Xu Hướng 3/2023 # Quân Khu 2 – Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân Vững Mạnh, Góp Phần Thực Hiện Thắng Lợi Nhiệm Vụ Bảo Vệ Tổ Quốc Trong Tình Hình Mới # Top 9 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Quân Khu 2 – Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân Vững Mạnh, Góp Phần Thực Hiện Thắng Lợi Nhiệm Vụ Bảo Vệ Tổ Quốc Trong Tình Hình Mới # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Quân Khu 2 – Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân Vững Mạnh, Góp Phần Thực Hiện Thắng Lợi Nhiệm Vụ Bảo Vệ Tổ Quốc Trong Tình Hình Mới được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

QK2 – Thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa XI) của Đảng, những năm qua, Đảng ủy Quân sự và Bộ CHQS tỉnh Lai Châu luôn làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD), thế trận QPTD gắn với thế trận an ninh nhân dân (ANND), biên phòng toàn dân (BPTD) vững chắc trong khu vực phòng thủ (KVPT), qua đó góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, chủ quyền biên giới quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để Lai Châu phát triển nhanh, bền vững.

 

Là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng – an ninh (QP-AN), năm 2020 trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19; trên địa bàn tỉnh liên tiếp xảy ra mưa lũ, mưa đá, gió lốc, động đất; nhưng với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, LLVT và nhân dân các dân tộc, KT-XH của tỉnh tiếp tục phát triển, đạt được nhiều thành tựu quan trọng; nền QPTD, thế trận QPTD gắn với thế trận ANND, BPTD được củng cố vững chắc, đối ngoại được tăng cường, mở rộng. Thành tựu đó có sự đóng góp quan trọng của cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh. Với chức năng nhiệm vụ được giao, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể chủ động, tích cực tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện toàn diện, nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quân sự, quốc phòng (QS,QP), xây dựng nền QPTD vững mạnh; ban hành các nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ QS,QP đạt kết quả tốt. Tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ xây dựng KVPT tỉnh vững chắc cả về tiềm lực chính trị tinh thần; kinh tế – văn hóa – xã hội, khoa học công nghệ; QP-AN, đối ngoại và công tác chính sách.

Để xây dựng thế trận QPTD vững mạnh, yếu tố quan trọng, tiên quyết là đẩy mạnh, nâng cao chất lượng tuyên truyền, quán triệt các văn bản, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về xây dựng thế trận QPTD trong tình hình mới qua đó nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa công tác xây dựng thế trận QPTD. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng; nhất là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ, khu dân cư; qua đó, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền QPTD vững mạnh. Trong thời gian qua, công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN của tỉnh luôn được Hội đồng giáo dục QP-AN Trung ương và Quân khu 2 đánh giá là có nhiều đổi mới sáng tạo, đạt hiệu quả cao.

Tập trung phát triển kinh tế kết hợp với bảo đảm QP-AN và QP-AN với phát triển kinh tế được tiến hành đồng bộ, xuyên suốt trong quá trình xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh. Trong những năm qua, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển KT-XH gắn với tăng cường củng cố QP-AN, xây dựng thế trận quân sự của KVPT phù hợp với sự phát triển của tỉnh; hệ thống các công trình quốc phòng được đăng ký, quản lý chặt chẽ, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khi có tình huống xảy ra. Bên cạnh đó, LLVT tỉnh còn tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, tham gia xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Chỉ tính riêng trong năm 2020, Bộ CHQS tỉnh đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Bệnh viện Quân y 109 tổ chức khám, cấp thuốc miễn phí cho hàng nghìn lượt người dân; thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo và học sinh nghèo vượt khó với số tiền hàng tỷ đồng; tổ chức các đợt hành quân dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận, tu sửa, làm mới đường giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi; thực hiện Đề án Hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện Mường Tè: Xây mới 38 căn nhà, sửa chữa 5 căn nhà, bảo đảm chất lượng, vượt tiến độ được giao. Huy động lực lượng giúp nhân dân di dời 84 căn nhà có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn; thực sự là lực lượng nòng cốt trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; qua đó góp phần củng cố “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc, tô thắm phẩm chất, truyền thống cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, tạo sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Công tác phối hợp giữa lực lượng quân sự, biên phòng, công an được tổ chức chặt chẽ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng; góp phần xây dựng thế trận QPTD, “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc. Mặc dù trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng với sự chủ động tham mưu của LLVT tỉnh, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, các cấp, Lai Châu đã huy động mọi nguồn lực bảo đảm kịp thời, đáp ứng cơ bản đầy đủ cho nhiệm vụ QP-AN, xây dựng thế trận QPTD vững mạnh, KVPT vững chắc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Trong thời gian tới, dự báo tình hình thế giới, khu vực, trong nước và địa bàn, kinh tế, xã hội tiếp tục phát triển, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, diễn biến khó lường. Từ tình hình đó, cấp ủy, chính quyền và LLVT tỉnh chú trọng triển khai thực hiện đồng bộ nhiều nội dung, giải pháp để xây dựng thế trận QPTD vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhất là Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025.

Trước hết, cần tập trung xây dựng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn vững mạnh, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng KVPT vững chắc, xây dựng “thế trận lòng dân” vững mạnh; xây dựng cơ sở xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện, an toàn làm chủ, giữ vững ổn định ANCT, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Chủ động đề ra các chủ trương, biện pháp tổ chức, bố trí triển khai lực lượng, phương tiện và các trang thiết bị cần thiết nhằm phát huy cao nhất sức mạnh của từng lực lượng, tạo sức mạnh tổng hợp trong xây dựng thế trận QPTD, sẵn sàng ứng phó kịp thời các tình huống xảy ra.

Các cấp ủy, chính quyền, LLVT trong tỉnh tiếp tục quán triệt và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; nâng cao chất lượng tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức QP- AN, tập trung xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần trong KVPT. Dưới sự chủ trì tham mưu của cơ quan quân sự, cấp ủy, chính quyền các cấp xác định rõ nội dung, mục tiêu, thẩm định chặt chẽ các dự án kinh tế trên địa bàn, bảo đảm mối quan hệ giữa phát triển KT-XH gắn với tăng cường củng cố QP-AN. 

Chú trọng xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh toàn diện, tinh gọn về tổ chức biên chế, tinh nhuệ về trình độ, SSCĐ cao; cán bộ, chiến sĩ tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; chú trọng kết hợp với các hoạt động đối ngoại quốc phòng, ngoại giao nhân dân trên khu vực biên giới, nhằm tăng cường tình hữu nghị hợp tác, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.

GIÀNG PÁO MỶ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu  

Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân Của Tỉnh Vững Mạnh

Nhận thức rõ nền quốc phòng toàn dân (QPTD) là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực, tài chính mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. Trong những năm qua, Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác quân sự, quốc phòng (QSQP) và xây dựng nền QPTD trong toàn tỉnh, như: Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW8 (khóa IX) và Nghị quyết TW8 (khóa XI) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 10/9/2012 về xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh giai đoạn 2012 – 2015… Hằng năm, căn cứ tình hình thực tế và nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ QSQP; về lãnh đạo diễn tập KVPT các huyện, thành phố; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các nghị quyết về chế độ, chính sách và đề án, kế hoạch để thực hiện. Trên cơ sở đó, cấp ủy, chính quyền các cấp đã cụ thể hóa thành các nghị quyết, đề án, kế hoạch và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về tầm quan trọng của công tác QSQP nói chung, việc xây dựng nền QPTD nói riêng được tăng cường, tiến hành bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực. Cơ quan quân sự các cấp đã thực hiện tốt việc phối hợp tham mưu cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền phổ biến giáo dục các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng. Phát huy có hiệu quả tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là hệ thống loa truyền thanh cơ sở; Báo Lai Châu, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh duy trì thường xuyên chuyên mục “Quốc phòng Lai Châu”, “An ninh Lai Châu”, “Vì chủ quyền an ninh biên giới”. Lồng ghép trong các hoạt động tuyên truyền thông tin lưu động, chiếu bóng vùng cao, các hoạt động văn hóa, văn nghệ; hoạt động báo viên, tuyên truyền miệng; sinh hoạt chuyên đề, gặp mặt ôn lại truyền thống trong các dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày truyền thống lực lượng vu trang Quân khu, lực lượng vũ trang địa phương… Hội đồng Giáo dục quốc phòng – an ninh tỉnh tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QPAN cho các đối tượng theo quy định. Trong 10 năm (2009 – 2019) đã tổ chức 528 lớp bồi dưỡng cho 32.266 lượt người tham gia; đồng thời rà soát cử 10 đồng chí cán bộ chủ chốt tỉnh tham gia các lớp bồi dưỡng đối tượng 01 do Bộ Quốc phòng mở. Trường Chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố đã lồng ghép nội dung giáo dục kiến thức QPAN vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên các cấp. Từ năm 2013 – 2017, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, Sở Giáo dục – Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn đưa nội dung kiến thức QPAN vào giảng dạy tại chương trình bồi dưỡng chính trị hè cho cán bộ quản lý, giáo viên ngành giáo dục; 100% các trường phổ thông thực hiện nghiêm túc việc đưa nội dung giáo dục QPAN vào giảng dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo… góp phần quan trọng giúp các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động trong toàn Đảng bộ và toàn xã hội về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng thế trận, nhất là “thế trận lòng dân” vững chắc trong KVPT tỉnh.

Thực hiện Chương trình hành động số 10-CTr/TU, ngày 24/5/2010 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) “Về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới”; Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ QSQP và xây dựng KVPT của UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp, lực lượng vũ trang tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ xây dựng KVPT cấp tỉnh, cấp huyện vững chắc. Dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh đã cố gắng từng bước đảm bảo ngân sách cho nhiệm vụ quốc phòng; hệ thống các công trình quốc phòng bước đầu đáp ứng nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và phòng thủ của lực lượng vũ trang tỉnh. Trong 10 năm, lực lượng vũ trang tỉnh đã tham mưu tổ chức thành công 02 cuộc diễn tập KVPT tỉnh; 16 cuộc diễn tập phòng thủ cấp huyện; 232 cuộc diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã và hàng trăm cuộc diễn tập lũ bão, cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn. Kết quả 100% đạt khá, giỏi, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Lực lượng vũ trang tỉnh tiếp tục được củng cố, tổ chức biên chế đủ số lượng, chất lượng, sức mạnh chiến đấu ngày càng tăng. Lực lượng thường trực được tổ chức, xây dựng theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. Chính quyền các cấp đã quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, hằng năm đều đạt 100% chỉ tiêu, chất lượng tuyển quân năm sau luôn cao hơn năm trước. Chế độ chính sách cho gia đình và công dân tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự được quan tâm thực hiện đúng, đủ theo quy định. Lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý chặt chẽ ngay tại cơ sở. Công tác huấn luyện dân quân, tự vệ được lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ theo đúng quy định của Bộ Quốc phòng và hướng dẫn của Quân khu, quân số tham gia huấn luyện hằng năm đạt từ 94% trở lên, đảm bảo toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị.

Chính sách hậu phương quân đội được quan tâm. UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp giải quyết dứt điểm chế độ, chính sách cho quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến đấu bảo vệ biên giới và làm nghĩa vụ quốc tế theo đúng quy định. Công tác đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc các thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng được triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng chính sách; thực hiện tốt nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập mộ liệt sỹ. Thực hiện có hiệu quả chính sách chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho thân nhân quân nhân; giải quyết chế độ chính sách đối tượng bị bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, hỗ trợ quân nhân hiếm muộn, vô sinh. Các đơn vị lực lượng vũ trang thực hiện tốt chương trình Quân – Dân y kết hợp, phối hợp tham gia các hoạt động khám chữa bệnh cho Nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới. Từ năm 2009 đến nay đã tổ chức tuyên truyền vệ sinh phòng, chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho gần 12.500 lượt người, với số tiền 1,5 tỷ đồng.

Kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế – xã hội được tăng cường. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã chỉ đạo xây dựng quy hoạch tổng thể bố trí thế trận quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, lực lượng, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân. Phát triển kinh tế – xã hội từng vùng gắn với quy hoạch, kế hoạch về quốc phòng – an ninh. Đặc biệt, trong thời gian qua tỉnh tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới để tăng cường tiềm lực quốc phòng ở địa phương, tự đảm bảo an ninh lương thực; tăng khả năng tích lũy cho nhiệm vụ quốc phòng. Mạng lưới giao thông được quan tâm đầu tư xây dựng, mở rộng, cứng hóa, quy hoạch theo hướng vừa đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội, vừa sẵn sàng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng. Hệ thống thông tin liên lạc thông suốt phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời đáp ứng kịp thời thông tin liên lạc cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, điều hành của lực lượng vũ trang khi có tình huống. Mạng lưới y tế được củng cố, mở rộng khắp các địa bàn từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân và sẵn sàng phục vụ quốc phòng khi có chiến tranh xảy ra.

Công tác đối ngoại QSQP được đẩy mạnh theo đúng quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Hướng vào mở rộng quan hệ quân sự với các địa phương thuộc các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); thường xuyên gửi thư trao đổi, hội đàm định kỳ hoặc đột xuất, tuần tra song phương… Đồng thời, tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại với tổ chức đảng, chính quyền phía đối diện bằng nhiều hình thức, nhất là hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa các thôn, bản hai bên biên giới. Thông qua hoạt động đối ngoại quốc phòng đã góp phần tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa lực lượng vũ trang tỉnh và quân dội các nước, cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển.

Qua đó, khẳng định trong 10 năm (2009 – 2019) dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, với các cơ quan quân sự và các đơn vị lực lượng vũ trang làm nòng cốt công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân của tỉnh đạt được những kết quả quan trọng. Tiềm lực chính trị, kinh tế, khoa học, tiềm lực quân sự được tăng cường; lực lượng vũ trang của tỉnh được chăm lo xây dựng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân cũng còn một số hạn chế. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về nhiệm vụ này chưa đầy đủ, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện còn hạn chế. Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là cấp cơ sở trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ QSQP có nội dung hiệu quả chưa cao, chất lượng thấp…

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác QSQP nói chung và xây dựng nền quốc phòng toàn dân nói riêng. Tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ QSQP. Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, các lực lượng tạo sức mạnh tổng hợp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc ở địa phương, trong đó cơ quan quân sự địa phương làm nòng cốt. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, bảo đảm xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống. Tập trung phát triển kinh tế – xã hội; củng cố “thế trận lòng dân”, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc làm nền tảng vững chắc để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển tỉnh trong tình hình mới, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia./.

Về Nhiệm Vụ Bảo Vệ Tổ Quốc Trong Tình Hình Mới

Thứ nhất, cần bảo đảm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhận thức sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của nhiệm vụ củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia trong tình hình mới, coi đó là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên.

“Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt”. Đây là sự thể hiện quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp cách mạng của đất nước; nhất là trong tình hình mới, Đảng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Các nhiệm vụ này phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng, tác động hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Theo đó, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh cũng có nghĩa là tạo điều kiện, tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; ngược lại, mỗi thành quả của nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội lại tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh của quốc gia. Vì vậy, cần giáo dục nâng cao nhận thức cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, toàn bộ hệ thống chính trị của đất nước nhận thức sâu sắc hơn nữa đối với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Thứ hai, cần quán triệt và nâng cao hơn nữa trong nhận thức và hành động thực tiễn về mục tiêu, nội dung, yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.

Thứ ba, cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc vấn đề phát huy sức mạnh tổng hợp cũng như phương châm, phương pháp tiến hành bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.

Đảng đã chỉ rõ sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đó là lực lượng của toàn dân tộc. Đảng xác định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Theo đó, cần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm mới không trái với lợi ích chung của quốc gia – dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam, tăng cường quan hệ máu thịt giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. “Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân”; “Tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia – dân tộc” để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, phải tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; tích cực xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.

Nghị quyết khẳng định: xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vững mạnh về mọi mặt, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân: “Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng; vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân”.

Theo đó, cần nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang, làm cho lực lượng vũ trang thật sự là lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, có số lượng hợp lý, có sức chiến đấu cao; xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp, chủ động chuẩn bị lực lượng và các kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể, khoa học, đủ khả năng bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia trong mọi tình huống…

Đối với Quân đội nhân dân, cần tập trung giáo dục, rèn luyện, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định cho mọi cán bộ, chiến sĩ, bảo đảm cho lực lượng vũ trang tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với chế độ XHCN, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, có ý chí quyết tâm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất năng lực, coi đó là khâu có ý nghĩa quyết định. Tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nhóm giải pháp thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Không ngừng tăng cường sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang; nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, thực hiện tốt phương châm huấn luyện: “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu, sát thực tế chiến đấu, sát yêu cầu, nhiệm vụ, địa bàn hoạt động, phù hợp tổ chức biên chế, trang bị hiện có…

Những quan điểm, chủ trương, định hướng mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, có sự bổ sung, phát triển toàn diện, sâu sắc thể hiện tính cách mạng, khoa học, phù hợp tình hình quốc tế và điều kiện thực tiễn của nước ta; phù hợp ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Bảo Vệ Vững Chắc An Ninh Quốc Gia Trong Tình Hình Mới

Các cấp ủy đảng, chính quyền tập trung tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc những nội dung trọng tâm của Nghị quyết số 51-NQ/TW; cần làm cho mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức rõ tình hình, mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo và nêu cao trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, bảo đảm an ninh kinh tế.

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 51-NQ/TW và sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW

Sáng 9/7, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG) và sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 5/01/2017 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế (ANKT) trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có các đồng chí: Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đồng chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có hơn 500 đại biểu là các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng; đại diện các Ban Đảng, Đảng đoàn, Ban Cán sự đảng, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; các Ủy ban của Quốc hội; Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cán bộ chủ chốt của lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, công tác bảo vệ ANQG là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ  đạo. Năm 1998, lần đầu tiên Đảng ta ban hành Nghị quyết về Chiến lược ANQG, lần đầu tiên Đảng ta hệ thống nhận diện những nguy cơ đe dọa ANQG và đề ra các chủ trương, giải pháp cơ bản chỉ đạo về bảo vệ ANQG.

Qua tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết về Chiến lược ANQG cho thấy: Dưới sự lãnh đạo thường xuyên, sát sao của Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, ANQG được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, giữ vững độc lập, tự chủ, đảm bảo toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ của đất nước. Ổn định chính trị và môi trường an ninh, an toàn đã trở thành một trong những lợi thế, nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, tạo lập vị thế, uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ, trong ANQG, ANKT được xác định là nền tảng, là nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội. Để tăng cường bảo đảm ANKT, Bộ Chính trị lần đầu tiên ban hành Chỉ thị số 12 ngày 05/01/2017 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm ANKT trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế”. Qua 03 năm triển khai thực hiện chủ trương đặc biệt quan trọng của Đảng về bảo vệ ANKT, có nhiều vấn đề cần đánh giá, sơ kết để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Thượng tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an quán triệt những nội dung trọng tâm của Nghị quyết số 51-NQ/TW; trình bày Báo cáo tóm tắt sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị…

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng phát biểu chỉ đạo hội nghị

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 51-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ ANQG và Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo đảm ANKT, các cấp ủy đảng, chính quyền tập trung tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc những nội dung trọng tâm của Nghị quyết số 51-NQ/TW trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách; cần làm cho mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức rõ tình hình, mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo và nêu cao trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để bảo vệ vững chắc ANQG, bảo đảm ANKT. Cụ thể hóa nội dung Nghị quyết số 51-NQ/TW, Chỉ thị số 12-CT/TW thành các chương trình, kế hoạch, nghị quyết chuyên đề phù hợp với đặc điểm, tình hình cơ quan, đơn vị, địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả.

Bên cạnh đó, cần chủ động xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội gắn với công tác bảo đảm ANQG, chủ động ứng phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống… Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ ANQG, bảo vệ ANKT; chịu trách nhiệm chính và trước hết xử lý vấn đề an ninh ở lĩnh vực, địa phương mình. Triển khai đồng bộ, quyết liệt các kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, phần tử xấu và các loại tội phạm.

Đồng chí Trần Quốc Vượng cũng lưu ý việc nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, cả hệ thống chính trị trong bảo vệ ANQG, bảo đảm ANKT… Xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác bảo vệ ANQG, bảo vệ ANKT đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Tập trung xây dựng lực lượng Công an cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, phấn đấu xây dựng lực lượng Công an nhân dân chuyên nghiệp, hiện đại, thực sự trong sạch, liêm chính, bố trí hợp lý trên các địa bàn…  

PV.

Cập nhật thông tin chi tiết về Quân Khu 2 – Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân Vững Mạnh, Góp Phần Thực Hiện Thắng Lợi Nhiệm Vụ Bảo Vệ Tổ Quốc Trong Tình Hình Mới trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!