Xu Hướng 6/2023 # Quy Định Về Đầu Tư Còn Nhiều Bất Cập # Top 13 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Quy Định Về Đầu Tư Còn Nhiều Bất Cập # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Quy Định Về Đầu Tư Còn Nhiều Bất Cập được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Một số hạn chế, bất cập

Thứ nhất, theo Luật Đầu tư năm 2014, quy định giãn tiến độ đầu tư chỉ áp dụng “Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) hoặc quyết định chủ trương đầu tư,…” và việc điều chỉnh dự án đầu tư được thực hiện trên cơ sở điều chỉnh GCNĐKĐT. Do đó, đối với các dự án đã thực hiện đầu tư thuộc trường hợp không cần phải cấp GCNĐKĐT (theo Khoản 1 Điều 74 Luật Đầu tư năm 2014, thì Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư được xem như GCNĐKĐT) theo Khoản 2 Điều 45 Luật Đầu tư năm 2005 (được cấp trước ngày Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành) hoặc Khoản 2 Điều 74 Luật Đầu tư năm 2014, nay nhà đầu tư có yêu cầu giãn tiến độ đầu tư hoặc điều chỉnh dự án đầu tư thì cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư lại không có cơ sở pháp lý thực hiện.

Bên cạnh đó, quy định về giãn tiến độ đầu tư không được hướng dẫn cụ thể trong Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn; do đó, thời gian qua, việc áp dụng quy định “Tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư không quá 24 tháng. Trường hợp bất khả kháng thì thời gian khắc phục hậu quả bất khả kháng không tính vào thời gian giãn tiến độ đầu tư” theo Khoản 3 Điều 46 Luật Đầu tư năm 2014 còn vướng mắc, bất cập, không thống nhất. Đó là, nhiều cơ quan quản lý về đầu tư chỉ cho phép nhà đầu tư thực hiện 01 lần giãn tiến độ với tổng thời gian không quá 24 tháng; có nơi lại cho phép nhà đầu tư thực hiện 02 đến 03 lần (thậm chí nhiều hơn 3 lần) giãn tiến độ với tổng thời gian không quá 24 tháng. Hơn nữa, thời gian giãn tiến độ 24 tháng đối với một dự án đầu tư là tương đối dài, song thực tiễn trong công tác bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng,… của nhiều dự án phải kéo dài đến hơn 24 tháng. Do đó, quy định về giãn tiến độ đầu tư như trên là chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giảm hiệu quả dự án đầu tư.

 Thứ hai, Khoản 1 Điều 62 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ (Nghị định 118) quy định “Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương được cấp trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 33 Nghị định này tại Cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư…”. Như vậy, khi được cấp GCNĐKĐT thì “…Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương…” còn giá trị pháp lý hay không? Nếu còn, thì được sử dụng như thế nào? Còn không còn giá trị pháp lý thì có bị thu hồi không? Và cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền thu hồi trong khi hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định hay hướng cụ thể.

Thứ ba, nhiều quy định về đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 không thống nhất, chồng chéo với Luật Bảo vệ môi trường; Luật Đất đai; Luật Bất động sản và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. 1. Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chủ trương đầu tư dự án; trong khi đó, thủ tục, hồ sơ yêu cầu quyết định chủ trương đầu tư tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2014 lại không yêu cầu cung cấp báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chính vì sự không thống nhất này, thời gian qua có hai cách hiểu và áp dụng khác nhau:

Ý kiến thứ nhất, xét về quy định thủ tục hành chính, luật chuyên ngành về đầu tư, thì việc cấp GCNĐKĐT theo Luật Đầu tư năm 2014 tạo điều kiện thuận lợi, giảm thiệt hại, rủi ro về tài chính cho nhà đầu tư vì nếu thành phần hồ sơ cấp GCNĐKĐT có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền thì nhà đầu tư phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của để có báo cáo tác động môi trường, song không phải nhà đầu tư nào cũng nhận được quyết định chủ trương đầu tư (chấp thuận đầu tư). Với ý kiến này, việc yêu cầu phê duyệt báo cáo tác động môi trường trước khi quyết định chủ trương đầu tư tại Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 là không hợp lý.

Ý kiến thứ hai, tuy việc bổ sung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền vào thành phần hồ sơ cấp GCNĐKĐT gây bất lợi cho nhà đầu tư khi dự án không được chấp thuận, song nhiều dự án đầu tư hiện nay gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do vậy để lường trước tác động của dự án đầu tư với môi trường cần thiết phải bổ sung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền vào thành phần hồ sơ cấp GCNĐKĐT và để phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Với ý kiến này, Luật Đầu tư năm 2014 không phù hợp, thiếu tính thống nhất với quy định tại Khoản 2 Điều Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

2. Hiện nay, vị trí đặt các dự án hầu hết do nhà đầu tư đề xuất; do vậy, nếu các dự án đặt ở vị trí đúng với vùng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước đó thì việc chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất phù hợp với Điều 52 Luật Đất đai năm 2013. Song, đối với các dự án đặt ở vị trí không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ gây khó khăn cho cơ quan quản lý về đất đai, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư do phải cho điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3. Theo Điều 45 Luật Đầu tư năm 2014 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 37 Nghị định 118 thì đối với trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp tỉnh (như Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế, khu công nghiệp cấp tỉnh) thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ chuyển nhượng để điều chỉnh GCNĐKĐT hoặc trình UBND cấp tỉnh đối với trường hợp điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, theo Điều 50, Điều 51 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 và Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ thì đối với dự án bất động sản (đô thị mới, phát triển nhà ở), Sở Xây dựng là cơ quan được UBND tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện việc chuyển nhượng. Đây là một bất cập cần sửa đổi, bổ sung kịp thời, tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý về đầu tư.

Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện:

Một là, quy định về giãn tiến độ đầu tư là một quy định mới, việc áp dụng thời gian qua còn nhiều bất cập cần được hướng dẫn cụ thể; do đó, đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn về giãn tiến độ đầu tư, trong đó bổ sung các trường hợp không cần cấp GCNĐKĐT vẫn được thực hiện giãn tiến độ; quy định cụ thể số lần giãn tiến độ và tổng thời gian tối đa giãn tiến độ cho phù hợp với từng loại dự án cụ thể. Bên cạnh đó, hướng dẫn cụ thể cách điều chỉnh dự án đối với các dự án đã thực hiện đầu tư thuộc trường hợp không cần phải cấp GCNĐKĐT.

Hai là, đối với các trường hợp cấp GCNĐKĐT theo Khoản 1 Điều 62 Nghị định 118, khi cấp GCNĐKĐT, cơ quan đăng ký đầu tư cấp cần thu hồi “…Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương…” để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý về đầu tư, trách việc tồn tại nhiều loại giấy tờ trong một dự án đầu tư cùng phát sinh giá trị pháp lý khi giao dịch (chuyển nhượng). Ba là, rà soát các quy định về đầu tư được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường; Luật Đất đai; Luật Bất động sản và một số văn bản quy phạm pháp luật khác nhằm kịp thời phát hiện những thiếu sót, hạn chế để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, tránh trường hợp chồng chéo. Đặc biệt, trước hết bổ sung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền vào thành phần hồ sơ cấp GCNĐKĐT (Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2014); quy định các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử sụng đất theo pháp luật về đất đai; sửa đổi, bổ sung chủ thể tiếp nhận, thực hiện hoặc tham mưu thực hiện việc cấp GCNĐKĐT, quyết định chủ trương đầu tư tại  Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ phù hợp với Điều 45 Luật Đầu tư năm 2014 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 37 Nghị định 118.

Trước thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế (WTO, TPP,…), các quy định về đầu tư khi áp dụng vào thực tiễn bộc lộ những bất, hạn chế và chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội đất nước là điều tất yếu, song việc nghiên cứu, trao đổi các quy định về đầu tư là trách nhiệm của mỗi công dân để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện quy định pháp luật về đầu tư./.

Theo Moj.gov.vn

Thực Hiện Chính Sách Pháp Luật Về An Toàn Thực Phẩm Còn Nhiều Khó Khăn Bất Cập

Những chuyển biến tích cực

Trong những năm gần đây, công tác ATTP đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, đã hình thành được hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ để phục vụ cho công tác quản lý ATTP. Việc phân công quản lý Nhà nước về ATTP giữa các ngành Y tế, Nông nghiệp, Công thương cũng đã rõ ràng nên không còn phổ biến câu chuyện “một bát canh 3 ngành quản lý” như nhiều năm về trước.

Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức quản lý ATTP bước đầu đã được hình thành từ Trung ương đến địa phương; công tác thanh tra, kiểm tra cũng được đẩy mạnh, giúp ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm về ATTP, góp phần làm cho thị trường thực phẩm an toàn hơn. Tình hình ngộ độc thực phẩm đã được kiểm soát.

Đại diện Sở Công thương cho biết: Qua công tác điều tra, khảo sát và kiểm tra, kiểm soát về ATTP, hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh nói chung và các cơ sở sản xuất, kinh doanh 6 nhóm mặt hàng thực phẩm rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo thuộc trách nhiệm quản lý của ngành đều chấp hành tốt các quy định về ATTP trong kinh doanh. Hàng hóa được công bố chất lượng, công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định về ATTP theo quy định.

Còn theo báo cáo của Sở Nông nghiệp &PTNT, hai năm 2016-2017, kết quả giám sát dư lượng thuốc BVTV trên rau, củ, quả cho thấy số lượng các mẫu có dư lượng vượt ngưỡng cho phép đã giảm đáng kể so với các năm trước. Bên cạnh đó, cũng không phát hiện việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi; việc sử dụng hàn the, urê, chất kích thích tăng trưởng, chất bảo quản độc hại giảm. Riêng trong năm 2017, đơn vị đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 75 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm trên toàn tỉnh.

Ngoài ra, sau 2 năm triển khai mô hình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, 2 xã thực hiện thí điểm là Khánh Thành (huyện Yên Khánh) và Yên Thái (huyện Yên Mô) đã được chứng nhận xã đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp đảm bảo ATTP. Thời gian tới, mô hình này sẽ tiếp tục được nhân rộng ra 13 xã khác trên địa bàn tỉnh, đây là một bước tiến quan trọng để Ngành kiểm soát ATTP ngay trong quá trình sản xuất, tức là kiểm soát từ gốc.

Vẫn còn nhiều bất cập

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, chồng chéo. Hiện nay, phần lớn cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn tỉnh hoạt động nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình nên nhận thức chấp hành pháp luật về ATTP còn nhiều hạn chế. Cơ sở chật hẹp nên việc đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng theo đúng quy định về ATTP khó thực hiện, sản phẩm không truy xuất được nguồn gốc…

Việc kiểm soát thuốc BVTV; kháng sinh trong chăn nuôi, thủy sản, hormon tăng trưởng cho cây trồng, vật nuôi chưa chặt chẽ. Việc giết mổ nhỏ lẻ còn phổ biến ở các địa phương; hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động buôn bán thực phẩm tươi sống còn hết sức thô sơ và mất vệ sinh.

Hạ tầng sản xuất chưa được quy hoạch, nguồn nước cung cấp cho tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp không được kiểm soát, các điểm thu gom rác thải nguy hại trên đồng ruộng như vỏ bao thuốc BVTV chưa nhiều.

Nguyên liệu đầu vào chưa quản lý hiệu quả, công tác quản lý thị trường phân phối thực phẩm còn nhiều bất cập, việc xử lý vi phạm pháp luật còn chưa nghiêm, mức xử phạt chưa đủ sức răn đe…

Chỉ ra những nguyên nhân những hạn chế này, ông Lê Hồng Sinh, Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, Sở Nông nghiệp & PTNT cho biết: Nhân lực làm công tác ATTP của ngành còn thiếu và yếu. Đặc biệt, tại huyện và xã chưa có cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng và ATTP nông, lâm, thủy sản. Kinh phí phục vụ cho hoạt động còn hạn hẹp.

Ngoài ra, còn một số chồng chéo, chưa nhất quán trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tiêu biểu như tại khoản 5, điều 19 của Nghị định 38/2010/NĐ-CP quy định “Đảm bảo nguyên tắc một cửa, một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước”.

Tuy nhiên, tại điều 4 của Nghị định này lại quy định việc tiếp nhận bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP của tất cả các ngành khác lại do ngành Y tế thực hiện, dẫn đến một sản phẩm, một cơ sở phải chịu sự quản lý của hai ngành khác nhau.

Cùng quan điểm như vậy, lãnh đạo Sở Y tế cho rằng: Các văn bản pháp quy về ATTP còn một số nội dung chưa có sự thống nhất; việc phân cấp ATTP cho 3 ngành bị dàn trải, khó thực hiện dẫn đến một số hoạt động bị chồng chéo và một số đối tượng bị bỏ sót; vấn đề phối hợp trong kiểm tra, giám sát, đặc biệt là kiểm soát chất lượng thực phẩm sau công bố chưa có sự thống nhất giữa các ngành trên địa bàn tỉnh… Một số ý kiến khác cũng cho rằng, có việc “lấn sân” trong công tác thanh, kiểm tra diễn ra từ nhiều năm nay và mặc dù tổ chức kiểm tra nhiều nhưng xử lý đạt thấp, kỷ luật không nghiêm dẫn đến hiện tượng “nhờn luật”.

Đánh giá chung về vấn đề này, ông Phạm Hồng Thái, Phó Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh nhận xét, việc kiểm soát ATTP hiện mới chỉ ở mức trung bình, do đó nguy cơ mất ATTP vẫn còn rất cao. Nguyên nhân là lực lượng cán bộ so với số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm quá mỏng. Không chỉ thiếu về số lượng mà năng lực của cán bộ quản lý, thanh tra, kiểm tra về ATTP còn hạn chế, nhất là ở tuyến huyện, xã không có cán bộ chuyên trách.

Cùng với đó, kinh phí chi cho công tác bảo đảm ATTP nói chung và hoạt động thanh tra, kiểm tra ATTP nói riêng của tỉnh rất khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ, nhất là cho công tác giám sát, kiểm nghiệm mẫu và tiêu hủy sản phẩm thực phẩm vi phạm.

Hơn nữa, thiếu những kiến thức khoa học về thực phẩm tươi sạch cũng là yếu tố khiến cho các sản phẩm không có nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng vẫn đang được tiêu dùng một cách phổ biến hiện nay.

Trên cơ sở kết quả khảo sát vừa qua, Ban Pháp chế HĐND tỉnh sẽ có những kiến nghị để các cấp, các ngành từng bước tháo gỡ khó khăn, sửa đổi, bổ sung để quản lý ATTP chặt chẽ trong thời gian tới, hướng đến mục tiêu bảo đảm cho phát triển sản xuất, phát triển kinh tế; bảo đảm cho sức khỏe, môi trường cũng như thu hút đầu tư, khách du lịch trên địa bàn tỉnh.

Dự Thảo Nghị Định Hướng Dẫn Một Số Điều Của Luật Đầu Tư: Quy Định Chưa Rõ, Nhà Đầu Tư Còn Nhiều Băn Khoăn?

Quy định thiếu và chưa rõ ràng

Góp ý vào Nghị định này Diễn đàn DN Việt Nam (VBF) cho biết, về khái niệm tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư 2020 đã quy định tỷ lệ “trên 50%” thay vì “từ 51% trở lên” như Luật Đầu tư 2014. Tuy nhiên, NĐT băn khoăn đối với các tổ chức có 50,9% vốn nước ngoài không có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do NĐTNN mua cổ phần sau khi thành lập liệu có được hưởng các ưu đãi như hiện có và không bị áp dụng các thủ tục cũng như điều kiện như NĐTNN hay không. Từ đó VBF đề xuất nên có quy định rõ các tổ chức kinh tế có trên 50% và dưới 51% vốn đầu tư nước ngoài vào trước ngày Luật Đầu tư mới có hiệu lực vẫn tiếp tục được hưởng các ưu đãi hiện có và không bị áp dụng các thủ tục cũng như điều kiện như NĐTNN cho dù có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay không.

Luật Đầu tư cần tạo cơ chế thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư vào các công trình, dự án trọng điểm

Các NĐT cũng cho rằng Điều 17 dự thảo thiếu 2 đối tượng áp dụng theo Khoản 2, Điều 15, Luật Đầu tư 2020. Một là dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời có một trong các tiêu chí sau: có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng trên 3.000 lao động. Hai là DN công nghệ cao, DN khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ; dự án có chuyển giao.

Vì vậy Bizlink và VBF cho rằng nên bổ sung quy định và hướng dẫn cụ thể cho trường hợp ưu đãi đầu tư trên. Đồng thời cần có hướng dẫn làm rõ “quy mô vốn đầu tư” theo quy định trên có nghĩa là “tổng vốn đầu tư của dự án” hay “vốn góp thực hiện dự án” được quy định trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và/hoặc phê chuẩn chủ trương đầu tư, để các cơ quan nhà nước và NĐT có cơ sở thực hiện trên thực tế…

Một điểm trăn trở khác là việc xác định thời hạn hoạt động của dự án. Luật Đầu tư 2020 quy định: Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm (khoản 1). Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm… (khoản 2). Khi hết thời hạn hoạt động mà NĐT có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định thì được xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá thời hạn tối đa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này… Như vậy, quy định này vẫn chưa làm rõ vấn đề khi hết thời hạn hoạt động của dự án và dự án đủ điều kiện để được gia hạn thời hạn hoạt động, thì dự án đầu tư đó sẽ được gia hạn thêm một thời hạn là 50 hoặc 70 năm nữa hay chỉ được gia hạn một khoảng thời gian mà tổng thời gian hoạt động của dự án (bao gồm cả thời hạn ban đầu và thời hạn được gia hạn) không vượt quá 50 hoặc 70 năm.

Lo gánh nặng thủ tục

Ngoài ra nhiều ý kiến cho rằng, các quy định về thủ tục hành chính có thể trở thành gánh nặng cho họ và phát sinh cơ chế xin cho. Ví như Điều 36 Dự thảo Nghị định: NĐT được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37.1 Luật Đầu tư 2020 được tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đăng ký nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư… Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định lại không nêu rõ việc nộp bản đăng ký tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có bắt buộc hay không. Nếu là nghĩa vụ bắt buộc thì đó là gánh nặng cho các NĐT.

Hay như Khoản 1 Điều 33 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục thay đổi tên dự án đầu tư, địa chỉ của NĐT hoặc thay đổi tên NĐT ghi rõ: Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho NĐT trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, dự thảo Nghị định đã bỏ thủ tục này và áp dụng chung thời hạn điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 15 ngày. Điều này đi ngược lại với định hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho DN của Chính phủ. Thứ hai, theo quy định tại Khoản 2, Điều 41 của Luật Đầu tư 2020, NĐT phải thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có quy định nào trong Luật Đầu tư hiện hành, Luật Đầu tư 2020 và Dự thảo Nghị định đề cập đến các ngoại lệ mà NĐT không yêu cầu phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhằm giảm thiểu thủ tục hành chính trong quá trình triển khai vận hành dự án.

Cấp Phép Khai Thác Khoáng Sản: Nhiều Bất Cập

Cấp phép khai thác khoáng sản: Nhiều bất cập

Thứ Ba, ngày 12/08/2014

Kiếm toán lĩnh vực khoáng sản là một trong những chuyên đề trọng tâm được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) thực hiện trong năm 2013. Kết quả vừa được cơ quan này công bố cho thấy, có khá nhiều sai phạm đang tồn tại trong lĩnh vực khai khoáng.

Theo ông Đào Văn Dũng – Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (KTNN): Năm 2013, KTNN thực hiện việc kiểm toán về cấp giấy phép và quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2009-2012. Kết quả cho thấy, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chưa theo dõi chặt chẽ, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản khi giấy phép hết hạn. Có tới 26 giấy phép hết hạn chưa làm thủ tục đóng cửa mỏ, 47 giấy phép cấp trước Luật Khoáng sản năm 1996 chưa được cấp lại.

 

Ông Nguyễn Thanh Liêm – Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành II- cho biết: Có tới 118 giấy phép khai thác khoáng sản trong giai đoạn 2009-2012 của các doanh nghiệp, cá nhân đã được cấp phép trong khi chưa thực hiện việc hoàn trả tiền thăm dò cho nhà nước. Mặc dù theo quy định là phải hoàn trả tiền mới được cấp phép. Ngoài ra, vẫn tồn tại tình trạng một số địa phương như Đà Nẵng, Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Sơn La… chưa hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công bố quy hoạch hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đặc biệt, tại các tỉnh Đồng Tháp, Ninh Thuận, Lạng Sơn, việc xây dựng quy hoạch hoạt động khoáng sản còn chậm, chất lượng thấp và phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần. Không những thế, tại một số địa phương còn bị chồng chéo giữa quy hoạch thăm dò, khai thác trữ lượng khoáng sản và quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng.

 

KTNN cũng chỉ ra tồn tại ở nhiều địa phương khi cấp phép khai thác khoáng sản không nằm trong địa danh quy hoạch khoáng sản theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, không đúng loại khoáng sản theo quy hoạch được phê duyệt. Theo kết luận của KTNN, Bộ TN&MT chưa ban hành kịp thời văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản năm 2010; một số địa phương chưa ban hành hoặc ban hành văn bản không đúng thẩm quyền và quy định của Luật Khoáng sản.

 

Điều đáng chú ý, kết quả kiểm toán tại một số tập đoàn, tổng công ty cho thấy, có hàng chục dự án, mỏ, khai trường của các đơn vị thực hiện khai thác khoáng sản nhưng chưa được cấp phép hoặc khai thác vượt phạm vi cấp phép. Thậm chí, tại một số khai trường còn vượt công suất khai thác hàng năm theo giấy phép.

Theo KTNN, Tổng cục Địa chất khoáng sản đã không ban hành quy trình về tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, trách nhiệm của các đơn vị được giao nhiệm vụ và thời gian hoàn thành làm cơ sở xác định tiền hoàn trả chi phí thăm dò khai thác khoáng sản cho nhà nước. Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện ký Quỹ Phục hồi môi trường, chưa đóng cửa mỏ và phục hồi môi trường sau khai thác.

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Định Về Đầu Tư Còn Nhiều Bất Cập trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!