Xu Hướng 12/2023 # Quy Định Của Pháp Luật Về Giáo Dục Thường Xuyên. # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Quy Định Của Pháp Luật Về Giáo Dục Thường Xuyên. được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Quy định của pháp luật về giáo dục thường xuyên. Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách,

Quy định của pháp luật về giáo dục thường xuyên.

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về giáo dục thường xuyên

Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.

Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập.

2. Yêu cầu về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên

Nội dung giáo dục thường xuyên được thể hiện trong các chương trình sau đây:

Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ;

Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Các hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương theo thẩm quyền quy định cụ thể về chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu giáo dục thường xuyên.

3. Cơ sở giáo dục thường xuyên

Cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm:

Trung tâm giáo dục thường xuyên được tổ chức tại cấp tỉnh và cấp huyện;

Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

Trung tâm ngoại ngữ, tin học do tổ chức, cá nhân thành lập.

Chương trình giáo dục thường xuyên còn được thực hiện tại các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên phải bảo đảm nhiệm vụ đào tạo của mình, chỉ thực hiện chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân khi được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền cho phép. Cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học chỉ được liên kết với cơ sở giáo dục tại địa phương là trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh với điều kiện cơ sở giáo dục tại địa phương bảo đảm các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản lý cho việc đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học.

4. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên

Học viên học hết chương trình trung học cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

Trừ trường hợp học viên học hết chương trình trung học cơ sở quy định tại khoản này, học viên theo học chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân nếu có đủ các điều kiện sau đây thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp:

Đăng ký tại một cơ sở giáo dục có thẩm quyền đào tạo ở cấp học và trình độ tương ứng;

Học hết chương trình, thực hiện đủ các yêu cầu về kiểm tra kết quả học tập trong chương trình và được cơ sở giáo dục nơi đăng ký xác nhận đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Học viên học hết chương trình giáo dục xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ nếu có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì được cấp chứng chỉ giáo dục thường xuyên.

Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp chứng chỉ giáo dục thường xuyên.

Bài viết tham khảo:

Để được tư vấn chi tiết về giáo dục thường xuyên, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 24/7: 1900 6500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Quy Định Về Mục Tiêu Và Nhiệm Vụ Của Giáo Dục Thường Xuyên

1.Mục tiêu của giáo dục thường xuyên như sau:

Giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học tập suốt đời nhằm phát huy năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội; góp phần xây dựng xã hội học tập.

2. Mục tiêu của các chương trình đào tạo thường xuyên:

– Đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành của một chương trình đào tạo hoặc một mô – đun đào tạo theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp hoặc kiến thức, kỹ năng thực hành của một nghề hoặc một số công việc của nghề, do học viên lựa chọn nội dung học, thời gian, địa điểm học và giáo viên, người dạy nghề trực tiếp giảng dạy.

– Bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nhằm trang bị, tăng thêm năng lực thực hiện nghề; bổ sung kiến thức mới, hoàn chỉnh các tiêu chuẩn nghề nghiệp để nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho người lao động.

– Đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề nhằm trang bị, truyền lại kiến thức, kỹ năng nghề cho học viên thông qua việc nghệ nhân, thợ giỏi trực tiếp truyền lại các kiến thức, kỹ năng cho học viên trong quá trình cùng làm việc.

– Đào tạo theo hình thức tập nghề nhằm hướng dẫn học viên thực hành nhiều lần các thao tác, kỹ năng nghề và tập làm nghề trong một thời gian nhất định để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động hoặc tự tạo việc làm.

– Bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động nhằm trang bị, tăng thêm kiến thức, năng lực thực hiện nghề, bổ sung kiến thức mới, hoàn chỉnh kỹ năng nghề theo các tiêu chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ, công việc hoặc tham gia đánh giá tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

– Chương trình chuyển giao công nghệ nhằm trang bị cho học viên các kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, gồm: phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh hoặc những phương pháp công nghiệp dùng những cá thể sống và những quy trình sinh học để sản xuất những sản phẩm cần thiết.

– Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng (sau đây gọi chung là chương trình đào tạo dưới 03 tháng) có thời gian thực học từ 100 giờ đến dưới 300 giờ và thời gian khóa học (từ khi khai giảng đến khi bế giảng) dưới 03 tháng, nhằm trang bị cho học viên năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề hoặc năng lực thực hành theo yêu cầu của vị trí làm việc.

3. Giáo dục thường xuyên có các nhiệm vụ:

– Thực hiện xóa mù chữ cho người trong độ tuổi theo quy định của pháp luật.

– Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc; cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống cho mọi người; tạo cơ hội cho người có nhu cầu học tập nâng cao trình độ học vấn.

Và quy đinh chương trình, hình thức, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên gồm:

– Chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm: Chương trình xóa mù chữ; Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp; Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

– Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm: Vừa làm vừa học; Học từ xa; Tự học, tự học có hướng dẫn; Hình thức học khác theo nhu cầu của người học.

– Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống. Và nhằm đạt một trình độ trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Khung trình độ quốc gia Việt Nam, phải bảo đảm yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dục cùng cấp học, trình độ đào tạo quy định tại Điều 31 của Luật Giáo dục 2023, quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học.

– Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy tính chủ động của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học; sử dụng phương tiện và công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.

– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết về chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giáo dục thường xuyên.

4. Cơ sở giáo dục thường xuyên gồm:

– Giáo dục thường xuyên được thực hiện tại cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở văn hóa, tại nơi làm việc, cộng đồng dân cư, qua phương tiện thông tin đại chúng và phương tiện khác.

– Cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm: Trung tâm giáo dục thường xuyên;

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên; Trung tâm học tập cộng đồng; Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên.

– Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên phải bảo đảm nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của mình, chỉ thực hiện chương trình quy định khi được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền cho phép./.

TG

Cơ Sở Giáo Dục Thường Xuyên

Ngọc Hiền (090***)

Cơ sở giáo dục thường xuyên được quy định tại Điều 46 Luật Giáo dục 2005 như sau:

1. Cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm:

a) Trung tâm giáo dục thường xuyên được tổ chức tại cấp tỉnh và cấp huyện;

b) Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

c) Trung tâm ngoại ngữ, tin học do tổ chức, cá nhân thành lập. (Khoản này được bổ sung bởi Khoản 12 Điều 1 Luật giáo dục sửa đổi năm 2009)

2. Chương trình giáo dục thường xuyên còn được thực hiện tại các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

3. Trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, không thực hiện chương trình giáo dục để cấp văn bằng giáo dục nghề nghiệp và văn bằng giáo dục đại học. Trung tâm học tập cộng đồng thực hiện các chương trình giáo dục quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này. Trung tâm ngoại ngữ, tin học thực hiện các chương trình giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 của Luật này về ngoại ngữ, tin học. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Luật giáo dục sửa đổi năm 2009)

4. Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên phải bảo đảm nhiệm vụ đào tạo của mình, chỉ thực hiện chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều 45 của Luật này khi được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền cho phép. Cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học chỉ được liên kết với cơ sở giáo dục tại địa phương là trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh với điều kiện cơ sở giáo dục tại địa phương bảo đảm các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản lý cho việc đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học.

Trân trọng!

Những Chính Sách Giáo Dục Thường Xuyên Cần Được Khẳng Định Trong Luật Giáo Dục Sửa Đổi

GD&TĐ – Chiều ngày 16/4, tại Bộ GD&ĐT, tiểu ban Giáo dục thường xuyên (GDTX) thuộc Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực họp phiên thứ nhất tư vấn về “Những chính sách GDTX cần được khẳng định trong Luật Giáo dục sửa đổi”.

Toàn cảnh phiên họp

GS Phạm Tất Dong, Trưởng tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời, Hội đồng Quốc gia GDPTNL chủ trì phiên họp.

GDTX – một bộ phận quan trọng của hệ thống GD

GS Phạm Tất Dong cho biết: Cách đây hơn 45 năm, Unesco đã từng khuyến cáo phát triển GDTX là ưu tiên trong toàn bộ các chính sách giáo dục. Quan điểm này xuất phát từ nhận thức về xu thế phát triển thế giới: cách mạng công nghiệp ngày càng đồi hỏi con người phải luôn luôn hoc tập để có đủ tri thức mới, đáp ứng yêu cầu lao động của nền kinh tế và làm chủ các công nghệ hiện đại.

Sự hạn chế về tầm nhìn, coi hệ thống GDTX như một hệ thống bổ túc tri thức phổ thông làm cho sự đầu tư cho hệ thống này bị hạn chế. Cho đến nay khi tấm bằng tốt nghiệp THPT không còn giá trị đưa con người trực tiếp đi vào lao động nghề nghiệp, khi thế hệ trẻ được phổ cập trung học thì văn bằng trung học sẽ có giá trị đăng ký học tiếp trong hệ thống GD chuyên nghiệp.

Theo GS Phạm Tất Dong, GDTX phải được nhìn nhận như một chính sách GD quốc gia – chính sách về GD suốt đời cho người lớn, yêu cầu người lớn học tập suốt đời, không phân biệt tuổi tác, trình độ học vấn, trình độ tay nghề chuyên môn, nghiệp vụ, cương vị xã hội, giới tính, thành phần dân tộc.

Với cách hiểu này, việc hoạch định chính sách xây dựng và phát triển GDTX cần quán triệt các nguyên tắc: Mọi công dân trong xã hội đều phải học tập suốt đời, coi việc học tập là quyền lợi chính đáng nhất và cũng là nghĩa vụ lớn lao của công dân. Vì vậy Luật “GD suốt đời” trước sau cũng phải đặt ra trước quốc hội.

GDTX bao hàm việc học tập suốt đời nên nó mang tính mở, nghĩa là chính sách GDTX phải hướng tới việc tháo gỡ, gạt bỏ mọi rào cản về tài chính, thể chế, luật định trong việc tạo cơ hội và điều kiện để công dân học tập suốt đời.

GS Phạm Tất Dong phát biểu tại phiên họp

Học tập suốt đời là quá trình phát huy mọi năng lực ở từng con người, ở cộng đồng. Chỉ có học tập suốt dời với tình thần ấy thì người dân mới được quyền thực sự trong việc giải quyết những thay đổi liên tục về xã hội, môi trường và những thách thức về kinh tế.

Vì vậy, cần phải có trung tâm học tập cộng đồng, xây dựng được mô hình thành phố học tập và công dân học tập.

Ban hành luật GD suốt đời là vấn đề cấp thiết

Theo TS Phạm Đỗ Nhật Tiến: “Luật Giáo dục cho đến nay vẫn là một luật khung tương đối cụ thể. Nhìn ở góc độ đó, thì tôi thấy việc chỉnh sửa, bổ sung các quy định về GDTX trong Luật Giáo dục sửa đổi, đặc biệt việc chỉnh sửa Điều 43,44, và bổ sung Điều 55 là phù hợp.

Tuy nhiên, xét về lâu dài cần nhận thấy GDTX trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng là lĩnh vực được quan tâm phát triển mạnh mẽ từ vài thập kỷ nay gắn với chủ trương HTSĐ, xây dựng XHHT.

Trong bối cảnh đất nước chuyển sang giai đoạn CNH, HĐH trên nền tảng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì việc thúc đẩy GDTX, HTSĐ càng trở nên bức thiết. Việc Ban hành luật GD suốt đời là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay”.

Phân tích các giải pháp phát triển GDTX trong giai đoạn tới, TS. Phạm Đỗ Nhật Tiến đề xuất: Cần khắc phục tâm lý coi nhẹ GDTX trong hệ thống chính trị cũng như trong toàn xã hội hiện nay.

Cần nhận thức phát triển GDTX và HTSĐ và xây dựng XHHT là công cụ chủ yếu để thực hiện khâu đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng đồng thời yêu cầu tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Và vì thế, đổi mới GDTX, HTSĐ và xây dựng xã hội học tập là nội dung cốt lõi của đổi mới căn bản và toàn diện GD nước ta.

Cần xây dựng và sớm ban hành Luật GDSĐ, tạo hành lang pháp lý đầy đủ và hiệu quả cho việc đổi mới và phát triển GDTX trong giai đoạn mới.

Có chính sách và giải pháp thiết thực để từng bước xây dựng hệ thóng GD mở. Trước tiên hoàn thiện khung trình độ quốc gia (KTĐQG) cùng vói việc tổ chức đánh giá công nhận văn bằng theo KTĐQG, trên cơ sở đó, tổ chức thực hiện KTĐQG để khuyến khích người học có thể học tập nâng cao trình độ theo bất kỳ con đường nào, miễn là đạt các chuẩn đầu ra.

Đẩy mạnh phát huy quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDTX. Bảo đảm sự gắn kết toàn hệ thống giữa các cơ sở GDTX với các cơ sở GD chính quy của hệ thống GDQD, với định hướng chung là phát triển GD mở, thúc đẩy HTSĐ, xây dựng XHHT.

Cải thiện chính sách đầu tư tài chính trong GDTX theo hướng thực hiện cam kết đã đưa ra trong “Tuyên bố châu Á trong việc xây dựng các xã hội bình đẳng và bền vững ở châu Á và Thái Bình Dương” (Unesco năm 2008), theo đó phải dành 6% ngân sách GD cho GDTX và HTSĐ (hiện nay ở nước ta mới chỉ đạt 3%)

Chuẩn hóa các chương trình và tài liệu giáo khoa trong GDTX, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, chuẩn hóa cơ sở GDTX, chuẩn hóa cách đánh giá và công nhận trình độ trong GDTX theo các chuẩn đầu ra quy định trong KTĐQG.

Giám Sát Tại Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp Giáo Dục Thường Xuyên Huyện Phú Giáo

Sáng 24/4, Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương đã có buổi giám sát về kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện Phú Giáo.

Sáng 24/4, Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương đã có buổi giám sát về kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện Phú Giáo.

Trong những năm qua, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện Phú Giáo đã liên kết với các trường có chuyên ngành đào tạo thế mạnh thực hiện đúng theo Thông tư số 29 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. Hiện Trung tâm liên kết đào tạo được 13 lớp trung cấp. Trong công tác giới thiệu việc làm, trong thời gian tới, Trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA 2 trực thuộc Bộ xây dựng sẽ cấp học bổng cho 06 hoc sinh tốt nghiệp năm 2023 với tổng số tiền 480 triệu đồng đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Ngoài ra, Trung tâm đang liên kết với các Khu công nghiệp, công ty, trang trại để giới thiệu việc làm cho các em. Bên cạnh đó, Trung tâm đang xin chủ trương của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, để liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đào tạo tay nghề cho lao động nhằm đáp ứng quá trình sản xuất của các doanh nghiệp.

Đoàn giám sát lưu ý trong thời gian tới, Trung tâm cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, phụ huynh để tránh tư tưởng con phải đi học Đại học mới xin được việc làm; làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh; xây dựng đề án dự báo ngành nghề có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm với mức thu nhập khá; đồng thời chú trọng công tác liên kết giới thiệu việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp.

Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Tiếng Anh Là Gì?

1. Trung tâm giáo dục thường xuyên tiếng Anh là gì?

Trung tâm giáo dục thường xuyên (Tiếng Anh: Continuing Education Center) là cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp và cấp tỉnh. Do đó, hầu như các tỉnh đều có ít nhất 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên.

2. Những chương trình giáo dục, đào tạo và chức năng của trung tâm giáo dục thường xuyên

Những chương trình giáo dục, đào tạo và chức năng của trung tâm giáo dục thường xuyên gồm:

a. Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục

Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.

Chương trình đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm:

Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin – truyền thông

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ

Chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức

Công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương

Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông

b. Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn

Xác định nội dung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.

Theo các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ dành riêng cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, theo kế hoạch hằng năm của địa phương., các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.

Hiện nay, trong xã hội ở mỗi quận, huyện của các tỉnh thành phố đều có cơ sở đào tạo giáo dục thường xuyên. Lượng học sinh theo học ở đây cũng không ít, chất lượng chuyên môn cũng cao và lý giải cho điều đấy đều là có ý của nó. Tuy là giáo dục không chính thức, nhưng giáo dục thường xuyên cũng có những lợi ích nhất định cho người học, nội dung đó gồm có:

Trong nội dung giảng dạy của giáo thường xuyên, thì kiến thức nằm trong loạt sách giáo khoa ở chương trình cơ bản của hệ thống giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, để phù hợp với lại sức theo học của người học, thì sẽ có một số nội dung được lọc bớt.

Học giáo dục thường xuyên, giúp người học có thể tiết kiệm được chi phí học tập. Học chính quy, các bạn sẽ phải đóng rất nhiều khoản, còn ở đây thì không.

Sau khi đã học chương trình lớp 12. Những học sinh học ở trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ được tham gia vào kỳ thi Tốt nghiệp THPT, được Bộ giáo dục cấp bằng Tốt nghiệp THPT.

Nếu thi tốt nghiệp trượt, với đối tượng theo học giáo dục thường xuyên có điểm môn thi nào đạt từ 5 điểm trở lên thì được bảo lưu lại cho kết quả của năm sau và không cần thi lại. Khi này họ chỉ cần thi lại những môn có điểm thi dưới 5, điều đó cũng không tạo ra áp lực quá lớn cho người thi.

Với những trường hợp thi đỗ tốt nghiệp, sẽ được tham gia đăng ký xét tuyển vào trường đại học – cao đẳng – trung cấp,… ở bất cứ ngành học nào, trường học nào ở phạm vi cả nước.

Chương trình giáo dục thường xuyên, có cập nhật các tri thức cũng như kỹ năng cần thiết cho công việc, đời sống cá nhân. Để cá nhân đó không bị mũ chữ hành dụng, có nghĩa là họ không bị các kỹ năng trong cuộc sống hằng ngày cần đến.

Hệ thống giáo dục thường xuyên cũng có chương trình giúp cho đối tượng theo học của mình, từng bước thoát nghèo theo hướng đa chiều. Trong đó, việc đầu tiên là xóa nghèo tri thức, tiếp đến làm giàu cho tri thức rồi họ sẽ tự xóa nghè nhân văn cũng như thu nhập của minh.

Học giáo dục thường xuyên, người theo học cũng được các thầy cô giáo tập trung vào việc khuyến khích phát triển, phát huy các năng lực còn tiềm ẩn trong mình mà ở giáo dục ban đầu chưa được bộc lộ, thì nay được bộc lộ ra năng lực đó.

Có thể nói rằng, lợi ích của học giáo dục thường xuyên cũng khá nhiều đúng không các bạn? Chính vì lý do này, hiện nay ngoài các đối tượng mà chúng tôi đã kể ở trên. Thì có rất nhiều bạn trẻ, khi không thi đỗ vào THPT chính quy, học theo học giáo dục thường xuyên để không bỏ đi thời gian học tập của mình. Thời gian tốt nghiệp, cơ hội phát triển bản thân cũng không mất đi.

Link bài viết: https://havip.com.vn/trung-tam-giao-duc-thuong-xuyen-tieng-anh-la-gi/ Link trang chủ: https://havip.com.vn/

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Định Của Pháp Luật Về Giáo Dục Thường Xuyên. trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!