Xu Hướng 3/2023 # Phỏng Vấn Với Sở Di Trú Sau Khi Kết Hôn Tại Hoa Kỳ # Top 9 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phỏng Vấn Với Sở Di Trú Sau Khi Kết Hôn Tại Hoa Kỳ # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Phỏng Vấn Với Sở Di Trú Sau Khi Kết Hôn Tại Hoa Kỳ được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

ột cuộc phỏng vấn với Sở di trú là phần khó khăn nhất đối với người đến Hoa Kỳ có chiếu khán (visa) du lịch hoặc sinh viên du học và đã gặp rồi sau đó kết hôn với một công dân Mỹ sau chỉ vài tháng đến Hoa Kỳ. Suy nghĩ đầu tiên trong đầu nhân viên di trú là “Làm sao họ có thể rơi vào lưới tình và kết hôn chỉ trong một thời gian ngắn như vậy?”. M

Một trong những thân chủ của văn phòng Robert Mullins International mô tả lần gặp gỡ nhân viên Sở di trú giống như “một cuộc phỏng vấn nín thở qua sông”, rất hồi hộp và căng thẳng. Điều chẳng có gì ngạc nhiên về những cuộc phỏng vấn với nhân viên Sở di trú sẽ rất căng thẳng với tất cả mọi người, kể cả những cặp vợ chồng có mối quan hệ trong sáng vì chẳng có gì để che dấu cả. Kể cả những cặp vợ chồng thật nhất vẫn có thể hiểu lầm câu hỏi của nhân viên phỏng vấn hoặc bị mất trí nhớ trong một thoáng nào đó, làm cho họ đưa ra những câu trả lời sai hoặc không thể chấp nhận được.

Giả định rằng có một mối tình chân thật nào đó, cả hai người đều biết rằng ngày hết hạn chiếu khán du lịch hoặc du học, vì thế họ không màng đến cần có thời gian dài quen biết nhau. Tuy nhiên, nhân viên Sở di trú lại rất quan tâm về việc này.

Bất cứ cuộc hôn nhân nào không giống như kiểu tình yêu và tìm hiểu của đa số dân Mỹ đều làm cho nhân viên Sở di trú nghi ngờ. Theo lẽ thường, nhân viên Sở di trú đặt họ trong vị trí quyết định về chữ “yêu” và liệu hai người kết hôn vì yêu hay vì quyền lợi di trú. Hầu hết nhân viên Sở di trú đều không để ý hoặc bất kể sự kiện thực tế tại Hoa Kỳ là những cuộc hôn nhân vẫn tồn tại có tỷ lệ thấp hơn 50%, kể cả những cặp vợ chồng đã từng theo đuổi nhau và kết hôn theo phong cách của người dân Hoa Kỳ.

Cố truy tìm những cuộc hôn nhân giả bằng cách đưa ra những câu hỏi căng thẳng trong cuộc phỏng vấn Thẻ Xanh rất bất công. Nhưng đây là công việc của nhân viên Sở di trú.

Trong cuộc phỏng vấn, thông thường, nhân viên di trú hay hỏi là:”Khi ngủ, qúy vị nằm ở phía nào trên giường?”. Nhưng nằm phía nào trên giường mới gọi là bên Phải và phía nào là bên Trái? Điều này tùy theo qúy vị ở đâu khi nhìn về chiếc giường. Câu hỏi sẽ khác nhau nếu qúy vị đứng ở chân giường, hoặc nằm trên giường hay nhìn về phía giuờng từ trên.

Những câu hỏi trắc nghiệm mẫu về hôn nhân nhằm mục đích khám phá sự giả dối của những đương đơn xin Thẻ Xanh, thường là “Vợ/hoặc chồng của qúy vị có hình xâm nào không?”, hoặc “Vợ/ hoặc chồng của qúy vị ngủ bên nào trên giuờng?”, hay “Lần cuối qúy vị có quan hệ tình dục là khi nào?”, hoặc “Cuốn phim mà qúy vị xem lần cuối là phim gì?”.

Cách duy nhất để tránh có vấn đề với Sở di trú là phải chuẩn rất kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn. Không ỷ vào vào sự kiện thực tế là qúy vị và người phối ngẫu biết sự quan hệ của mình là thật. Qúy vị phải sẵn sàng cung cấp nhiều bằng chứng cho Sở di trú để chứng minh rằng cuộc hôn nhân của qúy vị là quan hệ chân thành, trong sáng.

Nhân viên Sở di trú có thể phỏng vấn cách ly hai người trong cuộc phóng vấn xin Thẻ Xanh. Nhân viên di trú có thể hỏi người chồng về màu sắc màn cửa trong phòng ngủ. Người chồng trả lời là “Xanh lá cây”. Vợ anh ta trả lời cùng câu hỏi là “Xanh dương”. Chỉ với những câu trả lời căn bản như vậy thôi, nhân viên di trú đã cố tìm những lý do để từ chối đơn xin điều chỉnh tình trạng cư trú.

Liệu nhân viên di trú có quá khắt khe không, hay ông ta không biết những ngôn ngữ Á Châu không có từ riêng biệt về “xanh dương” và “xanh lá cây”. Thay vào đó, họ chỉ dùng một chữ cùng có nghĩa là xanh dương hoặc xanh lá cây, như tiếng Việt có chữ “màu xanh” chẳng hạn. Hiển nhiên, điều này có thể đưa đến rắc rối khi được dịch sang Anh ngữ trong cuộc phỏng vấn Thẻ Xanh.

Các nhân viên Sở di trú có biết về những rắc rối ngôn ngữ này khi họ tiến hành phỏng vấn không? Không, họ không biết. Họ chỉ kỳ vọng các đương đơn có thể cho những câu trả lời thích hợp bằng Anh ngữ và có khi chỉ vì một sơ suất nhỏ như “màu xanh dương/xanh lá cây” chẳng hạn cũng có thể rất nguy hại.

Một cặp vợ chồng được mời đến phỏng vấn – đặc biệt là những cuộc phỏng vấn lần thứ hai – vì Sở di trú cảm thấy có một số lý do nào đó để họ tin rằng hai người này có cuộc hôn nhân giả tạo. Vì thế, nhân viên di trú sẽ không có vẻ thân thiện, không giúp đỡ và sẽ đưa ra những câu hỏi được chuẩn bị có thể làm cho cặp vợ chồng có những câu trả lời mâu thuẫn nhau.

Ngay cả những cặp vợ chồng chân thật nhất cũng có thể hiểu lầm những câu hỏi của nhân viên phỏng vấn hoặc bị mất trí nhớ tạm thời, làm cho họ đưa ra những trả lời sai lạc hoặc không thể chấp nhận được.

Hầu hết những cặp vợ chồng đến cuộc phỏng vấn xin điều chỉnh diện cư trú thường thiếu chuẩn bị kỹ lưỡng. Đây là điều sai lầm rất nguy hại. Họ rất cần phải tập thành thạo những câu trả lời. Nếu không làm điều này, điều chắc chắn là họ sẽ đưa ra những câu trả lời mâu thuẫn nhau. Hai người sẽ nhớ một số điều khác nhau. Đối với cuộc phỏng vấn của Sở di trú, điều quan trọng là cả vợ lẫn chồng phải nhớ mọi điều giống nhau.

Cả hai người nên thuộc và trao đổi lẫn nhau những ngày quan trọng trong mối quan hệ của họ. Ngay cả những ngày không quan trọng cũng có thể trở thành quan trọng, chẳng hạn như họ đã trải qua những ngày cuối tuần vừa qua như thế nào, họ đã xem những chương trình gì trên TV,v.v…

Hai người cần duyệt lại những sinh hoạt thường xuyên của gia đình, chẳng hạn như ai thường làm những việc lặt vặt gì trong nhà, v.v…

Đơn xin Thẻ Xanh có lệ phí khoảng 1.000 Mỹ kim. Lệ phí này trả cho việc duyệt xét đơn, không phải để mua việc giúp đỡ từ Sở di trú. Mục đích của cuộc phỏng vấn nhằm để chứng minh rằng qúy vị có hợp lệ để xin chuyển diện thường trú nhân không. Hai vợ chồng cần phải đưa ra những câu trả lời giống nhau đối với những câu hỏi của nhân viên di trú.

– Hỏi: Nếu nhân viên di trú từ chối đơn xin chuyển diện cư trú vì đã xảy ra những nhầm lẫn trong cuộc phỏng vấn, liệu có thể xin một cuộc phỏng vấn khác để được kết quả tốt hơn không?

– Đáp: Cách duy nhất để vượt qua sự từ chối là nên nộp nhiều bằng chứng có thể bác bỏ những lý do từ chối của nhân viên di trú. Xin một cuộc phỏng vấn lần thứ hai ít khi xảy ra, ngoại trừ nhân viên di trú yêu cầu điều này.

– Hỏi: Nếu vợ tôi bị gặp thất bại trong cuộc phỏng vấn xin thẻ xanh thường trú vì bị nghi ngờ là hôn nhân giả, vợ tôi có cơ hội xin kháng cáo không?

– Hỏi: Có cách nào để tin chắc rằng hai vợ chồng có trí nhớ như nhau về những điểm đặc trưng trong nhà không?

– Đáp: Thực hiện một cuốn lưu trữ hình ảnh mà qúy vị và người hôn phối có thể cùng duyệt lại để tránh những câu trả lời khác nhau trong cuộc phỏng vấn của Sở di trú. Bao gồm hình ảnh chụp từng căn phòng trong nhà. Kể cả những hình ảnh chụp những hình xâm, dấu vết riêng trên thân thể, v.v…

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: chúng tôi mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Luật Di Trú Và Nhập Tịch Hoa Kỳ

Để ghi nhớ hơn 30 năm liên tục đặc trách vấn đề nhập tịch tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, đây là lần đầu tiên cho tôi viết một đề tài thuần tuý về Luật Di Trú Hoa Kỳ, để cống hiến đến đọc giả một số những điều lệ di trú căn bản và thông dụng nhất cho những ai muốn nhập cảnh Hoa Kỳ hay muốn nhập tịch, có thể dùng làm tài liệu tham khảo mỗi khi cần đến, và để giúp chúng ta có thể tự mình giải quyết vấn đề hoặc cho chúng ta có một khái niệm hiểu biết tổng quát, trước khi chúng ta thấy cần phải nhờ đến một vị luật sư chuyên biệt về di trú (Immigration Attorney) giúp cho chúng ta giải quyết vấn đề, mà chúng ta không tự mình giải quyết được.

A. Luật Di Trú Hoa Kỳ (US Immigration Law):

1. Các loại chiếu khán cho phép nhập cảnh Hoa Kỳ tạm thời (Temporary Visas)

a. Loại chiếu khán B-1 Visa (Temporary Business Visitor) được cấp cho những người có dịch vụ thương mại với những cơ quan công tư hay hãng xưởng tại Hoa Kỳ. Chẳng hạn như đến tham dự các cuộc hội thảo, gặp khách hàng, ký kết các giao kèo thương mại v.v.. Loại này không được phép đến Hoa Kỳ làm việc.

c. Loại chiếu khán C Visa. Loại này được cấp cho những người đến viếng thăm một quốc gia khác, nhưng trên đường đi hay trên đường về, muốn ghé qua Hoa Kỳ. Loại này có thể xin cư ngụ tại Hoa Kỳ tối đa 1 tháng, nhưng không thể xin đổi sang một loại chiếu khán khác và loại chiếu khán này cũng không được phép xin gia hạn.

d. Loại chiếu khán E-1 và E-2 Visas. Loại này được cấp cho những nhà đầu tư thương mại với Hoa Kỳ, mà những nước này đã ký hiệp ước thương mại với Hoa Kỳ như Anh, Pháp, Nhật, Nga và Tầu v.v…

e. Loại chiếu khán F-1 Visa cho du học sinh. Loại này đòi hỏi du học sinh phải có đủ điểm khả năng Anh Ngữ tối thiểu tuỳ theo các đại học đòi hỏi, hoặc cấp cho những du học sinh nằm trong chương trình trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia từ cấp trung học trở lên.

f. Loại chiếu khán H Visa (Temporary Worker). Loại này cấp cho nhân công được thuê mướn làm việc tại các nông trại, hoặc những ngoại kiều đến học việc (Trainees) và cấp cho những thân nhân trong gia đình của những nhân công làm việc tại nông trại như vợ chồng con cái. Loại chiếu khán này chỉ có giá trị tối đa từ 1 năm cho đến 3 năm. Loại chiếu khán học việc chỉ có giá trị tối đa là 2 năm và thân nhân trong gia đình như vợ chồng con cái cũng có thể được đi theo bằng loại chiếu khán H-4.

g. Loại chiếu khán K-1 Visa (Fiancee). Loại này cấp cho những người đã hứa hôn (Hôn thê hay hôn phu). Những người này khi đã nhập cảnh Hoa Kỳ rồi, thì phải lập hôn thú trong vòng 3 tháng, quá hạn này mà không làm hôn thú thì phải trở về nguyên quán. Nếu những người này có con dưới tuổi vị thành niên có thể được phép đem theo vào Hoa Kỳ.

h. Loại chiếu khán Nonimmigrant R-1 Visa (Religious Worker). Loại này cấp cho các nam nữ tu sĩ hay những chuyên viên đến làm việc cho các cơ quan tôn giáo như Nhà Thờ, Chùa, các trường học tôn giáo, các cơ quan truyền giáo, các tổ chức tôn giáo từ thiện bất vụ lợi. Những người này chỉ cần có giấy chứng thực là hội viên 2 năm liên tục của cơ quan tôn giáo tại quê nhà và phải có giấy xác nhận của cơ quan tôn giáo ở đây, là sẽ thâu dụng đương sự vào làm việc cho cơ quan trọn đủ thời gian (Full-time job) và cơ quan thâu dụng phải chứng tỏ có đủ ngân quỹ để trả lương cho đương sự. Đối với hầu hết trường hợp được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ theo loại chiếu khán này, đương sự phải chứng tỏ được là mình sẽ quay trở về nguyên quán sau khi giấy chiếu khán hết hạn. Ngoại trừ có một số ít loại chiếu khán này, sau khi làm việc liên tục được 2 năm cho cơ quan, đương sự có thể xin chuyển đổi sang loại chiếu khán di dân (Immigrant Visa) thay vì đang ở loại chiếu khán không di dân (Nonimmigrant Visa). Sự chuyển đổi sang loại này rất có giới hạn và ít người hội đủ điều kiện.

2. Các loại chiếu khán cho phép nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện di dân (Immigrant Visas):

a. Những công dân có quốc tịch Hoa Kỳ (US Citizens) có thể bảo trợ những người có liên hệ ruột thịt (Immediate relatives) như Cha Mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em ruột vào Hoa Kỳ theo diện di dân, để trở thành thường trú ngay khi những người này đặt chân đến Hoa Kỳ. Tuy nhiên những công dân không có quốc tịch Hoa Kỳ, chỉ là thường trú nhân thôi, vẫn có thể bảo trợ cho vợ hoặc chồng, con cái độc thân dưới 21 tuổi, hoặc con cái độc thân từ 21 tuổi trở lên, nhưng thời gian nhập cảnh Hoa Kỳ phải chờ đợi lâu hơn công dân có quốc tịch Hoa Kỳ.

b. Tất cả có 4 Loại Thích Ứng Ưu Tiên (4 Preference Categories) được áp dụng cho vấn đề bảo trợ những thân nhân ruột thịt vừa kể ở đoạn trên.

c. Loại Thích Ứng Ưu Tiên Thứ Nhất (First Preference Category). Loại này bao gồm người có quốc tịch được quyền bảo trợ Cha Mẹ, vợ chồng, con cái dưới 21 tuổi không bị chi phối bởi thời gian chỉ định (Quota). Tuy nhiên Cha Mẹ có quốc tịch vẫn có quyền bảo trợ những đứa con trưởng thành trên 21 tuổi còn độc thân. Nếu con cái đã lập gia đình rồi thì không thuộc vào loại diện này nữa, mà thuộc vào Loại Diện Thứ Ba (Third Preference Category) phải chờ đợi lâu hơn mới có thể đoàn tụ với Cha Mẹ được.

d. Loại Thích Ứng Ưu Tiên Thứ Hai (Second Preference Category). Thường trú nhân có thể bảo trợ cho vợ hay chồng như người có quốc tịch Hoa Kỳ, nhưng phải chờ đợi lâu hơn từ 4 cho đến 5 năm mới có giấy chiếu khán nhập cảnh. Trong thời gian chờ đợi giấy chiếu khán, nếu người chồng hay người vợ nhập quốc tịch thì không còn phải chờ đợi thời gian lâu nữa. Thường trú nhân vẫn có thể bảo trợ cho con cái còn độc thân bất cứ ở tuổi nào. Cha hay Mẹ thường trú nhân (Permanent resident parent) vẫn có thể bảo trợ cho con cái riêng (Stepchildren) của hai bên, nếu giá thú ký trước ngày đứa con riêng đủ 18 tuổi. Cha hay Mẹ thường trú nhân cũng có thể bảo trợ cho con nuôi trước khi chúng đủ 16 tuổi, nhưng ít nhất Cha hay Mẹ phải sống chung với chúng được 2 năm.

e. Loại Thích Ứng Ưu Tiên Thứ Ba (Third Preference Category). Cha Mẹ có quốc tịch có thể bảo trợ cho con cái đã lập gia đình cùng với các cháu còn độc thân dưới 21 tuổi.

f. Loại Thích Ứng Ưu Tien Thứ Tư (Fourth Preference Category). Anh, chị, em có quốc tịch có thể bảo trợ cho anh chị em độc thân hay lập gia đình rồi. Anh chị em cùng Cha khác Mẹ hay cùng Mẹ khác Cha (Half-brother or half-sisters) có quốc tịch vẫn có thể bảo trợ cho nhau và những đứa con dưới 21 tuổi còn độc thân được quyền đi theo Cha Mẹ của chúng.

3. Thẻ Thường Trú Hết Hạn (Expired Resident Card).

Tất cả các thẻ thường trú chỉ có giá trị tối đa là 10 năm. Có thể nạp đơn xin đổi thẻ mới 6 tháng trước khi thẻ cũ hết hạn. Thẻ thường trú của trẻ em trên 13 tuổi cũng phải làm đơn xin đổi lại thẻ mới càng sớm càng tốt.

B. Luật Nhập Tịch Hoa Kỳ (US Naturalization Law):

1. Các Điều kiện và Thủ Tục Nhập Tịch Hoa Kỳ (Requirements & Procedures for US Naturalization):

a. Cư ngụ 5 năm tại Hoa Kỳ sau khi có thẻ Thường Trú. Phải cư ngụ tại Hoa Kỳ tổng số thời gian ít nhất là 2 năm 6 tháng của 5 năm. Có thể nạp đơn xin nhập tịch trước 3 tháng vừa đủ 5 năm. Nhưng nếu ở nước ngoài quá 1 năm liên tục sẽ không hội đủ điều kiện nạp đơn.

b. Nếu lập gia đình với người Mỹ hay công dân có quốc tịch Hoa Kỳ, chỉ cần 3 năm là thường trú nhân với những điều kiện: Thường trú 3 năm tại Hoa Kỳ, lập giá thú với nhau đủ 3 năm và đương đơn phải cư ngụ đủ 3 tháng tại Tiểu Bang nơi mình nạp đơn xin nhập tịch.

c. Hồ sơ xin nhập tịch gồm có: Mẫu đơn Form N.400, 2 tấm hình, bản sao mặt trước và mặt sau của thẻ thường trú, lệ phí là $675 bằng personal check hay bằng money order.

d. Từ lúc nạp đơn cho đến khi nhận được thư mời đi phỏng vấn, có nơi đông thường trú nhân cư ngụ, phải chờ đợi lâu tới 8 tháng. Nhiều năm trước đây, không cần phải điều tra an ninh (Background check) trước khi được mời đi phỏng vấn. Nhưng bây giờ hầu hết đương đơn được mời đi phỏng vấn là đã có kết quả điều tra an ninh rồi.

e. Trong cuộc phỏng vấn, vị giám khảo sẽ hỏi lại những câu hỏi ở trong mẫu đơn N.400 mà đương đơn đã điền vào những câu trả lời, để xem đương đơn có muốn thay đổi câu trả lời không. Tiếp theo đương đơn sẽ được hỏi về lịch sử Hoa Kỳ trong số 100 câu hỏi đã được phát trước để học. Đọc và viết một câu ngắn bằng tiếng Mỹ.

f. Những đương đơn nào trên 55 tuổi, mà đã là thường trú nhân, cư ngụ tại Hoa Kỳ ít nhất đã đủ 15 năm, thì được quyền trả lời những câu hỏi bằng ngôn ngữ của mình qua thông dịch viên. Còn những ai trên 50 tuổi mà là thường trú nhân, cư ngụ tại Hoa Kỳ ít nhất 20 năm thì cũng được quyền trả lời những câu hỏi bằng ngôn ngữ của mình qua thông dịch viên. Những đương đơn nào có giấy bác sĩ chứng nhận tàn tật, kém trí nhớ, bệnh thần kinh đều được miễn trừ trả lời những câu hỏi khi nhận được thư mời đi phỏng vấn và coi như tự động được vô quốc tịch.

g. Sau khi đã thi đậu xong cuộc phỏng vấn, đương đơn sẽ nhận được thư mời đến Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ để tuyên thệ nhập tịch. Ở những nơi có quá đông người được tuyên thệ, Tòa Án không đủ chỗ ngồi, sẽ phải tổ chức cuộc tuyên thệ ở một nơi công cộng có thể chứa từ 1 ngàn đến 3 ngàn người. Hoặc quá 30 ngày, vì lý do nào đó, Tòa án không thể tổ chức cuộc tuyên thệ được, Tòa sẽ chỉ định cho Sở Di Trú cho đương đơn tuyên thệ ngay tại trụ sở của Sở Di Trú. Do đó, có những trường hợp vừa đậu xong cuộc phỏng vấn, nếu hồ sơ phỏng vấn của đương đơn đã có kết quả an ninh, vị giám khảo có thể cho đương đơn tuyên thệ ngay tại chỗ, mà không cần phải chờ đợi ngày ra Tòa tuyên thệ.

Trong những năm trước đây, tôi cũng đã từng viết những đề tài về pháp lý, thuộc loại pháp luật thực dụng Hoa Kỳ (US Applicable Law), nhưng luôn luôn được xen kẽ bởi những câu chuyện tình cảm có thật, điển hình cho các nhân vật chính trong câu chuyện vi phạm pháp luật. Riêng đề tài này hoàn toàn nói về các điều luật di trú và nhập tịch, nên nội dung rất khô khan, thiếu hấp dẫn đối với người đọc. Vậy xin hẹn gặp lại quý đọc giả trong một đề tài pháp lý khác, có nội dung tình cảm như những bài viết trước đây của tác giả.

LS. Robert Dennis, Trưởng Phòng Tố Tụng, trao tay cho PT. Nguyễn Mạnh San Lá Quốc Kỳ Hoa Kỳ, tại Toà Án Liên Bang Hoa Kỳ, Oklahoma City, do Văn Phòng Quốc Hội Hoa Kỳ gửi tới ngày 21 tháng 2 năm 2012

Phó Tế Nguyễn Mạnh San

Dịch Vụ Luật Doanh Nghiệp Usa Di Trú Nhập Cư Công Tác Tại Hoa Kỳ

Dịch vụ Luật doanh nghiệp USA di trú nhập cư công tác tại Hoa Kỳ. Giảm giá đặc biệt cho các nhà đầu tư Việt Nam

Luật sư của năm 2018Luật sư Từ Huy Hoàng đã thành công khi gầy dựng tiếng tăm tên tuổi trên khắp đất nước Hoa Kỳ và Việt Nam.Với sự nhanh nhạy và thông minh thiên bẩm của mình, vào năm 1976,Luật sư Từ Huy Hoàng vừa tròn 11 tuổi. Ông đã giành chiến thắng trong cuộc thi viết essay được tổ chức với quy mô toàn quốc.Được chính thẩm phán Kathleen Parker và Jack Goertzen trao tặng bằng khen và giải thưởng.Đây là động lực để luật sư Từ Huy Hoàng tiếp bước giấc mơ của cha ông. Xây dựng cộng đồng đại diện tiếng nói người Việt Nam.Sau đó, luật sư Từ Huy Hoàng đậu ưu hạng. Bằng tiến sĩ luật tại trường đại học Western State University-College of Law.Tiếp bước thành công, năm 1999 ông đậu bằng luật sư bang California. Bằng luật sư bang Hoa Thịnh Đốn năm 2014.

Năm 2003 cũng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời luật sư Từ Huy Hoàng. Khi ông đã chính thức tạo dựng công ty Luật: “THE TU FIRM”Tiếp bước ước mơ của mình. Năm 2005, luật sư Từ Huy Hoàng đã chung tay giúp đỡ cộng đồng tị nạn Việt nam tại Phi Luật TânĐược cuộc sống mới nhập cư di trú tại Hoa Kì.Dịch vụ Luật doanh nghiệp USA di trú nhập cư công tác tại Hoa KỳTrong hơn 20 năm hành nghề luật sư, rất nhiều những hồ sơ, vụ án nổi tiếng do chính luật sư Từ Huy Hoàng đại diện.Được báo chí truyền thông Hoa Kì săn đón và phỏng vấn khắp nơi.Ông cũng nổi tiếng bởi tài biện hộ trước tòa, và đã đem về hàng chục triệu mỹ kim tiền bồi thường cho thân chủ.Năm 2017, Ông được bầu chọn là một trong top 50 luật sư hàng đầu khu vực Bắc Mỹ.Bên cạnh công việc áp lực, luật sư Từ Huy Hoàng không quên giành thời gian cho gia đình và người thân.Ông luôn được mọi người khen ngợi là một người chồng, người cha tốt.Luật sư Từ Huy Hoàng còn được biết đến như một vận động viên tài năng;Năm 2010, ông được xếp hạng nhất trong những giải đấu bóng Tennis toàn Orange County,Ông cũng không ít lần được vinh dự xướng tên và trao những chiếc cúp chiến thắng trong những tour đấu golf.Với tài năng và sự đóng góp của ông cho cộng đồng người Việt nam.Luật sư Từ Huy Hoàng được vinh dự bầu chọn là luật sư của năm 2018.

Businesswoman hands signing a document. Businesspeople sign up contract during a meeting in office.

Dịch vụ Luật doanh nghiệp USA di trú nhập cư công tác tại Hoa KỳVăn phòng luật sư của The Tu Firm một trong những luật sư nhập cư tốt nhất ở Hoa KỳNguyên do phổ biến nhất khiến người nộp đơn không thành công khi tìm cách nhập cư vào Hoa Kỳ:

Lý do đơn đăng ký của họ không đúng cách.

Quá trình đăng ký vừa khó khăn vừa tốn thời gian.Đây là lý do tại sao chúng tôi khuyên:Tất cả mọi người đang tìm cách Nhập cư vào Hoa Kỳ.Nên thuê một luật sư nhập cư Hoa Kỳ có kinh nghiệm.

Văn phòng Luật sư của The Tu Firm gồm các luật sư nhập cư Hoa Kỳ.Kinh nghiệm chuyện nghiệp quen thuộc với tất cả các vấn đề nhập cư.Để đảm bảo rằng người nộp đơn tiến hành đơn đăng ký hiệu quả nhất mà họ đủ điều kiện.Các luật sư di trú nên hiểu rõ về càng nhiều vấn đề nhập cư càng tốt.Đây là lý do tại sao Văn phòng Luật sư của The Tu Firm luôn nghiên cứu những thay đổi trong luật nhập cư Hoa Kỳ.Chúng tôi đảm bảo rằng nếu có bất kỳ thay đổi nào gần đây trong luật nhập cư Hoa Kỳ.Khách hàng có thể đủ điều kiện, chúng tôi sẽ cập nhật về điều đó.

Xem xét Nhập cư vào Hoa Kỳ?

Dịch vụ Luật doanh nghiệp USA. Văn phòng luật sư của The Tu Firm có thể trợ giúp điều gì ?Có khá nhiều quyền lợi nhập cư ở Hoa Kỳ.Người nộp đơn cũng đủ điều kiện nhận nhiều quyền lợi.Đây là nguyên do tại sao điều quan trọng là phải có một luật sư nhập cư có danh tiếng.

Thành công trong một số vấn đề nhập cư.

Quyền lợi nhập cư có thể đạt được dưới các hình thức sau:Quyền lợi định cư theo diện kết hôn ;Quyền lợi nhập cư dựa trên nhân viên ;Phúc lợi nhập cư theo đơn gia đình ;.Một luật sư nhập cư Hoa Kỳ là lựa chọn tốt nhất của bạn. Khi tìm kiếm nhập cư đến cư trú Hoa Kỳ

Quyền lợi nhập cư

Ngoài việc đảm bảo rằng đơn xin trợ cấp nhập cư của bạn được điền đầy đủ và chính xác.Luật sư di trú cũng giúp đỡ nếu có bất kỳ yêu cầu bằng chứng nào.Những yêu cầu này phổ biến nhất ở những người nộp đơn đăng ký, không cần sử dụng luật sư nhập cư Hoa Kỳ.Đây thường là lý do tại sao đơn đăng ký bị từ chối hoàn toàn.Do đó, hãy đảm bảo bạn thực hiện nghiên cứu của mình.Trong việc tìm kiếm các luật sư nhập cư tốt nhất ở Hoa Kỳ để đại diện cho bạn.

Dịch vụ Luật doanh nghiệp USA tại The Tu Firm sẽ hỗ trợ bạn trong suốt quá trình

Từ bước đầu tiên nộp đơn xin thị thực Hoa Kỳ cho đến khi tham dự phỏng vấn.Văn phòng Luật sư của The Tu Firm sẽ hướng dẫn bạn từng bước.Điều này rất quan trọng vì tất cả các đơn xin trợ cấp nhập cư đều yêu cầu bằng chứng về tính đủ điềuViệc xác định những gì cần nộp và nơi lấy bằng chứng cũng rất khó.Các luật sư nhập cư tại The Tu Firm đưa ra lời giải thích đơn giản.Khách hàng dễ hiểu về những điều sẽ xảy ra ở mọi giai đoạn của quy trình nộp đơn.

Dịch vụ Luật doanh nghiệp USA pháp lý kinh doanh khởi nghiệp

Bạn sắp bắt đầu một công việc kinh doanh mới?

Bạn có cần sự tư vấn hướng dẫn của một luật sư kinh doanh, khởi nghiệp có kinh nghiệm khi bạn theo đuổi ước mơ của mình?The Tu Firm hiểu những thách thức mà người sáng lập, chủ doanh nghiệp mới phải đối mặt.

Là một luật sư khởi nghiệp giàu kinh nghiệm.

Dịch vụ Luật doanh nghiệp USA tư vấn chung cho doanh nghiệp nhỏ

Bạn đang tìm kiếm một luật sư kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ của bạn?The Tu Firm đóng vai trò là cố vấn chung cho một số công ty thành công nhất ở California.Bao gồm một số công ty lâu đời nhất và mới nhất ở San Francisco.

Đồng thời thường xuyên tư vấn cho các chủ doanh nghiệp nhỏ về quản trị công ty.Vấn đề việc làm, hợp đồng, tranh chấp kinh doanh và lập kế hoạch kế thừa kinh doanh.

Dịch vụ Luật doanh nghiệp USA pháp lý về sở hữu trí tuệ

Bạn có cần bảo vệ tên doanh nghiệp, tác phẩm sáng tạo, logo của bạn không?Bạn đang tìm kiếm một luật sư có kinh nghiệm về SHTT để giúp đỡ?Thật vậy, các doanh nghiệp nhỏ cần tư vấn pháp lý để giúp bảo vệ tài sản trí tuệ của họ.Tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác.The Tu Firm là một công ty luật sở hữu trí tuệ có kinh nghiệm.Thường xuyên tư vấn cho khách hàng về bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, sử dụng hợp pháp, xóa bỏ quyền và giấy phép

Di Trú Hoa Kỳ Theo Diện Bảo Lãnh Con Nuôi

Một điều mà quí vị cần chú ý là khi một người được xác định là con nuôi và đã hưởng được quyền lợi di trú theo Cha hoặc Mẹ nuôi thì người con nuôi đó sẽ không được bảo lãnh cho Cha Mẹ ruột hoặc Anh Chị Em ruột.

Trong luật di trú thì việc bảo lãnh theo diện thân nhân được coi là đơn giản nhất và là một diện bảo lãnh được nhiều người biết đến nhất, nhưng lại có rất nhiều người không biết rằng con nuôi là một thành phần quan trọng trong việc bảo lãnh theo diện thân nhân. Trong bộ luật di trú, chỉ có chữ CHILD (tức là CON) là được định nghĩa. Những chữ như Anh, Chị, Em, Cha và Mẹ không được định nghĩa trong bộ luật di trú vì những chữ đó tùy thuộc vào chữ CON. Cho nên định nghĩa chữ CON rất là quan trọng trong luật di trú và con nuôi và con nuôi mồ côi là một phần quan trọng trong định nghĩa chữ CON.

Ðể được bảo lãnh theo diện con nuôi thì người con nuôi đó phải rơi vào định nghĩa của chữ CON. Ðể được xác định là CON thì người con nuôi phải hội đủ 3 điều kiện.

Ðiều kiện thứ nhất: người con nuôi phải được nhận làm con nuôi trước khi trở thành 16 tuổi và sự nhận nuôi phải hợp pháp dưới luật pháp của nơi con nuôi được nhận. Ðiều kiện thứ nhì: người con nuôi phải ở chung nhà với Cha hoặc Mẹ nuôi đủ 2 năm và sự ở chung nhà có thể xảy ra trước khi hoặc sau khi được nhận làm con nuôi. Ðiều kiện thứ ba: người con nuôi phải dưới quyền giám hộ của Cha hoặc Mẹ nuôi đủ 2 năm. Khi một người được xác định là con nuôi thì dưới luật di trú người con nuôi đó sẽ được hưởng bất cứ quyền lợi di trú như của một người con ruột. Con nuôi có thể được áp dụng vào những trường hợp như là Cha hoặc Mẹ nuôi bảo lãnh cho con nuôi, Anh Chị Em nuôi có thể bảo lãnh cho nhau, và Cha hoặc Mẹ nuôi là người được bảo lãnh thì người con nuôi được chung một hồ sơ của Cha hoặc Mẹ nuôi như trong những diện bảo lãnh thân nhân theo diện ưu tiên đó. Cha hoặc Mẹ nuôi, có thể là một người độc thân, cũng có thể là Ông Bà Nội hoặc Ông Bà Ngoại, và cũng có thể là Anh Chị Cô Chú Bác hoặc một người lạ.

Khi một công dân Hoa Kỳ muốn nhận một người con nuôi ở ngoài nước Hoa Kỳ, điều kiện thứ nhì là điều kiện rất khó để được hội đủ vì sự đòi hỏi người con nuôi phải ở chung ít nhất 2 năm với Cha Mẹ nuôi. Do đó, đa số Cha hoặc Mẹ nuôi không thể nào bỏ việc làm hoặc đời sống của họ ở Hoa Kỳ để sống chung với người con nuôi ở nước ngoài 2 năm. Tuy rằng rất là khó khăn để cho Cha hoặc Mẹ nuôi hội đủ điều kiện này, nhưng tùy theo trường hợp uyển chuyển, sẽ có cách giải quyết miễn là đáp ứng được đòi hỏi của luật di trú.

Ðiển hình: Cha hoặc Mẹ là công dân Hoa Kỳ bảo lãnh cho một người con độc thân trên 21 tuổi. Người con độc thân đó sẽ được lọt vào diện ưu tiên F1. Theo bản thông tin chiếu khán thì con độc thân được bảo lãnh phải đợi khoảng 7 năm từ ngày nộp đơn bảo lãnh thì mới được phỏng vấn bởi Bộ Ngoại Giao. Bốn năm sau khi đơn bảo lãnh được nộp thì người con độc thân nhận một đứa bé dưới 16 tuổi làm con nuôi, và đứa bé bắt đầu sống chung với người con độc thân. Tới ngày được phỏng vấn, khoảng 3 năm sau khi người con nuôi sống chung với người con độc thân, người con nuôi sẽ được đi chung với người con độc thân vì người con nuôi hội đủ ba điều kiện nêu trên và sẽ được xác định là con của người con độc thân.

Một điều mà quí vị cần chú ý là khi một người được xác định là con nuôi và đã hưởng được quyền lợi di trú theo Cha hoặc Mẹ nuôi thì người con nuôi đó sẽ không được bảo lãnh cho Cha Mẹ ruột hoặc Anh Chị Em ruột.

Liên Quan Khác

Cập nhật thông tin chi tiết về Phỏng Vấn Với Sở Di Trú Sau Khi Kết Hôn Tại Hoa Kỳ trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!