Bạn đang xem bài viết Quy Định Về Thời Hiệu Thừa Kế Đối Với Di Sản Là Bất Động Sản được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 và Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 đều có những quy định mới về thời hiệu. Tuy nhiên, đối với vấn đề này, hiện nay văn bản hướng dẫn chưa nhiều, nên trong thực tiễn xét xử nhiều Thẩm phán còn khá lúng túng khi giải quyết các vụ án dân sự, đặt biệt là các vụ án chia thừa kế mà di sản thừa kế là bất động sản. 1. Thời hiệu thừa kế theo quy định của BLDS 2015Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được quy định tại các điều 184, 185 BLTTDS 2015, theo đó, thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của BLDS và Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc[1]. Đồng thời, BLDS 2015 cũng quy định rõ việc áp dụng quy định của BLDS 2015 về thời hiệu, theo đó các quy định của BLDS 2015 về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự[2].
Tại Tiểu mục 1 Mục III Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 25-7-2016 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự giải đáp câu hỏi : “Khoản 1 Điều 623 BLDS năm 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Quy định này có áp dụng đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 01-01-2017 (ngày BLDS năm 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành) hay không?“[5], theo Giải đáp này thì: Kể từ ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 01-01-2017 và không áp dụng Bộ luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật này có hiệu lực.
Khoản 3 Điều 7 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05-5-2017 của HĐTP TANDTC hướng dẫn “các trường hợp khác theo quy định của pháp luật” được khởi kiện lại[7] theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS. Theo hướng dẫn này thì:
(1) Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì lý do “thời hiệu khởi kiện đã hết”, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 và điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015.
(2) Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó.
(3) Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khởi kiện chia tài sản chung, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án chia thừa kế đối với di sản thừa kế đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 và điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015. Trong trường hợp này, Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
(4) Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó.
3. Một số lưu ý cách tính thời hiệu khởi kiện
Đối với những tranh chấp thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 10/9/1990 (ngày Pháp lệnh Thừa kế có hiệu lực thi hành) cần phải lưu ý các quy định sau:
– Khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau: “Đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này thì thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính từ ngày công bố Pháp lệnh này.”
Điểm b mục 10 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế đã hướng dẫn: “Đối với những việc thừa kế đã mở trước ngày 10-9-1990, thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990”.
– Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết ngày 28/10/1995 của Quốc hội khóa IX về thi hành BLDS năm 1995 thì Pháp lệnh Thừa kế ngày 30 tháng 8 năm 1990 hết hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1996. Tuy nhiên, Điều 6 Nghị quyết về thi hành BLDS năm 1995 quy định:
“6- Việc áp dụng quy định pháp luật về thời hiệu được quy định như sau:
a) Đối với các giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực mà các văn bản pháp luật trước đây có quy định về thời hiệu hưởng quyền dân sự, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự và thời hiệu khởi kiện, thì áp dụng các quy định về thời hiệu của các văn bản pháp luật đó;b) Đối với các giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực mà các văn bản pháp luật trước đây không quy định về thời hiệu hưởng quyền dân sự, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự và thời hiệu khởi kiện, thì áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu và thời điểm bắt đầu thời hiệu được tính từ ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực.”
– Khoản 2 Điều 17 Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH ngày 20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 quy định:
“2. Thời gian từ ngày 1 tháng 7 năm 1996 đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1 tháng 7 năm 1991.”
Theo quy định tại Điều 18 Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH thì Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01/01/1999.
Tuy nhiên cần lưu ý, Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH không áp dụng đối với giao dịch dân sự về nhà ở thuộc sở hữu tư nhân được xác lập trước ngày 1 tháng 7 năm 1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia (khoản 2 Điều 2).
– Tại tiểu mục 2.2 Nghị quyết số 02/2004/HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình hướng dẫn:
“2.2. Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kếa) Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 1/7/1996, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế”.Khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 1/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 1/7/1996 đến ngày 1/1/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.b) Đối với trường hợp thừa kế mở từ ngày 1/7/1996 thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 648 của Bộ luật Dân sự.”
– Khoản 2 Điều 39 Nghị quyết số 1037/2006/UBTVQH11 ngày 21/7/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI (Về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 07 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia) quy định: “2. Thời gian từ ngày 01 tháng 07 năm 1996 đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 07 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.”
Theo quy định tại Điều 41 Nghị quyết số 1037/2006/UBTVQH11 thì Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2006.
– Điều 2 Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2006 về việc thi hành Bộ luật Bân sự 2005 quy định:
“2. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:a) Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự thì áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự;b) Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức khác với quy định của Bộ luật dân sự hoặc giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực mà có tranh chấp xảy ra thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 và các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng Bộ luật dân sự năm 1995 để giải quyết;c) Thời hiệu hưởng quyền dân sự và thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Như vậy, theo các quy định và hướng dẫn nêu trên thì:
– Từ ngày 01/01/2017, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ ngày mở thừa kế.
– Đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 10/9/1990 mà di sản là bất động sản thì thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là 30 năm, tính từ ngày 10/9/1990 (Pháp lệnh thừa kế).
– Đối với những trường hợp mở thừa kế trước ngày 01/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời hiệu khởi kiện được kéo dài, cần phân biệt:
(1) Trường hợp không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia thì thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện (Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH).
(2) Trường hợp có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia thì thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/9/2006 không tính vào thời hiệu khởi kiện (Nghị quyết số 1037/2006/UBTVQH11).
Chú thích:
[1] Xem Điều 184 BLDS 2015.
[2] Xem Điều 185 BLDS 2015.
[3] Xem Điều 623 BLDS 2015.
[4] Xem Điều 236 BLDS 2015.
[5] Xem Tiểu mục 1 Mục III Công văn số 01/GĐ-TANDTC.
[6] Xem khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP.
[7] Xem Khoản 3 Điều 7 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP.
KIM QUỲNH NGUỒN: TẠP CHÍ TÒA ÁN NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ Trích dẫn từ: http://tapchitoaan.vn/bai-viet/trao-doi-y-kien/can-co-cach-hieu-thong-nhat-quy-dinh-ve-thoi-hieu-thua-ke-doi-voi-di-san-la-bat-dong-san/H1-8iDGeG.html
Quy Định Của Pháp Luật Về Di Chúc, Di Sản, Thừa Kế Tài Sản
Do bố bạn chết 9/2003 và không để lại di chúc và từ lúc chết đến nay vẫn chưa thực hiện việc chia thừa kế theo pháp luật. Nên đầu tiên để có thể xác định mẹ bạn có quyền được bán số tài sản thuộc 2 cơ sở trên không cần phải thực hiện việc chia di sản thừa kế để xác định phần tài sản của mỗi người trong gia đình bạn cũng như của mẹ bạn từ đó mới có thể xác đinh chsinh xác được.
Tuy nhiện, kể từ thời điểm bố bạn chết(9/2003) đến nay đã là 12 năm tức là vươt quá 2 năm so với quy định của pháp luật về thừa kế là 10 năm :
Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau:
Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, sau thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết), người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác; và sau thời hạn là 3 năm, cá nhân, tổ chức không còn quyền khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại.
Nhưng ở trường hượp này đã vượt quá thời hiệu 10 năm để có thể yêu cầu chia di sản.Tuy nhiên, để giải quyết những vướng mắc về thời hiệu khởi kiện về thừa kế, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 và hướng dẫn như sau:
– Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
+ Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung
Sau khi đã tiến hành chia di sản thừa kế và xác định được phần tài sản của mỗi người thì sẽ tiến hành xác định xem mẹ bạn có quyền bán 2 cơ sở trên không. Bạn nên lưu ý đến quy định về hàng thừa kế theo pháp luật dân sự quy định tại
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ở đây, chị dâu của bạn đã ở vậy nuôi con (tức là anh bạn đã chết) nhưng không rõ là từ bao giờ trước hay sau khi bố bạn chết(9/2003) nên bạn sẽ cần quan tâm tới thời điểm anh bạn chết, nếu như chết trước thời điểm bố bạn chết sẽ không được hưởng thừa kế theo điểm c khoản 1 Điều 650 BLDS 2015:
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
Việc em bạn đã đi cai nghiện và không thể thực hiện việc chăm sóc cũng như nhang khói cho bố bạn. Do em bạn đã bị đi cai nghiện nên đã coi như người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo Điều 24 BLDS 2015:
Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
Do em bạn bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nên Tòa án sẽ chỉ định người đại diện theo pháp luật cho em bạn để quản lý phần gia sản mà em bạn đươc chia. Nếu như mẹ bạn được Tòa án chỉ định là người đại diện theo pháp luật của em bạn thì bà sẽ được thực hiện quyền quản lý đối với cơ sở 2 nhưng nếu như mẹ bạn muốn bán cơ sở 2 thi sẽ phải được sự đồng ý của em bạn.
Tóm lại, việc quan trọng đầu tiên gia đình bạn cần phải thực hiện việc chia di sản thừa kế để xác định phần tài sản của mỗi người sau đó mới tiến hành xác định xem mẹ bạn có quyền bán 2 cơ sở đó không. Và để mẹ bạn có thể bán được 2 cơ sở trên một cách hợp pháp và không xảy ra bất hòa ngay cả trong trường hợp mẹ bạn không phải là chủ sở hữu và được thừa kế 2 cơ sở trên thì mẹ bạn cần phải có sự đồng ý của những người được thùa kế 2 cơ sở đó và có giấy đồng ý hay ủy quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật và phải có công chứng, chứng thực đầy đủ.
Rất cảm bạn đã tin tưởng! Trân trọng./.
Chia Di Sản Thừa Kế Là Nhà Ở
Hỏi: Cho tôi hỏi là bố mẹ tôi mất có để lại căn nhà ở huyện Hóc Môn TPHCM, ông bà mất không để lại di chúc, nay tôi muốn bán căn nhà đó để chia đều cho 3 anh em nhưng 2 em tôi không đồng ý. Vậy bây giờ tôi phải giải quyết như thế nào?
Theo quy định của BLDS 2015 về phân chia di sản theo di chúc như sau:
Điều 656. Họp mặt những người thừa kế
Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây: a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc; b) Cách thức phân chia di sản.
Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật
Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Như vậy, sau khi có thông báo về việc mở thừa kế, ba anh em bạn cần phải thỏa thuận về cách thức phân chia ngôi nhà được thừa kế. Về việc phân chia di sản là nhà đất này thì những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá ngôi nhà và thỏa thuận về người nhận ngôi nhà; nếu không thỏa thuận được thì ngôi nhà phải được bán để chia đều giá trị cho những người thừa kế.
Nếu cần tư vấn, giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ:
ĐT: 0909 283 917
Văn phòng: số 43, Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN ĐẤT – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này:
Mời bạn đọc sách:CẨM NANG MUA BÁN NHÀ – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này:
Mời bạn đọc sách: QUẢN TRỊ RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH, tại link này:
Quy Định Pháp Luật Về Phân Chia Di Sản Thừa Kế Khi Không Có Di Chúc
16/10/2020
Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn
Vấn đề thừa kế theo pháp luật là một trong những vấn đề được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây. Có nhiều nguyên nhân để đưa về trường hợp thừa kế theo pháp luật như: người chết ra đi đột ngột nên không kịp làm di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp.
Nếu bạn đang gặp trường hợp này đang cần tư vấn, hỗ trợ pháp luật, hay đang có tranh chấp xẩy ra nhưng không biết hướng giải quyết như thế nào. Bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi, chúng tôi sẽ hỗ trợ, giải đái, hướng dẫn đưa ra hướng giải quyết đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích cho bạn.
Để được hỗ trợ, tư vấn bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169
1. Quy định về phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
Câu hỏi: Thưa luật sư, cho phép tôi được hỏi phân chia di sản thừa kế như sau:
Cha, mẹ tôi có 8 người con, năm 2008 mẹ tôi mất, đến năm 2013 anh tôi mất (đã li dị vợ vào năm 2000 và có 1 con sinh năm 1997). Tài sản chung của cha mẹ tôi là 01 miếng đất vườn. Nếu cha tôi qua đời mà không để lại di chúc gì thì việc phân chia di sản thừa kế là như thế nào? Xin cảm ơn và Kính chúc luật sư nhiều sức khỏe.
Trả lời: Công ty luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:
– Về di sản thừa kế của người mẹ:
Theo thông tin bạn cung cấp thì mẹ bạn đã mất vào năm 2008. Tài sản chung của cha mẹ bạn là một miếng đất vườn. Khi đó, 1/2 mảnh đất vườn sẽ được coi là di sản thừa kế do mẹ bạn để lại.
Vì mẹ bạn khi chết không để lại di chúc nên di sản được chia theo pháp luật, những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 676 BLDS được quy định theo thứ tự sau đây:
“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Đối chiếu với quy định nêu trên và với thông tin bạn cung cấp thì tại thời điểm mở thừa kế, hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn bao gồm: người chồng và 8 người con. Di sản thừa kế của mẹ bạn sẽ được chia đều cho người chồng và 8 người con.
Tuy nhiên, sau khi mẹ bạn mất thì một thời gian sau một người con trai cũng mất. Như vậy, tại thời điểm mở thừa kế thì người con trai này vẫn còn sống và có quyền hưởng di sản thừa kế do người mẹ để lại. Nhưng khi người con này còn sống, các thừa kế vẫn chưa tiến hành khai nhận di sản thừa kế của người mẹ, và nay người con này đã chết thì phần di sản mà người con được hưởng sẽ được chia đều cho các thừa kế của người con. Các thừa kế có thể được xác định theo di chúc (nếu người con chết để lại di chúc) hoặc những người thừa kế theo pháp luật tại Điều 676 Bộ luật dân sự như nêu trên (người vợ đã ly hôn sẽ không được coi là người thừa kế của người này).
– Về di sản thừa kế của bố bạn:
Như đã phân tích ở trên, di sản thừa kế của bố bạn (1/2 diện tích đất vườn) sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn.
Tuy nhiên, tại Điều 677 BLDS quy định về thừa kế thế vị thì: ” Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Như vậy, một người con trai đã mất trước khi bố bạn qua đời nên con của người con trai này sẽ được hưởng phần di sản mà người bố của cháu được hưởng nếu còn sống (tức là cháu được hưởng di sản thừa kế từ người ông). Trường hợp này của gia đình bạn vì tại thời điểm mở thừa kế, một người con trai đã mất nên hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn bao gồm 7 người con còn lại và người cháu (con của người con trai đã mất).
2. Chồng có quyền để lại di chúc đối với toàn bộ tài sản chung của vợ chồng?
Câu hỏi: Xin kính chào Luật sư, gia đình nhà tôi có vướng mắc về thừa kế đất đai xin Luật sư tư vấn giúp. Hai vợ chồng ông nội tôi sinh sống trên mảnh đất mà chính hai vợ chồng ông nội mua, năm 1982 bà nội mất không để lại di chúc (hai ông bà tôi sinh được 4 Người con là 2 trai và 2 gái) . Đến năm 1991 cả gia đình nhà tôi chuyển từ Vinh về nhập vào hộ khẩu cùng với ông nội tôi ( bố tối là con trai út), từ lúc cụ bà mất đến 2004 các con không có ý kiến gì và không có biên bản họp công nhận tải sản của cụ bà là tài sản chung, cũng trong năm 2004 ông tôi viết di chúc (có bản gốc chứng thực của Xã ) cho tôi. Vậy tôi xin hỏi luật sư trường hợp của nhà tôi thì liệu tôi có được toàn phần mảnh đất đó hay không hoặc được bao nhiêu phần trăm trong mảnh đất đó xin Luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
Theo thông tin cung cấp thì tài sản là quyền sử dụng đất mà đang đề cập đến là tài sản chung của vợ chồng, do vậy, ông nội của anh/chị chỉ có quyền trong phạm vi 1/2 tài sản chung đó + 1 suất thừa kế của bà nội anh/chị (vì chồng được hưởng thừa kế của vợ). Theo đó, ông nội anh/chị sẽ không có quyền để lại di chúc đối với toàn bộ tài sản đó.
3. Luật sư tư vấn phân chia di sản thừa kế theo di chúc
Câu hỏi: Chào luật minh gia. Mong sẽ được tư vấn giúp em.Nhà ông em có 9 người con. 5 trai và 4 gái. Hiện tại bố mẹ em và em đang ở nhà của ông em. Ông bà em hiện đã mất. Có để lại đi chúc và nhà em có đi làm sổ đỏ thì không được vì bác cả tranh chấp nên chính quyền không làm. Vì trước đó ông bà em đã cho bác cả 1 suất đất bây giờ vẫn đòi tranh chấp. Và cho rằng có phần ở đó nên đã vào đập phá và cũng nói rằng tài sản chung vì sổ đỏ vẫn đứng tên ông bà. Các chú đồng tình tặng lại cho nhà em vì bố mẹ đã ở với ông bà từ lúc cưới. Đến lúc bệnh bố mẹ em cũng trông nom ông bà tận tình đến 10 năm. Vậy cho em hỏi hướng giải quyết. Và nếu chia ai sẽ đc hưởng và chia như thế nào? Em cám ơn. Mong phản hồi từ Luật Minh Gia.
Thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ cho nên chúng tôi chưa thể khẳng định Bác cả của bạn có được hưởng một phần giá trị mảnh đất mà gia đình bạn đang làm sổ đỏ hay không. Do đó chúng tôi tư vấn cho bạn theo hướng như sau:
Trường hợp thứ nhất: Ông nội bạn để lại di chúc và trong di chúc có nói rõ về việc phân chia di sản như thế nào, ai được hưởng bao nhiêu thì sẽ chia theo đúng nguyện vọng trong di chúc. Nếu nói rõ chia thửa đất đó cho gia đình bạn thì sau khi khai nhận di sản thừa kế thì đó là tài sản mà bố bạn được hưởng, do đó bác bạn không có quyền đòi chia phần tài sản này mặc dù chưa đi làm thủ tục sang tên. Để làm được sổ đỏ thì gia đình bạn nên bàn bạc lại với Bác của bạn, giải thích cho Bác bạn hiểu và không tranh chấp nữa. Trường hợp không thể bàn bạc được gia đình bạn có thể làm đơn khởi kiện tranh chấp về thừa kế lên Tòa án và yêu cầu công nhận người được hưởng di sản thừa kế là bố bạn.
Trường hợp thứ hai, ông bạn có để lại di chúc trong di chú không xác định rõ ai là người được hưởng di sản đó thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc.
Căn cứ Điều 659 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Điều 659. Phân chia di sản theo di chúc1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
Như vậy tất cả các con của ông sẽ được hưởng di sản với phần bằng nhau. Do đó Bác của bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế đối với thửa đất đó. Nếu gia đình bạn muốn sử dụng mảnh đất thì có thể thỏa thuận với người Bác và trả cho Bác cả bạn một khoản tiền tương đương với phần mà người bác được hưởng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Định Về Thời Hiệu Thừa Kế Đối Với Di Sản Là Bất Động Sản trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!