Bạn đang xem bài viết Quyết Định Về Phân Công Quản Lý Và Sử Dụng Con Dấu Năm Học: 2023 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 6 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG VƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
QUYẾT ĐỊNH Về phân công quản lý và sử dụng con dấu Năm học: 2023-2023
Số: /QĐ-HV Quận 6, ngày 04 tháng 9 năm 2023
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG VƯƠNG
Căn cứ Quyết định số 1970/ QĐ-UB-NV ngày 13/7/2010 của UBND Quận 6 về việc thành lập trường Tiểu học Hùng Vương;
Căn cứ điều 20 của Điều lệ trường tiểu học ban hành ngày 30/12/2010 của Bộ giáo dục và Đào tạo Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hiệu trưởng;
Căn cứ nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ về công tác văn thư;
Căn cứ Nghị định 58/2001/NĐ-CP ngày 24/08/2001 của Chính phủ Quy định việc quản lý và sử dụng con dấu;
QUYẾT ĐỊNH
Xét tính chất công việc và năng lực, đạo đức CB-NV nhà trường;
Phân công Bà Trần Huyền Trang là nhân viên Văn thư nhà trường có nhiệm vụ quản lý và sử dụng con dấu của trường Tiểu học Hùng Vương.
Bà Trần Huyền Trang có trách nhiệm quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật tại điều 25, 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP và điều 6 Nghị định 58/2001/NĐ-CP.
Nguyễn Hữu Đức QUY ĐỊNH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CON DẤU CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG VƯƠNG (Đính kèm quyết định số /QĐ-HV ngày 04/ 9/ 2023)
Quyết định này thay thế quyết định số 036/QĐ-HV ngày 04/9/2023, các bộ phận, tổ, khối , bà Trần Huyền Trang chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký và cho đến khi ban hành Quyết định mới./.
Dấu chỉ được đóng lên những văn bản đã có chữ ký hợp lệ của Ban Giám hiệu theo thẩm quyền quy định trong bản phân công nhiệm vụ Ban Giám hiệu.
Không đóng dấu khống chỉ lên giấy trắng, giấy in sẵn, giấy giới thiệu chưa ghi tên người sử dụng và mục đích sử dụng.
Nhân viên được phân công phải tự tay đóng dấu lên văn bản, không cho người khác mượn để tự đóng.
Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của Hiệu trưởng.
Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai phải thực hiện đúng quy định tại điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ.
Không được mang con dấu ra khỏi cơ quan.
Con dấu phải được quản lý chặt chẽ và bảo quản trong két sắt có khóa bằng mã riêng chắc chắn.
Khi sử dụng không được để bừa bãi trên bàn.
Giữ gìn, không làm biến dạng con dấu.
Nếu để mất con dấu, đóng dấu không đúng quy định, lợi dụng việc sử dụng con dấu để hoạt động phạm pháp sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy tố trước pháp luật.
Nhân viên được phân công có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu và tạo điều kiện khi cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo quản và sử dụng con dấu./.
Tải file đính kèm: qd_giu_va_su_dung_con_dau_1819_1411202312.doc
Quyết Định Về Phân Công Quản Lý Và Sử Dụng Con Dấu
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Q6 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG VƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
QUYẾT ĐỊNH Về phân công quản lý và sử dụng con dấu
Số: 129 /QĐ-HV Quận 6, Ngày 7 tháng 8 năm 2014
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG VƯƠNG
Căn cứ Quyết định số 1970/ QĐ-UB-NV ngày 13/7/2010 của UBND quận 6 Về việc thành lập trường Tiểu học HÙNG VƯƠNG;
Căn cứ điều 20 của Điều lệ trường tiểu học ban hành ngày 30/12/2010 của Bộ giáo dục và Đào tạo Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hiệu trưởng;
Căn cứ nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ Về Công tác văn thư;
Căn cứ Nghị định 58/2001/NĐ-CP ngày 24/08/2001 của Chính phủ Quy định việc quản lý và sử dụng con dấu;
QUYẾT ĐỊNH
Xét tính chất công việc và năng lực, đạo đức CB-NV nhà trường;
Phân công Bà Trần Huyền Trang là nhân viên văn thư nhà trường có nhiệm vụ quản lý và sử dụng con dấu cuả trường tiểu học Hùng Vương.
Bà Trần Huyền Trang có trách nhiệm quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật tại điều 25, 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP và điều 6 Nghị định 58/2001/NĐ-CP.
Nguyễn Ngọc Phiếm QUY ĐỊNH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CON DẤU CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG VƯƠNG (Đính kèm quyết định số Ngày 7 / 8 / 2014)
Quyết định này thay thế quyết định số 145/QĐ-HV năm 2013, các bộ phận, tổ, khối , Bà Trần Huyền Trang chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
Dấu chỉ được đóng lên những văn bản đã có chữ ký hợp lệ của Ban giám hiệu theo thẩm quyền quy định trong bản Phân công nhiệm vụ Ban giám hiệu.
Không đóng dấu khống chỉ lên giấy trắng, giấy in sẵn, giấy giới thiệu chưa ghi tên người sử dụng và mục đích sử dụng.
Văn thư phải tự tay đóng dấu lên văn bản, không cho người khác mượn để tự đóng.
Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của Hiệu trưởng.
Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai phải thực hiện đúng quy định tại điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ.
Không được mang con dấu ra khỏi cơ quan.
Con dấu phải được quản lý chặt chẽ và bảo quản trong tủ có khóa chắc chắn.
Khi sử dụng không được để bừa bãi trên bàn.
Giữ gìn, không làm biến dạng con dấu.
Nếu để mất con dấu, đóng dấu không đúng quy định, lợi dụng việc sử dụng con dấu để hoạt động phạm pháp sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy tố trước pháp luật.
Văn thư có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu và tạo điều kiện khi cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo quản và sử dụng con dấu./
Tải file đính kèm: GIU VA SU DUNG CON DAU.doc
Nghị Định Về Quản Lý Và Sử Dụng Con Dấu
Chính phủ vừa qua đã ban hành Nghị định số 99/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 về quản lý và sử dụng con dấu. Theo đó, Nghị định này quy định về quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và chức danh nhà nước. Nghị định này không điều chỉnh đối với: Quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp được đăng ký, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư; Dấu tiêu đề; dấu ngày, tháng, năm; dấu tiếp nhận công văn; dấu chữ ký.
Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục về con dấu. Việc đăng ký, quản lý con dấu và cho phép sử dụng con dấu phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Nghị định này. Con dấu quy định trong Nghị định này là hình tròn; mực dấu màu đỏ. Điều kiện sử dụng con dấu Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng. Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây: Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi; Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu. Quy định cụ thể về quản lý và sử dụng con dấu Nghị định số 99/2023/NĐ-CP quy định cụ thể các cơ quan, tổ chức, chức danh sử dụng con dấu có hình Quốc huy; Cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu có hình biểu tượng hoặc con dấu không có hình biểu tượng. Ngoài ra, đối với hồ sơ đăng ký mẫu con dấu mới, Nghị định cũng quy định tùy cơ quan, tổ chức, chức danh khi đăng ký mẫu dấu mới sẽ nộp những giấy tờ khác nhau như: Quyết định thành lập hoặc văn bản quy định về tổ chức, hoạt động; Quyết định công nhận tổ chức. Ngoài ra, tùy trường hợp có thể phải nộp: Giấy phép hoạt động; Điều lệ hoạt động đã được phê duyệt; Văn bản quy định về tổ chức, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp; Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. Đối với trình tự, thủ tục nộp, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả về con dấu: 1- Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua cổng thông tin điện tử của cơ quan đăng ký mẫu con dấu; 2- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thông tin, văn bản, giấy tờ và thực hiện: Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ cấp giấy biên nhận trực tiếp cho người nộp hồ sơ; Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; Trường hợp không đủ điều kiện thì từ chối giải quyết. 3- Người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng; 4- Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu theo quy định của pháp luật; 5- Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước khi nộp hồ sơ đề nghị đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu phải xuất trình con dấu đã được đăng ký trước đó để cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu kiểm tra, đăng ký theo quy định; 6- Tổ chức nước ngoài mang con dấu vào Việt Nam sử dụng, khi nộp hồ sơ phải nộp con dấu đã mang vào cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu để kiểm tra, đăng ký theo quy định; 7- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết, cơ quan đăng ký mẫu con dấu có trách nhiệm trả kết quả đăng ký mẫu con dấu mới, đăng ký lại mẫu con dấu, đăng ký thêm con dấu, đăng ký dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi; cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023. Nghị định này thay thế Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu và Nghị định số 31/2009/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP.
Nguồn: Tin tổng hợp trên mạng
Những Quy Định Về Quản Lý Và Sử Dụng Con Dấu
Con dấu công ty là vật dụng rất quen thuộc thường xuất hiện trên nhiều giấy tờ, chứng từ giao dịch của công ty cũng như các loại giấy tờ quan trọng khác. Nếu không được đóng dấu công ty thì nhiều văn bản sẽ không có hiệu lực hay giá trị pháp lý. Vậy con dấu công ty là gì? Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi sử dụng con dấu? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Các loại con dấu công ty
Con dấu công ty có vai trò như một dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp nhằm phân biệt giữa công ty này với công ty khác. Hiện nay, có 2 loại con dấu cơ bản là con dấu pháp lý và con dấu không mang tính pháp lý.
+ Con dấu pháp lý: Theo các quy định được ban hành thì con dấu pháp lý là con dấu của cơ quan nhà nước và con dấu mang tính pháp nhân của doanh nghiệp. Con dấu này được phát hành theo quy định và sự quản lý của nhà nước với kiểu dáng hình tròn kèm theo mực màu đỏ. Nó xác nhận tính pháp lý của văn bản và tài liệu do doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước ban hành. Việc đóng dấu pháp lý phải đúng theo quy định của pháp luật.
+ Con dấu không mang tính pháp lý: Con dấu không mang tính pháp lý là các con dấu phát sinh giúp công việc được thuận tiện hơn. Loại con dấu này không do cơ quan nhà nước ban hành. Hiện nay, con dấu pháp lý có nhiều hình dạng khác nhau như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình oval, hình elip và dạng chữ, với các màu cũng rất đa dạng như màu đỏ, màu xanh và các màu không phổ biến khác…
Con dấu không mang tính pháp lý bao gồm:
Dấu chức danh, dấu tên.
Dấu correct.
Dấu phòng, ban.
Dấu sao y bản chính, đối chiếu bản chính.
Dấu chữ nhật thông tin cửa hàng,…
Giá trị pháp lý của loại dấu tròn và loại dấu vuông
Con dấu tròn (hay còn gọi với tên con dấu hình tròn) là loại dấu thể hiện và khẳng định giá trị pháp lý của doanh nghiệp và do doanh nghiệp phát hành. Trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn Luật này.
Cụ thể, tại Điều 6 Nghị định 58/2001/NĐ-CP quy định:
Mỗi doanh nghiệp chỉ được sử dụng một con dấu, trường hợp cần có thêm con dấu thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, con dấu bổ sung thêm này phải có ký hiệu riêng để phân biệt với con dấu trước.
Tất cả các con dấu doanh nghiệp bắt buộc phải có kiểu dáng tròn và sử dụng mực màu đỏ.
Sau khi khắc con dấu xong thì doanh nghiệp phải đăng ký mẫu dấu tại cơ quan công an và thực hiện nộp phí theo quy định. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng con dấu khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Khi bắt đầu sử dụng con dấu, doanh nghiệp cần thông báo giới thiệu mẫu con dấu. Do vậy, chỉ con dấu tròn mới có giá trị pháp lý trong các hoạt động của doanh nghiệp.
Sau khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực (từ ngày 01/7/2023) và theo hướng dẫn của Điều 12 Nghị định 96/2023/NĐ-CP thì:
Doanh nghiệp có quyền tự do quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của mình. Nội dung con dấu phải thể hiện đầy đủ các thông tin quan trọng: Tên doanh nghiệp và Mã số doanh nghiệp.
Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu sẽ được thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Theo đó, nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm: Mẫu con dấu (hình thức, kích cỡ, nội dung, màu mực dấu); Số lượng con dấu; Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.
Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể như hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác. Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.
Như vậy, con dấu công ty dù có là dấu tròn hay dấu vuông đều có giá trị pháp lý khi doanh nghiệp đó thông báo mẫu con dấu tới Phòng Đăng ký kinh doanh và công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Con dấu hình vuông còn có thể được ban hành để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp mà không phải chịu sự quản lý của Cơ quan Nhà nước.
Quy định về quản lý và sử dụng con dấu công ty
Theo khoản 4 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014 quy định thì việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu được thực hiện theo Điều lệ của công ty. Bên cạnh đó, con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
Hiện nay, Nghị định 99/2023/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu được ban hành ngày 01/7/2023 đã quy định về nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu. Theo đó, việc quản lý và sử dụng con dấu tuân thủ đúng Hiến pháp và pháp luật ban hành. Con dấu công ty quy định trong Nghị định này là hình tròn, mực dấu màu đỏ và yêu cầu doanh nghiệp chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu và phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
Cách đóng dấu công ty
Có 3 cách đóng dấu công ty: Dấu đóng trên chữ ký, dấu treo và dấu giáp lai.
Cách đóng dấu chữ ký
Dấu chữ ký là loại dấu được đóng trên chữ ký của người có thẩm quyền ban hành văn bản, quyết định. Trong doanh nghiệp, người được đóng dấu trên chữ ký là giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền.
Những văn bản cần được đóng dấu chữ ký: Hợp đồng, quyết định, các loại công văn giấy tờ, thông báo, các loại giấy ủy quyền và giấy giới thiệu…
Cách đóng dấu chữ ký:
Dấu chỉ được đóng sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký.
Dấu đóng phải rõ ràng, đúng chiều và dùng màu mực đỏ theo như quy định của pháp luật.
Con dấu đóng bên trái, trùm lên trên 1/3 chữ ký của người có thẩm quyền, một phần dấu trùm lên phần chức danh và phần họ và tên.
Dấu đóng trên mép trái hoặc phải của văn bản được gọi là dấu giáp lai. Đối với trường hợp văn bản có từ 2 trang trở lên cần đóng dấu giáp lai trên tất cả các trang. Việc đóng dấu giáp lai thể hiện sự liền mạch của văn bản và tránh trường hợp nội dung các trang trong văn bản bị thay đổi.
Cách đóng dấu giáp lai:
Các trang tài liệu sắp xếp theo hình dẻ quạt, đóng dấu một lần trùm lên tất cả các trang.
Dấu giáp lai phải đảm bảo có ở lề tất cả các trang tài liệu.
Con dấu không đè lên nội dung văn bản.
Cách đóng dấu treo
Dấu treo là dấu được đóng trên trang đầu của văn bản, trùm lên một phần tên cơ quan, doanh nghiệp hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính.
Một số doanh nghiệp đóng dấu treo lên các văn bản, quyết định nội bộ mang tính thông báo trong cơ quan hoặc trên góc trái của liên đỏ hóa đơn thanh toán.
Việc đóng dấu treo lên văn bản nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một phần của văn bản chính chứ không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó.
Câu hỏi thường gặp
+ Hộ kinh doanh có con dấu hay không?
Trả lời: Theo Khoản 1 của Điều 49 tại Nghị định số 43/2010/NĐ – CP của Chính Phủ quy định hộ kinh doanh là đơn vị không được quyền làm và sử dụng con dấu công ty. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công nhân Việt Nam hoặc nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ thì chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Do vậy, nếu hộ kinh doanh nào muốn khắc con dấu riêng để sử dụng như dấu pháp nhân hoặc với mục đích ký hợp đồng, xuất hóa đơn thì sẽ là hành vi vi phạm pháp luật.
Còn căn cứ tại Điều 1 của Nghị định số 58/2001/NĐ – CP của Chính Phủ thì con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và một số chức danh nhà nước. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước.
Như vậy, nếu hộ kinh doanh muốn thực hiện khắc con dấu riêng thì chỉ có thể sử dụng dấu vuông, dấu logo, dấu chữ ký, nhằm mục đích cung cấp thông tin và thay thế phần thông tin của hộ kinh doanh chứ không nên sử dụng như là một dấu pháp nhân theo quy định của Nhà nước. Nếu sử dụng con dấu với mục đích cung cấp thông tin trên thì hộ kinh doanh không phải trình báo và đăng ký sử dụng con dấu.
+ Con dấu vuông có giá trị pháp lý không?
Trả lời: Thực tế khi công ty đã đăng ký pháp lý cho con dấu tròn thì con dấu vuông sẽ không có giá trị về mặt pháp lý. Khi đó cơ quan công an cũng không quản lý loại dấu này và doanh nghiệp có thể sử dụng mà không cần làm đăng ký. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng con dấu vuông có tính pháp lý thì doanh nghiệp có thể mang đến cơ quan công an và các cơ quan có thẩm quyền để xác nhận. Lúc này con dấu vuông sẽ có chức năng pháp lý như dấu tròn. Thông thường các hộ kinh doanh nhỏ, các cửa hàng… sử dụng loại dấu này như con dấu cá nhân để thay thế phần thông tin của hộ kinh doanh.
Hiện đang là Kế Toán Trưởng tại Tập Đòan KTG và Là Giám đốc tại Công Ty Ttax thuộc T-Group. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành kế toán chức vụ quản lý cấp cao như: Quản Trị Tài Chính, Kiểm Toán, Kế Toán Trưởng cho các Tập Đoàn Doanh thu hàng năm đều hơn 600 tỷ.
ttax.vn
Quy Định Mới Về Quản Lý Và Sử Dụng Con Dấu
NGHỊ ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc V i ệt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tổ chức khác được thành l ập, hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và chức danh nhà nước.
2. Nghị định này không điều chỉnh đối với:
a) Quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp được đăng ký, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư;
b) Dấu tiêu đề; dấu ngày, tháng, năm; dấu tiếp nhận công văn; dấu chữ ký.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký , quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.
Con dấu quy định tại Nghị định này, bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng dưới dạng dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi.
2. Con dấu có hình Quốc huy là con dấu trên bề mặt có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Con dấu có hình biểu tượng là con dấu trên bề mặt có hình ảnh tượng trưng của cơ quan, tổ chức đó được pháp luật công nhận hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
4. Con dấu không có hình biểu tượng là con dấu trên bề mặt không có hình Quốc huy hoặc không có hình ảnh tượng trưng như quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
6. Dấu nổi là con dấu trên bề mặt có nội dung thông tin giống như dấu ướt, khi sử dụng đóng lên văn bản, giấy tờ sẽ in nổi nội dung thông tin trên bề mặt con dấu.
7. Dấu thu nhỏ là loại dấu ướt hoặc dấu nổi nhưng có kích thước nhỏ hơn.
8. Dấu xi là con dấu trên bề mặt có nội dung thông tin giống như dấu ướt, khi sử dụng con dấu dùng chất liệu xi để đóng niêm phong sẽ in nội dung thông tin trên bề mặt con dấu.
10. Cơ quan đăng ký mẫu con dấu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.
11. Đăng ký mẫu con dấu là việc cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu thực hiện đăng ký mẫu con dấu với cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
12. Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu là văn bản của cơ quan đăng ký mẫu con dấu chứng nhận cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đã đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
14. Tổ chức kinh tế quy định tại Nghị định này là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo các luật: Công chứng, luật sư, gi á
Điều 4. Nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục về con dấu.
3. Việc đăng ký, quản lý con dấu và cho phép sử dụng con dấu phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
4. Con dấu quy định trong Nghị định này là hình tròn; mực dấu màu đỏ.
Điều 5. Điều kiện sử dụng con dấu
2. Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi.
a) Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền;
b) Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi;
c) Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Làm giả con dấu, sử dụng con dấu giả.
4. Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung mẫu con dấu đã đăng ký.
5. Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
6. Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp con dấu; sử dụng con dấu của Cơ quan, tổ chức khác để hoạt động.
7. Chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu.
8. Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu.
9. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.
10. Đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền.
12. Lợi dụng nhiệm vụ được giao trong quá trình giải quyết thủ tục về con dấu để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
13. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Các Loại Con Dấu Doanh Nghiệp? Quy Định Về Quản Lý Và Sử Dụng Con Dấu?
Các loại con dấu tại Việt Nam? Con dấu tương ứng với từng loại hình tổ chức? Quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, giấy chứng nhận mẫu dấu tại Việt Nam.
Bài viết này nói về việc quản lý và sử dụng con dấu hình tròn, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, không phải là con dấu hình vuông, hình oval, dấu chức danh, dấu tên chúng tôi
Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước.
Con dấu gồm hai loại: có hình quốc huy và không có hình quốc huy.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
2. Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
3. Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ;
4. Văn phòng Chủ tịch nước;
6. Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định;
7. Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp;
8. Cơ quan thi hành án dân sự;
9. Phòng Công chứng Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
10. Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, gồm Cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn đại diện thường trực tổ chức quốc tế liên chính phủ và Cơ quan lãnh sự (kể cả lãnh sự danh dự), Cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện cho Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với nước, tổ chức quốc tế tiếp nhận trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn do luật pháp quy định;
11. Các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao : Cục Lãnh sự, Vụ Lễ tân, ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài và Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh;
1. Các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
2. Các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân, Viện Kiểm sát quân sự, Toà án nhân dân, Toà án quân sự các cấp;
3. Các cơ quan chuyên môn và tổ chức sự nghiệp trực thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
4. Tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các hội hữu nghị, các tổ chức hoạt động nhân đạo, hội bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện; các tổ chức phi chính phủ khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hay cấp giấy phép hoạt động;
5. Các tổ chức tôn giáo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động;
7. Một số tổ chức khác được cơ quan có thẩm quyền thành lập cho phép.
8. Các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
1. Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được sử dụng một con dấụ Trong trường hợp cần có thêm con dấu cùng nội dung như con dấu thứ nhất thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền thành lập và phải có ký hiệu riêng để phân biệt với con dấu thứ nhất;
“Cơ quan có thẩm quyền thành lập” được hiểu là trong trường hợp cơ quan, tổ chức có địa bàn hoạt động trên phạm vi rộng, có trụ sở ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đóng trụ sở chính, do tính chất công việc và sự cần thiết để điều hành công việc kịp thời thì cơ quan, tổ chức đó có thể đề nghị cơ quan đã thành lập hoặc cấp phép hoạt động cho phép sử dụng thêm con dấu cùng nội dung như con dấu thứ nhất.
2.Các cơ quan, tổ chức có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ, thẻ chứng minh nhân dân, thị thực visa có dán ảnh thì được khắc thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ để phục vụ cho công tác, nghiệp vụ nhưng phải được cấp có thẩm quyền cho phép và nội dung con dấu phải giống như con dấu ướt mà cơ quan, tổ chức đó được phép sử dụng.
3. Mực in dấu thống nhất dùng màu đỏ.
4. Trong trường hợp bị mất con dấu, cơ quan, tổ chức phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất và cơ quan công an đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu đồng thời phải huỷ bỏ con dấu bị mất.
6. Khi cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu chia tách, sáp nhập, giải thể, kết thúc nhiệm vụ có hiệu lực thi hành thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải thu hồi con dấu và nộp lại con dấu cho cơ quan công an cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấụ
Về nguyên tắc, Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức kinh tế có trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc bảo quản và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức mình theo đúng chức năng và thẩm quyền được pháp luật quy định.
Lưu ý: Tại doanh nghiệp, thông thường – và theo qui định về công tác văn thư – con dấu được giao cho nhân viên phụ trách văn thư giữ. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ thì người chủ doanh nghiệp chính là người có trách nhiệm giữ (quản lý) và sử dụng con dấu.
Chính phủ qui định con dấu của cơ quan, tổ chức Nhà nước phải được giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu tại cơ quan, tổ chức. Điều này có nghĩa là con dấu phải được để tại trụ sở cơ quan, tổ chức và phải được quản lý chặt chẽ. Trường hợp thật cần thiết để giải quyết công việc ở xa trụ sở cơ quan thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức đó có thể mang con dấu đi theo và phải chịu trách nhiệm về việc mang con dấu ra khỏi cơ quan.
a) Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền
b) Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức;
c) Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền;
d) Không được đóng dấu khống chỉ.
– Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức;
– Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó.
1. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.
2. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
3. Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.
4. Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.
Bộ Công an quy định thống nhất mẫu các loại con dấu và việc khắc biểu tượng trong con dấu hoặc chữ nước ngoài trong con dấu; cấp giấy phép khắc dấu, lưu chiểu mẫu dấu và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu; quản lý hoạt động khắc dấu; kiểm tra việc quản lý, sử dụng con dấu.
Thẩm quyền cấp giấy phép khắc dấu, giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và đăng ký lưu chiểu mẫu dấu quy định như sau :
1. Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an cấp giấy phép khắc dấu, đăng ký mẫu con dấu, cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho các chức danh nhà nước, các cơ quan, tổ chức thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương; cấp giấy phép khắc dấu cho các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan đại diện bên cạnh các tổ chức Quốc tế liên Chính phủ của nước ngoài tại Việt Nam; cấp giấy phép mang con dấu vào Việt Nam sử dụng cho các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác không có chức năng ngoại giao hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép khắc dấu, đăng ký mẫu dấu, cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho các cơ quan, tổ chức địa phương, một số cơ quan, tổ chức Trung ương đóng tại địa phương theo phân cấp của Bộ Công an; đăng ký mẫu dấu và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác không phải là đại diện ngoại giao đã được phép mang vào Việt Nam để sử dụng.
3. Các cơ quan nước ngoài khác và các tổ chức quốc tế phi chính phủ có đại diện tại Việt Nam muốn mang con dấu từ nước ngoài vào Việt Nam để sử dụng phải làm thủ tục đăng ký mẫu con dấu tại Bộ Công an Việt Nam.
4. Các cơ quan, tổ chức nước ngoài không phải là Cơ quan đại diện ngoại giao mang con dấu từ nước ngoài vào Việt Nam sử dụng cần có văn bản gửi Bộ Công an Việt Nam nói rõ lý do, phạm vi sử dụng con dấu, kèm theo mẫu con dấu, giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, đồng thời phải đăng ký mẫu dấu trước khi sử dụng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Quyết Định Về Phân Công Quản Lý Và Sử Dụng Con Dấu Năm Học: 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!