường phối hợp với cơ sở y tế tại địa phương phát phiếu điều tra xử lý bọ gậy tại hộ gia đình cho các học sinh để triển khai thực hiện tại gia đình; thông báo ngay cho các cơ sở y tế khi phát hiện có trường hợp mắc bệnh để phối hợp xử lý kịp thời; thường xuyên tổ chức các đợt tổng vệ sinh môi trường tại các trường học.

Sở Xây dựng chỉ đạo yêu cầu công nhân phải ngủ màn tránh muỗi đốt và phải đậy kín các dụng cụ chứa nước, bể chứa nước, không để cho muỗi có nơi sinh sản phát triển lây truyền bệnh sốt xuất huyết.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phòng Chống Sốt Xuất Huyết trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!