Bạn đang xem bài viết Rút Tiền Từ Thẻ Tín Dụng Qua Máy Pos: Giao Dịch Không Được Pháp Luật Thừa Nhận được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
(thitruongtaichinhtiente.vn) – Theo quy định của pháp luật, hiện chỉ các máy POS đặt tại ngân hàng hoặc các đơn vị được cấp phép thực hiện rút tiền mặt tại quầy mới được cung ứng tiền mặt cho chủ thẻ. Máy POS được cài đặt và sử dụng tại các đơn vị chấp nhận thẻ (như cửa hàng, công ty, tiệm vàng,…) chỉ có thể sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho chủ thẻ chứ không được rút tiền mặt.
Siết chặt giao dịch thanh toán khống nhằm rút tiền từ thẻ tín dụng
Nhằm kiểm soát, phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi sử dụng thẻ ngân hàng không đúng quy định của pháp luật và kiểm soát các rủi ro, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thẻ ngân hàng, ngày 7/1, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 166/NHNN-TT yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tăng cường giám sát, kiểm soát hoạt động thẻ ngân hàng.
Cụ thể văn bản yêu cầu các ngân hàng có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng với chủ thẻ thực hiện giao dịch thanh toán khống nhằm rút tiền từ thẻ tín dụng (không phát sinh việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ); quy định cụ thể nội dung này trong Hợp đồng thanh toán thẻ ký với đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT); có biện pháp giám sát, kiểm tra, quản lý chặt chẽ các ĐVCNT, trường hợp phát hiện ĐVCNT thực hiện giao dịch thanh toán khống cần thực hiện ngay các biện pháp xử lý nghiêm và phản ánh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
Cùng với đó, rà soát, kiểm tra lại toàn bộ quy trình nội bộ, thủ tục, hồ sơ đăng ký phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể:
Đối với thẻ tín dụng, phải có quy định rõ về việc thẻ tín dụng không được sử dụng để chuyển khoản; không cho phép khách hàng sử dụng hạn mức thẻ tín dụng để nạp tiền, ghi có vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ nội địa hoặc thẻ trả trước; có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn các hình thức lợi dụng thẻ tín dụng để sử dụng không đúng quy định của pháp luật (như sử dụng thẻ tín dụng để nạp tiền vào Ví điện tử, thanh toán hàng hóa, dịch vụ không đúng quy định của pháp luật).
Đối với thẻ trả trước, tuân thủ và thực hiện nghiêm các quy định pháp luật hiện hành về thẻ trả trước và các chỉ đạo của NHNN.
Mặt khác, thực hiện nghiên cứu, tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ phạm vi sử dụng thẻ, hạn mức giao dịch thẻ (đặc biệt là thẻ ghi nợ quốc tế) ở nước ngoài (bao gồm giao dịch trực tiếp tại nước ngoài hoặc giao dịch trực tuyến trên các website nước ngoài) tuân thủ quy định của pháp luật, cụ thể:
Rà soát, quy định cụ thể phạm vi sử dụng thẻ, hạn mức các giao dịch thẻ (nạp/rút tiền, thanh toán, chuyển khoản, các dịch vụ khác) trong Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ.
Có biện pháp theo dõi, giám sát, phát hiện việc sử dụng thẻ tại nước ngoài bất hợp pháp, không phù hợp với quy định tại Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và các quy định của pháp luật hiện hành; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Trường hợp phát hiện việc sử dụng thẻ ngân hàng tại nước ngoài với giá trị lớn, tần suất giao dịch nhiều, nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, thực hiện báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các ngân hàng thành viên thuộc Hiệp hội Ngân hàng để chia sẻ, cập nhật thông tin về những hành vi sử dụng thẻ ngân hàng không đúng quy định pháp luật, các hành vi lợi dụng thẻ ngân hàng khác.
Thực tế vẫn diễn biến phức tạp
Tháng 2/2019, lên mạng Internet, vào google đánh máy cụm từ “rút tiền mặt từ thẻ tín dụng”, kết quả tìm kiếm xuất hiện hàng chục đường dẫn với những lời mời chào hết sức hấp dẫn “Đến với ruttien….com, hotline 0984 392 … bạn có thể: Rút toàn bộ số tiền trong thẻ; Thời gian rút tiền linh hoạt; Phục vụ tận nơi theo địa chỉ bạn yêu cầu; Không bị tính lãi suất đến 45 ngày; Chi phí rẻ nhất thị trường, chỉ từ 1,3%”….
Địa chỉ https://ruttienmat….com/, hotline 094.1156…. có nội dung tương tự còn tăng sức cạnh tranh của mình với mức phí đưa ra chỉ từ 1,1% và cung cấp cả dịch vụ hỗ trợ đáo hạn thẻ tín dụng với lãi suất thấp tránh cho phải chịu lãi cao từ ngân hàng khi chưa có tiền nộp ngay.
Đáng nói, trong phần đối tác và khách hàng nhiều trang còn đăng logo của hàng chục ngân hàng tên tuổi. Trong khi có những trang không ghi địa chỉ cung cấp dịch vụ ngoài số hotline thì có trang lại cung cấp vài ba địa chỉ ở những khu vực khác nhau trong thành phố (độ chính xác của các địa chỉ chưa được kiểm chứng). Chuyên nghiệp hơn, nhiều trang thực hiện các dịch vụ khuyến mãi dành cho khách hàng thân quen, khách hàng có các khoản giao dịch giá trị lớn.
Có thể thấy, dịch vụ rút tiền từ thẻ tín dụng ngày càng “phổ biến” trên mạng internet. Nhiều công ty “ảo” được lập ra chỉ để thực hiện dịch vụ này. Những công ty này có thể giúp chủ thẻ rút toàn bộ hạn mức tín dụng được cấp bằng tiền mặt để dùng vào mục đích khác thay vì mua sắm hàng hóa qua thẻ.
Họ đã làm như thế nào? Rất đơn giản, chỉ với một chiếc thẻ tín dụng và các đơn vị kinh doanh (ĐVCNT) được lắp máy POS “bắt tay” với chủ thẻ là tiền mặt có thể rút từ thẻ tín dụng mọi lúc, mọi nơi. Nếu như rút tiền tại các điểm giao dịch ngân hàng, khách hàng phải chịu mức phí cao lên đến 4% thì dịch vụ rút tiền bằng thẻ tín dụng qua POS không những tính phí thấp hơn nhiều mà còn được tư vấn nhiều “chiêu trò” lách lãi suất ngân hàng.
Các công ty “ảo”, ĐVCNT lợi dụng chính sách thu phí rẻ của ngân hàng với các điểm cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu theo chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt làm chui dịch vụ này để kiếm thêm thu nhập từ ăn chênh lệch.
Tiềm ẩn nguy cơ và rủi ro cho tất cả các bên
Phải khẳng định rõ việc rút tiền từ thẻ tín dụng qua máy POS tuy trước mắt mang lại thuận lợi cho người sử dụng và chút lợi nhuận cho đơn vị chấp nhận thẻ nhưng lại tiềm ẩn rủi ro rất cao, vì đây là giao dịch vi phạm pháp luật.
Theo phân tích của một cán bộ có nhiều năm đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo về nghiệp vụ thẻ của một ngân hàng lớn, từ góc độ quản lý vĩ mô có thể thấy, giao dịch rút tiền từ thẻ tín dụng qua máy POS là giao dịch thanh toán khống. Doanh số rút tiền bị hiểu nhầm trong hệ thống, dẫn đến sai lệch trong đo lường sức mua người tiêu dùng, làm mất đi mục đích thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, khiến cho bức tranh hoạt động thanh toán của Việt Nam bị sai lệch, méo mó.
Với ngân hàng phát hành thẻ, các ngân hàng đều đã nhận thấy rõ nguy cơ của việc thanh toán khống. Khách hàng rút tiền từ thẻ tín dụng có thể sẽ gây vỡ nợ và rủi ro cho ngân hàng do phát sinh nợ xấu bởi hầu hết thẻ tín dụng được hình thành trên cơ sở tín chấp và có lãi suất cao. Nếu khách hàng cố tình rút toàn bộ tiền mặt qua máy POS để chi tiêu quá mức sau đó không có khả năng thanh toán sẽ khiến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng giảm xuống.
Rủi ro cũng đến với cả ĐVCNT. Trong trường hợp giao dịch không thành công hay các ngân hàng phát hành thẻ phát hiện có nghi vấn, ĐVCNT sẽ không nhận lại được tiền trong khi đã trao tiền cho khách hàng. ĐVCNT còn có khả năng gặp phải thẻ giả của khách hàng hay làm khống hóa đơn… cũng là hành vi gian lận bị pháp luật xử lý.
Với các chủ thẻ đừng vì cái lợi trước mắt mà rước rủi ro cho bản thân. Rủi ro lớn nằm ở nguy cơ bị đánh cắp thông tin thẻ do các điểm chấp nhận rút tiền không ưu tiên bảo mật và có thể bán thông tin của khách để trục lợi. Chưa kể việc rút tiền và chi tiêu quá khả năng chi trả cũng khiến chủ thẻ rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Cần một khung pháp lý nghiêm khắc hơn
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước các ngân hàng phát hành thẻ đã và đang tiếp tục siết chặt cũng như rà soát khách hàng của mình, kiểm soát hoạt động của ĐVCNT.
Một số dấu hiệu bất thường các ngân hàng phát hành thẻ có thể nhận ra tại các điểm chấp nhận thẻ làm dịch vụ này là giao dịch tăng đột biến, bất thường, món giao dịch lớn và chẵn.
Trường hợp phát hiện thực hiện giao dịch thanh toán khống ngân hàng phát hành thẻ sẽ thực hiện ngay các biện pháp xử lý nghiêm như chấm dứt hợp đồng, rút máy POS với ĐVCNT; chấm dứt hợp đồng tín dụng hay khóa thẻ tín dụng của khách hàng và phản ánh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
Luật Khánh Tận: Khai Phá Sản – Giữ Hay Không Giữ Thẻ Tín Dụng?
Luật Sư tại California và Washington. Luật Sư LyLy Nguyễn chuyên về Luật Khánh Tận Chương 7, 13 cho cá nhân và cơ sở thương mại, xóa hết các loại nợ, tranh tụng trước Tòa Khánh Tận và khai phá sản hủy bỏ nợ thuế. Về Hoạch Ðịnh Tài Sản, Luật Sư LyLy chuyên thảo Di Chúc và Tín Mục (trust), ủy quyền điều hành tất cả tài sản, dặn dò săn sóc y tế khi bất lực và hoạch định kế nghiệp. Về Luật Thuế, Luật Sư LyLy đại diện cho thân chủ trường hợp bị kiểm thuế, xin ngưng tịch thâu tài sản vì thiếu thuế, đại diện biện hộ trước Tòa Án Thuế và điều đình xin giảm nợ thuế. Về Luật Thương Mại, Luật Sư LyLy giúp thành lập công ty và tổ hợp hùn hạp. Ngoài ra Luật Sư LyLy còn rất giàu kinh nghiệm về thuế lợi tức cá nhân, thuế trả nhân công, thuế mua bán và thuế tài sản ở hai cấp liên bang và tiểu bang. Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở 10221 Slater Avenue, Suite 216, Fountain Valley, California 92708. Điện thoại: (714) 531-7080. Website: www.lylylaw.com.
Luật Sư LyLy Nguyễn
Sống trên đất Mỹ hầu hết mọi người đều mắc nợ thẻ tín dụng (credit cards) như Visa, Mastercard, Discovery, American Express … hoặc các loại thẻ của các công ty thương mại lớn, cửa hàng bách hóa, các hãng xăng dầu… Đây là một loại nợ thịnh hành nhất vì thông thường không thế chấp và cũng không giới hạn số thẻ được cấp. Những ai hội đủ hai điều kiện chính là đủ khả năng trả nợ (ability to pay debt) như có nhà cửa, công ăn việc làm hay địa vị vững vàng cộng thêm quá trình trả nợ tốt chứng tỏ được ý muốn trả nợ (willing to pay debt) sẽ được điểm tín dụng cao, nhiều khi được cấp hàng chục thẻ đủ loại với mức giới hạn tín dụng (credit limit) rộng rãi – là số tiền cho vay tối đa người có thẻ được xài – nhiều khi lên đến vài chục ngàn khiến tổng số nợ có thể tới bạc triệu. Những chi tiết đó được ghi trong hồ sơ cá nhân tại các công ty báo cáo tín dụng mà các ngân hàng phải căn cứ vào đó khi xét đơn xin cấp thẻ. Ngày nay thẻ tín dụng đang tràn ngập thị trường tài chánh Mỹ nên các hãng tín dụng thường gởi thư mời mọc cấp thẻ chấp thuận trước (pre-approved), một người đi làm có quá trình tín dụng tương đối sạch cũng có thể được cấp một vài thẻ rất dễ dàng.
Nếu khai phá sản theo Chương 7, các thẻ tín dụng – vì không có thế chấp – sẽ được thanh toán theo ưu tiên thấp nhất sau khi tín viên bán các tài sản không miễn trừ trả cho các nợ có ưu tiên pháp định cao hơn, phần còn lại mới đến lượt các thẻ. Thông thường người ta khai phá sản khi tình trạng tài chánh kiệt quệ đến khô cạn không còn gì nữa nên được gọi là vỡ nợ không tài sản (non-asset bankruptcy), trường hợp này tất cả nợ thẻ tín dụng thường được rũ sạch. Tuy nhiên việc giải quyết nợ thẻ tín dụng cũng có nhiều khúc mắc tùy thuộc tình trạng thẻ còn nợ (balance) hay không (zero balance), hiện đang trả đúng hạn hay đang chậm trễ (in default). Ngay lúc bắt đầu khai phá sản luật sư sẽ cố vấn người khai tức khắc ngưng trả ngay mọi thẻ dù đang ở bất cứ tình trạng đúng kỳ hạn hay đã chậm trễ. Trong đơn khai ngoài tất cả các tài sản và nợ nần khác người khai phải liệt kê tất cả thẻ tín dụng hiện hữu với tổng số nợ tính đến ngày khai. Nếu người giữ thẻ có kết toán thẻ nào với số “không” tức là không có nợ thẻ ấy thì khỏi phải liệt kê trong danh sách “tài sản khánh tận”. Mặc dù vậy không có nghĩa là còn quyền xử dụng thẻ bởi vì tín viên tòa khánh tận có thể tịch thu và yêu cầu viết thư thông báo nơi cấp thẻ tình trạng vỡ nợ của mình. Tuy ngân hàng cấp tín dụng nhiều khi không được thông báo kịp thời nhưng họ vẫn truy ra khách hàng khai phá sản qua các hãng báo cáo tín dụng (credit bureau) hoặc được các hãng này thông báo trực tiếp qua tin tức thâu lượm được từ tòa án.
Điều quan trọng trước khi nộp đơn khai khánh tận không nên cố tâm dồn trả cho một vài thẻ với ý định sẽ giữ lại các thẻ ấy. Trong đơn khai có mục liệt kê tất cả mọi giao dịch tiền bạc trong vòng 60 ngày, tín viên sẽ xét kỹ xem người khai có chiếu cố đặc biệt trả một món nợ nào mà lờ đi không đếm xỉa đến các nợ khác. Tòa án cấm ngặt hành động này gọi đó là trả theo cảm tình (preferences). Tín viên có quyền xin tòa đòi lại số tiền được trả cảm tình cho bất cứ ai đem chia lại cho các chủ nợ khác. Nói chung người khai bị buộc là trả cảm tình nếu trả trên $600 cho một món nợ trong vòng 90 ngày trước khi khai (một năm nếu trả cho bạn bè hay thân nhân) mà không trả cho các nợ khác. Trường hợp một người có hồ sơ tín dụng tốt vì hàng tháng đã cố trả số tối thiểu cho tất cả mọi thẻ đến khi khai vẫn phải liệt kê tất cả dù chưa từng chậm trễ. Như đã nói ở trên, đừng dại dột tìm cách giữ lại bất cứ thẻ nào vì có rất nhiều ngân hàng cấp thẻ có khuynh hướng tìm cách dụ dỗ khách hàng giữ lại nợ qua hình thức ký hợp đồng “tái xác nhận” (reaffirmation agreement) có nghĩa là bằng lòng giữ thẻ với nguyên nợ số nợ cũ. Đôi khi họ còn hứa hẹn giảm lãi xuất thấp hơn, dĩ nhiên đừng bao giờ nghe lời thuyết phục mà ký vì như vậy nợ đâu vẫn hoàn đó. Trường hợp khai lúc đã trả chậm hay không trả theo kỳ hạn cũng giống như trên nhưng có điều khác biệt là nơi cấp thẻ có thể dùng nhiều mánh khóe khiếu nại với tòa xin bắt buộc người khai tái xác nhận nợ với lý do “nợ không xóa được” (non-dischargeable) hoặc với lý do “nợ có thế chấp.” Các ngân hàng cấp thẻ tín dụng muốn thưa tòa xin ngăn không cho xóa nợ phải chứng minh một trong các lý do như không kê khai thẻ đó trong đơn xin, man khai tình trạng tài chánh lúc xin cấp thẻ, mua sắm vật dụng xa xỉ hay rút tiền ứng trước trong vòng 60 ngày… Họ phải nộp “Đơn Thưa Xin Cứu Xét Quyền Xóa Nợ” (Complaint to Determine Dischargeability of the Debt). Sau khi nhận được đơn này tòa ra lệnh cho người khai phải nộp một tờ trả lời chính thức nếu không tòa sẽ xử thua kiện.
Trường hợp khai phá sản theo Chương 13 người khai trong đơn xin sẽ đề nghị trả cho các chủ nợ không thế chấp kể cả các thẻ tín dụng một số phần trăm nào đó (thí dụ như 25% chẳng hạn) theo một lịch trình rõ ràng (cũng xin nhắc lại nợ có thế chấp bắt buộc phải trả 100% không như nợ không thế chấp). Các ngân hàng cấp phát thẻ phải ngậm đắng nuốt cay mà chấp nhận thu hồi được đồng nào hay đồng nấy và dĩ nhiên họ sẽ đóng trương mục thẻ. Nên nhớ đằng nào thẻ cũng mất đừng để bận tâm vì tín viên rồi cũng sẽ tịch thu tất cả không cho dính dáng đến nợ nần thêm nữa và đó là điều tốt cho tương lai.
Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở địa chỉ 10221 Slater Avenue, Suite 216, Fountain Valley, California 92708. Điện thoại: (714) 531-7080; website: www.lylylaw.com.
Nhnn Cảnh Báo “Quẹt Thẻ Khống” Rút Tiền Mặt
Nguyên do, thời gian gần đây các điểm bán hàng chấp nhận thanh toán thẻ cấu kết với chủ thẻ tín dụng (thẻ vay nợ) cho phép nạp tiền, ghi có vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước hoặc các ví điện tử; cho phép nạp tiền, rút tiền mặt từ ví điện tử qua thẻ trả trước. Trong khi trên thực tế, hoạt động quẹt thẻ này không có bất cứ giao dịch thanh toán mua bán hàng hóa dịch vụ nào, mà chủ thẻ chỉ thực hiện giao dịch để lấy tiền mặt hưởng lãi suất không phần trăm 45 ngày theo chính sách của đơn vị phát hành thẻ. Các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ thu phí của chủ thẻ từ 1,2-1,5% trên mỗi giao dịch rút tiền mặt qua hình thức thanh toán khống.
NHNN yêu cầu các tổ chức cung ứng thẻ, đối với thẻ tín dụng, phải có quy định rõ không được sử dụng để chuyển khoản, không cho phép khách hàng sử dụng hạn mức thẻ tín dụng để nạp tiền, ghi có vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ hoặc thẻ trả trước. Có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn các hình thức lợi dụng thẻ tín dụng để sử dụng không đúng quy định pháp luật (như sử dụng thẻ tín dụng để nạp tiền vào ví điện tử, thanh toán hàng hóa, dịch vụ không đúng quy định pháp luật).
Đối với thẻ trả trước, tuân thủ và thực hiện nghiêm các quy định pháp luật hiện hành về thẻ trả trước. Trường hợp phát hiện đơn vị chấp nhận thẻ thực hiện giao dịch thanh toán khống cần thực hiện ngay các biện pháp xử lý nghiêm và phản ánh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định pháp luật.
NHNN cũng yêu cầu các tổ chức cung ứng thẻ tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ phạm vi sử dụng thẻ, hạn mức giao dịch thẻ, đặc biệt là thẻ ghi nợ quốc tế ở nước ngoài, bao gồm: giao dịch trực tiếp tại nước ngoài hoặc giao dịch trực tuyến trên các website nước ngoài, tuân thủ quy định của pháp luật.
Quy định cụ thể phạm vi sử dụng thẻ, hạn mức các giao dịch thẻ gồm nạp, rút tiền, thanh toán, chuyển khoản, các dịch vụ khác trong hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ. Từ đó, có biện pháp theo dõi, giám sát, phát hiện việc sử dụng thẻ tại nước ngoài bất hợp pháp, không phù hợp với quy định tại hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và các quy định của pháp luật hiện hành; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Trường hợp phát hiện việc sử dụng thẻ ngân hàng tại nước ngoài với giá trị lớn, tần suất giao dịch nhiều, nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, thực hiện báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định pháp luật…
Đ.HA
Nguồn:
Từ Năm 2022, Lỗi Xe Máy Không Gương Phạt Bao Nhiêu Tiền?
Tại các thành phố lớn, tình trạng lưu thông xe máy không gương rất phố biến. Vậy từ năm 2020, lỗi xe không gương phạt bao nhiêu tiền?
Từ năm 2021, lỗi xe không gương phạt bao nhiêu tiền?
Gương chiếu hậu là bộ phận được thiết kế trên xe dùng để quan sát phía sau. Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới, được quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008. Cả ô tô và xe máy đều phải đáp ứng được yêu cầu này mới được lưu thông trên đường.
Tuy nhiên, nếu như ô tô yêu cầu phải có đủ gương chiếu hậu ở cả hai bên thì xe máy chỉ cần có gương chiếu hậu đủ tiêu chuẩn bên trái đã không bị xử phạt.
Cụ thể, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng.
Mức phạt không gương đối với xe máy là từ 100.000 đến 200.000 đồng. Đây là mức phạt cao hơn so với quy định cũ (80.000 – 100.000 đồng).
Người điều khiển xe máy thiếu gương bên phải sẽ không bị phạt.
Đối với ô tô, mức phạt từ năm 2020 với hành vi lái xe không có gương chiếu hậu là 300.000 – 400.000 đồng. Mức này vẫn giữ nguyên so với quy định trước đó.
Với lỗi xe máy không có gương, người vi phạm được nộp phạt trực tiếp mà không phải ra Kho bạc, người xử phạt không phải lập biên bản nhưng phải xé biên lai trao cho người vi phạm.
Nhưng người điều khiển ô tô phạm lỗi này sẽ bị lập biên bản và phải nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước.
Có đủ gương, xe máy vẫn có thể bị phạt
Đó là trường hợp xe máy có đầy đủ gương nhưng gương không cố tác dụng.
Ở góc độ thông thường, có thể hiểu gương xe máy không có tác dụng là gương không giúp lái xe quan sát được phía sau.
Dưới góc độ pháp lý, gương xe máy không có tác dụng là gương không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, kích thước, hệ số phản xạ, bề mặt phản xạ, độ bền va chạm… được quy định tại QCVN 28:2010/BGTVT.
Để xác định được gương có tác dụng hay không, ngoài việc kiểm tra kỹ thuật theo quy chuẩn, trước hết có thể quan sát bằng mắt thường. Gương phải có tác dụng phản xạ và phải điều chỉnh được vùng quan sát. Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2. Trong trường hợp gương cầu, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm. Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi….
Cách tốt nhất để không bị xử phạt lỗi gương xe máy không có tác dụng là giữ gương nguyên bản theo xe như lúc mới mua hoặc khi có hỏng hóc cần thay gương giống như cũ.
Việc sử dụng gương chiếu hậu đúng chuẩn giúp lái xe quan sát được phía sau, nhanh chóng phản xạ khi có các tình huống bất ngờ xảy ra, tránh va chạm giao thông, bảo vệ bản thân và các phương tiện giao thông khác.
Cập nhật thông tin chi tiết về Rút Tiền Từ Thẻ Tín Dụng Qua Máy Pos: Giao Dịch Không Được Pháp Luật Thừa Nhận trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!