Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Học Tốt Môn Văn Lớp 8 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
gia su mon Van sẽ chỉ ra bí quyết để bạn học tốt văn lớp 8.
Văn chương luôn là một phần thiết yếu trong đời sống tinh thần của mỗi người. Văn chương là những bài thơ sống mãi với thời gian, những tác phẩm văn học đi vào lòng người, những tác phẩm được chuyển thể từ các tác phẩm văn học. Do đó, đối với chương trình học lớp 8, ngữ văn vẫn là một trong những môn chính. Môn học này giúp học sinh rèn giũa kỹ năng cảm thụ ngôn từ tiếng Việt, cách hành văn, lập luận của mình, giúp học sinh phát triển cảm xúc của mình. Để học tốt môn văn không quá khó, chỉ cần bạn áp dụng đúng phương pháp học tập. Bài viết sau đâysẽ chỉ ra bí quyết để bạn học tốt văn lớp 8.
Cách học tốt môn Văn lớp 8
Cách học tốt môn Văn lớp 8
Bạn cần nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình ngữ văn lớp 8
Đối với phần văn bản: Trong chương trình ngữ văn lớp 8, bạn sẽ được tiếp cận với rất nhiều tác phẩm hay. Chẳng hạn như các tác phẩm truyện kí Việt Nam như Tôi đi học (Thanh Tịnh), trong lòng mẹ (Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), lão Hạc (Nam Cao), v.v…; truyện kí nước ngoài bao gồm Cô bé bán diêm (An – đéc – xen), Chiếc lá cuối cùng (0 – hen – ri),đánh nhau với cối xay gió (Xéc – van – tec),… Bạn còn được học về thơ những năm 1930 – 1945 như nhớ rừng (Thế Lữ), vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu), Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh),… Đặc biệt, bạn sẽ có dịp học qua văn nghị luận cổ như Hịch tướng sĩ (Lý Thường Kiệt), nước Đại việt ta,… và văn bản nhật dụng như Thông điệp trái đất năm 2000, ôn dịch thuốc lá.
Làm sao để có thể học tốt môn Văn
Làm sao để có thể học tốt môn Văn
Chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi đến lớp
Dù làm bất kì điều gì đi nữa, chỉ cần có sự chuẩn bị chu đáo, bạn sẽ dễ dàng gặt hái được thành công hơn. Tương tự như vậy, học môn văn cũng cần sự chuẩn bị kĩ lưỡng như thế. Nhiều người nghĩ rằng việc chuẩn bị bài vô cùng đơn giản nên thường bỏ qua bước này nhưng thực ra, bước này lại đem đến hiệu quả rất lớn. Việc chuẩn bị bài sẽ giúp bạn tiếp cận trước về cơ bản những kiến thức hoàn toàn mởi mẻ, xa lạ vào tiết học tiếp theo ở trường. Thứ hai, vì với vỏn vẹn 45 phút học ở lớp, tốc độ giảng dạy của thầy cô thường nhanh và khối lượng bài học theo giáo án cũng rất nhiều nên chuẩn bị trước ở nhà sẽ giúp bạn theo kịp bài vở ở trường. Thứ ba, việc làm này giúp bạn hình thành thói quen chủ động học tập và khả năng tự học. Đây đều là những thói quen tốt cho chặng đường học tập các môn khác của bạn nói chung, môn văn lớp 9, 10, 11, 12 nói riêng.
Học giỏi môn Văn tại nhà
Học giỏi môn Văn tại nhà
Tập trung hoàn toàn vào giờ học ở lớp và đến lớp đầy đủ
Mặc dù đa phần các kiến thức thầy cô giảng dạy cho bạn đều nằm trong sách giáo khoa và bạn có thể tự học bằng cách xem lại trong sách bất cứ lúc nào nhưng việc đến lớp thường xuyên cũng đem đến những mặt tích cực đáng lưu ý. Bởi vì, tham gia lớp học một cách đầy đủ sẽ giúp bạn tận dụng tối đa thời gian đó để hỏi bạn bè, thầy cô những chỗ bạn chưa hiểu. Bên cạnh đó, thay vì ngủ nướng hay ở nhà chơi game, rõ ràng dành thời gian quý báu ấy để đến lớp học là việc làm hợp lí hơn. Ngoài ra, thầy cô là những người đã được đào tạo bài bản để truyền đạt kiến thức từ sách vở đến bạn một cách dễ hiểu nhất. Vì vậy, nghe trực tiếp thầy cô giảng dạy sẽ giúp bạn hiểu bài nhanh nhất.
Tham gia lớp học đầy đủ vẫn chưa thể giúp bạn tiến bộ trong môn ngữ văn lớp 8 nếu như bạn hoàn toàn không tập trung khi học. Mặc kệ thầy cô đang giảng bài, phân tích bài học, bạn ở dưới lớp đang lướt web, facebook, đọc truyện hay bận học bài cho môn khác thì chắc chắn kết quả của môn văn sẽ giảm sút và việc đến lớp nghe giảng về môn ngữ văn lớp 8 sẽ không còn ý nghĩa. Do đó, bạn hãy cân nhắc và sắp xếp thời gian, công việc sao cho có thể thực hiện được câu nói quen thuộc “Giờ nào việc nấy”. Chỉ khi tôn trọng thời gian, bạn mới có thể đạt được điều mình muốn.
Trịnh Hàn Kim Ngọc
Phương pháp học tốt môn Văn Lớp 8
Bài Giảng Môn Học Ngữ Văn Lớp 8
– Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.
– Hiểu được những đặc sắc của thể văn hồi kí qua cách viết của nhà văn Nguyên Hồng; lối tự truyện chân thành, truyền cảm, thấm đượm chất trữ tình.
– Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích cách kể chuyện.
Ngày soạn: 30/ 08/ 2008 Tuần: 2 Tiết: 5 - 6 bài 2: văn bản trong lòng mẹ (trích: những ngày thơ ấu) nguyên hồng a. mục tiêu: Giúp h/s: - Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ. - Hiểu được những đặc sắc của thể văn hồi kí qua cách viết của nhà văn Nguyên Hồng; lối tự truyện chân thành, truyền cảm, thấm đượm chất trữ tình. - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích cách kể chuyện. b. chuẩn bị - GV: Giáo án, tập truyện ''Những ngày thơ ấu'' và chân dung nhà văn Nguyên Hồng, bảng phụ. - HS: Soạn bài trước ở nhà. c. lên lớp I. ổn định tổ chức II. kiểm tra bài cũ 5' - Phân tích tâm trạng và cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật '' tôi '' trong buổi tựu trường đầu tiên. - Nhận xét nào đúng nhất những yếu tố góp phần tạo nên chất thơ của tác phẩm? A. Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật ''tôi'' theo trình tự thời gian của buổi tựu trường. B. Có sự kết hợp hài hoà giữa các phương thức tạo lập văn bản như tự sự, miêu tả, biểu cảm. C. Tình huống truyện chứa đựng chất thơ kết hợp với việc sử dụng các hình ảnh so sánh giàu chất trữ tình. (D). Cả A, B, C đều đúng. III. Bài mới 1. giới thiệu bài: 2' GV cho HS quan sát chân dung nhà văn Nguyên Hồng và cuốn hồi kí tự truyện ''Những ngày thơ ấu''. Nguyên Hồng là một trong những nhà văn có tuổi thơ thật cay đắng, khốn khổ. Những kỉ niệm ấy đã được nhà văn viết lại trong tập tiểu thuyết tự thuật ''Những ngày thơ ấu''. Kỉ niệm ấy về người mẹ đáng thương qua cuộc trò chuyện với bà cô và cuộc gặp gỡ bất ngờ là một trong những chương truyện cảm động nhất. 2. Tiến trình bài dạy: 33' Thời gian Hoạt động Thầy Hoạt động Trò ND cần đạt 15' Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục. - GV nêu yêu cầu đọc: giọng chậm, tình cảm, chú ý các từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của nhân vật ''tôi''. - Các từ ngữ, h/ả, lời nói của bà cô đọc với giọng đay nghiến, bộc lộ sắc thái châm biếm, cay nghiệt. ? Gv đọc mẫu, gọi 3-4 h/s đọc tiếp? ? Dựa trên phần soạn bài hãy nói vắn tắt về nhà văn Nguyên Hồng? ? Gv cho h/s hỏi đáp chú thích theo 2 nhóm: 6, 8, 12, 13, 14, 17? ? Đoạn trích ''Trong lòng mẹ'' có thể chia làm mấy phần? - HS nối nhau đọc truyện. Nhận xét cách đọc của bạn. - Nguyên Hồng là một trong những nhà văn lớn của nền văn học VN hiện đại. Ông là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết nổi tiếng: ''Cửa biển'', Bỉ vỏ, tập thơ trời xanh, Sông núi quê hương ...... - Thời thơ ấu trải nhiều cay đắng đã trở thành nguồn cảm hứng cho tác giả viết cuốn hồi kí tự truyện cảm động ''Những ngày thơ ấu'' 1938-1940. Tác phẩm gồm 9 chương, mỗi chương kể về một kỉ niệm sâu sắc. Đoạn trích thuộc chương 4 của tác phẩm. HS tự hỏi - đáp chú thích dựa vào SGK/ 19. P1: Từ đầu ... người ta hỏi đến chứ: Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng, ý nghĩ, cảm xúc của bé Hồng về người mẹ. P2: Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con bé Hồng. I. Đọc, chú thích, bố cục 1. Đọc 2. Tác giả 1918 - 1982, quê ở Nam Định nhưng sống chủ yếu ở Hải Phòng. - Là nhà văn lớn của nền văn học VN. 3. Tác phẩm Trích từ chương 4 của tác phẩm. 4. Bố cục P1: Từ đầu ... người ta hỏi đến chứ: Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng, ý nghĩ, cảm xúc của bé Hồng về người mẹ. P2: Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con bé Hồng. 18' Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s đọc - hiểu văn bản. ? Chú bé Hồng được sinh ra trong hoàn cảnh gia đình ntn? GV: Rõ ràng hoàn cảnh gia đình như vậy cho nên chú bé Hồng sống dựa vào những người họ hàng thân thích bên nội trong đó có bà cô. ? Ngay ở phần đầu truyện bà cô xuất hiện với cử chỉ ''cười hỏi'' bé Hồng. Vậy cử chỉ và nội dung câu hỏi có thể hiện được tình yêu thương của bà cô với đứa cháu hay không? ? Em hiểu ''cười rất kịch'' có nghĩa là gì? ? Sau lời từ chối của bé Hồng cuộc đối thoại tưởng chừng chấm dứt, nhưng người cô đâu đã chịu buông tha. Vậy bà hỏi lại bé Hồng những gì? Nét mặt và thái độ của bà thay đổi ra sao? Hãy phân tích? GV: Rõ ràng bà cô quả là cay nghiệt và cao tay trước chú bé đáng thương và bị động. Cho đến khi chú phẫn uất, nức nở, nước mắt ròng ròng, rồi ''cười dài trong tiếng khóc'' hỏi lại, người cô vẫn chưa chịu buông tha. ? Qua việc phân tích trên em thấy bà cô bé Hồng là người như thế nào? GV: Hình ảnh bà cô gây cho người đọc sự khó chịu, căm ghét nhưng cũng chính là hình ảnh tương phản giúp tác giả thể hiện hình ảnh người mẹ và tình cảm của bé Hồng với mẹ mạnh mẽ hơn, mãnh liệt hơn. - Bố chết, cha đoạn tang, mẹ phải đi làm ăn xa và cũng chẳng khá giả gì, đã lâu rồi chú bé không được gặp mẹ. - Người cô ''cười hỏi'' chứ không phải lo lắng, nghiêm nghị hỏi lại, không phải là âu yếm hỏi lại. Lẽ thường, câu hỏi đó sẽ được trả lời rằng có, nhất là đối với chú bé vốn đã thiếu thốn tình yêu thương ấp ủ. Nhưng vốn nhạy cảm, nặng tình thương yêu và lòng kính mến mẹ chú bé Hồng lập tức nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô . Vì thế chú cúi đầu không đáp. - Rất kịch: giống như đóng kịch trên sân khấu, nhập vai, biểu diễn nghĩa là rất giả dối. Bà cô cười, hỏi ngọt ngào, dịu dàng nhưng không có ý định tốt đẹp mà đang có gắp tâm xấu đối với người cháu của mình. * Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: hai con mắt long lanh nhìn cháu chằm chặp. Lời nói và cử chỉ càng chứng tỏ sự giả dối và độc ác của bà. Bà vẫn tiếp tục đóng kịch, tiếp tục diễu cợt, lôi kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã dàn tính sẵn. * Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng ''Mày dại quá...'' Rõ ràng cử chỉ ấy không chỉ lộ rõ sự giả dối, độc ác mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ. Quả không gì cay đắng hơn khi vết thương lòng lại bị chính người cô ruột của mình săm soi, hành hạ. Hai tiếng ''em bé'' mà cô tôi ngân dài ra ..... * Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. - Tình cảnh túng quẫn, dáng vẻ gầy guộc, rách rưới của mẹ chú bé được người cô miêu tả một cách tỉ mỉ với vẻ thích thú rõ rệt. Đối lập với tâm trạng đau đớn, xót xa như bị gai cào, muối xát của đứa cháu là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê rợn của người cô. * Cô tôi bỗng đổi giọng, vỗ vai, nhìn vào mặt tôi nghiêm nghị. Cử chỉ và lời nói tiếp theo của bà cô phải chăng là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Dường như đã đánh đến miếng đòn cuối cùng bà ta muốn làm cho đứa cháu đau khổ hơn, thê thảm hơn nữa. Khi thấy đứa cháu đau đớn, phẫn uất đến đỉnh điểm, bà ta mới tỏ ra ngậm ngùi, xót thơng ngời đã mất. Đến đây sự giả dối, thâm hiểm mà trơ trẽn của người cô đã phơi bày toàn bộ. Đó là người đàn bà lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đó là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột thịt trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Nhân vật bà cô (qua cái nhìn và tâm trạng của bé Hồng). (5') Bài tập: Theo em, nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô tức là tác giả nhớ lại điều gì? A. Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ. B. Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền từ. C. Sự xảo quyệt và độc ác của người cô. (D). Gồm A và B. Ngày soạn: 30/ 08/ 2008 Tuần: 2 Tiết: 5 - 6 bài 2: văn bản trong lòng mẹ (trích: những ngày thơ ấu) nguyên hồng tiết 2 A. mục tiêu Giúp h/s: - Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ. - Hiểu được những đặc sắc của thể văn hồi kí qua cách viết của nhà văn Nguyên Hồng; lối tự truyện chân thành, truyền cảm, thấm đượm chất trữ tình. - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích cách kể chuyện. B. chuẩn bị - GV: Giáo án, bảng phụ. - HS: Bài soạn, đọc tiếp văn bản. C. lên lớp I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ 5' Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện với bé Hồng là một con người ntn? A. Là một người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc với những ''rắp tâm tanh bẩn''. B. Là một người đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ của XH lúc bấy giờ. C. Là một người có tính cách tiêu biểu cho những phụ nữ từ xưa đến nay. (D). Cả A và B. III. Bài mới 32' 1. Giới thiệu bài 2. Tiến trình bài dạy Thời gian Hoạt động Thầy Hoạt động Trò ND cần đạt 10' 10' ? Hãy cho biết hoàn cảnh sống hiện tại của chú bé Hồng ? ? Diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi lần lượt nghe những câu hỏi và thái độ cử chỉ của bà cô ntn? N1: Khi nghe câu hỏi đầu tiên của người cô ''Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá ...''. N2: Lời hỏi thứ hai của người cô. N3: Khi nghe người cô kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. - Gọi h/s nhận xét phần trình bày của nhóm mình. - Gọi h/s nhận xét phần trình bày. - GV: Có đặt cái thất vọng cùng cực trước khi chết khát như vậy mới thấy niềm vui sướng, hạnh phúc vô hạn của đứa con đang khao khát tình mẹ, được gặp mẹ và được nằm trong lòng mẹ. ? Cử chỉ, hành động và tâm trạng của bé Hồng khi bất ngờ gặp đúng mẹ mình ntn? GV bình: Chú bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác vui sướng, rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì. Những lời cay độc của người cô, những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy. - Bố chơi bời nghiện ngập, mất sớm. - Mẹ bỏ nhà tha hương cầu thực, gần năm trời không có tin tức gì? - Hồng phải sống với bà cô trong sự cô đơn, buồn tủi. N1: Mới đầu nghe người cô hỏi, lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình ảnh người mẹ với vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ . Từ ''cúi đầu không đáp rồi cười và từ chối dứt khoát là một phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu người mẹ của chú bé. Bé Hồng đã sớm nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô mình . N2: Trước những câu hỏi, lời khuyên như xát muối vào lòng nhưng lại chứa đầy sự mỉa mai, nhục mạ của người cô, lòng bé Hồng càng thắt lại vì đau đớn, vì tủi nhục, xúc động vì thương mẹ, thương thân khiến khoé mắt em đã cay cay, rồi ''nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép, chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ ''. Nỗi đau xót tức tưởi đang dâng lên trong lòng. N3 : Tâm trạng đau đớn, uất ức của chú bé dâng đến cực điểm khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Nguyên Hồng đã bộc lộ lòng căm tức tột cùng ấy bằng các chi tiết đầy ấn tượng. Lời văn lúc này dồn dập bằng các hình ảnh so sánh, các động từ mạnh: ''Giá những cổ tục ...''. Những câu nói cuối cùng bày tỏ sự ngậm ngùi của bà ta đối với người anh ruột cũng chỉ là lời vuốt đuôi, giả nhân giả nghĩa mà thôi. - Tiếng gọi ''Mợ ơi!'' bối rối, mừng tủi, xót xa, đau đớn, hi vọng. Chỉ là bóng của một người trông giống mẹ thôi nhưng bé Hồng đã cất tiếng gọi vang lên giữa đường thể hiện niềm khao khát gặp mẹ đang cháy lên trong tâm hồn non nớt của đứa trẻ mồ côi. - Hình ảnh so sánh ở đây chỉ mang tính giả định nhưng lại rất độc đáo phù hợp với việc bộc lộ tâm trạng thất vọng rồi đến tuyệt vọng của bé Hồng. Tột cùng hạnh phúc, tột cùng đau khổ, cảm giác gần với cái chết. Đó là phong cách văn chương riêng của Nguyên Hồng. - Cuống cuồng đuổi theo xe mẹ, thở hồng hộc, ríu cả chân lại, oà khóc nức nở. Giọt nước mắt lần này khác hẳn với lần trước (khi trả lời bà cô) dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện. - Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con khi ở trong lòng mẹ được Nguyên Hồng diễn đạt bằng những rung động rất tinh tế, cảm nhận bằng nhiều giác quan. + Cảm nhận gương mặt mẹ, đôi mắt, nước da, hai gò má. + Cảm giác ấm áp, êm dịu mơn man khắp da thịt. + Hương thơm: hơi quần áo, mùi trầu nhai: vừa lạ lùng, vừa gần gũi. - Tất cả là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỉ niệm và ấm áp tình mẫu tử. - Đoạn văn đã diễn tả niềm sung sướng vô bờ khi được nằm trong lòng mẹ. Đó là những giây phút thần tiên hạnh phúc đẹp nhất của con người. Ngời mẹ, trong lòng đứa con trở nên vĩ đại biết bao. Được sống trong lòng mẹ những sầu đau, phiền muộn, tủi hổ dường như tan biến hết chỉ còn lại tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. 2, Tình yêu thương của chú bé Hồng đối với người mẹ. b. Tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ. 10' Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết. ? Qua đoạn trích, hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình? ? qua phần tìm hiểu (chương truyện) đoạn trích em hiểu thế nào là hồi kí? Gọi h/s đọc phần ghi nhớ/ sgk? - Chất trữ tình thấm đượm ở nội dung câu chuyện được kể ở những cảm xúc xót xa, căm giận, yêu thương lên đến cực điểm và cách thể hiện (giọng điệu, lời văn) của tác giả. + Tình huống và nội dung câu chuyện: hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng, câu chuyện về một người mẹ âm thầm chịu đựng nhiều cay đắng. + Diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng trong suốt đoạn trích: từ nỗi đau tủi hờn vì hoàn cảnh sống thiếu thốn tình ấp ủ đến sự phản ứng quyết liệt đối với những lời châm chọc của bà cô và cảm giác sung sướng khi nằm trong lòng mẹ. + Cách thể hiện của tác giả cũng góp phần quan trọng tạo nên chất trữ tình của chương hồi. - Các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh gây sinh động và ấn tượng. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể với bộc lộ cảm xúc. - Lời văn (nhất là phần cuối chương) được viết trong dòng cảm xúc dạt dào. - Hồi kí là một thể của kí, ở đó người viết kể lại những chuyện, những điều chính mình đã trải qua, đã chứng kiến. - Hs đọc ghi nhớ. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Cách thể hiện của tác giả cũng góp phần quan trọng tạo nên chất trữ tình của chương hồi. - Các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh gây sinh động và ấn tượng. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể với bộc lộ cảm xúc. - Lời văn (nhất là phần cuối chương) được viết trong dòng cảm xúc dạt dào. III. Ghi nhớ 7' Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập. ? Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Qua đoạn trích ''Trong lòng mẹ'' hãy chứng minh nhận định trên? - Nguyên Hồng là nhà văn viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng. Đây là những con người xuất hiện nhiều trong thế giới nhân vật của ông. Ông đã dành cho họ lòng thương yêu và thái độ nâng niu trân trọng. + Nhà văn đã kể lại một cách thấm thía những nỗi cơ cực, tủi nhục mà người phụ nữ và nhi đồng phải gánh chịu thời trước. + Nhà văn trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của phụ nữ và nhi đồng. IV. Luyện tập. BT: CM nhận định. + Nhà văn đã kể lại một cách thấm thía những nỗi cơ cực, tủi nhục mà người phụ nữ và nhi đồng phải gánh chịu thời trước. + Nhà văn trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của phụ nữ và nhi đồng. IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 5' 1. Củng cố: 3' - Tình thương yêu của chú bé Hồng đối với mẹ được miêu tả như thế nào? - Tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ như thế nào? - Văn bản có nét gì đặc sắc về nghệ thuật? 2. Hướng dẫn về nhà: 2' - Học thuộc ghi nhớ. - phân tích diễn biến tâm trạng bé Hồng trong đoạn trích. - Soạn bài mới: ''Tức nước vỡ bờ''.Đề Thi Học Sinh Giỏi Cấp Huyện Môn Ngữ Văn Lớp 8
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC Kİ 11 LỚP 8
Năm hoc: 2016- 2017
TRƯỜNG THCS YÊN HOÀ
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 11 tháng 3 nam 2017
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1, (5 điểm)
Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tô Hữu viết:
“Khi con tu hú gọi bầy”
1. Chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ và cho biết hài thơ dược ra đời
trong hoàn cảnh nào? (1 điểm).
2. Dựa vào khổ thơ vừa chép, kết hợp hiểu biết của em về tác phẩm, hãy trình bày mạch
cảm xúc của bài thơ. (1 điểm)
3. Viết đoạn văn theo cách quy nạp (khoảng 12 câu), trong doạn có sử dụng một câu cảm
thán, nêu cảm nhận của em về bức tranh mùa hè sang trong đoạn thơ vừa chép. (gach dưới câu
cảm thán) (3 diêm)
Cau 2. (2,5 diêm)
Doc doan văn sau và tra loi câu hoi:
( ) “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất;
được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa
núi. địa thế rộng mà bằng: dất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt
muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa
Thật là chôn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế
vương muôn đời. “(..)
(Trích “Chiếu dời dô” – Lí Công Uẩn)
1. “Chiéu doi do” được viết vào năm nào và vớii mục đích gì? (1 diêm)
2. Xác duh nội dung của đoạn văn trên. Nội dung đó được thế hiện c câu văn nào? Qua đó,
em thấy đoạn văn dược viết theo kiểu đoạn gì? (1 diêm)
mình. Hãy ghi lại tên một văn bản nghị luận trung đại khác da hoc trong chuong trinh Ngữ van
lop 8 hoc ki II cung viét vè chú dè trên. (ghi ro tên tác giá) (0,5 diểm)
Câu 3. (2,5 diểm)
Hãy viết một doan văn theo cách diễn dịch (khoảng 10 câu) cảm nhận về tâm lòng yêu
nuoc, can thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện trong đoạn văn sau:
( ) “Huông chi ta cung các ngrơi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy
sự giặc di lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi củ diệu mà si ming triều đình, đem thân dê
chó mà bát nat té phu, thác mênh Hot Tá Liệt mà doi ngoc lua, dé thôa long tham khong cing.
giá hieu Vân Nam iromg mà thnu bac vang, vét cuia kho co han. That khác nào dem thit ma
nuói ho dói, sao cho khôi tai va ve sau!”..
Khung Nội Dung Môn Văn Lớp 8
Tuần
Buổi
Nội dung giảng dạy
Chủ đề lớn
1
Văn bản: Tôi đi học – Thanh Tịnh
Tìm hiểu chung: tác giả, tác phẩm…
Tìm hiểu văn bản:
Cảm nhận của nhân vật tôi trên đường tới trường
Cảm nhận của nhân vật tôi lúc ở sân trường
Tâm trạng của nhân vật tôi trong lớp học
Những nhân vật khác trong câu chuyện
Truyện ký Việt Nam
hiện đại 1930 – 1945
2
Văn bản: Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng
Tìm hiểu chung: Tác giả, tác phẩm
Tìm hiểu văn bản:
Nhân vật bà cô
Nhân vật bé hồng với những rung động cực điểm của một linh hồn bé dại
Chất trữ tình thấm đượm ở chương “Trong lòng mẹ”
3,4
Văn bản: Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố
Tìm hiểu chung: Tác giả, tác phẩm…
Tìm hiểu văn bản
Tình thế của gia đình chị Dậu
Nhân vật cai lệ
Nhân vật chị Dậu
5,6
Văn bản: Lão Hạc – Nam Cao
Tìm hiểu chung: Tác giả, tác phẩm…
Tìm hiểu văn bản:
Nhân vật lão Hạc
Nhân vật ông Giáo – người kể chuyện
7
Kiểm tra cuối tháng
8
Tiếng việt: Cấp độ khái quát của từ ngữ
Từ nghĩa rộng và từ nghĩa hẹp
Luyện tập
Từ vựng
9
Tiếng việt: Trường từ vựng
Trường từ vựng
Luyện tập
10
Tiếng việt: Từ tượng hình, từ tượng thanh
Đặc điểm, công dụng
Luyện tập
11
Tiếng việt: Trợ từ, thán từ
Trợ từ
Thán từ
Luyện tập
12
Tiếng việt: Tình thái từ
Chức năng của tình thái từ
Sử dụng tình thái từ
Luyện tập
13
Chủ đề của văn bản
Luyện tập
Đặc điểm của văn bản
14
Tập làm văn: Bố cục văn bản
Bố cục của văn bản
Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản
15
Tập làm văn: Xây dựng đoạn trong văn bản
Đoạn văn
Từ ngữ và câu trong đoạn văn
Luyện tập
16
Tập làm văn: Liên kết các đoạn văn trong văn bản
Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản
Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản
Luyện tập
Kiểm tra cuối tháng
17
Văn bản: Đánh nhau với cối say gió – Xéc-van-tét
Tìm hiểu chung: tác giả, tác phẩm
Tìm hiểu văn bản:
Nhân vật hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê
Nhân vật giám mã Xan – chô Pan – xa
Văn học nước ngoài
18
Văn bản: Cô bé bán diêm – An – Đec – Xen
Tìm hiểu chung: Tác giả, tác phẩm
Tìm hiểu văn bản:
Cô bé trong đêm giao thừa
Một cảnh thương tâm
19
Văn bản: Chiếc lá cuối cùng – O Hen – ri
Tìm hiểu chung: Tác giả, tác phẩm
Tìm hiểu văn bản:
Diễn biến tâm trạng Giôn-xi
Nhân vật Xiu và tấm lòng của một người bạn
Nhân vật Xiu và tấm lòng của một người bạn
Nghệ thuật đảo ngược tình huống
20
Văn bản: Hai cây phong – Ai –ma – tốp
Tìm hiểu chung: Tác giả, tác phẩm
Tìm hiểu văn bản:
Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của người họa sĩ
Hình ảnh cây phong trong ký ức tuổi thơ
21
Tập làm văn: Tóm tắt văn bản tự sự
Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự
Cách tóm tắt văn bản tự sự
Luyện tập
Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
22
Tập là văn: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự
Luyện tập
23
Tập làm văn: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Tự sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm
Luyện tập
24
Kiểm tra cuối tháng
25
Tiếng việt: Nói quá
Nói quá và tác dụng của nói quá
Luyện tập
Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ
26
Tiếng việt: Nói giảm, nói tránh
Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh
Luyện tập
27
Văn bản: Thông tin ngày trái đất năm 2000
Tìm hiểu chung: Xuất xứ, bố cục, kiểu loại văn bản…
Tìm hiểu văn bản:
Nguồn gốc và nguyên nhân ra đời ngày trái đất
Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc hạn chế và không dùng bao bì ni lông
Những biện pháp hạn chế dùng bao bì nilong
Ý nghĩa to lớn của vấn đề
Văn bản nhật dụng
28
Văn bản: Ôn dịch thuốc lá – Nguyễn Khắc Viện
Tìm hiểu chung: Tác giả, tác phẩm
Tìm hiểu văn bản:
Thông báo về ôn dịch thuốc lá
Tác hại của thuốc lá
Chiến dịch chống thuốc lá
29
Văn bản: Bài toán dân số – Thái An
Tìm hiểu văn bản: Xuất xứ, kiểu loại văn bản, bố cục,…
Tìm hiểu văn bản:
Sáng mắt về bài toán dân số
Chứng minh – giải thích xung quanh bài toán cổ
Con đường tồn tại và phát triển của nhân loại
30
Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
Luyện tập
Văn thuyết minh
31
Tập làm văn: Phương pháp thuyết minh
Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
Luyện tập
32
Kiểm tra cuối tháng
33
Tập làm văn: Đề văn thuyết minh và cách llàm bài văn thuyết minh
Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
Luyện tập
34
Tập làm văn: Thuyết minh về một thể loại văn học
Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học
Luyện tập
35,36
Tiếng viêt:Câu ghép
Đặc điểm của câu ghép
Cách nối các vế câu
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
Luyện tập
Câu và dấu câu
37
Tiếng việt: Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm
Dấu ngoặc đơn
Dấu hai chấm
Luyện tập
38
Tiếng việt: Dấu ngoặc kép
Công dụng
Luyện tập
39
Văn bản: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu
Tìm hiểu chung: Tác giả, tác phẩm
Tìm hiểu văn bản:
Hai cầu đề
Hai câu thực
Hai câu luận
Hai câu kết
Thơ văn yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX
40
Kiểm tra cuối tháng
41
Văn bản: Đập đá ở Côn Lôn – Phan Chu Trinh
Tìm hiểu chung: Tác giả, tác phẩm..
Tìm hiểu văn bản:
Bức tranh người đập đá
Cảm xúc, suy nghĩ của nhà chí sĩ cách mạng
42
Văn bản: Muốn làm thằng cuội – Tản Đà
Tìm hiểu chung: Tác giả, tác phẩm…
Tìm hiểu văn bản:
Tâm sự của nhà thơ
Ước nguyện của nhà thơ
Cảm xúc của nhà thơ khi nhìn xuống thế gian
Thơ Mới
43
Văn bản: Ông Đồ – Vũ Đình Liên
Tìm hiểu chung: Tác giả, tác phẩm
Tìm hiểu văn bản:
Hình ảnh ông đồ thời huy hoàng
Hình ảnh ông đồ thời vắng khách
44,45
Văn bản: Nhớ rừng – Thế Lữ
Tìm hiểu chung: Tác giả, tác phẩm…
Tìm hiểu văn bản:
Cảnh con hổ ở vườn bách thú
Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó
Nỗi khao khát giấc mộng ngàn của con hổ
Nghệ thuật đặc sắc nổi bật của bài thơ
Thơ hiện đại Việt Nam
1900 – 1945
46
Văn bản: Quê hương – Tế Hanh
Tìm hiểu chung: tác giả, tác phẩm…
Tìm hiểu văn bản:
Giới thiệu chung về quê hương
Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
Nỗi nhớ quê hương
47
Văn bản: Khi con tu hú – Tố Hữu
Tìm hiều chung: tác giả, tác phẩm…
Tìm hiểu văn bản:
Bức tranh mùa hè trong tâm tưởng người tù cách mạng
Tâm trạng người tù
48
Văn bản: Tức cảnh Pác – bó – Hồ Chí Minh
Tìm hiểu chung: tác giả, tác phẩm…
Tìm hiểu văn bản:
Câu khai
Câu thừa
Câu chuyển
Câu hợp
49
Kiểm tra cuối tháng
50
Văn bản: Ngắm trăng - Hồ Chí Minh
Tìm hiểu chung: hoàn cảnh sáng tác, bố cục…
Tìm hiểu văn bản:
Hai cầu đầu
Hai câu cuối
51
Tiếng việt: Câu nghi vấn
Đặc điểm hình thức và chức năng chính
Những chức năng khác
Luyện tập
Các kiểu câu
52
Tiếng việt: Câu cầu khiến
Đặc điểm hình thức và chức năng
Luyện tập
53
Tiếng việt: Câu cảm thán
Đặc điểm hình thức và chức năng
Luyện tập
54
Tiếng việt: Câu trần thuật
Đặc điểm hình thức và chức năng
Luyện tập
55
Tiếng việt: Câu phủ định
Đặc điểm hình thức và chức năng
Luyện tập
56
Tập làm văn: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
Luyện tập
Văn thuyết minh
57
Tập làm văn: Thuyết minh về một phương pháp
Giới thiệu một phương pháp
Luyện tập
58
Tập làm văn: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Giới thiệu một danh lam thắng cảnh
Luyện tập
59
Kiểm tra cuối tháng
60
Văn bản: Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn
Tìm hiểu chung: tác giả, tác phẩm…
Tìm hiểu văn bản:
Những tiền đề, cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô
Những lí do để chọn thành Đại La là kinh đô mới của nước Đại Việt
Khẳng định Đại La là đất tốt để định đô
Văn học nghị luận Trung đại
61
Văn bản: Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn
Tìm hiểu chung: Tác giả, tác phẩm…
Tìm hiểu văn bản:
Tác giả nêu gương các trung thần, nghĩa sĩ trong sử sách
Tác giả tố cáo tội ác của giặc và bộc bạch nỗi niềm tâm sự của mình trước tình hình đất nước
62
Văn bản: Nước Đại Việt ta – Nguyễn Trãi
Tìm hiểu chung: Tác giả, tác phẩm
Tìm hiểu văn bản:
Nguyên lý nhân nghĩa
Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt
Sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộc
63
Văn bản: Bàn luận về phép học – La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
Tìm hiểu chung: Tác giả, tác phẩm…
Tìm hiểu văn bản:
Phê phán việc học thời hiện tại và thời trước
Bàn luận về đổi mới phép học
Bàn về đổi mới nội dung và phương pháp dạy học
Nhấn mạnh, dự báo kết quả của sự học đúng đắn
64
Tiếng việt: Hành động nói
Hành động nói là gì?
Một số kiểu hành động nói thường gặp
Cách thực hiện một hành động nói
Luyện tập
Hoạt động giao tiếp
65
Tiếng việt: Hội thoại
Vai xã hội trong hội thoại
Lượt lời trong hội thoại
Luyện tập
66
Tiếng việt: Lựa chọn trật tự từ trong câu
Nhận xét chung
Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ
Luyện tập
Lựa chọn trật tự từ trong câu
67
Kiểm tra cuối tháng
68
Văn bản: Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc
Tìm hiểu chung: Tác giả, tác phẩm…
Tìm hiểu văn bản:
Chiến tranh và người bản xứ
Chế độ lính tình nguyện
Kết quả của sự hy sinh
Nghị luận hiện đại Việt Nam
69
Văn bản: Đi bộ ngao du – Ru-xô
Tìm hiểu chung: Tác giả, tác phẩm…
Tìm hiểu văn bản:
Đi bộ ngao du tạo nên tinh thần thoải mái, không bắt buộc, không phụ thuộc.
Đi bộ ngao du đem lại cơ hội trau dồi kiến thức, hiểu biết
Đi bộ ngao du có tác dụng rèn luyện sức khỏe
Văn học nước ngoài
70
Văn bản: Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục – Mô – li – e
Tìm hiểu chung: Tác giả, tác phẩm…
Tìm hiểu văn bản:
Trước khi ông Giốc – đanh mặc lễ phục
Sau khi ông Giốc – đanh mặc lễ phục
Kịch cổ điển nước ngoài
71
Kiểm tra cuối tháng
Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Học Tốt Môn Văn Lớp 8 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!