Bạn đang xem bài viết Quảng Ngãi: Kế Hoạch Triển Khai Xác Định Chỉ Số Cải Cách Hành Chính Năm 2022 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các sở, ban ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu kế hoạch nhằm xác định Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2020 của các sở, ban ngành cấp tỉnh (cấp sở), UBND các huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện) và UBND các xã, phường, thị trấn (cấp xã) trên địa bàn tỉnh dựa trên các lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần theo đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước của cấp sở; cấp huyện; cấp xã đã được phê duyệt tại Quyết định số 598/QĐ-UBND ngày 25/9/2020 của UBND tỉnh. Qua đó, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, công dân tham gia giám sát việc thực hiện nhiệm vụ CCHC, công tác quản lý, chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước và chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức.
Công bố Chỉ số CCHC năm 2020 các cấp để làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, điều hành, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp và là một trong những tiêu chí đánh giá, bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng năm 2020 cho tập thể, cá nhân theo Quy chế thi đua, khen thưởng tỉnh;
Trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại Chỉ số CCHC, xác định được những mặt còn hạn chế, đề ra giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu quả công tác CCHC trong thời gian tiếp theo.
Triển Khai Tổng Kết Cải Cách Hành Chính Giai Đoạn 2011
(QNO) – UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 989/KH-UBND triển khai tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2011 – 2020.
Mục tiêu của kế hoạch nhằm đánh giá toàn diện kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8.11.2011 của Chính phủ về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 – 2020; Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 4.2.2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 và Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 2.6.2016 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27.4.2016 của Tỉnh ủy (khóa XXI) về đẩy mạnh công tác CCHC trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020.
Bên cạnh đó, tuyên dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011 – 2020 trên địa bàn tỉnh và phân tích cụ thể các tồn tại, hạn chế để đề xuất giải pháp khắc phục. Đồng thời xác định các nhiệm vụ, mục tiêu CCHC giai đoạn 2021 – 2030 phù hợp với thực tế của tỉnh và yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
Theo kế hoạch, các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng báo cáo tổng kết Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011 – 2020 theo đề cương và phụ lục kèm theo kế hoạch và gửi báo cáo về Sở Nội vụ trước ngày 20.4.2020; các Sở Tư pháp, Nội vụ, Tài chính, Thông tin – truyền thông, Khoa học – công nghệ và Văn phòng UBND tỉnh xây dựng nội dung báo cáo chuyên đề theo các lĩnh vực CCHC được phân công phụ trách, theo dõi và hoàn thành trước ngày 10.5.2020; việc tổ chức hội nghị tổng kết và xây dựng báo cáo tổng kết gửi Bộ Nội vụ hoàn thành trước ngày 20.6.2020.
UBND tỉnh yêu cầu việc tổng kết, đánh giá phải bảo đảm tính toàn diện, khoa học, thực chất trên tất cả lĩnh vực CCHC (có số liệu thống kê chính xác, cụ thể). Tập trung làm rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; đề xuất các mục tiêu, giải pháp phù hợp cho giai đoạn 2021 – 2030.
Triển Khai Công Tác Lập Quy Hoạch Tỉnh Quảng Ngãi Thời Kỳ 2022
Thời gian qua, các ngành, các cấp đã có nhiều nỗ lực trong công tác lập Quy hoạch tỉnh; tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, hầu hết các công việc đều đã chậm tiến độ. Vì vậy, yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện ở tất cả các khâu, các bước trong quá trình triển khai, để đảm bảo hoàn thành Quy hoạch tỉnh đúng tiến độ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1574/QĐ-TTg ngày 12/10/2020 về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phải nghiêm túc thực hiện; tập trung chỉ đạo thực hiện công tác lập Quy hoạch tỉnh thuộc trách nhiệm của ngành, địa phương mình, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh.
Hiện nay, Tỉnh đang triển khai lập đồng thời 02 Quy hoạch: Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050; do vậy, yêu cầu UBND các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Lý Sơn và thành phố Quảng Ngãi phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi trong quá trình triển khai công tác lập quy hoạch. Giao Ban Quản lý chủ trì, trong việc phối hợp, kết nối quy hoạch giữa các địa phương nêu trên với điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Dung Quất, để đảm bảo tính kết nối đồng bộ.
Về kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập Quy hoạch tỉnh: Thống nhất phân chia thành 04 gói thầu theo như đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư để tăng trách nhiệm của cơ quan đầu mối và phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay của tỉnh. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Thống nhất thành lập Ban Quản lý dự án lập Quy hoạch tỉnh để tổ chức quản lý thực hiện nhiệm vụ quy hoạch tỉnh và giải thể Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch tỉnh (tại Quyết định số 02/QĐ-BCĐQHT ngày 22/11/2019 của Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch tỉnh). Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu, trình UBND tỉnh trước ngày 30/3/2021.
Thống nhất tổ chức Hội thảo định hướng phát triển tỉnh Quảng Ngãi để phục vụ cho công tác lập Quy hoạch tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản chi tiết trình UBND tỉnh xem xét, quyết định chậm nhất trước ngày 15/4/2021.
Công Tác Cải Cách Hành Chính Trong Năm 2022
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bìnhphát biểu tại Tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 (Nguồn: moha.gov.vn)
Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ; nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử để phục vụ người dân, doanh nghiệp. Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ rà soát, trình cấp có thẩm quyền để đơn giản hóa, hoặc bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không phù hợp, không khả thi; cải cách công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp và phát triển. Chính phủ cũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường có biện pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, tập trung vào các dịch vụ công thiết yếu và có nhu cầu sử dụng cao, tránh hình thức, làm theo phong trào, gây lãng phí ngân sách. Lãnh đạo Chính phủ đã trực tiếp quán triệt, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính thông qua các văn bản, chỉ thị; các cuộc họp, hội nghị và các buổi kiểm tra, làm việc với các Bộ, ngành, địa phương.
Đặc biệt, Bộ Nội vụ với vai trò là cơ quan thường trực cải cách hành chính của Chính phủ, đã thường xuyên theo dõi, đánh giá và đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính được giao, bảo đảm tiến độ theo đúng lộ trình cải cách hành chính của Chính phủ; tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ triển khai có hiệu quả Kế hoạch hoạt động và Kế hoạch kiểm tra cải cách hành chính năm 2019 của Ban Chỉ đạo. Trong năm 2019, Bộ Nội vụ đã tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị và trực tiếp xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nhằm kịp thời tháo gỡ những rào sản, vướng mắc triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính tại các Bộ, ngành, địa phương.
Tính đến đầu tháng 12/2019, các Bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu ban hành 989 văn bản; các địa phương ban hành 3.556 văn bản cấp tỉnh, 1.074 văn bản cấp huyện và 3.524 văn bản cấp xã. Như vậy, số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành tiếp tục giảm mạnh so với những năm trước, nhất là ở cấp huyện và cấp xã, phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và chủ trương trọng tâm vào công tác tổ chức thi hành pháp luật.
Tính đến thời điểm báo cáo, các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện rà soát 40.381 văn bản quy phạm pháp luật; qua đó, kiến nghị xử lý (sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới) đối với 6.578 văn bản.
Việc sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện ý kiến của Ban Cán sự đảng Chính phủ tại Văn bản số 1063-TB/BCSĐCP ngày 11/9/2019, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn số 5898/BNV-TCBC ngày 27/11/2019, yêu cầu các địa phương đăng ký thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
Việc rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy của các Bộ, ngành, địa phương được thực hiện thường xuyên theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối cấp trung gian và từng bước khắc phục những bất cập, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và gắn kết chặt chẽ với thực hiện các chính sách tinh giản biên chế.
Năm 2019, một số Bộ, địa phương đã chủ động, tích cực xây dựng và triển khai đề án thí điểm chuyển một số nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện sang cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm, điển hình là Bộ Giao thông vặn tải, tỉnh Đồng Tháp, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Hà Tĩnh…
Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021 đạt nhiều kết quả tích cực. Theo kết quả rà soát, cả nước có 45 tỉnh/thành phố phải xây dựng Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Tính đến ngày 16/12/2019, có 42/45 tỉnh, thành phố đã gửi hồ sơ Đề án về Bộ Nội vụ; Hội đồng thẩm định đã tổ chức họp thẩm định được 39/45 tỉnh/thành phố. Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 36 tỉnh/thành phố. Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 11 tỉnh/thành phố.
Năm 2019, theo thống kê của Văn phòng Chính phủ, Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của người dân, doanh nghiệp đã tiếp nhận 1.595 phản ánh, kiến nghị; đã chuyển 1.177 phản ánh, kiến nghị đến các Bộ, ngành, địa phương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền. Đến nay, các Bộ, ngành, địa phương đã trả lời 891 phản ánh, kiến nghị, đạt tỷ lệ 75,70%. Các ý kiến trả lời đều được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ.
Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, trong năm 2019, thể chế về quản lý công chức, viên chức đã có những cải cách mang tính đột phá. Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV.
Về biên chế công chức, năm 2019, Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2020, với tổng biên chế là 253.517 người, giảm 8,68% so với năm 2015. Đồng thời, ban hành quyết định giao bổ sung biên chế công chức năm 2018 và năm 2019 cho một số Bộ, địa phương, quyết định điều chỉnh giảm biên chế công chức năm 2019 của các tỉnh/thành phố do điều chuyển biên chế công chức quản lý thị trường từ địa phương và Tổng cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương quản lý.
Về số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Nội vụ đã thẩm định biên chế sự nghiệp của 63 tỉnh, 20/22 Bộ, cơ quan ngang Bộ (trừ Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) và 08 cơ quan thuộc Chính phủ, với tổng biên chế sự nghiệp Bộ, ngành Trung ương là 143.943 người (giảm 11,85%) và địa phương là 1.750.081 người (giảm 4,26%) so với năm 2015; đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị giao bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non cho 14 địa phương tăng dân số cơ học và 5 tỉnh Tây Nguyên…
Về công tác cải cách tài chính công, được các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công; đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công; thực hiện nghiêm các cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
Về hiện đại hóa hành chính, trong năm 2019, các Bộ, ngành, địa phương tập trung đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, triển khai xây dựng nhiều phần mềm, cơ sở dữ liệu nền tảng phục vụ xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ngày 12/3/2019, Văn phòng Chính phủ đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng Trục liên thông văn bản quốc gia, kết nối liên thông để phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử giữa 95/95 cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Ngày 24/6/2019, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (Hệ thống e-cabinet) đã chính thức được đưa vào sử dụng, góp phần đổi mới phương thức làm việc của Chính phủ trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, hướng tới Chính phủ không giấy tờ, tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ. Ngày 09/12/2019, Chính phủ đã chính thức khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia để cung cấp thông tin và hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính. Theo đó, Cổng dịch vụ công quốc gia có chức năng chính là: Tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của các Bộ, ngành, địa phương; hỗ trợ xác thực, đăng nhập một lần và thanh toán trực tuyến; tích hợp hệ thống phản ánh, kiến nghị cho người dân, doanh nghiệp; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp qua hình thức trực tuyến hoặc qua tổng đài khi tìm hiểu, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. Đến nay, Cổng dịch vụ công quốc gia đã thực hiện cung cấp 08 nhóm dịch vụ công.
Nhìn chung, trong năm 2019, dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt và thường xuyên của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng với sự hoạt động có hiệu quả của các tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tác động tích cực đến hành động của chính quyền các cấp, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả cải cách hành chính. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, ngành, địa phương đã mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức.
Mặt khác, nỗ lực cải cách thể chế, thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa công tác kiểm tra chuyên ngành cùng với nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp của các cấp chính quyền đã giúp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia: theo kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn dần kinh tế thế giới thực hiện, năm 2019, Việt Nam xếp vị trí thứ 67/141 quốc gia, tăng 10 bậc so với năm 2018…
Anh Cao
Cập nhật thông tin chi tiết về Quảng Ngãi: Kế Hoạch Triển Khai Xác Định Chỉ Số Cải Cách Hành Chính Năm 2022 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!