Bạn đang xem bài viết Sắc Phong: Độc Bản Lưu Giữ Giá Trị Việt được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo nghiên cứu của Viện Viễn Đông Bác Cổ, tại 90 huyện ở Đồng Bằng Bắc Bộ, các triều Vua Việt Nam đã ban hành khoảng 40.000 sắc phong. Phần lớn trong số đó đang bị hư hỏng do tác động của thời gian và những biến cố lịch sử.
Phần lớn những nơi lưu giữ sắc phong đều chung thực trạng “3 không”
Sắc phong là văn bản cao quý do Vua ban hành để tặng thưởng cho bách thần và các quan viên có công lao với vương triều, đất nước, cũng chính là sự ghi công của vương triều đối với nhân vật để không chỉ con cháu họ tộc được tự hào mà quê hương, làng xã cũng thơm danh.
Bên cạnh ý nghĩa lịch sử, sắc phong còn thể hiện giá trị thẩm mỹ độc đáo. Nhìn vào sắc phong, người ta có thể biết được xuất xứ triều đại nào, niên đại bao nhiêu, những nét văn hóa lịch sử đặc trưng của thời kỳ ấy ra sao. Bên cạnh đó, sắc phong còn là nguồn tư liệu chuẩn xác để nghiên cứu sự thay đổi địa danh (tên gọi các địa phương) và đơn vị hành chính.
Một sắc phong cổ bị biến dạng gần như hoàn toàn
Đã nhiều năm gắn bó với công tác tu bổ phục chế sắc phong, ông Trần Đăng Phương, Trưởng phòng Bảo quản Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước không thể nhớ hết đã từng “làm việc” với bao nhiêu đạo sắc phong. Những sắc phong qua bàn tay ông có thể khác nhau về niên đại, hình thức, giá trị thẩm mỹ… nhưng đều có một điểm chung là phần lớn đều hoặc bị nhuốm màu thời gian hoặc bị hư hỏng: rách, mủn, mục, bết dính, ố vàng… Nguyên nhân phần lớn là do ảnh hưởng của chiến tranh, thiên tai, điều kiện bảo quản không tốt và sử dụng không đúng cách.
Lần gần đây nhất, ngày 17.2, ông Trần Đăng Phương đã trực tiếp đến và tu bổ phục chế sắc phong ngay tại đình Phú Vĩnh, một ngôi đình cổ nằm ở xã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, nơi đặc trưng với kiến trúc nghệ thuật triều Nguyễn và hiện còn lưu giữ 3/7 đạo sắc phong (01 sắc phong triều vua Tự Đức; 01 sắc phòng triều vua Đồng Khánh; 01 sắc phong triều vua Khải Định)
Sắc phong triều vua Đồng Khánh ở đình Phú Vĩnh sau khi được tu bổ phục chế
Vì vấn đề tín ngưỡng nói chung, quan niệm của con người nói riêng nhiều địa phương không muốn đưa các sắc phong bị hư hỏng ra khỏi nơi thờ tự, ông Phương phải thực hiện việc phục chế sắc phong ngay tại đình. Đây là một thách thức không nhỏ bởi cơ sở vật chất tại đình không thể bằng ở xưởng phục chế nơi có đầy đủ phương tiện, công cụ phục vụ quá trình phục chế: máy hút ẩm, điều hòa nhiệt độ…
Trước yêu cầu phải phục chế tại đình, ông Trần Đăng Phương đã phải tiến hành tiếp cận, đánh giá thẩm định mức độ hư hại và lựa chọn giải pháp tu bổ, phục chế phù hợp với từng đạo sắc phong, để rồi khi bắt tay vào việc cố gắng hoàn thành công việc trong một ngày. Lẽ ra theo nguyên tắc phải mất từ năm đến bảy ngày tại xưởng thì mới có thể hoàn tất công việc, đây là phương án tối ưu nhất trong trường hợp phải tiến hành phục chế ngay tại hiện trường.
Sau này khi quá trình phục chế hoàn tất, ông Phương ví von đó là một “ca cấp cứu” tại bệnh viện dã chiến, “như thế đã là tốt rồi, còn hơn là không làm, cuối cùng thì “bệnh nhân” của tôi đã hồi phục”.
Sắc phong triều vua Khải Định ở đình Phú Vĩnh sau khi được tu bổ phục chế
Có thể không nhớ được chính xác đã từng “hồi sinh” bao nhiêu đạo sắc phong, nhưng ông vẫn không thể quên được thực trạng lưu trữ và bảo quản sắc phong tại các đình, chùa hiện nay. “Phần lớn những nơi lưu trữ và bảo quản các đạo sắc phong có 3 điểm chung: không hiểu gì về nội dung (hoặc không đầy đủ), không biết bảo quản như thế nào và không biết sử dụng ra sao cho đúng cách” – ông Phương cho biết.
Bảo tồn, phục chế sắc phong không chỉ trông chờ vào chữ “duyên”
Nói về cơ duyên tiếp cận để có thể phục chế các đạo sắc phong cổ bị hư hại, ông Trần Đăng Phương nhấn mạnh rằng nhờ “duyên”. Nhờ duyên nên một chuyên gia phục chế văn bản cổ như ông mới có thể tiếp cận những sắc phong mang tính độc bản vốn đang bị hư hại và có nguy cơ biến mất. Và cũng nhờ duyên nên các văn bản cổ đó mới đến được với bàn tay của người chuyên gia để rồi được “hồi sinh”.
Thế nhưng, bất cứ ai cũng có thể hiểu rằng, phục chế sắc phong – một công việc quan trọng như thế nhất thiết không được, và không thể được làm chỉ dựa vào chữ “duyên”.
“Nhất định phải xóa bỏ thực trạng “3 không” tại các nơi lưu trữ sắc phong hiện nay”, ông Trần Đăng Phương nhấn mạnh “Không phải từ bây giờ, mà ngay từ năm 2014, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã giao cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia cử những đoàn cán bộ đến tìm hiểu thực trạng và tiến hành tu bổ sắc phong tại các cơ sở thờ tự trên một số tỉnh, thành phố, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân phương pháp bảo quản các tài liệu cổ quý giá này.
Chuyên gia Nhật Bản hỗ trợ các cán bộ của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia phục chế sắc phong cổ
Đặc biệt, trong năm 2023, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đã phối hợp với Chi cục văn thư Lưu trữ, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Đồng Tháp tổ chức lớp tập huấn về bảo quản tài liệu Hán Nôm cho các gia đình, dòng họ, cơ sở thờ tự trên địa bản của tỉnh. Lớp tập huấn góp phần tuyên truyền sâu rộng về nghiệp vụ, kinh nghiệm trong quản lý, bảo quản, sử dụng sắc phong.
Trong chuyến công tác đó, kỉ niệm mà ông Phương nhớ nhất là ánh mắt của một cụ bà đã hơn 70 tuổi ở đền thờ Tuyên Trung Hầu sau khi nhìn thấy đạo sắc phong cho gia tộc của bà xưa kia được tu bổ phục chế, đã thốt lên rằng: “nếu có chết bây giờ thì tôi cũng có thể mãn nguyện nhắm mắt bởi đã hoàn tất di nguyện của thân phụ trước khi qua đời là “bằng mọi giá phải cố gắng hồi sinh đạo sắc phong của gia tộc đang được lưu giữ tại bản đền”.
Ông Trần Đăng Phương trong quá trình phục chế sắc phong cổ ở đền thờ Tuyên Trung Hầu (Đồng Tháp)
Trải qua sự bào mòn của thời gian và những biến cố, thăng trầm của lịch sử, sắc phong vẫn vẹn nguyên giá trị và ý nghĩa, là sự ghi nhận của lịch sử đối với công trạng của các bậc tiền nhân, để thế hệ sau này thêm hiểu về lịch sử, qua đó hun đúc niềm tự hào dân tộc. Vấn đề cốt yếu là làm sao gìn giữ và bảo tồn các văn bản ấy. Để làm được điều này, cần lắm sự đồng lòng, mối liên kết giữa người dân, nhà khoa học và các cơ quan chuyên môn… để các tài liệu cổ mang tính độc bản đó mãi được lưu truyền cho muôn đời sau.
Anh Vũ/ Vietnam Journey
Biểu Hiện Hoạt Động Của Quy Luật Giá Trị Và Quy Luật Giá Trị Thặng Dư Trong Chủ Nghĩa Tư Bản Độc Quyền?
– Các tổ chức độc quyền hình thành do chính sự vận động nội tại của chủ nghĩa tư bản sinh ra. Độc quyền là biểu hiện mới, mang những quan hệ mới nhưng nó không vượt ra khỏi các quy luật của chủ nghĩa tư bản, mà chỉ là sự tiếp tục mở rộng, phát triển những xu thế sâu sắc nhất của chủ nghĩa tư bản và của nền sản xuất hàng hoá nói chung, làm cho các quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hoá và của chủ nghĩa tư bản có những biểu hiện mới.
– Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã áp đặt giá cả độc quyền; giá cả độc quyền thấp khi mua, giá cả độc quyền cao khi bán. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị không còn hoạt động.
Về thực chất, giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và không phủ định cơ sở của nó là giá trị. Các tổ chức độc quyền thi hành chính sách giá cả độc quyền chẳng qua là chiếm đoạt một phần giá trị và giá trị thặng dư của những người khác. Nếu xem xét trong toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tổng số giá cả vẫn bằng tổng số giá trị.
Như vậy, nếu như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giả cả sán xuất, thì trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền.
– Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, quy luật giá trị thặng dư biểu hiệu thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Bước sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, các tổ chức độc quyền thao túng nền kinh tế bằng giá cả độc quyền và thu được lợi nhuận độc quyền cao. Do dó quy luật lợi nhuận độc quyền cao là hình thức biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao là: lao động không công của công nhân ở các xí nghiệp độc quyền; một phần lao dộng không công của nhân công ở các xí nghiệp không độc quyền; một phần giá trị thặng dư của các nhà tư bản vừa và nhỏ bị mất di do thua thiệt trong cuộc cạnh tranh; lao động thặng dư và đôi khi cả một phần lao động tất yếu của những người sản xuất nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa, phụ thuộc.
Như vậy, trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao. Quy luật này phản ánh quan hệ thống trị và bóc lột của tư bản độc quyền trong tất cả các ngành kinh tế của xã hội tư bản và trên toàn thế giới.
Loigiaihay.com
Sự Hoạt Động Của Quy Luật Giá Trị Và Quy Luật Giá Trị Thặng Dư Trong Giai Đoạn Chủ Nghĩa Tư Bản Độc Quyền
a) Quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền
Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại nó còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại to lớn hơn.
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, mà còn có thêm các loại cạnh tranh sau:
Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền. Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối, thôn tính các xí nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc chiếm nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công, phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ thống,… để đánh bại đối thủ.
Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những nhà tư bản tham gai cácten, xanhđica cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu thụ có lợi hoặc giành tỷ lệ sản xuất cao hơn. Các thành viên của tơrớt và côngxoócxiom cạnh tranh với nhau để chiếm cổ phiếu khống chế, từ đó chiếm địa vị lãnh đạo và phân chia lợi nhuận có lợi hơn.
b) Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền
Các tổ chức độc quyền hình thành do chính sự vận động nội tại của chủ nghĩa tư bản sinh ra. Độc quyền là biểu hiện mới, mang những quan hệ mới nhưng nó không vượt ra khỏi các quy luật của chủ nghĩa tư bản, mà chỉ là sự tiếp tục mở rộng, phát triển những xu thế sâu sắc nhất của chủ nghĩa tư bản và của nền sản xuất hàng hóa nói chung làm cho các quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hóa và của chủ nghĩa tư bản có những biểu hiện mới.
– Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã áp đặt giá cả độc quyền; giá cả độc quyền thấp khi mua, giá cả độc quyền cao khi bán. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị không còn hoạt động, về thực chất, giá cá độc quyền vẫn không thoát ly và không phủ định cơ sở của nó là giá trị. Các tổ chức độc quyền thi hành chính sách giá cả độc quyền chẳng qua là chiếm đoạt một phần giá trị và giá trị thặng dư của những người khác. Nếu xem xét trong toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tổng số giá cả vẫn bằng tổng số giá trị. Như vậy, nếu như trong giai doạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, quy luật giá trị biểu liện thành quy luật giá cả sản xuất, thì trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị biêu hiện thành quy luật giá cả độc quyền.
– Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Bước sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, các tổ chức độc quyền thao túng nền kinh tế bằng giá cả độc quyền và thu được lợi nhuận độc quyền cao. Do đó, quy luật lợi nhuận độc quyền cao là hình thức biểu hiện của quy luật giá tri thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao là lao động không công của công nhân ở các xí nghiệp độc quyền; một phần lao động không công của nhân công ở các xí nghiệp không độc quyền; một phần giá trị thặng dư của các nhà tư bản vừa và nhỏ bị mất đi do thua thiệt trong cuộc cạnh tranh; lao động thặng dư và đôi khi có một phần lao động tất yếu của những người sản xuất nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa, phụ thuộc.
Như vậy, trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao. Quy luật này phản ánh quan hệ thống trị và bóc lột của tư bản độc quyền trong tất cả các ngành kinh tế của xã hội tư bản và trên toàn thế giới.
chúng tôi
Mẫu Văn Bản Thỏa Thuận Lưu Giữ Di Chúc
Mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc cần bao gồm những nội dung nào Nội dung mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc
Mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc cần bao gồm những nội dung sau:
Ngày tháng năm
Tiêu ngữ
Tên mẫu văn bản: văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc, giấy nhận lưu giữ di chúc, văn bản lưu giữ di chúc…
Địa điểm lập mẫu văn bản: tại phòng công chứng số, tại nhà số…
Thông tin cá nhân của người lập văn bản: họ và tên, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú…
Thông tin cá nhân của đại diện cá nhân nơi nhận lưu giữ di chúc: họ và tên công chứng viên, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, ngày tháng năm sinh…
Thông tin nơi nhận lưu giữ di chúc: tên văn phòng công chứng, địa điểm, địa chỉ…
Lời xác nhận về di chúc: tôi đã niêm phong di chúc này, di chúc này được niêm phong tại văn phòng…
Ghi nhận lưu trữ văn bản: văn bản này được lập thành… lưu giữ tại…
Ghi rõ số vào sổ công chứng, quyển số…
Người lập văn bản ký tên/ điểm chỉ
Công chứng viên đóng dấu/ ký tên
Các lưu ý khi viết mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúcKhi hoàn thiện hồ sơ thỏa thuận lưu giữ di chúc, cần lưu ý những giấy tờ sau:
Phiếu yêu cầu/ đơn nhận lưu giữ di chúc;
Bản chính di chúc cần gửi giữ;
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Ngoài ra cần lưu ý về yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người đề nghị nhận giữ di chúc phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc;
Mục đích và nội dung nhận lưu giữ di chúc không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
Người yêu cầu công chứng phải là người lập di chúc;
Cơ quan công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của pháp luật về công chứng chứng thực.
Thủ tục lưu giữ mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúcThủ tục lưu giữ mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc:
Người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng).
Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
Nếu trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ thì trả hồ sơ và yêu cầu bổ sung thêm.
Bước 3: Ký giấy chứng nhận lưu giữ di chúc
Công chứng viên niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và chuyển hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí.
Bộ phận thu phí hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và giao giấy nhận lưu lưu giữ di chúc cho người lập di chúc.
Góc Nhìn Tổng Quan Về Văn Bản Sắc Phong Triều Nguyễn
(Phương Nam Plus) – Tổng kết 10 năm công tác số hóa các tư liệu lịch sử trên địa bàn Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế biên soạn, xuất bản cuốn sách “Thư mục đề yếu sắc phong triều Nguyễn trên địa bàn Thừa Thiên Huế”.
Qua 143 năm (1802-1945) tồn tại, triều Nguyễn đã đóng góp cho lịch sử nước nhà nhiều thành tựu nổi bật trên tất cả các bình diện (kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao…). Trên phương diện di sản tư liệu thành văn, triều đại này đã để lại nguồn di sản Hán Nôm đồ sộ, phong phú và đa dạng.
“Thư mục đề yếu sắc phong triều Nguyễn trên địa bàn Thừa Thiên Huế” là cuốn sách khá quy mô, tóm tắt nội dung theo hình thức đề yếu của hơn 2000 đạo sắc phong. Nguồn: Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.
Trải qua nhiều biến thiên của thời cuộc (như sự tàn phá của chiến tranh, những ảnh hưởng khắc nghiệt của khí hậu và quan niệm, nhận thức về vấn đề lưu trữ, bảo tồn trong từng thời kỳ lịch sử có phần chưa được đầy đủ, chuẩn xác), nguồn di sản Hán Nôm nói chung và di sản Hán Nôm làng xã nói riêng đã và đang dần bị thất thoát, mất mát, hư hỏng khá nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nghiên cứu và phát huy giá trị các giá trị độc đáo từ nguồn tư liệu quý giá này.
Sắc phong là loại hình văn bản hành chính cấp cao của vương triều, do hoàng đế ban bố và thưởng cấp cho thần dân trăm họ, nhằm để phong tặng, tưởng thưởng về hàm tước, quan vị, vật hạng, thần hiệu, mỹ tự…
Theo đó, “Thư mục đề yếu sắc phong triều Nguyễn trên địa bàn Thừa Thiên Huế” là cuốn sách khá quy mô, tóm tắt nội dung theo hình thức đề yếu của hơn 2000 đạo sắc phong hiện còn và đã được số hóa trên địa bàn tỉnh, sách dày hơn 800 trang, khổ 16 x24 cm, do Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành. Công trình tổng hợp thư mục đề yếu của 2.198 sắc phong là kết quả của quá trình số hóa, lập phiếu thư mục của ban biên tập trên cơ sở hơn 10 năm tiến hành số hóa văn bản Hán Nôm ở nhiều làng xã của tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đó, đưa đến cho độc giả, các nhà nghiên cứu và những cá nhân, tổ chức quan tâm cái nhìn tổng quan về nguồn văn bản sắc phong thời Nguyễn.
Nêu Giá Trị Nội Dung Và Đặc Sắc Nghệ Thuật Của Văn Bản Cổng Trường Mở Ra
Cổng trường mở ra là tác phẩm mang giá trị và nội dung nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Lí Lan. Vận dụng những hiểu biết của mình, em hãy phân tích giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Cổng trường mở ra”.
I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Cổng trường mở ra 1. Mở bài cho đề phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Cổng trường mở raGiới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm. Nêu được những giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản theo yêu cầu của đề bài.
2. Thân bài cho đề phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Cổng trường mở ra+ Giá trị nội dung: văn bản là tiếng nói nội tâm của người mẹ:
Mẹ trằn trọc không ngủ được vì lo cho buổi tới trường ngày mai của con.
Mẹ nhớ về những ký ức của mình ngày thơ ấu.
Từ những ký ức, những trăn trở ấy mà mẹ nhận ra vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ và xã hội.
+ Đặc sắc nghệ thuật:
Kết hợp hài hòa giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm, làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng đôn hậu trong tâm hồn người mẹ.
Miêu tả diễu biến tâm trạng nhân vật với nhiều hình thức khác nhau: miêu tả trực tiếp, miêu tả qua so sánh, miêu tả hồi ức, sử dụng ngôn ngữ độc thoại bộc lộ chất trữ tình.
3. Kết bài cho đề phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Cổng trường mở ra+ Cảm nhận của bản thân về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
II. Bài tham khảo cho đề phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Cổng trường mở raAi trong đời mình cũng đã từng một lần trải qua cảm giác của ngày đầu tiên đến trường trong tiết trời cuối thu với vòng tay của mẹ. Câu bé trong tác phẩm “Cổng trường mở ra” cũng vậy, cậu cũng đã cùng mẹ trải qua ngày đầu tiên đến trường trong không khí rạo rực ấy. Nếu những cậu học trò rạo rực một thì cha mẹ còn lo lắng hơn gấp nhiều lần. Tất cả những tâm trạng, những cảm xúc ấy đều được thể hiện rõ nét trong “Cổng trường mở ra” với những giá trị nội dung sâu sắc và những biện pháp nghệ thuật được Lý Lan sử dụng một cách khéo léo.
Thể hiện không khí chuẩn bị cho ngày đầu tiên đến trường qua những dòng nhật ký, “Cổng trường mở ra” đang mang đến cho người đọc rât nhiều cảm xúc với những giá trị nội dung mang ý nghĩa sâu sắc.
Chính vì mẹ được rảnh rỗi nên những tâm trạng ngồn ngang xuất hiện trong lòng mẹ lúc này. Mẹ thêm lo lắng cho một ngày khởi đầu của con, mẹ lo con sẽ không quen với môi trường mới. Mẹ lo lắng con không theo kịp các bạn. Rồi mẹ nhớ lại những cảm xúc trong ngày đầu tiên đến trường của mẹ những năm về trước. Những ký ức sâu đậm mà mỗi người chỉ được trải qua một lần trong đời. Mẹ suy nghĩ làm sao để con có được những cảm xúc về ngày đầu đi học một cách ý nghĩa nhất. Mẹ nghĩ mình sẽ nói gì với con, sẽ răn dạy con điều gì trong ngày đầu tiên đến với môi trường mới ấy. Mẹ không ngủ được, mẹ trằn trọc vì lo lắng cho con, vì bồi hồi với những ký ức chợt ùa về. Đó là tình cảm, là lòng yêu thương dịu dàng ấm áp của người mẹ.
Từ những suy nghĩ trăn trở ấy, mẹ nhận ra được rằng, nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ, người quyết định tương lai của đất nước sau này. Từ những câu chuyện về nền giáo dục của nước bạn những suy nghĩ của mẹ càng sâu sắc hơn.
Để đến cuối cùng mẹ chỉ mong muốn nói với con một điều duy nhất trước ngày đến trường ấy: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước vào cánh cổng trường kia là thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”.
Để thể hiện được những nội dung ý nghĩa đó tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật một cách khéo léo và đặc sắc. Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm, làm nổi bật lên vẻ đẹp trong sáng và lòng đôn hậu của người mẹ. Xuất thân của “Cổng trường mở ra” là những dòng nhật ký nên chất tự sự được thể hiện rõ nét nhất. Đó là những lời kể lể, là sự trải lòng của một người mẹ hiền dịu lo lắng cho con. Hơn thế nữa những dòng nhật ký còn kết hợp miêu tả và biểu cảm để nêu bật được những giá trị của nội dung. Không gian, khung cảnh trong ngày đầu đến trường, những tâm trạng của biết bao cậu học sinh, biết bao người cha người mẹ dường như đã được thể hiện hết trên những dòng chữ đầy yêu thương. Qua đó, làm nổi bật được những tình cảm đôn hậu, dịu dàng của người mẹ trong truyện cũng như của rất nhiều người cha người mẹ khác.
Ngoài ra tác phẩm còn sử dụng biện pháp miêu tả diễu biến tâm trạng nhân vật với nhiều hình thức khác nhau: miêu tả trực tiếp, miêu tả qua so sánh, miêu tả hồi ức, sử dụng ngôn ngữ độc thoại bộc lộ chất trữ tình. Tâm trạng của các nhân vật được tả giả miêu tả một cách đa chiều. Từ trực tiếp qua những hành động, qua nét mặt cho đến việc miêu tả qua sự so sánh. Mẹ so sánh ngày đầu đến trường của mẹ với những lo lắng về ngày đầu tiên của con. Mẹ so sánh nền giáo dục nước nhà với những nền giáo dục của nước khác phát triển hơn để từ đó rút ra được những điều tốt và ý nghĩa cho con em của chính mình. Trong những trang nhật ký ấy là ngôn ngữ độc thoại của người mẹ, kể lể về những trăn trở của chính mình thấm đẫm những yêu thương.
Bằng việc trải lòng mình qua những trang nhật ký mà người mẹ trong “Cổng trường mở ra” đã đem đến cho độc giả những điều ý nghĩa và sâu sắc. Câu chuyện thể hiện được tình yêu thương của người mẹ dành cho con. Hơn thế nữa còn nêu lên được vai trò của nhà trường đối với lớp trẻ, đối với xã hội. Cùng với những thủ pháp nghệ thuật vô cùng đặc sắc những dòng nhật ký trải lòng ấy đã chạm vào lòng bạn đọc và để lại nhiều điều ý nghĩa.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sắc Phong: Độc Bản Lưu Giữ Giá Trị Việt trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!