Bạn đang xem bài viết “Rằm Tháng Giêng” Và Quá Trình Tiếp Biến Văn Hóa được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
(Chinhphu.vn) – Câu tục ngữ: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, cho thấy ý nghĩa của việc cúng lễ vào dịp rằm tháng Giêng quan trọng đến mức nào trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt.
Theo quan niệm truyền thống, “ngày rằm, mùng một” không chỉ mang ý nghĩa linh thiêng, mà còn chứa đựng những điều tốt lành, may mắn. Chính vì vậy người ta đã chọn những ngày này làm thời điểm thích hợp để bày tỏ lòng thành kính, khát vọng của mình với tự nhiên. Khái niệm “tự nhiên” ở đây được hiểu là chốn linh thiêng nơi có thần, Phật và các bậc tiền nhân đã thuộc về tự nhiên. Người phương Đông nói chung, người Việt nói riêng quan niệm tháng giêng là khởi đầu cho một năm mới, tháng đầu tiên của năm có ý nghĩa “đầu có xuôi, đuôi mới lọt”. Rằm tháng Giêng (còn được biết đến như là Tết Nguyên tiêu) là đêm trăng tròn đầu tiên khởi đầu một năm mới, đích thực mang những ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Phải chăng đây chính là lý do khiến một số quốc gia châu Á chủ động tiếp nhận những giá trị tích cực của Tết Nguyên tiêu để rồi biến nó thành một sự kiện lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Theo quan niệm truyền thống, “ngày rằm, mùng một” không chỉ mang ý nghĩa linh thiêng, mà còn chứa đựng những điều tốt lành, may mắn. Chính vì vậy người ta đã chọn những ngày này làm thời điểm thích hợp để bày tỏ lòng thành kính, khát vọng của mình với tự nhiên. Khái niệm “tự nhiên” ở đây được hiểu là chốn linh thiêng nơi có thần, Phật và các bậc tiền nhân đã thuộc về tự nhiên.Người phương Đông nói chung, người Việt nói riêng quan niệm tháng giêng là khởi đầu cho một năm mới, tháng đầu tiên của năm có ý nghĩa “đầu có xuôi, đuôi mới lọt”. Rằm tháng Giêng (còn được biết đến như là Tết Nguyên tiêu) là đêm trăng tròn đầu tiên khởi đầu một năm mới, đích thực mang những ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Phải chăng đây chính là lý do khiến một số quốc gia châu Á chủ động tiếp nhận những giá trị tích cực của Tết Nguyên tiêu để rồi biến nó thành một sự kiện lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Theo một số tài liệu, Tết Nguyên tiêu “rằm tháng Giêng” là lễ hội cổ truyền ở Trung Quốc, nó được phổ biến và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Trong quá trình giao thoa văn hóa ấy Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực đã tiếp nhận và biến đổi Tết Nguyên tiêu theo cách của riêng mình. Tại Trung Quốc xưa, Tết Nguyên tiêu còn được gọi là Tết Trạng nguyên. Ngày nay, “rằm tháng Giêng” vẫn được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới đối với cả cộng đồng người Hoa đang sinh sống và làm việc trong và ngoài lãnh thổ. Tết Nguyên tiêu ngày nay ở Trung Quốc có tên “Lễ hội Đèn hoa” hay “Lễ hội Hoa đăng” với rất nhiều hoạt động văn hóa phong phú đa dạng.
Tại Hàn Quốc lễ hội “rằm tháng Giêng” có tên “Daeboreum”, là dịp để người dân quốc gia này hướng đến tự nhiên bày tỏ kính ngưỡng đối với sự linh thiêng nơi “mặt trăng”, cầu mong có được sự may mắn, tốt lành. Trong dịp lễ hội này, người dân Hàn Quốc cùng nhau tổ chức các trò chơi truyền thống, ở một số vùng quê người ta còn trèo lên núi cao với mong muốn là người đầu tiên nhìn thấy mặt trăng mọc, với niềm tin sẽ có một năm mới nhiều may mắn và những điều tốt đẹp.
Ở đất nước Nhật Bản xưa, vào ngày rằm tháng Giêng theo lịch âm, người Nhật tổ chức Lễ hội “Koshōgatsu”, nội dung chính của Lễ hội là nghi lễ cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu… Ngày nay ở Nhật Bản, lễ hội này được cử hành vào ngày 15 tháng 1 dương lịch hằng năm.
Trong quá trình hội nhập và giao thoa văn hóa, lịch sử dân tộc Việt từng chứng kiến những đợt du nhập của văn hóa Trung Hoa, trong đó có cả hình thức cưỡng bức ở thời kỳ Bắc thuộc cùng những ảnh hưởng có tính áp chế từ quốc gia phương Bắc. Với ý chí độc lập tự chủ, cùng sức mạnh nội sinh tiềm tàng, cho dù phải tiếp nhận dưới hình thức cưỡng chế hay tự nguyện thì người Việt luôn biết cách lựa chọn những gì phù hợp với dân tộc mình. Đi cùng với tiếp nhận có chọn lọc, là sự sáng tạo không ngừng trong quá trình dung nạp để biến đổi những yếu tố ngoại sinh trở thành những giá trị nội sinh đậm bản sắc dân tộc.
Nếu như Tết Nguyên tiêu ở Trung Quốc, các triều đại phong kiến xưa dành “Tết Trạng nguyên” cho một số ít những “ông Trạng” đến Vườn thượng uyển ngắm trăng, làm thơ… thì ở Việt Nam, nội dung này được biến đổi cả về hình thức lẫn nội dung để trở một ngày hội lớn của tất cả những người làm thơ, yêu thơ trong cả nước. Công chúng yêu thơ, bất cứ ai, ở đâu, cũng có thể tận hưởng cái không khí lễ hội của đêm thơ “Tết Nguyên tiêu”. Đêm Nguyên tiêu của “Ngày thơ Việt Nam” đã từng bước hình thành như nếp sinh hoạt thường xuyên, một sân chơi lành mạnh, tao nhã và trí tuệ. Hiện nay, Ngày thơ Việt Nam đã và đang được nhiều địa phương trong cả nước hưởng ứng nhân rộng.
Tuy nhiên sự tiếp biến đáng kể nhất trong lễ “rằm tháng Giêng” chính là việc người Việt đã hình thành một nếp văn hóa tâm linh độc đáo. Đây là dịp mọi người tìm đến các ngôi chùa, đền miếu, di tích lịch sử trong những ngày đầu năm. Ở nơi thanh tịnh này, con người có dịp suy nghĩ về mình, về mọi người nhiều hơn, sâu sắc hơn; qua đó thấy cuộc đời bình an hơn, thánh thiện hơn, nhân ái hơn. Những giá trị tâm linh này có thể coi là hành trang để con người vững tin bước vào một năm mới với những điều tốt đẹp. Một giá trị nhân văn nữa mà lễ cúng rằm tháng Giêng có được trong quá trình Việt hóa, là sự gắn kết bền vững giữa các thành viên trong mỗi gia đình khi đứng trước ban thờ gia tiên, nhớ đến công đức của các bậc sinh thành, nhớ về cội nguồn. Cũng trong ngày này, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cỗ cúng để mọi thành viên có dịp ngồi lại với nhau, cầu mong một năm bình an, may mắn.
Tết Nguyên tiêu tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng các quốc gia bên ngoài trong quá trình tiếp nhận đã có sự chọn lọc và sáng tạo phù hợp để lễ hội “rằm tháng Giêng” trở thành một sự kiện văn hóa, tâm tinh của chính dân tộc mình. Trong xu thế hòa nhập văn hóa thế giới, việc tiếp nhận và chịu ảnh hưởng từ bên ngoài là tất yếu. Vấn đề nằm ở chỗ một dân tộc ứng xử và thực hiện sự tiếp biến văn hóa như thế nào để giữ được bản sắc!
Nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Tiến Thắng
Đọc Hiểu Văn Bản: Rằm Tháng Giêng
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
Bài thơ Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) Bác viết năm 1948, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta mới trải qua hơn một năm còn gặp nhiều khó khăn chồng chất. Thê’nhưng những khó khăn ấy không để lại một nét gợn nào trong bài thơ. Bài thơ trong suốt, biểu hiện một vẻ đẹp hoàn chỉnh một đêm trăng rằm tháng giêng, nhưng đẹp hơn là vẻ đẹp lung linh của một tâm hồn lớn.
Cảm hứng sáng tạo của nhà thơ trước hết dậy lên từ cảnh một đêm rằm tháng giêng, nghĩa là một đêm trăng, lại trăng rằm, vầng trăng đang độ tròn đẹp nhất, cảnh vật ở đây phơi phới lồng lộng, đù đó là cảnh ban đêm ở chiến khu Việt Bắc. Đất trời sông nước tràn ngập ánh trăng, tràn ngập sắc xuân, sức xuân.
Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
(Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên.)
Cái nhìn khoẻ khoắn của nhà thơ bao trùm lên cảnh vật thiên nhiên. Vầng trăng đang độ tròn nhất, sáng nhất (nguyệt chính viên) hoà hợp với mùa xuân đầy cả đất trời : Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp’ xuân thiên (Sông xuân, nước xuân tiếp nối với trời xuân) có ba chữ xuân nôi tiếp nhau cứ như ùn ùn trỗi dậy sắc xuân, sức xuân. Mùa xuân kết liền mặt nước và bầu trời. Mùa xuân không tĩnh mà đang chuyển động, mùa xuân sống động chứ không phải là mùa xuân yên lặng.
Nhà thơ Hồ Chí Minh biểu hiện một tư thế ung dung trước cảnh vật, cao hơn cảnh vật, tư thế của một người làm chủ thiên nhiên, xã hội. Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh sắc đất trời sông nước mùa xuân nhưng bao giờ cũng chủ động trùm lên tất cả. Sông xuân (xuân giang, xuân thuỷ) là cái hữu hạn ; trời xuân (xuân thiên) là cái vô hạn. Cái nhìn đồng nhất hữu hạn và vô hạn ấy của nhà thơ làm cho không gian thơ rộng mở không cùng và hình ảnh thơ, ý thơ càng thêm bát ngát, cảnh trăng lồng lộng nối liền trời nước là một cảnh trăng rất say và rất mộng. Anh trăng đã thành cảm hứng thường trực của nhà thơ. Trăng vào thơ – đó là truyền thống phương Đông. Thơ Bác đầy trăng ‘đã nói lên tâm hồn nghệ sĩ phương Đông của Bác. Nhưng trong truyền thống thơ ca, chúng ta gặp cảm xúc trước thiên nhiên, trước ánh trăng của các nhà thơ thường nảy nở trong một tư thế nhân sinh tĩnh tại, an nhàn. Các nhà thơ đến với trăng là để ngắm trăng, để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, ở Bác Hồ, tâm hồn nhà thơ Hồ Chí Minh giữa cảnh đất trời sông nước đầy trăng như thế phải đâu chỉ là chuyện đi thưởng xuân ! Bên canh cái cảm hứng thiên nhiên còn là cảm hứng lớn hơn, cao đẹp hơn ; cảm hứng về vận mệnh đất nước. Hai câu thơ sau, đặc biệt câu thơ thứ ba là tâm điểm của bài thơ, của tư thế nhà thơ, tâm hồn nhà thơ :
Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
(Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.)
Yên ba thâm xứ – nơi tận cùng của khói sóng vừa kín đáo vừa yên tĩnh, những người lãnh đạo cuộc kháng chiến thần thánh’ của dân tộc đang bàn bạc việc quân, đến nửa đêm trăng sáng đầy thuyền.
Vẫn một con thuyền, với khói sóng, với trăng đêm,… nhưng không có sương khói mung lung, không có cái buồn của ánh lửa chài bên sông, không có cái huyền bí mơ màng của một tâm sự u uẩn trong một bài thơ cổ, một bài thơ Đường thi của Trương Kế :
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, Giang phong ngư hoả đối sầu miên. Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tư, Dạ bản chung thanh đáo khách thuyền.
(Trăng tà chiếc quạ kêu sương,
Lửa chài cây bến, sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.)
Và cái yên ba thâm xứ ở câu thơ thứ ba còn gợi lên phảng phất âm hưởng ở một vài bài thơ nào đó nữa :
Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.)
(Thôi Hiệu)
hoặc của Cao Bá Quát :
Thế sự thăng trâm quân mạc vấn Yên ba thâm xứ hữu ngư châu.
(Cuộc đời lên xuống anh đừng hỏi
Trong khói sóng có một con thuyền.)
Cái khói sóng nghìn xưa đã gợi một nỗi buồn li quê của khách giang hồ và gợi một nỗi đau tuyệt vọng của một tài tử bê’ tắc trước cuộc đời. Nhưng với Bác Hồ, cảnh xưa kết hợp với thực tại một cách tài tình. Câu bàn bạc việc quân đã xoá đi nỗi buồn muôn thuở của khói sóng. Ba chữ đàm quân sự như một yếu tố có tính chất khu biệt thơ Bác và thơ của những nhà thơ cổ điển khác. Và câu thơ cũng cho chúng ta thấy rõ việc quân đâu phải là việc khô khan mả cũng là một công việc nên thơ. Thơ đến với mùa xuân, với trăng, với sông nước, thơ cũng đến cả với công việc cách mạng. Với Bác Hồ, không có nơi nào là “khu rừng cấm của thơ ca”.
Nửa đêm trăng sáng, nên thơ. Một không gian yên ả’như thế thường gợi lên một tiêng chuông chùa xa đưa thoát tục. Bác Hồ đã đưa cảnh nửa đêm trở về với đời thực, bàn bạc việc quân. Cũng như trong cảnh nằm chợp mắt sau gần một đêm không ngủ được, người ta cũng dễ mơ đến những gì thuộc về cuộc sống đời thường nhưng Bác Hồ thì lại mơ đến ngôi sao năm cánh, cảnh yên ba thâm xứ như đối lập với cảnh đầm quân sự nhưng sư đối lập này lai được đồng nhất ở câu thơ sau : Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền). Cái mơ và cái thực hoà chung trong một con thuyền chở đầy trăng.
Bài thơ Rằm tháng giêng là cả một sư hài hoà tuyệt đẹp. Hài hoà giữa cái dáng vẻ cổ điển (cũng là cảnh đêm trăng, cảnh sông nước, cảnh xuân,…) và thi nhân mà thơ xưa vốn có với cái dáng vẻ hiện đại bởi ở đây thi nhân không tan biến vào tạo vật mà xuất hiện với tư thế của một người đang cùng nhân dân, lãnh đạo nhân dân trù hoạch công việc kháng chiến, giữ vững nền độc lập, tư do của dân tộc. Bài thơ còn là sự hài hoà giữa con người nghệ sĩ và con người chiến sĩ trong một con người Hồ Chí Minh. Đây có thể coi là một trong những bài thơ hay nhất của Bác viết trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc gian khổ, thiêu thốn nhưng tràn đầy lạc quan cách mạng.
( Theo Mã Giang Lân, Tác phẩm văn học – bài giảng và phân tích, quyển hai, NXB Văn học, Hà Nội, 2001)
VĂN BẢN ĐỌC THÊM
ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG ĐÁY
Dòng sông lặng ngắt như tờ
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo
Bốn bề phong cảnh vắng teo
Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan
Lòng riêng riêng những bàn hoàn
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng
Thuyền về, trời đã rạng đông
Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi.
Mùa thu năm 1949
(Hồ Chí Minh)
– Gơi dẫn
So với bài thơ Rằm tháng giêng, bài thơ này có những điểm giống và khác nào nổi bật ?
Tìm Hiểu Văn Bản: Cảnh Khuya Và Rằm Tháng Giêng
Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 02/09/1969)
Là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lại vừa là một nhà thơ xuất sắc.
Người sinh tại làng Sen Kim Liên – Nghệ An.
Xuất thân từ một gia đình nho học.
Ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với tư tưởng cách mạng.
Người có tấm lòng nhân hậu dễ đồng cảm xúc động, là một người yêu thiên nhiên và yêu con người.
Tác phẩm tiêu biểu: “Nhật kí trong tù”, thơ chữ hán và tập thơ chữ Nôm, văn chính luận, truyện kí.
⇒ Nhà văn lớn, Danh nhân văn hóa thế giới.
*/ Bài thơ được sáng tác vào những năm đầu kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc.
– Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (cả 2 bài)
– Dịch thơ: “Rằm tháng giêng” thể lục bát
*/ “Cảnh khuya” Chia làm 2 phần
*/ “Rằm tháng giêng” chia làm 2 phần
– Đặc điểm chung của hai bài thơ
*/ Cùng tác giả
*/ Cùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
*/ Cùng hoàn cảnh sáng tác
*/ Cùng kết hợp miêu tả và biểu cảm trong thơ
– So sánh: Tiếng suối – tiếng hát.
→ Cảnh gần gũi với con người, trẻ trung, sống động.
– Điệp từ, nhân hoá: “lồng”
→ Lộng lẫy, nhiều đường nét, hình khối, giao hoà, giao cảm.
⇒ Có nhạc, có họa.
– So sánh, điệp từ: “Chưa ngủ”
→ Hài hoà chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ.
– Giá trị nghệ thuật
Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.
Lời thơ tự nhiên gợi cảm.
Sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, điệp từ) đạt hiệu quả cao.
Sáng tạo nhiệp điệu ở câu 1 và 4.
– Giá trị nội dung
Thể hiện sự gắn bó hòa hợp giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu
– Không gian: Cao rộng, bát ngát.
– Điệp từ: “Xuân”
→ Cảnh vật lộng lẫy, trong trẻo, trẻ trung, đầy sức sống.
– “Bàn việc quân”
→ Yêu quê hương, cách mạng.
– “Trăng đầy thuyền”.
→ Phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng.
⇒ Chất thép hài hoà chất nghệ sĩ trong tâm hồn Bác.
– Giá trị nghệ thuật
Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.
Ngôn từ tự nhiên, bình dị và gợi cảm.
Sử dụng các biện pháp (so sánh, điệp từ, liên tưởng) đạt hiệu quả cao.
– Giá trị nội dung
Soạn Bài Cảnh Khuya Và Rằm Tháng Giêng
I.Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Hai bài “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” được làm theo thể thơ nào? Đặc điểm của nó?
-Hai bài thơ Cảnh khuya và rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
-Đặc điểm:
+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)
+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)
+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.
Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.
Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.
-Ngắt nhịp:
Cảnh khuya: Câu 1. ¾; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.
Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.
Câu 2. Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ Cảnh khuya chú ý âm thanh và cách so sánh.
-Hai câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh – cảnh ở đây rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình.
-“Tiếng suối trong như tiếng hát xa” – Cảnh được bắt đầu từ âm thanh của suối – tiếng suối êm dịu từ xa vọng lại mơ hồ hư thực – vừa thể hiện sự tĩnh mịch của cảnh.
Câu 3. Hai câu cuối của bài Cảnh khuya thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào?
-Câu thơ mở ra hai thế giới tâm trạng của nhân vật, hai khía cạnh của một tâm hồn.
-Tác dụng sự lặp lại của từ chưa ngủ.
Câu 4. Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài “Rằm tháng giêng”. Câu thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?
-Nhận xét về không gian miêu tả trong bài thơ:
+ Rộng bao la: bởi sự mở ra đến vô biên của dòng sông và bầu trời. Tràn ngập ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chơ đầy trăng.
+ Tràn ngập ánh trăng:
Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất “Nguyệt chính viên”: “trăng ngày rằm”, hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong “rằm tháng giêng”.
+ Tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng nồng sự sống.
-Cách miêu tả:
+ Không miêu tả cụ thể chi tiết.
+ Chú ý sự khái quát của toàn cảnh và sự hài hòa giữa các cảnh vật.
-Nét đặc biệt về từ ngữ của câu thơ thứ hai:
+ Ba chữ xuân nối tiếp nhau: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên.
+ Ý nghĩa: thể hiện sự tràn đầy của sức xuân và sắc xuân, tạo cảm giác sức sống ấy đang ùn ùn trỗi dậy, đây là một mùa xuân đang ở trong trạng thái chuyển động lớn dần, lớn dần lên.
Câu 5. Bài Nguyên tiêu gợi cho em nhớ tới những từ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7, tập 1?
-Bài Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh gợi cho em nhớ đến bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế.
Phiên âm:
“Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong như hỏa đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”.
Dịch thơ:
“Trăng tà chiếu qua kêu sương
Lửa chào cây bến, sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bế Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn”.
-Đặc biệt là câu: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền gần giống với câu: Dạ bá quy lai nguyệt mãn thuyền.
Giống nhau: Cả hai câu thơ đều diễn tả cảnh khuya tĩnh mịch thanh vắng, đều có hình ảnh con thuyền và dòng sông.
Khác nhau:
+ Con thuyền của Trương Kế dừng bến tĩnh tại, chìm khuất như thoát tục ẩn dật, gợi sự u uẩn.
+ Con thuyền của Hồ Chí Minh con thuyền của Cách mạng, con thuyền chở người lo đời, lo nước, phơi phới niềm tin.
Câu 6. Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?
Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là:
-Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
-Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.
-Cả hai bài thơ đều thể hiện vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ Cách mạng, đêm ngày lo vận nước.
Câu 7. Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?
Cả hai bài thơ đều đẹp như những bức tranh, nhưng mỗi bài thơ thể hiện một vẻ đẹp khác nhau.
-Cảnh khuya là cảnh trăng ngàn gió núi, trăng giữa rừng khuya, một cảnh trăng lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện.
-Rằm tháng giêng là cảnh trăng trên dòng sông, một khung cảnh bao la bát ngát tràn đầy sức xuân.
II.Luyện tập.
Câu 2. Tìm đọc và chép một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về cảnh trăng hoặc cảnh thiên nhiên.
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
(Chiều tối – Nhật kí trong tù)
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
(Ngắm trăng – Nhật kí trong tù)
“Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau”.
Bài Thơ Rằm Tháng Giêng
Bài thơ: Rằm tháng giêng Nội dung bài thơ: Rằm tháng giêng
– Phiên âm:
– Dịch nghĩa:
– Dịch thơ:
I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh– Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
– Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dụng chủ nghĩa xã hội
– Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới
– Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn
+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…
+ Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
+ Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…
II. Đôi nét về tác phẩm Rằm tháng giêng1. Hoàn cảnh ra đời
Bài thơ được sáng tác tại chiến khu Việt Bắc, năm 1948 – những năm đàu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
2. Bố cục (2 phần)
– Phần 1 (hai câu thơ đầu): Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông ở chiến khu Việt Bắc
– Phần 2 (hai câu còn lại): Hình ảnh con người
3. Giá trị nội dung
Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ
4. Giá trị nghệ thuật
– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
– Sử dụng điệp từ
– Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà vẫn bình dị, tự nhiên
III. Dàn ý phân tích tác phẩm Rằm tháng giêngI. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh (những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…)
– Giới thiệu về bài thơ “Rằm tháng giêng” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Thiên nhiên Tây Bắc
– Hình ảnh trăng: nguyệt chính viên – trăng đúng lúc tròn nhất
⇒ Gợi không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng
– Sức sống của mùa xuân: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên
⇒ Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗ dậy và không ngừng chuyển động để lớn dần lên. Khung cảnh tràn đầy sức sống, sông, nước và bầu trời dường như đang giao hòa với nhau
⇒ Bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống
2. Hình ảnh con người
– Bàn việc quân: bàn việc kháng chiến, bàn việ sinh tử của của dân tộc
– Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng
⇒ Phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hào hợp với thiên nhiên của Bác
III. Kết bài
– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
+ Nội dung: vẻ đẹp đêm trăng rằm tháng giêng ở Tây Bắc và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan của Bác
+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà bình dị, gần gũi…
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.
tac-gia-tac-pham-lop-7.jsp
Cảnh Khuya Và Rằm Tháng Giêng Chithao Ppt
?Trường THCS đông KinhGiáo viên thực hiện:
Bài ; Cảnh khuya và Rằm tháng giêngCảnh khuya và Rằm tháng giêng hồ chí minhI. đọc hiểu chú thích :1. Tác giả :Hồ Chí Minh -Một chủ tịch vĩ đại một danh nhân văn hoá thế giới ; một nhà thơ lớn 2. Tác phẩm :Cùng sáng tác tại Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ ác liệt Cùng viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt II.Đọc- hiểu văn bảnVăn bản 1: Cảnh khuya 1. Hai câu đầu :-Âm thanh ; tiếng suối so sánh với tiếng hát – ánh trăng với từ lồng được lặp lại -Thiên nhiên trong trẻo tươi sáng gợi niềm vui sống cho con người 2. Hai câu cuối : – Câu 3 chuyển từ cảnh sang người – Người chưa ngủ vì :+ Cảnh khuya như vẽ : cảnh đẹp , người say đắm với thiên nhiên + Nỗi nước nhà Vừa thiết tha với vẻ đẹp thiên nhiên Vừa hết sức lo lắng đến vận mệnh đất nước Biểu hiện tình yêu thiên nhiên và tình yêu đất nước trong tâm hồn Hồ Chí MinhCảnh khuya và rằm tháng giêng hồ chí minhI. đọc hiểu chú thích :Văn bản 2: Rằm tháng giêng – (Nguyên Tiêu 1. Hai câu đầu :Nguyệt chính viên :Trăng tròn nhất Không gian rộng thoáng , tràn ngập ánh trăngSông , nước , bầu trời tràn ngập hương xuân Thiên nhiên đẹp , con người nồng nàn tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên 2. Hai câu cuối Bàn việc quân :Bàn công việc kháng chiến rất khẩn trương, việc sinh tử của đất nước ánh trăng trở thành ngọn đèn trời khổng lồ , vừa là cảnh đẹp vừa là phương tiện để phục vụ đội quân cách mạnh hoạt động– Dạ bán :Nửa đêmCon thuyền cách mạng vẫn lướt nhanh chở người và chở đầy trăng nữa– Người và cảnh gắn bó hoà nhập Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu đất nước của BácCảnh khuya và rằm tháng giêng hồ chí minhI. đọc hiểu chú thích : II.Đọc- hiểu văn bảnVăn bản 1: Cảnh khuya III. Tổng kết :1. Tạo cảnh thiên nhiên tươi đẹp từ đó biểu hiện tình yêu thiên nhiên và đất nước tha thiết . 2.Tâm hồn nhạy cảm và trân trọng những vẻ đẹp của tạo hoá thể hiện một phong cách sống lạc qua tự chủ 3. Thể thơ thất ngôn tứ ttuyệt , lời ít ý nhiều Sự gợi cảm của ngôn từ kết hợp miêu tả và biểu cảm IV. Luyện tập;Cảnh khuya và rằm tháng giêng hồ chí minhI. đọc hiểu chú thích : II.Đọc- hiểu văn bảnEm biết bài thơ nào của bác có nội dung như vậy nữa ?Về nhà : – Học rhuộc lòng 2 bài thơ – Thấy nét chung và đặc điểm của mỗi bài .
Cập nhật thông tin chi tiết về “Rằm Tháng Giêng” Và Quá Trình Tiếp Biến Văn Hóa trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!