Bạn đang xem bài viết Quyền Của Phụ Nữ Các Nước Asean Dưới Góc Độ So Sánh Luật được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Cơ sở pháp lí để bảo vệ các quyền của phụ nữ ASEAN
Cơ sở pháp lí cho việc bảo vệ sự bình đẳng giới và đảm bảo những quyền cơ bản của phụ nữ thể hiện ở các điều ước quốc tế và hệ thống pháp luật quốc gia.
Bên cạnh các văn kiện quốc tế, ở mỗi quốc gia thuộc khối ASEAN đều có hệ thống các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lí cho việc bảo vệ sự bình đẳng giới và đảm bảo những quyền cơ bản của phụ nữ. Văn bản pháp luật quan trọng nhất phải kể đến là hiến pháp – đạo luật cơ bản của mọi quốc gia. Tất cả các nước ASEAN đều có hiến pháp thành văn và đa số các nước này ghi nhận những quyền cơ bản của công dân nói chung trong hiến pháp. Trong Hiến pháp Indonesia(3) có Phần X – Công dân và người cư trú, trong đó Phần X(A) quy định về các quyền con người cơ bản. Hiến pháp Philippines năm 1987 ghi nhận Tuyên ngôn về các quyền tại Điều III với 22 khoản. Bên cạnh đó, trong Điều XIII – Công bằng xã hội và nhân quyền, khoản 14 quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ người phụ nữ. Hiến pháp Thailand năm 1997 mở rộng đáng kể các quyền cơ bản của con người (40 quyền con người so với 9 quyền theo Hiến pháp năm 1932). Tiếc là trong bản hiến pháp mới năm 2007, những đề xuất bổ sung quyền con người do Uỷ ban nhân quyền quốc gia đưa ra đã không được Ban soạn thảo Hiến pháp chấp nhận. Trong số các nước ASEAN, Myanmar và Campuchia là những nước được cộng đồng thế giới quan tâm đặc biệt về vấn đề vi phạm nhân quyền nhưng trong Hiến pháp các nước này đều có những quy định khá cụ thể về quyền công dân. Chương 8 Hiến pháp Myanmar với 47 điều quy định về “Công dân, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Hiến pháp Campuchia dành một chương (từ Điều 31 đến Điều 50) đề cập “Quyền và nghĩa vụ của công dân Khmer”. Ở các nước trong khu vực ASEAN, duy nhất có Hiến pháp Brunei hoàn toàn không quy định về các quyền công dân. Trong lần sửa đổi Hiến pháp vào năm 2004, khoản 3 Điều 83 mới được bổ sung quy định về hành vi “Mua bán và buôn lậu người”, coi đó là hành vi bị cấm, nếu vi phạm sẽ phải chịu chế tài hình sự.(4) Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ở Brunei luật pháp không quy định về quyền con người. Mặc dù không được ghi nhận trong Hiến pháp những những quy định về quyền con người nằm rải rác trong các luật thành văn do Nhả nước ban hành và trong luật Hồi giáo.
Như vậy, các điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật quốc gia là những nguồn luật chủ yếu tạo cơ sở pháp lí cho việc thực hiện các quyền của phụ nữ ở khu vực ASEAN. Ngoài ra, do đạo Hồi là tôn giáo khá phát triển ở khu vực Đông Nam Á nên luật Hồi giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến pháp luật nói chung và pháp luật về quyền phụ nữ nói riêng ở một số nước ASEAN như Brunei, Indonesia, Malaysia… Brunei với 67% dân số theo đạo Hồi, coi Hồi giáo là quốc đạo; lndonesia là nước có tín đồ Hồi giáo đông nhất trên thế giới (ước tính trên 100 triệu người) nên pháp luật được xây dựng dựa trên niềm tin vào Thánh Allah và những nguyên tắc của Hồi giáo. Vì thế, tư tưởng không coi trọng phụ nữ của Hồi giáo thể hiện trong luật Hồi giáo được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng người Hồi giáo chiếm đa số dân cư đồng thời để lại dấu ấn trong những quy định của pháp luật những nước này. Ví dụ, Điều 8 Hiến pháp Malaysia năm 1957 trong lần sửa đổi năm 2001 đã bổ sung quy định mọi công dân được bình đẳng không phân biệt giới tính, nhưng vẫn nhấn mạnh điều này không làm mất hiệu lực của những quy định Hồi giáo vốn trọng nam khinh nữ.(5) Thậm chí những quy định Hồi giáo còn áp dụng đối với cả những người không phải là tín đồ Hồi giáo. Ví dụ: ở các trường quốc lập của Brunei, sinh viên nữ bắt buộc phải mặc trang phục đạo Hồi bao gồm cả khăn trùm đầu, cho dù họ có phải là người theo đạo Hồi hay không, bởi vì trang phục này được quy định là đồng phục nhà trường.(6) Mặc dù pháp luật chính thức không thừa nhận chế độ đa thê nhưng do luật Hồi giáo cho phép người đàn ông lấy 4 vợ với điêu kiện phải đối xử công bằng và chu cấp tài chính đầy đủ cho họ nên ở Malaysia chính quyền xem xét cho phép lấy nhiều vợ nếu thấy cần thiết.(7) Tuy không phải là các quốc gia Hồi giáo những Singapore, Thailand đều công nhận sự tồn tại của luật Hồi giáo và nó được áp dụng đối với cộng đồng tín đồ Hồi giáo ở những nước này. Vì thế, việc đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trở thành vấn đề nổi cộm ở mốt số nước thuộc khu vực ASEAN, nhất là ở những nước chịu ảnh hường của luật Hồi giáo.
2. Các quyền của phụ nữ ASEAN
Cũng như mọi công dân khác, phụ nữ các nước ASEAN được hưởng những quyền cơ bản của con người ghi nhận trong các văn bản pháp luật mỗi quốc gia, đó là các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quyền được sống và tự do, bình đẳng trước pháp luật. . . Nghiên cứu quyền của phụ nữ theo pháp luật các nước ASEAN, chúng tôi thấy rằng quyền của phụ nữ có thể được chia thành hai nhóm là nhóm quyền chung và nhóm quyền riêng của phụ nữ.
2.1. Các quyền chung
Đây là các quyền mà mọi công dân tự do đều được hưởng, trong đó quan trọng nhất là quyền được sống. Không những được ghi nhận trong Công ước CEDAW, quyền được sống còn được quy định trong hiến pháp các nước ASEAN. Điều 28A Hiến pháp Indonesia nêu rõ mọi công dân “có quyền được sống, được bảo vệ cuộc sống và sự tồn tại của mình “. Khoản 1 Điều 3 Hiến pháp Philippines quy định: “Không ai có thể bị tước đoạt tính mạng tự do hoặc tài sản ngoài quy trình, thủ tục được pháp luật quy định”. Hiến pháp Myanmar cũng công nhận công dân có quyền được sống và tự do (Điều 353). Quyền được đối xử bình đẳng, công bằng giữa các công dân là vấn đề được các nước quan tâm đặc biệt. Nội dung quyền bình đẳng bao gồm: l) Quyền bình đẳng giữa các công dân trong quan hệ với nhau và trước pháp luật nói chung; 2) Quyền bình đẳng giữa nam giới và nữ giới. Về nguyên tắc, mọi công dân đều được đối xử như nhau, không phụ thuộc vào màu da, giới tính, tôn giáo, địa vị xã hội . . . Sự bình đẳng phải được thể hiện ở mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội như kinh tế, lao động, giáo dục, khoa học, văn hoá, nghệ thuật… Pháp luật hầu hết các nước ASEAN quy định rất cụ thể, chi tiết về quyền bình đẳng của công dân. Hiến pháp Myanmar “đảm bảo tất cả mọi công dân có quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau (Điều 347). Hiến pháp Indonesia quy định: “tất cả công dân đều bình đắng trước pháp luật và chính quyền mà không có bất cứ ngoại lệ nào” (khoản 1 Điều 27). Khoản 1 Điều 3 Hiến pháp Philippines khẳng định: “không ai có thể bị từ chối quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng”. Đặc biệt, Hiến pháp Philippines có hẳn một điều khoản về công bằng xã hội và nhân quyền (Điều XIII), trong đó quy định Nhà nước dành ưu tiên tối cao cho việc ban hành các biện pháp bảo vệ và nâng cao quyền của mọi công dân đối với phẩm giá con người, giảm thiểu bất bình đẳng về xã hội, kinh tế, chính trị và loại bỏ bất bình đẳng về văn hoá. Quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới cũng được ghi nhận trong Hiến pháp Thailand.
Tuy nhiên, quyền bình đẳng nam nữ ở các nước không giống nhau, nhất là ở các nước chịu ảnh hưởng của Hồi giáo. Theo Kinh Koran, phụ nữ không được quyền bình đẳng với nam giới trong một số lĩnh vực quan trọng như hôn nhân, gia đình, thừa kế. Vì thế, ở Brunei trước đây, con mới sinh ra bắt buộc phải mang quốc tịch người bố. Mãi đến năm 2002, Luật quốc tịch sửa đổi mới cho phép con được theo quốc tịch bố hoặc mẹ.(8)
Mặc dù quy định rằng mọi công dân có quyền bình đẳng, “không phân biệt đối xử công dân do màu da, tôn giáo, địa vị, văn hoá, giới tính, sức khỏe ” (Điều 348), thậm chí còn nêu rõ “phụ nữ có các quyền tương tự như nam giới” (Điều 350), “Bà mẹ, trẻ em, phụ nữ mang thai có quyền bình đẳng theo pháp luật” (Điều 351) nhưng Hiến pháp Myanmar vẫn cho phép Chính phủ được quyền chỉ định nhân sự là nam giới giữ những vị trí được coi là chỉ phù hợp với đàn ông (Điều 352). Vì thế ở đất nước này, phụ nữ không giữ các vị trí quan trọng trong xã hội, ví dụ không có quan chức cấp cao nào của Chính phủ. Toà án tối cao, quân đội là phụ nữ.(9)
Xét về mặt thực tế, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ là phổ biến ở mỗi quốc gia, đặc biệt là ở những vùng nông thôn. Vì thế, phụ nữ thế giới nói chung và các nước ASEAN nói riêng luôn đấu tranh để đòi thực thi quyền bình đẳng mà pháp luật thừa nhận.
Quyền chính trị cũng là quyền quan trọng của phụ nữ ở các quốc gia ASEAN. Điều 7 Công ước CEDAW chỉ rõ phụ nữ được đảm bảo quyền bầu cử, quyền tham gia lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước và quyền thực thi các trách nhiệm xã hội của mình. Điều 8 quy định phụ nữ có cơ hội làm đại diện cho chính phủ ở cấp quốc tế và tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế. Pháp luật của đa số các nước ASEAN đều công nhận quyền bầu cử và coi đây là quyền cơ bản của công dân, không phân biệt nam nữ. Mọi công dân đều có quyền bầu cử đại diện vào các cơ quan quyền lực nhà nước do dân bầu và có quyền ứng cử nếu đáp ứng đủ các điều kiện. Duy nhất ở Brunei, phụ nữ không có quyền bầu cử. Lí do không xuất phát từ sự phân biệt đối xử giữa nam giới và nữ giới mà ở chỗ mọi công dân Brunei, kể cả nam và nữ đều không có quyền bầu cử, bởi vì Brunei là vương quốc không có đại diện dân bầu, toàn bộ bộ máy chính quyền đều do Quốc vương chỉ định.
Phụ nữ, cũng như nam giới đều có thể được đề cử giữ các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan quyền lực nhà nước. Trừ ngoại lệ là Myanmar và Brunei như đã nêu ở phần trên, phụ nữ các nước ASEAN đều được pháp luật đảm bảo quyền tham gia chính trường. Một số nước yêu cầu phải có tối thiểu 1/3 ứng cử viên trong các cuộc bầu cử là phụ nữ như ở Indonesia; Lào đặt chỉ tiêu đạt được 30% là đại diện nữ trong các cơ quan quyền lực nhà nước; hoặc Thailand đòi hỏi các đảng phái chính trị phải có số lượng đảng viên nữ tối thiểu như nhau trong danh sách đảng viên.(10) Trên thực tế, phụ nữ có thể đang đầu một nhà nước như Tổng thống Philippines, bà C.C. Aquino. Không những thế, phụ nữ còn có thể tham gia đại diện cho quốc gia mình trên trường quốc tế và khu vực. Thực tế cho thấy rằng nhiều phụ nữ ASEAN đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện cho đất nước mình tại các tổ chức quốc tế và hoạt động nhà nước cấp cao.
Theo pháp luật các nước ASEAN, phụ nữ có các quyền dân sự được quy định trong hiến pháp, bộ luật (luật) dân sự, bộ luật (luật) gia đình như quyền sở hữu tài sản (Điều 356 Hiến pháp Myanmar, khoản 2 Điều 3 Hiến pháp Philipinnes; khoản 4 Điều 28H Hiến pháp Indonesia…), quyền kết hôn và sinh con (Điều 28B Hiến pháp Indonesia)… Do ảnh hưởng của Hồi giáo, trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, người phụ nữ một số nước ASEAN chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới. Ví dụ, ở Brunei trước đây, phụ nữ không có quyền li dị chồng và không được chia tài sản khi li hôn. Theo luật Hồi giáo, chỉ người chồng mới có quyền quyết định kết thúc cuộc hôn nhân. Bằng cách nói 3 lần câu “Tôi li dị cô”, người chồng có thể chấm dứt mối quan hệ hôn nhân và người vợ không được nhận bất cứ tài sản nào hình thành trong thời kì hôn nhân đó. Đến năm 1999, bằng việc sửa đổi Luật gia đình Hồi giáo, vai trò và vị trí của người phụ nữ trong hôn nhân mới bước đầu được khẳng định. Tới năm 2003, phụ nữ Hồi giáo Brunei li hôn mới có quyền được kiện chồng cũ ra Toà án Hồi giáo để chia nửa khối tài sản của cuộc hôn nhân. Ở Malaysia, trước năm 1999 khi chưa có Luật về trẻ em, chỉ có người đàn ông mới có thể là người giám hộ hợp pháp cho trẻ vị thành niên và tài sản của chúng. Sau năm 1999, người phụ nữ mới có được quyền này.
Bên cạnh đó, phụ nữ còn có các quyền kinh tế như quyền tự do kinh doanh, thương mại (Điều 370 Hiến pháp Myanmar), quyền sở hữu, thành lập và vận hành các doanh nghiệp kinh doanh (khoản 6 Điều 12 Hiến pháp Philippines).
Tuy nhiên, Hiến pháp một số nước như Indonesia, Brunei lại không đề cập trực tiếp tới quyền tự do kinh doanh của công dân với tư cách là quyền cơ bản của con người. Thế nhưng trên thực tế, phụ nữ những nước này có thể tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế, ví dụ ở Brunei, hơn nửa số doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ sở hữu.(11)
Trong lĩnh vực lao động, pháp luật các nước đều quy định công dân có quyền được lao động, có việc làm và được trả lương công bằng (Điều 28D Hiến pháp Indonesia, Điều 350 Hiến pháp Myanmar. . .). Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở phần lớn các nước, phụ nữ thường được nhận lương ít hơn nam giới trong cùng một công việc.(12)
Ngoài ra, phụ nữ còn có các quyền khác như quyền được học tập, giáo dục; quyền tự do tôn giáo; quyền tự do thông tin, ngôn luận. . .
2. 2. Các quyền riêng của phụ nữ
Bên cạnh các quyền chung của tất cả công dân, phụ nữ còn có một số quyền lợi riêng gắn liền với đặc điểm giới tính và thiên chức của mình. Đó là các quyền sinh sản, quyền chống xâm phạm và lợi dụng tình dục, quyền không bị mua bán, đặc biệt là quyền được bảo vệ chống lại bạo lực…
Sinh con là thiên chức của phụ nữ và không nước nào phủ nhận quyền làm mẹ của người phụ nữ. Điều 5 Công ước CEDAW thừa nhận sự hiểu biết đúng đắn nghĩa vụ làm mẹ như một chức năng xã hội và đòi hỏi cả hai giới phải chia sẻ trách nhiệm một cách đầy đủ trong việc nuôi dạy con. Công ước cũng khẳng định quyền quyết định sinh con của người phụ nữ. Đây là văn kiện quốc tế duy nhất về quyền con người đề cập vấn đề kế hoạch hoá gia đình. Ở khu vực ASEAN, trong khi nhiều nước coi sinh con là quyền đương nhiên của phụ nữ thì ở Indonesia, phụ nữ chỉ được quyền sinh con thông qua hôn nhân hợp pháp.
Do phụ nữ là phái yếu nên luôn tiềm ẩn nguy cơ họ bị xâm phạm, quấy rối tình dục. Bộ luật hình sự nhiều nước quy định tội danh này và các chế tài áp dụng. Thậm chí Bộ luật bảo vệ lao động Thailand cũng quy định quấy rối tình dục nơi công sở là bất hợp pháp. Đối với việc buôn bán phụ nữ, nhiều nước đã ban hành Luật chống mua bán phụ nữ và trẻ em như Thailand (1997) hoặc bổ sung vấn đề này vào văn bản pháp luật hiện hành như Brunei (Hiến pháp năm 2004). Cuộc đấu tranh chống buôn bán phụ nữ và biến họ thành nô lệ tình dục còn nhiều gian nan ở một số nước như Thailand, Campuchia. . . Những năm gần đây, bạo lực đối với phụ nữ có chiều hướng gia tăng, nhất là bạo lực từ phía gia đình. Trước đây, một số nước như Malaysia coi đó là công việc nội bộ gia đình. Nhưng đứng trước sự đe doạ bạo lực ngày càng tăng đối với phụ nữ, Chính phủ các nước đang nỗ lực chấn chỉnh tình trạng này. Theo Luật về chống bạo lực gia đình Malaysia năm 1994, cảnh sát có quyền bắt giữ người có hành vi bạo lực mang tính tội phạm trong gia đình. cưỡng chế họ rời khỏi nhà đồng thời Luật chú trọng mở rộng phạm vi bảo vệ, giúp đỡ nạn nhân của bạo lực. Bên cạnh đó, các nước cũng chú trọng giáo dục nạn nhân về quyền được bảo vệ của mình.
Tóm lại, qua nghiên cứu pháp luật các nước ASEAN về quyền phụ nữ, có thể rút ra một số kết luận sơ bộ như sau:
Thứ hai, vai trò, vị trí của người phụ nữ ở các nước ASEAN không giống nhau. Ớ một số nước như Philippines, phụ nữ bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực, thậm chí có thể nắm giữ vai trò lãnh đạo đất nước. Trong khi đó, ở một vài nước khác, phụ nữ bị hạn chế một số quyền như ở Myanmar, Brunei.
Thứ ba, pháp luật các nước ASEAN nhìn chung đều quy định về quyền phụ nữ và vấn đề bảo vệ người phụ nữ nhưng ở các mức độ khác nhau. Philippines tỏ ra là nước dành nhiều quan tâm đến việc bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ, ít nhất là về mặt pháp lí. Cụ thể bên cạnh những quyền công dân chung, Hiến pháp nước này có khá nhiều đoạn quy định rõ về vai trò, quyền lợi của người phụ nữ (khoản 2, 12, 14 Điều II; khoản 14 Điều XIII). Trong khi đó Brunei có vẻ ít quan tâm tới vấn đề này khi Hiến pháp hoàn toàn không có quy định về quyền công dân. Tuy thế có thể nhận thấy xu hướng chung là pháp luật các nước ASEAN ngày càng mở rộng phạm vi quyền của phụ nữ nhằm hướng tới sự bình đẳng hoàn toàn với nam giới.
Thứ tư, mặc dù được pháp luật bảo vệ nhưng trên thực tế ở khu vực ASEAN, quyền của phụ nữ có tính thực thi chưa cao. Nhiều phụ nữ ở các nước ASEAN vẫn tiếp tục là nạn nhân của sự phân biệt đối xử, bạo hành, lạm dụng tình dục, mua bán phụ nữ. . . Điều này có thể dễ dàng nhận thấy trong các báo cáo quốc gia về nhân quyền của từng nước trong khu vực này.(13)
Chính vì thế, cho tới thời điểm này, việc đảm bảo các quyền công dân, đặc biệt là quyền bình đẳng của phụ nữ vẫn còn là vấn đề nổi cộm của nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN. Giải quyết vấn đề này không thể chỉ đơn giản về mặt pháp lí mà còn phụ thuộc nhiều vào ý thức xã hội và ý thức công dân. Vì vậy, thiết nghĩ người phụ nữ cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa từ phía nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân, cho dù họ ở bất cứ cương vị nào trong xã hội./.
(l) CEDAW đã được 185 nước phê chuẩn. Tất cả các thành viên ASEAN đều đã phê chuẩn Công ước này.
(2). Uỷ ban được thành lập năm 1946 nhằm giám sát địa vị và nâng cao quyền lợi của phụ nữ.
(3). Hiến pháp Indonesia năm 1945 được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư năm 2002.
(4). Theo Hiến pháp Brunei, mua bán và buôn lậu người có thể bị phạt tiền tới 1 triệu $, phạt tù từ 4 năm trở lên và phạt roi.
(5). Salim, Arskal chúng tôi 2003, The State andsharia in the Perspective ofindonesian Legal Politics in Sharia and Politics in Modern lndonesia, Salim, Arskal chúng tôi eds. ISEAS, p. 1- 16.
(6). Nguồn: http://www.state.gov/g/drl/rls/irf/2004/35392.htm
(7). Xem: Gender equality im Malaysia, Nguồn: http://www.Wikigenda.com
(8).Xem: Voula Papas, Islam and Women’s rights, Nguồn:http://www.atheistfoundation.org.au/articles/islam-and-womens-rights
(9). Nguồn: http://www.state.gov/g/drl/rls/hrrpt/2000/eap/index.cfm?docid=678
(10).Nguồn: http://www.iknowpolitics.org/en/node/5880
(11). Xem: Báo cáo về nhân quyền của Brunei. Nguồn: http://www.mulabi.org/epu/6ta%20ronda/guides%20women/Brunei%20Darussalam%20QG%20Women% 20_6_pdf.
(12). Theo kết quả khảo sát của Bộ lao động Thailand năm 2001, trung bình nam giới kiếm được nhiều hơn nữ giới 17% trong cùng một công việc. Nguồn: http://www.law.unimelb.edu.au/db/ueful_links.alc/ListURLs.cfm?Level2=53
(13). Xem: http://www.law.unimelb.edu.au
Tiểu Luận Đào Tạo Luật Và Nghề Luật Ở Trung Quốc Và Nhật Bản Dưới Góc Độ So Sánh
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Nhật Bản là đất nước bắt đầu chịu ảnh hưởng của Trung Quốc từ thế kỉ thứ V, khởi đầu là chữ viết, rồi đến tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật và cả pháp luật. Tuy chịu ảnh hưởng của pháp luật Trung Quốc nhưng con người Nhật Bản là những con người luôn cần cù, say mê sáng tạo nên pháp luật của hai quốc gia này có những điểm giống và khác nhau. Qua đề tài: Đào tạo luật và nghề luật ở Trung Quốc và Nhật Bản dưới góc độ so sánh, đi từ khía cạnh nhỏ – đào tạo luật và nghề luật, chúng ta sẽ tìm hiểu sự giống và khác nhau của hai quốc gia trên. II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Sự giống nhau: – Phương pháp đào tạo luật tương tự như đào tạo luật ở các nước có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law. – Quá trình đào tạo gồm có đại học và sau đại học. Ngoài ra còn có quá trình học nghề. – Phương pháp giảng dạy là thuyết trình, tập trung vào lý thuyết. Sinh viên được cung cấp các kiến thức chung nhiều hơn là kiến thức chuyên sâu. – Đều tổ chức kì thi luật quốc gia với mức độ khó và tỉ lệ đỗ rất thấp. Năm 1980, ở Nhật có hơn 20000 người dự thi thì chỉ có gần 500 người thi đỗ. Ở Trung Quốc, năm 2002 chỉ có 6.68% thí sinh đỗ; năm 2003, 2004, tỉ lệ này lần lượt là 8.75%, 11.22%. Những năm gần đây, hai quốc gia này đều đang cải cách quá trình đào tạo luật để nâng cao số lượng cũng như chất lượng của người hành nghề luật. – Nghề luật đều được hiểu là thẩm phán, công tố viên hoặc luật sư. Và thẩm phán cũng có thể được chọn ra từ đội ngũ các luật sư giỏi. 2. Sự khác nhau: a) Đào tạo luật: – Ở Nhật Bản, đào tạo cử nhân là chủ yếu. Để trở thành sinh viên luật khoa, thí sinh phải dự thi đầu vào với các môn khoa học xã hội. Quá trình học đại học kéo dài 4 năm, hai năm đầu sinh viên học tại khoa giáo dục đại cương (College of General Studies), hai năm sau học các môn chuyên ngành và chỉ trở thành sinh viên luật khoa trong hai năm cuối. Như vậy, đây là một quãng thời gian quá ngắn để sinh viên có thể có được kiến thức chuyên sâu về luật. Sau khi có bằng cử nhân, sinh viên có thể mở mang kiến thức bằng việc học tiếp chương trình đào tạo sau đại học được chia làm hai giai đoạn. Đào tạo thạc sĩ kéo dài hai năm và đào tạo tiến sĩ kéo dài ba năm, chỉ được đào tạo tiến sĩ khi đã có bằng thạc sĩ luật học, việc đào tạo này cũng chỉ thiên về lý thuyết. Vì chương trình giảng dạy luật ở các trường đại học không đủ để trang bị kiến thức cho các cử nhân luật hành nghề luật sư, một số tổ chức dạy nghề đã được thành lập đó là Viện nghiên cứu và Đào tạo luật (Legal Training and Research Institute) được thành lập vào năm 1947. Nhưng để được vào học tại Viện, các cử nhân luật phải vượt qua kỳ thi luật quốc gia (State Law Examination) thường được gọi là “Bar Exam”, đây là kì thi khó nổi tiếng với tỉ lệ đỗ rất thấp dao động trong khoảng từ 2-3%. Đầu thập kỉ 90 của TK XX, Chính phủ Nhật bắt đầu cho phép gia tăng số lượng thí sinh vượt qua được “Bar Exam” từ 500 lên tới 1000 mỗi năm. Tuy nhiên, chính sách mới này cũng chỉ làm tăng ngạch tuyển sinh của Viện. Cần phải có bước đổi mới căn bản về công tác đào tạo luật, vì vậy, Nhật Bản đang lặng lẽ tiến hành cuộc cải cách chương trình đào tạo luật theo mô hình của Mỹ. Việc lặng lẽ này chỉ tiến hành trong các trường đại học, nó không được áp dụng trên toàn đất nước . – Khác với Nhật, ở Trung Quốc, để lấy bằng cử nhân luật, sinh viên phải theo học 3 năm tại trường đại học. Quá trình giảng dạy không chia thành các giai đoạn như ở Nhật mà ngay từ đầu sinh viên đã phải làm quen với rất nhiều loại luật khác nhau nên ít có thời gian đào sâu kiến thức. Trong vài năm gần đây, chương trình giảng dạy luật đã tăng cường nội dung mới đó là giảng dạy về những phán quyết điển hình của tòa . Sau khi có bằng cử nhân có thể học tiếp để lấy bằng thạc sĩ luật học hoặc tiến sĩ luật học hoặc có thể dành ra hai năm thực tập nghề luật, tích lũy kinh nghiệm để tham dự kì thi do đoàn luật sư tổ chức hai lần trong một năm. Việc đăng kí học nghề không yêu cầu thí sinh phải vượt qua bất kì một kì thi nào. Điều này cho thấy việc đào tạo luật ở Trung Quốc không khắt khe như ở Nhật Bản. b) Nghề luật: – Ở Nhật, các sinh viên tốt nghiệp ra trường của các khoa luật muốn trở thành các luật gia chuyên nghiệp rất khó khăn vì họ cũng phải tham gia các kì thi khắt khe như những người khác. Thực tế chỉ có số ít sinh viên luật sau đó có thể hành nghề luật, số đó là những người ưu tú và vị trí mà họ đạt được thực tế là một bậc thang được xã hội trọng vọng. Gần như tất cả những người thi đỗ kì thi quốc gia đều mất hàng năm trong trường luyện thi đặc biệt, tuổi trung bình của họ là 30. Sau khi qua kì thi, những thí sinh đó được công nhận là luật gia tập sự, hưởng lương và phải tiếp tục học hai năm tại Viện nghiên cứu và Đào tạo luật do Tòa án tối cao điều hành. Bên cạnh các bài giảng, bài thực hành, tất cả đều phải đi thực tế 4 tháng tại các tòa án, văn phòng của một công tố viên hay văn phòng luật sư nào đó. Chương trình dạy nghề này thiên về kiến thức thực tiễn. Kết thúc khóa học, học viên phải tham dự kì thi tốt nghiệp, tốt nghiệp sinh sẽ được công nhận có đủ phẩm chất để hành nghề luật. Ngoài chương trình đào tạo của Viện thì một người muốn trở thành một luật gia thực sự yêu cầu phải có 10 năm làm việc với tư cách là trợ lý thẩm phán, công tố viên hoặc luật sư. – Ở Trung Quốc, trước đây, nghề luật không được coi trọng, việc thiếu luật gia đã được giải quyết bằng cách cấp tốc đào tạo các luật gia “chân đất” từ các sỹ quan quân đội mới giải ngũ, sau đó giao cho họ các công tác khác nhau trong ngành luật. Tấm bằng đại học luật chính thức không có giá trị để hành nghề. Trên thực tế, phần lớn các thẩm phán và công tố viên không có bằng luật. Sau khi gia nhập WTO, nghề luật sư đã trở thành sự lựa chọn số một ở Trung Quốc. Theo Luật luật sư của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1996, để trở thành luật sư, ứng cử viên phải có được phẩm chất nghề nghiệp bằng hai cách: vượt qua kì thi luật quốc gia hoặc được các cơ quan có thẩm quyền của ngành tư pháp công nhận. Chính phủ đứng ra tổ chức kì thi luật quốc gia, phần lớn các thí sinh phải thi lại nhiều lần mới vượt qua kì thi này. Thi đỗ, ứng cử viên phải thực tập một năm tại văn phòng hay công ti luật sau đó mới được cấp chứng chỉ đỏ để hành nghề luật sư. Như vậy, để công nhận được hành nghề luật ở Trung Quốc trải qua quá trình thi cử ít hơn và dễ dàng hơn ở Nhật. Ngoài ra, những người đã được đào tạo 4 năm hoặc lâu hơn tại khoa luật hoặc có phẩm chất nghề nghiệp tương ứng đều được cấp giấy phép hành nghề. Giấy phép này hằng năm đều phải đăng kí lại nếu không sẽ không có giá trị. 3. Đánh giá: Hai nước này có sự giống nhau là do đều chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil Law và quá trình học hỏi pháp luật Trung Quốc từ thời trước của Nhật Bản. Nhưng từ sau Chiến tranh thế giới lần II, công cuộc cải tổ pháp luật ở Nhật được tiến hành và đã ít nhiều chịu ảnh hưởng từ hệ thống pháp luật Mỹ. Và Trung Quốc, sự trở lại của Hong Kong và Macau đã làm cho hệ thống pháp luật Trung Quốc thêm phần phức tạp, đặc biệt với chính sách “một quốc gia, hai chế độ, ba hệ thống pháp luật”. Cho nên quá trình đào tạo luật và nghề luật của hai nước này cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước. Hơn nữa, tính cách người Nhật ôn hòa, họ luôn chủ động và sáng tạo, đòi hỏi những cái hoàn thiện nhất nên quá trình đào tạo hơi khắt khe, bù lại thì các chuyên gia về luật ở Nhật có khả năng tuyệt vời, kiến thức chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm làm việc phong phú. Về điều này thì ở Nhật trình độ các chuyên gia luật cao hơn ở Trung Quốc. III/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ Như vậy, cùng thuộc khu vực Đông Á, cùng chịu ảnh hưởng của dòng họ Civil Law, nên đào tạo luật và nghề luật của Nhật Bản và Trung Quốc có những điểm tương đồng đáng kể. Do quá trình phát triển và hội nhập, pháp luật hai quốc gia này dần dần chịu ảnh hưởng và có sự pha trộn của dòng họ pháp luật Common Law. Tuy nhiên, sự khác biệt về kinh tế, chính trị, tôn giáo, truyền thống, phong tục tập quán đã tạo nên những điểm đặc trưng của từng nước. Trở thành mẫu để các nước khác tham khảo và học tập, trong đó có Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật so sánh, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008. Michael Bogdan, Luật so sánh (bản tiếng Việt), Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano, 2002. Nguyễn Thi Ánh Vân, “Xu hướng mới trong đào tạo luật ở Nhật Bản và vài gợi mở cho đào tạo luật ở Việt Nam”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 7 (225)/2009. Lệ Thủy, “Một số nội dung cải cách tư pháp ở Trung Quốc”, Tạp chí kiểm sát, số 15/2005.
Đặc Điểm Nổi Bật Của Hai Hệ Thống Common Law Và Civil Law Dưới Góc Độ So Sánh
Đặc điểm nổi bật của hai hệ thống Common Law và Civil Law dưới góc độ so sánh. Bài tập học kỳ Luật So sánh 9 điểm.
Đặc điểm nổi bật của hai hệ thống Common Law và Civil Law dưới góc độ so sánh. Bài tập học kỳ Luật So sánh 9 điểm.
Nói đến sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật thế giới không thể không nhắc đến thông luật (Common law) và luật lục địa (Civil law). Đây là hai hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới hiện nay còn được áp dụng và có ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia các châu lục (trong đó có Việt Nam). Chính vì thế việc tìm hiểu và so sánh hai hệ thống pháp luật này là rất cần thiết trong việc nghiên cứu pháp luật quốc tế nói chung và nghiên cứu pháp luật Việt Nam nói riêng.
Có nhiều cách để phân loại các họ pháp luật trên thế giới tùy vào quan điểm, tiêu chí của từng người. Tuy nhiên trong bài tiểu luận chỉ đưa ra ba yếu tố cơ bản nhất để phân loại các họ pháp luật trên thế giới: lịch sử, cấu trúc hệ thống và nguồn. Từ đó, hy vọng sẽ góp phần tạo nên cái nhìn tổng quan, khái quát nhất về đặc điểm nổi bật của hai hệ thống pháp luật: Common law và Civil law dưới góc độ so sánh. Qua đó có được cái nhìn chính xác và khách quan hơn về vị trí pháp luật Việt Nam và những vấn đề còn tồn tại để có biện pháp cụ thể, kịp thời sửa đổi và định hướng phát triển trong tương lai.
1. Quy phạm pháp luật (QPPL): là một loại qui phạm XH (các qui tắc mang tính xuất phát điểm và khuôn mẫu về hành vi các chủ thể), quan trọng là nó có tính pháp lý như: tính cưỡng chế chung cho mọi cá nhân, tổ chức, được ban hành theo thủ tục, trình tự mà pháp luật qui định. QPPL là phần tử cấu thành nhỏ nhất của hệ thống pháp luật.
2. Văn bản QPPL: là tập hợp các QPPL được ban hành theo những hình thức và thủ tục nhất định dưới dạng thành văn.
3. Nguồn luật: là hình thức biểu hiện sự tồn tại của QPPL.
4. Hệ thống cấu trúc pháp luật: là tổng thể các QPPL có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định luật và các ngành luật.
5. Tập quán pháp: là những cách xử sự giữa con người với con người, hình thành và tồn tại từ đời này qua đời khác, được một cộng đồng XH thừa nhận và tự nguyện tuân theo.
6. Tiền lệ pháp (án lệ): là các văn bản, quyết định của tòa án, cơ quan pháp luật, lời giải thích các QPPL của thẩm phán được thừa nhận là khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự.
Common law hay còn được gọi bằng các tên khác: luật chung, luật Anglo – Saxon, luật Anh Mỹ hay thông luật.
Trên thế giới hiện nay có 3 cách hiểu về Common law:
– Loại luật có nguồn gốc từ hoạt động của các Tòa án Hoàng gia Anh, áp dụng chung cho toàn bộ nước Anh thay thế cho luật địa phương (local law).
Pháp Luật Hợp Đồng Việt Nam Nhìn Ở Góc Độ So Sánh Với Luật Cộng Hòa Pháp
Pháp luật hợp đồng Việt Nam nhìn ở góc độ so sánh với luật Cộng hòa Pháp
TS. Đoàn Thị Phương Diệp
Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Tóm tắt: Thời gian áp dụng Bộ luật Dân sự năm2023 trong thực tiễn là chưa đủ để có thể nhìn nhận và phân tích những ưu điểm cũng như những hạn chế trong các quy định. Do vậy, việc phân tích, so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Pháp – một hệ thống pháp luật khá tiên tiến và nhiều tương đồng, để có cách hiểu cũng như cách giải thích phù hợp với thực tiễn, là một việc cần thiết, để từ đó chúng ta có cơ sở cho những đề xuất nhằm làm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật hiện hành.
Từ khóa: luật hợp đồng, hợp đồng vô hiệu
Keywords: contract law, invalid contract
1. Những thay đổi của pháp luật hợp đồng ở Việt Nam trong bối cảnh áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2023
Sự thống nhất trong các quy định về hợp đồng ở Việt Nam hiện nay. Chế định “hợp đồng dân sự” quy định trong Bộ luật Dân sự(BLDS) năm 1995 được BLDS năm 2005 thay bằng “Hợp đồng” và được BLDS năm 2023 quy định chung trong phần thứ ba về “Nghĩa vụ và hợp đồng”. Sự thay đổi tên gọi trong này hàm ý rằng, BLDS năm 2023 sẽ là văn bản xác lập nguyên tắc chung về hợp đồng, các quy định của Luật Thương mại năm 2005 hay Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Kinh doanh bảo hiểm…. sẽ điều chỉnh các hợp đồng chuyên biệt cho từng lĩnh vực. Điều này bảo đảm tính thống nhất trong các quy định của hợp đồng trong các lĩnh vực khác nhau.
Vấn đề thực hiện và chấm dứt hợp đồng. BLDS 2023 bổ sung hai quy định có ý nghĩa dưới tác động của pháp luật quốc tế.
Thứ nhất, quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Điều 420 BLDS 2023). Theo quy định này, trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án cho phép chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định hoặc sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Quy định này giúp “bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng, cân bằng quyền và lợi ích khi có sự chênh lệch quá mức, loại bỏ bất công, bảo đảm lẽ công bằng trong xã hội”
, quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Điều 420 BLDS 2023). Theo quy định này, trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án cho phép chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định hoặc sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Quy định này giúp “bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng, cân bằng quyền và lợi ích khi có sự chênh lệch quá mức, loại bỏ bất công, bảo đảm lẽ công bằng trong xã hội” [4] . BLDS cũng xác định rõ hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích”.
Điều 1195 BLDS Cộng hoà Pháp có quy định khá tương đồng “Trong trường hợp có sự thay đổi không lường trước được tại thời điểm ký kết hợp đồng khiến cho việc thực hiện quá tốn kém cho một bên mà bên này không đồng ý chấp nhận rủi ro đó, thì bên đó có thể yêu cầu đàm phán lại hợp đồng. Hợp đồng tiếp tục được thực hiện trong quá trình đàm phán lại.
Trong trường hợp từ chối đàm phán lại hoặc đàm phán không thành công, các bên có thể thoả thuận về chấm dứt hợp đồng, vào ngày và theo các điều kiện mà họ xác định, hoặc yêu cầu thẩm phán đồng ý với sự điều chỉnh này của họ. Trong trường hợp không có thỏa thuận trong một thời gian hợp lý, thẩm phán có thể, theo yêu cầu của một bên, sửa đổi hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng vào thời điểm và với các điều kiện đã sửa đổi”.
Trên cơ sở so sánh với Điều 420 BLDS Việt Nam 2023 nêu trên, có thể thấy quy định của luật Việt Nam khá cụ thể và chặt chẽ trong việc giải thích rõ các điều kiện cho phép không tiếp tục thực hiện (chấm dứt) hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Chúng tôi cho rằng, tinh thần của điều luật hoàn toàn phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam trong bối cảnh áp dụng nguyên tắc về tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên vì suy cho cùng, hợp đồng là kết quả của sự thoả thuận tự nguyện và rằng các bên phải chịu trách nhiệm với các quyết định của mình khi tham gia vào hợp đồng. Với nhìn nhận như vậy, có thể thấy pháp luật hợp đồng Việt Nam một mặt thừa nhận thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này [5] , mặt khác giữ lại những nét riêng cần có phù hợp với bối cảnh pháp lý của Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng (Điều 419 BLDS 2023). BLDS 2023 tiếp tục kế thừa quy định của BLDS 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cả về vật chất và tinh thần trong trường hợp có hành vi vi phạm hợp đồng. Điều này có nghĩa là, việc bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khoẻ tiếp tục không đặt ra trong khuôn khổ trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng. Bên cạnh đó, BLDS 2023 khẳng định rằng, “trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác” (Điều 360 BLDS 2023) và “bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình” (Điều 362 BLDS 2023).
Vô hiệu hợp đồng là thuật ngữ pháp lý được sử dụng khá phổ biến trong pháp luật các quốc gia trên thế giới [7] . Do vậy, việc nghiên cứu mang tính so sánh chế định này trong luật Việt Nam và pháp luật các quốc gia khác là sự cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với sự cần thiết phải xây dựng một số các chuẩn mực pháp lý tiệm cận.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, vô hiệu hợp đồng được xác định trên cơ sở kết hợp hai chế định, chế định về giao dịch dân sự và chế định hợp đồng. Theo quy định của khoản 1 Điều 407 BLDS 2023, “quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”. Bên cạnh đó chế định hợp đồng còn xác định một số các trường hợp đặc thù của vô hiệu hợp đồng.
2.1 Vô hiệu hợp đồng trên cơ sở vô hiệu giao dịch dân sự
Theo quy định tại Điều 122 BLDS năm 2023 “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”. Về các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự, Điều 117 BLDS 2023 quy định:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.
Quy định này về tổng thể có thể nói là khá tương đồng với cách hiểu và giải thích về vô hiệu trong luật Cộng hoà Pháp. Trong pháp luật Cộng hoà Pháp, vô hiệu hợp đồng được xem là một chế tài áp dụng cho trường hợp có các vi phạm về giao kết hợp đồng [8] , chế tài này được xác lập một cách khác biệt so với chế tài áp dụng trong trường hợp vi phạm hợp đồng. Theo quy định của Điều 1128 BLDS Cộng hoà Pháp, có ba điều kiện cần phải đáp ứng để hợp đồng có hiệu lực:
– Sự ưng thuận của các bên giao kết hợp đồng
– Năng lực của các bên giao kết hợp đồng
– Nội dung của hợp đồng hợp pháp và cụ thể [9]
Như vậy, có thể thấy rằng, ở góc độ tổng thể, pháp luật Cộng hoà Pháp không xem hình thức của hợp đồng là một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, thực tiễn cũng ghi nhận hai trường hợp ngoài lệ mà theo đó nếu không tuân thủ hình thức nhất định thì hiệu lực pháp lý của hợp đồng sẽ “có vấn đề”. Trường hợp thứ nhất là, các hợp đồng sẽ bị tuyên bố vô hiệu nếu không được xác lập bằng văn bản có công chứng (hợp đồng hôn nhân hay hợp đồng thế chấp…) [10] . Trường hợp thứ hai là, các hợp đồng được xếp vào nhóm hợp đồng thực tế (hay hợp đồng thực tại – theo một số tác giả) [11] , loại hợp đồng này yêu cầu phải có sự chuyển giao đối tượng thì mới phát sinh hiệu lực, đây cũng là một yêu cầu về hình thức cần tuân thủ [12] . Trong khi đó, luật hợp đồng Úc chia các trường hợp vô hiệu thành hai nhóm: vô hiệu theo quy định của pháp luật (bị cấm bởi pháp luật) và vô hiệu do vi phạm các quy định cấm của thông lệ. Cả hai trường hợp này đều không cho phép tuyên bố vô hiệu hợp đồng do vi phạm điều kiện về hình thức [13]
Về điều kiện về hình thức, khoản 2 Điều 117 BLDS quy định: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”. Có hai cách giải thích đối với quy định này: thứ nhất, chỉ khi nào pháp luật có quy định, ví dụ như “hợp đồng có hiệu lực khi được công chứng, chứng thực”, trong trường hợp này nếu không công chứng, chứng thực thì xem như vi phạm điều kiện về hình thức; thứ hai, chỉ cần có quy định “hợp đồng phải được xác lập bằng văn bản” hoặc “hình thức của hợp đồng là văn bản có công chứng, chứng thực” nếu các bên không xác lập bằng văn bản hay không công chứng, chứng thực thì xem như đã vi phạm điều kiện có hiệu lực về hình thức của hợp đồng. Quy định này của BLDS 2023 đã thu hẹp phạm vi các trường hợp tuyên bố vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức. Có thể chứng minh cho xu hướng này qua hai minh chứng: thứ nhất, các yêu cầu về hình thức mang tính bắt buộc đã không còn nhiều trong BLDS 2023, trong số các hợp đồng thông dụng được quy định chỉ còn hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng hợp tác, hợp đồng mua bán tài sản là bất động sản… là bắt buộc phải xác lập bằng văn bản hoặc bằng văn bản có công chứng, chứng thực; thứ hai, theo quy định tại Điều 129 BLDS 2023 “Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.
Như vậy, quy định này một lần nữa hạn chế việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức. Từ các minh chứng trên, chúng tôi cho rằng, quy định hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch được áp dụng trong trường hợp pháp luật có quy định, nghĩa là chỉ khi nào pháp luật có quy định rõ ràng rằng “giao dịch dân sự có hiệu lực khi được công chứng, chứng thực” hay tương tự “giao dịch dân sự có hiệu lực từ thời điểm bên có nghĩa vụ chuyển giao đối tượng hợp đồng cho bên có quyền”… mà các bên không thực hiện yêu cầu công chứng, chứng thực, chuyển giao… thì mới có thể bị yêu cầu tuyên bố vô hiệu. Chúng tôi cho rằng, cách giải thích này là phù hợp trong bối cảnh thu hẹp các trường hợp áp dụng để đi đến không tuyên bố vô hiệu khi hợp đồng được xác lập vi phạm điều kiện về hình thức. Vì suy cho cùng, sự tự nguyện và thoả thuận của các bên trong hợp đồng mới là điều quan trọng chứ không phải là hình thức chuyển tải nó.
2.2 Vô hiệu hợp đồng do có đối tượng không thể thực hiện được
Theo quy định tại khoản 1 Điều 408 BLDS 2023 “Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu”. Quy định này được đặt ra trong chế định về hợp đồng chứ không nằm trong các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung (Điều 117). Điều này có nghĩa là, nó chỉ được áp dụng đối với việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu chứ không được áp dụng đối với các loại giao dịch dân sự khác (hành vi pháp lý đơn phương, giao dịch dân sự có điều kiện). Đây không phải là quy định mới của BLDS 2023, tuy nhiên từ thời điểm được đưa vào và áp dụng từ BLDS 2005 đến nay quy định này chưa được giải thích kể cả bằng án lệ. Thực tiễn có xu hướng chấp nhận rằng đối tượng không thể thực hiện được của hợp đồng là những hành động không thể thực hiện được do các nguyên nhân khác quan (bao gồm cả sự kiện bất khả kháng), chẳng hạn như hợp đồng mua bán một căn nhà mà chẳng may căn nhà ấy bị cháy trước khi chuyển quyền sở hữu, hay hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà đột ngột phát sinh quy hoạch dẫn đến quyền sử dụng đất là không thể chuyển nhượng được.
2.3 Về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu
Chính vì xem như giao dịch dân sự chưa hề được xác lập (không phát sinh giá trị pháp lý) nên hậu quả kéo theo tuyên bố vô hiệu là phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi xác lập giao dịch bằng cách các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (khoản 2 Điều 131 BLDS 2023 và Điều 1178 BLDS Cộng hoà Pháp).
Sự khác nhau cơ bản giữa các quy định của BLDS Việt Nam và Cộng hoà Pháp nằm ở quy định về vô hiệu tuyệt đối hoặc vô hiệu tương đối. Nếu vô hiệu tuyệt đối hoặc tương đối chỉ tồn tại ở khía cạnh khoa học pháp lý ở Việt Nam thì nó được ghi nhận rõ ràng trong BLDS Cộng hoà Pháp cùng với những hậu quả pháp lý khá cụ thể cho từng trường hợp vô hiệu này [24] . Thực tiễn ở Việt Nam cũng tồn tại cách phân loại này, tuy nhiên theo chúng tôi, điều này hoàn toàn không có ý nghĩa gì khi thiếu vắng cơ sở pháp lý cho việc vận dụng./.
[1] Khoản 1 Điều 386 BLDS năm 2023[2] Ordonnance 2023-31 ngày 10/2/2023 sửa đổi bổ sung pháp luật hợp đồng Cộng hoà Pháp[3] Khoản 2 Điều 399 BLDS 2023 “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”.Mối liên hệ giữa thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản với giao dịch bảo đảm, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 3/2023[4] Nguyễn Văn Huy,, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 3/2023Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1(345) năm 2023, tr. 60-67[5] Ngô Thu Trang – Nguyễn Thế Đức Tâm,Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1(345) năm 2023, tr. 60-67Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, Nxb. Từ điển Bách khoa, 2011, tr. 572 “Vô hiệu và huỷ hợp đồng cho phép bao quanh hai đặc tính lớn của lý do triệt tiêu hợp đồng”.[6] Nhà pháp luật Việt-Pháp,Nxb. Từ điển Bách khoa, 2011, tr. 572 “Vô hiệu và huỷ hợp đồng cho phép bao quanh hai đặc tính lớn của lý do triệt tiêu hợp đồng”.[7] Nhà pháp luật Việt-Pháp, tlđd, tr. 571[8] Patrick Canin- Maitre de Conférences à L’Université Grenoble 2, Droit civil- Les obligations, 6e édition, Hachette supérieur, Trang 58[9] Nguyên văn của quy định tại Điều 1128 BLDS Pháp “Sont nécessaires à la validité d’un contrat : 1° Le consentement des parties ; 2° Leur capacité de contracter ; 3° Un contenu licite et certain”.[10] Điều 1394 BLDS Cộng hoà Pháp quy định “Toutes les conventions matrimoniales seront rédigées par acte devant notaire, en la présence et avec le consentement simultanés de toutes les personnes qui y sont parties ou de leurs mandataires” , nghĩa là các thoả thuận về quan hệ tài sản giữa vợ chồng phải xác lập bằng văn bản trước công chứng viên.[11] Contrat réel[12] Điều 1919 BLDS Cộng hoà Pháp về hợp đồng gửi giữ (contrat de dépôt), theo quy định này thì hợp đồng gửi giữ có hiệu lực khi có sự chuyển giao thực tế đối tượng của hợp đồng (trừ trường hợp việc chuyển giao là “giả định” nếu đối tượng của hợp đồng đã được cầm cố)[13] Daniel Khoury, Yvonne Yamouni, Understanding Contract law, 8th edition, LexisNexis Butterworths- Australia, 2010, trang 364 và về sau.[14] Thuật ngữ này cũng được sử dụng trong Giáo trình Luật Dân sự 1, Đại học Cần Thơ – TS. Nguyễn Ngọc Điện, 2007.[15] Patrick Canin, tlđd, tr. 49[16] Điều 86 BLDS 2023 có quy định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân, tuy nhiên chỉ đơn giản là một định nghĩa chứ không phải là quy định về năng lực giao kết hợp đồng.[17] Daniel Khoury, Yvonne Yamouni, tlđd, tr. 363[18] Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Dân sự 1- Trường Đại học Cần Thơ, 2007, tr. 7, 8Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức, 2013, tr. 156-158.[19] Đỗ Văn Đại (chủ biên),, Nxb. Hồng Đức, 2013, tr. 156-158.[20] Đỗ Văn Đại (chủ biên), tlđd, tr. 152[21] Ví dụ cụ thể là trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có tranh chấp, theo quy định tại Điều 188 khoản 2 Luật Đất đai 2014 quy định một trong các điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất là “đất không có tranh chấp”. Tuy nhiên Luật đất đai không nói rằng nếu vi phạm điều kiện này thì hợp đồng sẽ bị tuyên bố vô hiệu. Do đó trên thực tế khi quyền sử dụng đất là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng bị tranh chấp, các Toà án áp dụng luật dân sự để tuyên bố vô hiệu, và có Toà án cho rằng hợp đồng này bị vô hiệu vì đã vi phạm điều cấm của pháp luật nhưng có Toà án thì lại cho rằng vô hiệu do đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được.ère, 3 février 1999, JCP 1999, II, 10083, note M. Billiau et G. Loiseau.[22] Cass. Civ. 1, 3 février 1999, JCP 1999, II, 10083, note M. Billiau et G. Loiseau.
Cass. civ. 1ère, 29 octobre 2014, n° 13-19729.
[23] Patrick Canin, tlđd, tr. 51-54[24] Vộ hiệu tuyệt đối- la nullité absolue và vô hiệu tương đối – la nullité relative được quy định tại Điều 1179 BLDS Cộng hoà Pháp.
So Sánh Điều Kiện Kết Hôn Dưới Góc Nhìn Của Đạo Công Giáo Với Các Qđpl Về Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam 2000
-Là một sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
Luôn là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
-Dựa trên nguyên tắc tự nguyện, nếu vi phạm nguyên tắc này thì hôn nhân bị đoạn tiêu (không thành).
– Hôn nhân dựa trên nguyên tắc tự nguyện.
-Những trường hợp thiếu sự tự do ưng thuận kết hôn:
+ không có đủ trí khôn.
+ thiếu trầm trọng trí phán đoán về những quyền lợi và nghĩa vụ chính yếu của hôn nhân.
+ vì tâm thần không thể đảm nhận những nghĩa vụ chính yếu của hôn nhân.
+ vô tri, không biết hôn nhân là gì.
+ lầm lẫn về người, hoặc về phẩm cách của người phối ngẫu.
+ giả vờ ưng thuận, nhưng thực sự không muốn.
+ ưng thuận với điều kiện về tương lai.
-Phải là hai người nam, nữ
– Phải là một người nam và một người nữ, đã được rửa tội theo nghi thức của Đạo Công giáo. – Hai người có tự do để kết hôn: Không bị ép buộc và không bị ngăn trở bởi luật tự nhiên hoặc luật Hội Thánh. -Phải bày tỏ sự ưng thuận kết hôn của mình.
– Cử hành theo thể thức của Hội Thánh (cử hành tại nhà thờ có sự chứng kiến của linh mục và mọi người).
– Hai bên có sự tự do để kết hôn
-Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm của pháp luật (Điều 9,10 Luật Hôn nhân và gia đình).
1)Cấm kết hôn giữa những người đang có vợ, có chồng.(K1Đ10)
+ Còn bị ràng buộc bởi hôn phối trước.
+ Chưa đủ tuổi kết hôn
+ Bất lực, không có khả năng sinh sản.
+ Có họ máu, quan hệ họ hàng.
+ Có quan hệ thích thuộc.
+ Về công hạnh (quan hệ thích thuộc).
+ Có quan hệ về pháp tộc.
+ Kết hôn khác tôn giáo.
+ kết hôn khi có chức thánh.
+ Kết hôn khi có khấn dòng.
+ Kết hôn trong trường hợp bị bắt cóc để ép buộc kết hôn.
2)Cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn (K2Đ10 Luật HNGĐ)
-Trong mọi trường hợp vi phạm các điều kiện nói trên đều dẫn đến hậu quả pháp lý là tòa án xem xét ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Không có ngoại lệ miễn chuẩn đối với các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn
Cho phép ly hôn giữa hai bên, có thể là ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương từ một bên.
-Nếu hôn nhân thành sự thì không được ly hôn.
– Nếu hôn nhân vi phạm các điều kiện về kết hôn hoặc các ngăn trở kết hôn thì tùy thuộc từng loại ngăn trở mà các vị có thẩm quyền trong Giáo Hội Công giáo có quyền miễn chuẩn để 2 người đó tiến tới hôn phối.
-Nếu vợ chồng không thể chung sống với nhau thì cho phép ly thân.
+ Ly hôn thuận tình :Là trường hợp giải quyết ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng, trong đó vợ chồng thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết cả ba vấn đề: quan hệ về hôn nhân, quan hệ tài sản và quan hệ nuôi con.
+ Ly hôn đơn phương từ một bên : là trường hợp giải quyết ly hôn từ một bên theo yêu cầu của vợ hoặc chồng.
.- Cho phép ly thân
-Sau khi ly hôn: hai bên chấm dứt quan hệ vợ chồng và có thể tái hôn với người thứ ba.
*Nhận xét
Từ bảng so sánh trên, ta có thể nhận thấy sự khác biệt nhất về điều kiện kết hôn giữa quy định của pháp luật HNGĐ hiện hành với quan niệm về điều kiện kết hôn của đạo Công giáo ở chỗ là: đạo Công giáo cho rằng Hôn nhân là đơn nhất và bất khả phân ly; do đó có những quy định khác nhau về các điều kiện kết hôn cũng như các ngăn trở không thể kết hôn. Giáo hội Công giáo xác định hôn nhân là một “bí tích” và vì vậy nó có tính chất thánh thiêng, việc cử hành “bí tích hôn nhân” một cách chính thức trước mặt cộng đoàn giáo dân do một linh mục cử hành khiến nó trở nên một giao ước vĩnh cửu giữa người nam và người nữ. Người Công giáo tin rằng khi được lãnh nhận bí tích hôn nhân cách chính thức, đôi nam nữ sẽ được chúc phúc yêu thương, chung thủy với nhau suốt cả cuộc đời, trong một giao ước do chính Chúa Giêsu đã lập. Do đó, loài người không thể phân ly cuộc hôn nhân do Thiên Chúa đã chúc phúc và tạo nên.
( Viện Nguyễn, sinh viên luật của Khoa Luật-ĐHQGHN)
Góc Nhìn So Sánh Pháp Luật Thương Mại Và Pháp Luật Dân Sự
1. Về bán đấu giá
Cả đấu giá hàng hóa và bán đấu giá tài sản đều yêu cầu tính công khai trong quá trình tiến hành bán hàng hoặc tài sản được đưa ra đấu giá, với kỳ vọng của người chủ sở hữu hàng hóa hoặc tài sản là chọn được người mua, người trả giá cao nhất.
Pháp luật thương mại đã đưa ra hai phương thức để người chủ sở hữu hàng hóa đứng ra tổ chức bán hoặc người tổ chức đấu giá theo sự ủy quyền của người chủ sở hữu hàng hóa lựa chọn, đó là:
(i) Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng;
(ii) Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng(3).
Như vậy, khác với phương thức trả giá trong pháp luật dân sự chỉ quy định duy nhất là phương thức trả giá lên, trong pháp luật thương mại còn quy định phương thức đặt giá xuống. Thoạt nhìn tưởng chừng có sự khác biệt, song về bản chất, xét dưới góc độ sự kỳ vọng của người chủ sở hữu bán hàng hóa hay người đấu giá tài sản thì cùng gặp nhau ở điểm hàng hóa, tài sản của họ được bán ra với giá cao nhất, cho dù áp dụng phương pháp nào.
2. Về tài sản đưa ra bán đấu giá
Theo pháp luật thương mại thì tài sản đưa ra bán đấu giá là hàng hóa, bao gồm tất cả động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai(5).
Theo pháp luật dân sự, thì tài sản bán đấu giá là động sản, bất động sản, giấy tờ có giá và các quyền tài sản được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau: (i) Tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án(6); (ii) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; (iii) Tài sản bảo đảm trong trường hợp pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định phải xử lý bằng bán đấu giá; (iv) Tài sản nhà nước được xử lý bằng bán đấu giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được bán đấu giá theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (v) Các tài sản khác phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật(7).
Mặc dù, hàng hóa được đưa ra đấu giá trong pháp luật thương mại chỉ nhấn mạnh đến động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; tuy nhiên, với cách quy định trong cụm từ: “những vật gắn liền với đất đai” đã hàm ý cả hàng hóa là bất động sản. Còn trong Nghị định số 17, thì các loại tài sản được đưa ra bán đấu giá cũng bao gồm cả động sản và bất động sản như trong pháp luật thương mại, nhưng đa dạng hơn về loại hình tài sản và chỉ là những tài sản hiện hữu, tồn tại có thực ngay tại thời điểm tổ chức đấu giá, không bao gồm các loại tài sản hình thành trong tương lai.
3. Về người tổ chức đấu giá
Pháp luật thương mại quy định chủ sở hữu hàng hóa có thể tự đứng ra tổ chức đấu giá hàng hóa. Lúc này, người tổ chức đấu giá và người bán hàng là một hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá(8).
Trong khi đó, người có tài sản bán đấu giá trong pháp luật dân sự, ngoài chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền bán tài sản, còn có người có trách nhiệm chuyển giao tài sản để bán đấu giá hoặc cá nhân, tổ chức có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật(9), nghĩa là chủ thể đa dạng hơn, ngoài cá nhân, tổ chức lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để bán tài sản thuộc sở hữu của mình, còn có chủ thể đặc biệt là các cơ quan hành chính nhà nước địa phương, cơ quan thi hành án… Người tổ chức đấu giá tài sản có thể là các trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề có kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản hoạt động theo pháp luật doanh nghiệp hoặc là hội đồng bán đấu giá tài sản do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập(10).
Nếu như thương nhân kinh doanh dịch vụ đấu giá không bị ràng buộc, yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ đấu giá, thì Giám đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bán đấu giá tài sản phải là đấu giá viên, tức là người được cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá(11); còn đối với hội đồng bán đấu giá tài sản phải ký hợp đồng với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để tổ chức này cử đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản của hội đồng, trừ hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt được thành lập để bán đấu giá tài sản nhà nước, tài sản là quyền sử dụng đất có giá trị lớn, phức tạp hoặc trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện việc bán đấu giá(12).
Qua đó, có thể thấy rằng, yêu cầu về tổ chức đấu giá trong pháp luật dân sự chặt chẽ hơn, có lẽ do tài sản được đưa ra đấu giá chủ yếu là tài sản của nhà nước (như quyền sử dụng đất) hoặc là tài sản nhà nước tịch thu của các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, tài sản phải thi hành án,… Trong khi đó, quyền quyết định trong đấu giá hàng hóa thuộc về người chủ sở hữu hoặc thương nhân được ủy quyền tổ chức đấu giá hay nói cách khác, trong đấu giá tài sản mang dấu ấn của “pháp luật công”, còn đấu giá hàng hóa mang tính chất của “pháp luật tư”. Chính vì thế mà một số quy định sẽ được nêu ở phần sau cũng có sự khác biệt theo lý do này.
4. Về thông báo, niêm yết đấu giá
Pháp luật thương mại phân biệt hai trường hợp để xác định thời hạn ra thông báo, niêm yết đấu giá hàng hóa: (i) Nếu người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá thì thời hạn niêm yết việc bán đấu giá là bảy ngày làm việc trước khi bán đấu giá hàng hóa tại nơi tổ chức đấu giá, nơi trưng bày hàng hóa và nơi đặt trụ sở của người tổ chức đấu giá; (ii) Nếu người tổ chức đấu giá là người bán hàng thì thời hạn niêm yết đấu giá hàng hóa do người bán hàng tự quyết định; tất nhiên phải tiến hành trước khi bán đấu giá hàng hóa. Về địa điểm niêm yết, pháp luật không quy định bắt buộc cụ thể trong trường hợp này(13).
Trong việc niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản, pháp luật dân sự cũng chia ra các trường hợp, nhưng tiêu chí để phân biệt chủ yếu được dựa vào bất động sản, động sản, giá trị động sản cũng như phụ thuộc vào ý chí của người có tài sản, cụ thể như sau:
Đối với bất động sản, tổ chức bán đấu giá tài sản phải niêm yết việc bán đấu giá tài sản tại nơi bán đấu giá, nơi có bất động sản bán đấu giá và ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản bán đấu giá chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày mở cuộc bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đối với tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức, thời hạn niêm yết việc bán đấu giá tài sản có thể được rút ngắn theo thỏa thuận của các bên.
Đối với tài sản bán đấu giá là động sản có giá khởi điểm từ ba mươi triệu đồng trở lên và bất động sản, thì đồng thời với việc niêm yết, tổ chức bán đấu giá tài sản phải thông báo công khai ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ba ngày trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương, nơi có tài sản bán đấu giá về việc bán đấu giá tài sản.
Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng cũng được thực hiện đối với tài sản bán đấu giá là động sản có giá khởi điểm dưới ba mươi triệu đồng, nếu người có tài sản bán đấu giá yêu cầu(14).
Nhìn chung, thời hạn niêm yết trong pháp luật dân sự kéo dài hơn, được tổ chức nhiều lần hơn tùy thuộc vào loại tài sản, cũng như ý chí của người có tài sản.
5. Về đăng ký tham gia đấu giá
Pháp luật thương mại không bắt buộc người muốn đấu giá phải đăng ký tham gia và nộp tiền đặt trước, mà đây là quy phạm lựa chọn, phụ thuộc vào ý chí của người tổ chức đấu giá. Khoản tiền đặt trước, được quy định nếu người tổ chức đấu giá yêu cầu người tham gia phải nộp không quá 2% giá khởi điểm của hàng hoá được đấu giá(15).
Trong khi đó, theo pháp luật dân sự, việc đăng ký tham gia đấu giá và nộp phí, cũng như phải nộp trước một khoản tiền cho tổ chức bán đấu giá tài sản là điều kiện bắt buộc đối với người muốn tham gia đấu giá tài sản. Phí tham gia đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, tùy thuộc vào giá trị tài sản được đưa ra đấu giá. Còn khoản tiền đặt trước do tổ chức bán đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá thỏa thuận quy định, nhưng tối thiểu là 1% và tối đa không quá 15% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá và được nộp cho tổ chức bán đấu giá tài sản(16).
6. Về tiến hành cuộc đấu giá
Hình thức đấu giá tài sản trong pháp luật dân sự đa dạng hơn, đó là đấu giá trực tiếp bằng lời nói và đấu giá bằng bỏ phiếu, ngoài ra còn có các hình thức khác do người có tài sản bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá tài sản thỏa thuận, nhưng chỉ có một phương thức đấu giá là phương thức trả giá lên. Trong trường hợp đấu giá bằng bỏ phiếu, nếu có từ hai người trở lên cùng trả giá cao nhất, thì đấu giá viên tổ chức đấu giá tiếp giữa những người cùng trả giá cao nhất để chọn ra người mua được tài sản bán đấu giá. Nếu không có người trả giá cao hơn, thì đấu giá viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người mua được tài sản bán đấu giá. Tại cuộc bán đấu giá tài sản, người đã trả giá cao nhất mà rút lại giá đã trả trước khi đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá công bố người mua được tài sản, thì cuộc bán đấu giá vẫn tiếp tục và bắt đầu từ giá của người trả giá liền kề trước đó, người rút lại giá đã trả bị truất quyền tham gia trả giá tiếp và không được hoàn trả khoản tiền đặt trước, nếu như người mua được tài sản bán đấu giá mà người này từ chối mua, thì sẽ mất khoản tiền đặt trước để tham gia đấu giá(18).
(1). Khoản 1 Điều 185 Luật Thương mại năm 2005.
(2). Điều 1 Bộ luật Dân sự năm 2005.
(3). Khoản 2 Điều 185 Luật Thương mại năm 2005.
(4). Khoản 1 Điều 2 Nghị định 17/2010/NĐ-CP.
(5). Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005.
(6). Khoản 4 Điều 2 Nghị định 17/2010/NĐ-CP.
(7). Khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2010/NĐ-CP.
(8). Điều 186 Luật Thương mại năm 2005.
(9). Khoản 6 Điều 2 Nghị định 17/2010/NĐ-CP.
(10). Điều 14, Điều 19 Nghị định 17/2010/NĐ-CP.
(11). Khoản 2 Điều 15, điểm a khoản 2 Điều 16, khoản 2 Điều 2 Nghị định 17/2010/NĐ-CP.
(12). Điểm b khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 20 Nghị định 17/2010/NĐ-CP.
(13). Điều 196 Luật Thương mại năm 2005.
(14). Khoản 1, khoản 2 Điều 28 Nghị định 17/2010/NĐ-CP.
(15). Điều 199 Luật Thương mại năm 2005.
(16). Điều 29 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP.
(17). Điều 201, Điều 204, Điều 205 Luật Thương mại năm 2005.
(18). Điều 34, Điều 38, Điều 39 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP.
Cập nhật thông tin chi tiết về Quyền Của Phụ Nữ Các Nước Asean Dưới Góc Độ So Sánh Luật trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!