Xu Hướng 6/2023 # Quy Định Về Án Treo # Top 9 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Quy Định Về Án Treo # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Quy Định Về Án Treo được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Quy định về án treo theo Bộ luật Hình sự hiện hành tại Điều 65 Bộ luật Hình sự, theo đó: Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

Quy định tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Quy định về phạt tù không quá 3 năm mới được hưởng án treo. Như vậy, điều kiện là phải phạt tù không quá 03 hay 36 tháng đó là căn cứ đầu tiên và cũng là căn cứ quan trọng, do đó khi bị cáo bị xử về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng nhưng nằm trong khung hình phạt không quá 3 năm là đáp ứng được điều kiện đầu tiên. Thực tế thì phần lớn là tội phạm ít nghiêm trọng.

Quy định về nhân thân của người phạm tội để được hưởng án treo. Khi đã đáp ứng yêu cầu đầu tiên thì căn cứ vào nhân thân của người phạm tội. Xét các yếu tố nhân thân như tiền án, tiền sự, nhân thân tốt hay xấu. Quá trình học tập, rèn luyện, quá trình sinh sống tại nơi cư trú để xác định nhân thân, gia đình, người thân… làm căn cứ xác định nhân thân tốt.

Quy định về tình tiết giảm nhẹ để hưởng án treo, theo đó trong từng vụ án cụ thể xác định xem bị cáo có được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự hay khôn? Đặc biệt là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự và một số tình tiết giảm nhẹ khác được quy định tại Khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự.

Án treo theo quy định không phải là hình phạt mà chỉ là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện, theo đó phải đạt các điều kiện như nói ở trên mới được hưởng án treo ngoài ra trong thời gian đó lại bị ấn định thời gian thử thách như là một biện pháp bảo đảm và nếu trong thời gian thử thách lại vi phạm thì nghiêm nhiên phải chấp hành hình phạt mới và cộng thêm hình phạt cũ và khi đó phải đi chấp hành hình phạt tù có thời hạn.

Luật sư bào chữa vụ án Cố ý gây thương tích Luật sư hướng dẫn điều kiện hưởng án treo cho bị cáo

Điều kiện được hưởng án treo; Án treo theo Điều 65 Bộ luật Hình sự; Án treo theo quy định của Nghị quyết 02 năm 2018; Tòa án cho hưởng án treo.

Điện thoại: 0904.779997 – 098.112.9988

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com

Tổng Hợp Các Quy Định Mới Nhất Về Án Treo

Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định chi tiết về hình phạt án treo. Theo đó, sau khi bị áp dụng mức xử phạt tù không quá 03 năm thì cơ quan thi hành án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để quyết định cho người phạm tội được hưởng án treo và chịu thời gian thử thách nhất định theo quy định của pháp luật.

Cụ thể các căn cứ được pháp luật quy định là:

– Nhân thân của người phạm tội

Sau khi căn cứ vào các yếu tố trên, nếu Tòa án xét thấy không cần phải bắt người phạm tội chấp hành hình phạt tù thì sẽ ra quyết định cho người nọ được hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách cho họ luôn.

Điều kiện để được hưởng án treo

Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 thì điều kiện để được xem xét hưởng án treo gồm có:

– Bị xử phạt tù không quá 03 năm

– Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định

– Người phạm tội có khả năng tự cải tạo

– Việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Các trường hợp không được hưởng án treo

Bên cạnh đó, Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP cũng quy định các trường hợp không được xem xét hưởng án treo gồm có:

– Là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

– Đã bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã

– Trong thời gian thử thách thì phạm tội khác

– Bị xét xử về tội danh khác đã thực hiện trước khi được hưởng án treo

– Bị xét xử nhiều tội một lần trừ người dưới 18 tuổi phạm tội

– Phạm tội nhiều lần trừ người dưới 18 tuổi phạm tội

– Thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm

Chế Định Về Án Treo Trong Pháp Luật Hình Sự

Chế định về án treo trong pháp luật hình sự.

1. Nhận thức về án treo.

Một trong những Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí minh ký ban hành trong thời gian từ ngày 02/9/1945 đến 13/12/1946, có Sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945 về việc lập Toà án Quân sự ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và quy định quyền hạn xét xử của các Toà án đó (viết tắt Sắc lệnh 33C). Mà theo đó, tại khoản 4 Điều IV của Sắc lệnh này có quy định: “Nếu có những lý do chính đáng khoan hồng vì ít tuổi, vì biết hối quá, vì lầm lẫn, v.v…, thì toà án có thể cho tội nhân được hưởng án treo.

Nghĩa là bản án làm tội tuyên lên, nhưng không thi hành; nếu trong năm năm bắt đầu từ ngày tuyên án, tội nhân không bị Toà án quân sự làm tội một lần nữa về việc mới thì bản án đã tuyên sẽ huỷ đi, coi như là không có; nếu trong hạn năm năm ấy, tội nhân bị kết án một lần nữa trước Toà án quân sự thì bản án treo sẽ đem thi hành.”. Tiếp đến tại Điều 10 của Sắc lệnh số 21 ngày 14/02/1946 về tổ chức các Tòa án quân sự của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (viết tắt Sắc lệnh 21), có quy định: “Khi phạt tù tòa có thể cho tội nhân được hưởng án treo nếu có những lý do đáng khoan hồng. Bản án xử treo sẽ tạm đình việc thi hành. Nếu trong 5 năm bắt đầu từ ngày tuyên án, tội mhân không bị tòa án quân sự làm tội một lần nữa về một việc mới, thì bản án đã tuyên sẽ hủy đi, coi như không có. Nếu trong 5 năm ấy, tội nhân bị kết án một lần nữa trước một tòa án quân sự thì bản án treo sẽ đem thi hành.”. Từ những quy định trích dẫn trên có thể thấy, nội dung trong hai Sắc lệnh trên đều có quy định về án treo, nhưng việc giải thích về án treo có sự khác nhau, cụ thể, tại Sắc lệnh số 21, mà theo đó, án treo được giải thích: Án treo là tạm đình việc thi hành hình phạt tù có điều kiện đối với người được hưởng án treo; Điều kiện tạm đình việc thi hành hình phạt tù: Trong thời hạn năm năm bắt đầu từ ngày tuyên án mà người được hưởng án treo không bị kết án về tội mới. Như vậy, nếu như trong quy định tại Điều IV của sắc lệnh 33C thì án treo được giải thích là không thi hành hình phạt tù có điều kiện. Còn trong quy định tại Sắc lệnh 21, thì án treo là tạm đình chỉ việc thi hành hình phạt tù có điều kiện.

Kế đến, tại Nghị quyết số 02HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS (viết tắt Nghị quyết 02/HĐTP ngày 05/01/1986) có giải thích án treo, mà theo đó “án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện”. Sau đó, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01-HĐTP ngày 18/10/1990 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS (viết tắt Nghị quyết số 01-HĐTP ngày 18/10/1990) có giải thích về án treo: Án treo là miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Gần đây nhất, tại Điều 1 Nghị quyết số 01/2013/NQ- HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng Điều 60 BLHS về án treo (viết tắt Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013), giải thích: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện…”. Đây là văn bản đang còn hiệu lực áp dụng.

2.Tính thời gian thời gian thử thách của án treo.

Hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP, thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách án treo như sau:

“Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án đầu tiên cho hưởng án treo; cụ thể như sau:

1. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

2. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

3. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm.

4. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Tòa án cấp giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

5. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm bị hủy để điều tra lại và sau đó xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần sau theo hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.”

Từ nội dung hướng dẫn trên có thể thấy, với trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án phúc thẩm. Như vậy là không công bằng giữa trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian bản án mà họ được hưởng án treo chưa có hiệu lực pháp luật với trường hợp người hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian bản án mà họ được hưởng án treo đã có hiệu lực pháp luật. Vì cả hai trường hợp này, đều có chung một hậu quả pháp lý là người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù mà Tòa án đã cho hưởng án treo và hình phạt đối với tội mới đã phạm.

Việc người được hưởng án treo, phạm tội mới trong thời gian mà bản án mà họ được hưởng án treo chưa có hiệu lực pháp luật lại buộc họ phải chấp hành hình phạt tù cho hưởng án treo là không đúng với tinh thần khoản 1 Điều 255 BLTTHS năm 2003, quy định về những bản án và quyết định của Tòa án được thi hành là: “… những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật…”

Từ  cách tiếp cận vấn đề như vậy, theo tác giả có hai vấn đề đáng quan tâm sau: Một là,Ý nghĩa về thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo; Hai là, việc người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian bản án của Tòa án tuyên buộc họ hưởng án treo chưa có hiệu lực pháp luật, nhưng lại bắt buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt của tội mới mà họ đã phạm và hình phạt tù của bản án được hưởng án treo. Vậy, liệu có trái với quy định tại khoản 1 Điều 255 BLTTHS và khoản 1 Điều 2 Luật THAHS không?

Trước hết, về ý nghĩa của thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo. Theo quy định tại Điều 60 BLHS hiện hành, người được Tòa án cho hưởng án treo phải chấp hành một thời gian thử thách, ít nhất là một năm, nhiều nhất năm năm. Khoản 1 Điều 60 BLHS quy định:“ Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.”. Theo tác giả, thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo là thời gian Nhà nước thực hiện sự kết hợp giữa trừng trị với giáo dục đối với người phạm tội bằng hình thức người được hưởng án treo tự sửa chữa lỗi lầm, tự cải tạo mình bằng cách tích cực học tập, lao động, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật dưới sự giám sát , giáo dục của nhân dân, chính quyền địa phương, của cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Mặt khác, thời gian thử thách cũng là thời gian có ý nghĩa về đấu tranh phòng ngừa tội phạm đối với người được hưởng án treo và đối với phòng ngừa tội phạm chung trogn xã hội. Cụ thể:

– Đối với người được hưởng án treo: Nếu họ tích cực học tập, lao động nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, không phạm tội mới thì họ sẽ không phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo. Hoặc vừa không phải chấp hành hình phạt tù nhưng được hưởng án treo, đồng thời, còn có thể được xem xét rút ngắn thời gian thử thách khi họ có đủ điều kiện do pháp luật quy định. Còn trường hợp họ không tự cải tạo thành người tốt, mà lại phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo và hình phạt của tội mới đã phạm.

– Đối với công tác phòng ngừa tội phạm nói chung trong xã hội: Nói đến công tác phòng ngừa tội phạm là nói đến hoạt động phòng ngừa ngay đối với chính bản thân người đang hoặc sẽ có ý định phạm tội. Cũng không thể phủ nhận rằng, thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy, quá trình người được hưởng án treo tự cải tạo trong thời gian thử thách tại địa phương nơi cư trú, nơi làm việc, học tập,…có tác động rất nhiều đến người đang hoặc sẽ có ý định phạm tội. Nghĩa là,  họ sẽ tự nhận biết được rằng, nếu phạm tội mà được Tòa án cho hưởng án treo thì cũng đã tự đánh mất mình trong khoảng thời gian thử thách. Từ đó, họ đoạn tuyệt hẳn với ý định “xấu” mà họ định thực hiện và thông qua sự thức tỉnh, hướng thiện đó sẽ có tác động tích cực lôi kéo thêm những người khác có thể là bạn bè, người thân của họ, do vậy, sẽ rất có ý nghĩa hơn gấp nhiều lần nếu so với việc phải bắt người phạm tội đi chấp hành án phạt tù..

Tuy nhiên vấn đề được nhiều người quan tâm, với quy định hiện hành về thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thánh án treo, có trái với Điều 255 BLTTHS không? Bởi có ý kiến cho rằng: Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách nhưng thời điểm phạm tội mới đang trong thời gian bản án chưa có hiệu lực pháp luật mà buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo và hình phạt của tội mới phạm là không đúng với quy định tại khoản 1 Điều 255 BLTTHS và khoản 1 Điều 2 Luật THAHS. Về vấn đề này, hiện có các quan điểm sau:

Quan điểm thứ nhất: Rõ ràng sẽ rất khó lý giải khi đề cập đến quy định tại Điều 3, Điều 9 BLTTHS và khoản 1 Điều 2 Luật THAHS, đó là: Phải bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, mà theo đó, mọi hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tuân thủ theo quy định của BLTTHS, cũng như người bị kết án chỉ phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy, việc mặc nhiên coi bản án kết án một người bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo có hiệu lực từ khi tuyên án, nhưng bản án chưa có hiệu lực pháp luật (chưa hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều 234 BLTTHS) và điều đáng nói hơn nếu cũng trong thời gian đó (thời hạn bản án chưa có hiệu lực pháp luật) họ phạm tội mới thì buộc phải chấp hành hình phạt của bản án mới xét xử về tội họ đã phạm cộng với mức hình phạt tù mà họ được hưởng án treo của bản án trước là không công bằng, là vi phạm nguyên tắc bảo đảm tính pháp chế xã hội chủ nghĩa, cũng như người bị kết án phải chịu mức hình phạt khi bản án kết tội của Toà án chưa có hiệu lực pháp luật, theo quy định tại Điều 9 BLTTHS và cả khoản 1 Điều 2 Luật THAHS. Có lẽ với trường hợp, một người bị Tòa án phạt tù nhưng cho hưởng án treo, nhưng trong thời gian chờ bản án có hiệu lực pháp luật họ lại phạm tội mới là trường hợp “hiếm gặp”, rất ít xảy ra. Cho dù là rất ít xảy ra, nhưng thực tế có xảy ra và việc áp dụng pháp luật tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng không bảo đảm đúng quy định của BLTTHS, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là “không ổn”.

Quan điểm thứ hai: Việc thi hành ngay quyết định về thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách án treo theo bản án sơ thẩm là không mâu thuẫn với khoản 1 Điều 255 BLTTHS cũng như quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật THAHS. Tác giả đồng tình với quan điểm này, vì: Nghiên cứu các quy định trước đây về thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách: Trước ngày 01/01/1986, ngày BLHS năm 1985 có hiệu lực thi hành, án treo được thực hiện theo Sắc lệnh số 33C và Sắc lệnh số 21. Tại Điều IV của Sắc lệnh số 33C và tại Điều 10 của Sắc lệnh số 21 đều có quy định thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo là “bắt đầu từ ngày tuyên án”. Tại Điều 44 BLHS năm 1985 và Điều 60 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định về án treo, nhưng đều không quy định rõ thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách án treo. Do vậy, để thống nhất về nhận thức trong áp dụng và thi hành quy định này trong thực tiễn, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành nghị quyết; Tòa án nhân dân tối cao ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện chế định án treo, mà theo đó, thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách án treo tính từ ngày “bản án có hiệu lực pháp luật”, nhưng cũng có văn bản hướng dẫn thời gian thử thách án treo tính từ ngày “ tuyên bản án cho hưởng án treo”. Cụ thể:

– Về hướng dẫn, thời gian thử thách án treo tính từ ngày“bản án có hiệu lực pháp luật”, được thể hiện trong nội dung các văn bản sau: Thông tư số 2308-NCPL ngày 01/12/1961 của Tòa án nhân dân tối cao; Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS; Nghị quyết 02/HĐTP ngày 16/11/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Các hướng dẫn này sau một thời gian áp dụng đã nhận được sự phản hồi thiếu tích cực từ việc người được hưởng án treo đã phạm tội mới trong thời gian bản án chưa có hiệu lực pháp luật có chiều hướng gia tăng, nhưng Tòa án không có căn cứ để buộc họ phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo, bởi Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn: Thời gian thử thách án treo tính từ ngày “bản án có hiệu lực pháp luật”. Như vậy, hướng dẫn này rõ ràng đã không đáp ứng được yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống và ngăn ngừa tội phạm.

Từ thực tiễn đó, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành nghị quyết hướng dẫn lại chế định án treo, trong đó có nội dung thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách. Cụ thể: Thông tư số 01-NCPL ngày 06/4/1988 của Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn bổ sung về án treo, mà theo đó, thời gian thử thách được tính từ ngày tuyên án treo đầu tiên. Kế đến là Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về việc áp dụng Điều 44 BLHS, mà theo đó, tại điểm 2 mục 2 của Nghị quyết này có ghi rõ: “..thời gian thử thách án treo tính từ ngày tuyên bản án cho hưởng án treo…”. Sau gần 20 năm áp dụng, ngày 02/10/2007, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Tại tiểu mục 6.5 mục 6 của Nghị quyết này có hướng dẫn về thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án đầu tiên cho hưởng án treo.

– Về nội dung hướng dẫn về thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách án treo trong Nghị quyết số 1/HĐTP ngày 18/10/1990; Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007  và Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cơ bản là giống nhau. Như vậy, hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách án treo là quá trình nhận thức để đáp ứng tốt hơn, phù hợp hơn với yêu cầu của công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm.

Hướng dẫn này được hiểu, trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án phúc thẩm. Còn trường hợp, Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo và Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách cũng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách án treo phải ghi rõ trong phần quyết định của bản án. Do đó, trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho người bị kết án hưởng án treo và trong bản án quyết định thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm, thì cũng được hiểu là quyết định về thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách án treo của bản án sơ thẩm là quyết định được thi hành ngay, mặc dù bản án sơ thẩm ấy chưa có hiệu lực pháp luật. Điều này hoàn toàn có lợi cho người bị kết án.

Việc đưa ra thi hành ngay quy định trên đối với người được hưởng án treo phạm tội mới từ thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách án treo (khoản 1 Điều 60 BLHS) cũng không có gì khác với những trường hợp được thi hành ngay quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm quy định tại Điều 227 BLTTHS về trả tự do cho bị cáo.

Mặt khác, quan điểm này cũng được thể hiện tại Điều 363 BLTTHS năm 2015 (sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 tới đây), đó là, quy định các trường hợp bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay, trong đó có trường hợp bị người phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị.

3. Có tổng hợp hình phạt tù có thời hạn với án treo.

BLHS, BLTTHS hiện hành không có điều khoản nào quy định về tổng hợp hình phạt tù có thời hạn với án treo. Khoa học pháp lý cũng không có khái niệm tổng hợp hình phạt tù có thời hạn với án treo. Khoản 5 Điều 60 BLHS quy định: “Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này”, chứ không quy định tổng hợp hình phạt tù có thời hạn với án treo. Mặt khác, Điều 50 và Điều 51 BLTTHS cũng chỉ quy định tổng hợp hình phạt cùng loại hoặc khác loại, chứ không có quy định tổng hợp hình phạt tù có thời hạn với án treo. Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự, các Thẩm phán khi gặp phải trường hợp bị cáo phạm tội trong thời gian thử thách thì phần quyết định của bản án phải tuyên tách bạch rõ hai nội dung sau:

Một là, HĐXX áp dụng Khoản 5 Điều 60 BLHS, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn của bản án trước.

Hai là, HĐXX áp dụng  Điều 51 BLHS để tổng hợp hình phạt. Ví dụ: Tại bản án hình sự sơ thẩm số 04/2009/HS-ST ngày 20/5/2009 của Tòa án quân sự Khu vực 2 – QK Z, tuyên phạt Nguyễn Văn H. một năm tù về tội trộm cắp tài sản theo Khoản 1 Điều 138 BLHS, nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách là hai năm kể từ ngày 20/5/2009. Kế đến, ngày 07/12/2009 H. lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc trường hợp quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 139 BLHS. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 02/2010/HS-ST ngày 17/4/2010 Tòa án nhân dân Tp. MT, HĐXX quyết định áp dụng Điểm e Khoản 2 Điều 138 BLHS, xử phạt Nguyễn Văn H. 4 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì trong phần quyết định của bản án cần viết như sau:

Tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn H. phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Áp dụng Điểm e, Khoản 2 Điều 139 BLHS;… xử phạt Nguyễn Văn H. 4 (bốn) năm tù;

Áp dụng Khoản 5 Điều 60 BLHS buộc Nguyễn Văn H. phải chấp hành hình phạt 01 (một) năm tù của bản án số 04/2009/HS-ST ngày 20/5/2009 của Tòa án quân sự Khu vực 2 – QK Z;

Áp dụng Khoản 2 Điều 51 BLHS tổng hợp hình phạt của hai bản án, buộc Nguyễn Văn H. phải chấp hành hình phạt chung là 05 (năm) năm tù thời hạn tù tính từ ngày…

Tuy nhiên, cũng từ thực tiễn xét xử do cách viết khác nhau của mỗi thẩm phán, nên làm cho nhiều người ngộ nhận rằng có việc “tổng hợp hình phạt tù có thời hạn với án treo”.Chẳng hạn như: Áp dụng Điểm e, Khoản 2 Điều 139 BLHS;…xử phạt Nguyễn Văn H. 04 (bốn) năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt 01(một) năm tù nhưng cho hưởng án treo của bản án số 04/2009/HS-ST ngày 20/5/2009 của Tòa án quân sự Khu vực 2 – QK Z, buộc Nguyễn Văn H. phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là 05 (năm) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày…

Khái Niệm Án Treo Và Điều Kiện Được Hưởng Án Treo?

1. Khái niệm án treo

Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù và được quy định cụ thể về án treo và điều kiện được hưởng án treo tại Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Cụ thể như sau:

Khái niệm án treo và điều kiện áp dụng án treo gọi: 1900.6162

Án treo là chế định hình sự ra đời từ rất sớm, trải qua một quá trình lịch sử phát triển lâu dài của khoa học hình sự Việt Nam, từ sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 tới nay, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau. Đôi lúc “án treo” còn được hiểu là “tạm đình chỉ việc thi hành án” hoặc là một biện pháp “hoãn hình phạt tù có điều kiện” hay “biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện”. Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau nhưng án treo chưa bao giờ được coi là hình phạt trong hệ thống hình phạt ở nước ta.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chế định án treo. Theo tác giả Đinh Văn Quế, nguyên Chánh tòa Hình sự – Tòa án nhân dân tối cao thì: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng đối với người bị phạt không quá ba năm tù, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù”. Theo quan điểm của chúng tôi Lê Văn Cảm: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù kèm theo một thời gian thử thách nhất định đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm khi có đủ căn cứ và những điều kiện do pháp luật hình sự quy định”.

Theo cuốn từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp thì : ” Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện”.

Theo khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 thì: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự”.

Theo Điều 1 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù”.

Từ những quan điểm trên, có thể hiểu án treo là “b iện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá ba năm, không buộc họ phải chấp hành hình phạt tù khi có đầy đủ những căn cứ và điều kiện nhất định do pháp luật hình sự quy định nhằm khuyến khích họ cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời cũng cảnh cáo họ là nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo của bản án trước đó ”

2. Căn cứ để cho hưởng án treo

Những căn cứ để áp dụng án treo đối với người bị phạt tù là những yêu cầu, đòi hỏi bắt buộc do pháp luật hình sự quy định đối với người đó mà chỉ khi nào có đầy đủ những căn cứ đó thì Tòa án mới được áp dụng án treo đối với họ. Theo Điều 65 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì căn cứ vào những điều kiện sau để Tòa án quyết định cho hay không cho bị cáo được hưởng án treo:

(1) mức phạt tù không quá 03 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng theo quy định tại Điều 9 BLHS năm 2015;

(2) Có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự;

(3) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 ;

(4) Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục;

(5) Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Thứ nhất, về mức hình phạt tù.

Mức hình phạt tù là căn cứ đầu tiên để Tòa án xem xét cho người bị kết án tù có được hưởng án treo hay không. Người bị áp dụng hình phạt tù không quá 03 năm, không phân biệt tội gì thì có thể được xem xét cho hưởng án treo; trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt không quá 03 năm tù thì cũng có thể được hưởng án treo.

Khi Tòa án tuyên mức hình phạt tù thì phải dựa trên tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, trên cơ sở tuân thủ những căn cứ để quyết định hình phạt, đồng thời tuân theo những nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam để áp dụng hình phạt cho từng trường hợp cụ thể, tránh những trường hợp vì có ý định từ trước là sẽ cho người bị kết án hưởng án treo nên Tòa án tuyên mức án thấp hơn thời hạn 03 năm tù giam để cho người đó được hưởng án treo, hoặc đáng lẽ bị cáo được hưởng án treo nhưng Tòa án có ý định từ trước là không cho hưởng án treo nên Tòa án đã tuyên mức án cao hơn 03 năm để không cho bị cáo được hưởng án treo.

Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc. Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến hết ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tình tiết, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

Thứ ba, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 BLHS năm 2015 thì người được hưởng án treo phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Nhiều tình tiết giảm nhẹ được giải thích là phải từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ 02 tình tiết trở lên trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015.

Tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” tại điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015, theo Sổ tay Thẩm phán, tình tiết này được hiểu là trường hợp tội phạm đã gây ra thiệt hại, gây ra hậu quả nhưng tự nguyện (không do ép buộc, cưỡng chế) sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả. Cũng được coi là tự nguyện nếu do người khác tác động (khuyên bảo) hay theo yêu cầu của người bị thiệt hại mà người phạm tội sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả. “Sửa chữa” là sửa chữa lại những cái bị làm hư hỏng do hành vi phạm tội gây ra. “Bồi thường” là bồi thường bằng tài sản cho những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. “Khắc phục hậu quả” là khắc phục tác hại của tội phạm gây ra mà không thể sửa chữa hoặc bồi thường bằng tài sản được… Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào tính tự nguyện; hiệu quả của việc sửa chữa, khắc phục hậu quả; mức độ bồi thường thiệt hại.

Tình tiết “Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn” là trường hợp hành vi phạm tội chưa kịp gây ra hậu quả (thiệt hại) cho các quan hệ xã hội mà Luật hình sự bảo vệ (ví dụ: người phạm tội đang dắt chiếc xe máy lấy cắp được ra khỏi nhà thì bị bắt giữ và thu lại chiếc xe máy); Gây thiệt hại không lớn là trường hợp hành vi phạm tội đã gây ra hậu quả (thiệt hại) cho các quan hệ xã hội mà Luật hình sự bảo vệ nhưng mức độ thiệt hại không đáng kể (ví dụ: một ngày sau khi bị mất trộm, cơ quan điều tra đã thu lại được chiếc xe máy mất cắp vẫn trong tình trạng như cũ và trả cho chủ sở hữu).

Đối với tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là người có công với cách mạng” gồm: (i) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; (ii) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày tổng khởi nghĩa tháng 08/1945; (iii) Bà mẹ Việt Nam anh hùng; (iv) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; (v) Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; (vi) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; (vii) Bệnh binh; (viii) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; (ix) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; (x) Người có công giúp đỡ cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ (tình tiết này trước đây theo BLHS cũ được áp dụng theo khoản 2).

Ngoài các tình tiết giảm nhẹ trên theo khoản 1, khoản 2 Điều 51 còn quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án”.

Ở đây được hiểu là: (i) Đầu thú là trường hợp người phạm tội biết không thể trốn tránh được nên đã đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để được xử lý theo quy định của pháp luật; (ii) Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước; (iii) Người bị hại cũng có lỗi; (iv) Thiệt hại do lỗi của người thư ba; (v) Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khỏe của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản; (vi) Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.

Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo; Còn nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Thời gian thử thách của án treo

Trước đây, theo Điều 10 Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 về việc tổ chức Tòa án quân sự quy định: “…Nếu trong 5 năm bắt đầu từ ngày tuyên án, tội phạm không bị Tòa án quân sự làm tội một lần nữa về một tội mới…”. Như vậy, thời gian thử thách của án treo cố định là 5 năm. Thực tiễn vận dụng án treo đã chứng tỏ việc ấn định thời gian thử thách cố định là cứng nhắc, không công bằng. Bởi vì, thời gian răn đe đối với người phạm tội bị kết án tù ở mức độ thấp và thời gian răn đe đối với người phạm tội bị kết án tù ở mức độ cao hơn lại bằng nhau. Ví dụ: A bị Tòa án phạt 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 năm cũng bằng thời gian thử thách của B bị phạt tù 05 năm. Điều này rõ ràng là bất hợp lí đối với trường hợp của A. Có Toà án muốn tránh sự bất bình đẳng đó, đã tự tuyên thời gian thử thách của án treo tuỳ theo từng trường hợp dài ngắn khác nhau, không tuyên cố định 05 năm như Sắc lệnh số 21/SL đã quy định. Trong phần đánh giá sơ bộ tình hình áp dụng án treo tại Thông tư số 2308/NCPL ngày 1-12-1961, Toà án nhân dân tối cao không coi đây là nhược điểm mà cho đó là sự linh hoạt: “Bên cạnh những nhược điểm và thiếu sót một số Toà án cũng đã áp dụng những biện pháp linh hoạt như: ” … Một số Toà án đã không áp dụng thời gian cố định 5 năm như trước mà đã ấn định thời gian thử thách dài ngắn tuỳ theo hình phạt nặng nhẹ và tuỳ theo bản chất can phạm”. Tại Thông tư số 2308/NCPL ngày 1-12-1961, Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn cách xác định thời gian thử thách của án treo cụ thể hơn: “Khi cho hưởng án treo, toà án phải ấn định một thời gian thử thách trong khoảng từ 01 đến 05 năm dài ngắn tuỳ theo hình phạt và tuỳ theo bản chất của can phạm. Thời gian thử thách nói chung phải dài hơn mức hình phạt chính”. Theo đó, thời gian thử thách của án treo có thể được toà án tuyên bằng hoặc thậm chí ít hơn mức phạt tù đã cho hưởng án treo, điều này là bất hợp lí. Hướng dẫn này được sử dụng cho đến khi ban hành BLHS năm 1985.

Trong BLHS năm 1985, thời gian thử thách của án treo được quy định tại khoản 1 Điều 44: “Khi xử phạt tù không quá năm năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”.

Trên thực tế đã có nhiều Nghị quyết, công văn được ban hành trong đó có hướng dẫn áp dụng khoản 1 điều 44 như: Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986, Công văn số 108/HĐNN ngày 19/6/1987, Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988. Tuy nhiên, những hướng dẫn này có nhiều điểm chưa hợp lý, chưa thể hiện được ý nghĩa, tầm quan trọng của thời gian thử thách của án treo. Ví dụ: Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 có hướng dẫn: “… Thông thường thì thời gian thử thách phải bằng hoặc dài hơn hình phạt đã tuyên nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không được dưới 01 năm hoặc quá 05 năm”, với hướng dẫn như vậy, người áp dụng có thể hiểu rằng trong một số trường hợp cụ thể, thời gian thử thách của án treo có thể bằng hoặc thấp hơn hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Nếu thời gian thử thách của án treo lại có thể thấp hơn mức hình phạt tù thì ý nghĩa đích thực của án treo cũng bị hạn chế bởi không thể có kết luận đúng đắn về người phạm tội, những nỗ lực tự giác cải tạo giáo dục của người đó trong điều kiện thời gian thử thách ít hơn hình phạt tù.

Để khắc phục những nhược điểm trong các văn bản hướng dẫn trước đây, Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 44 BLHS đã thống nhất: “Theo khoản 1 Điều 44 BLHS thì thời gian thử thách của án treo là từ 01 năm đến 05 năm, bất cứ trương hợp nào cũng không được dưới 01 năm hoặc quá 05 năm và không được ít hơn mức hình phạt tù. Thời gian thử thách của án treo là bắt buộc, không được cho hưởng án treo mà lại miễn thời gian thử thách”.

BLHS năm 1999 ra đời quy định về thời gian thử thách của án treo tại khoản 1 Điều 60: “Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm”.

BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, khoản 1 Điều 65 quy định về thời gian thử thách của án treo: “Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự”.

Để hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng thời gian thử thách của án treo, Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo quy định như sau: “Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm”.

Tức là ở đây sẽ xảy ra ba trường hợp: (1) Trường hợp người bị xử phạt tù không bị tạm giam thì thời gian thử thách bằng 02 lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm; (2) Trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giam thì lấy mức hình phạt tù trừ đi thời gian đã bị tạm giam để xác định mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành. Thời gian thử thách trong trường hợp này bằng 02 lần mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm (ví dụ: Abị xử phạt tù 03 năm cho hưởng án treo và đã bị tạm giam 01 năm, thì mức hình phạt tù còn lại A phải chấp hành là 02 năm “03 năm – 01 năm” và thời gian thử thách là 04 năm (02 năm * 2 = 04 năm); (3) Trong trường hợp đặc biệt thì Tòa án có thể ấn định thời gian thử thách ngắn hơn mức được hướng dẫn tại các điểm 1 và b nêu trên, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

4. Thời điểm tính thời gian thử thách của án treo

Theo Điều 5 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo được xác định như sau:

“(1) Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo là ngày tuyên án sơ thẩm;

(2) Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm

(3) Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm;

(4) Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm;

(5) Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, bản án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần đầu;

(6) Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực;

(7) Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực;

(8) Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, Nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm”.

Như vậy, án treo là một chế định thể hiện tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Với phương châm “giáo dục – khoan hồng”, án treo không buộc người bị kết án cách ly khỏi xã hội mà tạo điều kiện cho họ được hòa nhập cùng cộng đồng, họ vẫn được làm ăn, sinh sống và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường dưới sự giám sát, theo dõi, giáo dục của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

5. Đánh bạc trên 50 triệu đồng có được hưởng án treo ?

Thưa luật sư, tôi có anh trai, phạm tội đánh bạc, đánh bạc cùng với 4 người nữa, tiền tang chứng là 52.000.000 đồng. Bị công an quận TĐ tạm giam từ ngày 16/02/2018 đến nay. Vậy cho tôi hỏi:

1/ Anh tôi có bị phạt tù không? Nếu bị giam giữ, có thể nộp phạt hành chính để tại ngoại không?

2/ Phạt hành chính là bao nhiêu?

Xin cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội đánh bạc như sau:

” 1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:a) Có tính chất chuyên nghiệp;b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;d) Tái phạm nguy hiểm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, anh trai bạn đánh bạc cùng bốn người nữa, giá trị tiền bắt được quả tang là 52.000.000 đồng. Mức tiền đánh bạc này thuộc khoản 2 Điều 321 nêu trên, khung hình phạt của khoản 2 là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, thuộc tội phạm nghiêm trọng theo Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Khả năng cao trong trường hợp này anh trai bạn có thể bị mức hình phạt là hình phạt tù, còn nếu để được hưởng án treo như đã phân tích ở trên thì anh trai bạn phải cung cấp được các bằng chứng, tài liệu cho Tòa án để yêu cầu được hưởng án treo theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, hành vi của anh trai bạn đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự nên đương nhiên sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính chỉ áp dụng khi anh bạn phạm tội đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc, gá bạc lần đầu và với mức tiền dưới 5.000.000 đồng.

Còn nếu anh trai bạn đang bị tạm giam và muốn được tại ngoại thì người thân thích của anh bạn hoặc cơ quan, tổ chức có thể làm đơn đề nghị áp dụng biệp pháp bảo lĩnh theo Điều 121 hoặc biện pháp đặt tiền để bảo đảm theo Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm hoặc bảo lĩnh.

Trân trọng./.

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Định Về Án Treo trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!