Bạn đang xem bài viết Sfam: San Francisco Luật Sư Tạp Chí được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
SFAM có nghĩa là gì? SFAM là viết tắt của San Francisco luật sư tạp chí. Nếu bạn đang truy cập phiên bản không phải tiếng Anh của chúng tôi và muốn xem phiên bản tiếng Anh của San Francisco luật sư tạp chí, vui lòng cuộn xuống dưới cùng và bạn sẽ thấy ý nghĩa của San Francisco luật sư tạp chí trong ngôn ngữ tiếng Anh. Hãy nhớ rằng chữ viết tắt của SFAM được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như ngân hàng, máy tính, giáo dục, tài chính, cơ quan và sức khỏe. Ngoài SFAM, San Francisco luật sư tạp chí có thể ngắn cho các từ viết tắt khác.
SFAM = San Francisco luật sư tạp chí
Tìm kiếm định nghĩa chung của SFAM? SFAM có nghĩa là San Francisco luật sư tạp chí. Chúng tôi tự hào để liệt kê các từ viết tắt của SFAM trong cơ sở dữ liệu lớn nhất của chữ viết tắt và tắt từ. Hình ảnh sau đây Hiển thị một trong các định nghĩa của SFAM bằng tiếng Anh: San Francisco luật sư tạp chí. Bạn có thể tải về các tập tin hình ảnh để in hoặc gửi cho bạn bè của bạn qua email, Facebook, Twitter, hoặc TikTok.
Như đã đề cập ở trên, SFAM được sử dụng như một từ viết tắt trong tin nhắn văn bản để đại diện cho San Francisco luật sư tạp chí. Trang này là tất cả về từ viết tắt của SFAM và ý nghĩa của nó là San Francisco luật sư tạp chí. Xin lưu ý rằng San Francisco luật sư tạp chí không phải là ý nghĩa duy chỉ của SFAM. Có thể có nhiều hơn một định nghĩa của SFAM, vì vậy hãy kiểm tra nó trên từ điển của chúng tôi cho tất cả các ý nghĩa của SFAM từng cái một.
Ý nghĩa khác của SFAM
Bên cạnh San Francisco luật sư tạp chí, SFAM có ý nghĩa khác. Chúng được liệt kê ở bên trái bên dưới. Xin vui lòng di chuyển xuống và nhấp chuột để xem mỗi người trong số họ. Đối với tất cả ý nghĩa của SFAM, vui lòng nhấp vào “thêm “. Nếu bạn đang truy cập phiên bản tiếng Anh của chúng tôi, và muốn xem định nghĩa của San Francisco luật sư tạp chí bằng các ngôn ngữ khác, vui lòng nhấp vào trình đơn ngôn ngữ ở phía dưới bên phải. Bạn sẽ thấy ý nghĩa của San Francisco luật sư tạp chí bằng nhiều ngôn ngữ khác như tiếng ả Rập, Đan Mạch, Hà Lan, Hindi, Nhật bản, Hàn Quốc, Hy Lạp, ý, Việt Nam, v.v.
Giới Thiệu Tạp Chí Nghề Luật
Tạp chí Nghề luật là cơ quan ngôn luận của Học viện Tư pháp được thành lập theo Quyết định số 2224/QĐ-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và hoạt động theo Giấy phép hoạt động báo chí số 141/GP-BVHTT ngày 21/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin với thời hạn hoạt động 05 năm kể từ ngày ký Giấy phép, gia hạn hoạt động theo Giấy pháp hoạt động báo chí số 1144/GP-BTTTT ngày 22/6/2012 của Bộ Thông tin và truyền thông với thời hạn cấp phép 10 năm kể từ ngày ký giấy phép. Kỳ hạn xuất bản 01 kỳ/02 tháng; khuôn khổ 19cm x 26,5 cm, số trang: 60, số lượng tin tối đa 3.000 bản/ 01 kỳ; nơi in tại Hà Nội. Giá bìa hiện nay 15.000đ/số. Ngày 15 tháng 4 năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung số 195/GP-BTTTT cho phép Tạp chí Nghề luật tăng kỳ xuất bản từ 02 tháng/số lên 01 tháng/số từ tháng 5 năm 2016. Theo Giấy phép hoạt động, Tạp chí Nghề luật hoạt động với tôn chỉ, mục đích như sau: – Tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực tư pháp; – Thông tin về hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện Tư pháp; – Nâng cao trình độ, kỹ năng tác nghiệp của những người làm nghề luật; là diễn đàn cho các chức danh tư háp, những người học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật Đối tượng phục vụ của Tạp chí là các nhà lập pháp, giảng viên, học viên Học viện Tư pháp; sinh viên các cơ sở đào tạo luật học; đội ngũ những người giữ các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và nhân dân Tạp chí Nghề luật đã được Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước công nhận là Tạp chí có điểm khoa học tại các Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Khoa học An ninh và Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Luật học (từ 0-0,5 điểm).
Cơ cấu tổ chức của Tạp chí Nghề luật: 1. Tổng biên tập Tạp chí Nghề luật: TS. Nguyễn Xuân Thu – Phó Giám đốc Học viện Tư pháp(được bổ nhiệm theo Quyết định số 1274/QĐ-BTP ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). 2. Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghề luật: chúng tôi Nguyễn Minh Hằng(được bổ nhiệm theo Quyết định số 1276/QĐ-BTP ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghề luật: TS. Nguyễn Thanh Phú ( được bổ nhiệm theo Quyết định số 1275/QĐ-BTP ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). 3. Thư ký Tòa soạn: ThS. Đỗ Thị Thu Hằng-Phó Trưởng Phòng Quản lý khoa học và Trị sự Tạp chí Nghề luật(được bổ nhiệm theo Quyết định số 134/QĐ-HVTP ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Giám đốc Học viện Tư pháp)
Ban biên tập: Theo Quyết định số 422/QĐ-HVTP ngày 6 tháng 5 năm 2015 của Giám đốc Học viện Tư pháp về việc kiện toàn Ban Biên tập Tạp chí Nghề luật và Quyết định số 1011/QĐ-HVTP ngày 14/10/2016 của Giám đốc Học viện Tư pháp về việc bổ sung thành viên Ban Biên tập, hiện nay Ban biên tập có 14 thành viên: – TS. Đoàn Trung Kiên – Giám đốc Học viện Tư pháp; – TS. Nguyễn Xuân Thu – P. Giám đốc Học viện Tư pháp; – TS. Lê Mai Anh – Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tư pháp; – TS. Nguyễn Thanh Phú – Trưởng Phòng QLKH&TSTCNL; – chúng tôi Nguyễn Minh Hằng – Trưởng Khoa Đào tạo Luật sư; – TS. Lê Thu Hằng – Khoa Đào tạo Luật sư; – TS. Trần Thanh Phương – Trưởng Khoa Đào tạo các chức danh thi hành án dân sự; – ThS. Phạm Thị Thúy Hồng – Phó Trưởng Khoa PT Khoa ĐT Công chứng viên và các chức danh khác; – ThS. Trần Minh Tiến – Trưởng Phòng Đào tạo và Công tác học viên; – TS. Ngô Thị Ngọc Vân – Phó Trưởng Khoa ĐT Luật sư; – TS. Đồng Thị Kim Thoa – Phó Trưởng Khoa ĐT Công chứng viên và các chức danh khác; – TS. Trần Văn Bách – Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng; – TS. Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Đào tạo Luật sư; – ThS. Đỗ Thị Thu Hằng – P. Trưởng Phòng QLKH&TSTCNL
Ban trị sự – ThS. Vũ Thị Thu Thủy- Phòng Quản lý khoa học và Trị sự Tạp chí Nghề luật, Trưởng Ban – CN. Nguyễn Thị Hương- Phòng Quản lý khoa học và Trị sự Tạp chí Nghề luật, Trị sự viên – CN. Hà Thị Lan Anh- Phòng Quản lý khoa học và Trị sự Tạp chí Nghề luật, Trị sự viên – BTV. Nguyễn Thị Thanh Hương- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trị sự viên.
Kết quả phát hành Tạp chí Từ năm 2005 đến tháng 9/2017, Tạp chí Nghề luật đã xuất bản được 79 số thường kỳ và số chuyên đề Số lượng xuất bản từ năm 2001-2017
Tạp Chí Luật Sư Việt Nam Tuyển Dụng Biên Tập Viên Và Nhân Viên Truyền Thông
Nhân viên truyền thông và tổ chức sự kiện– Làm việc tại Tạp chí Luật sư Việt Nam (bao gồm cả hai loại hình: in và điện tử – lsvn.vn)– Số lượng: 5 người;– Thời gian thử việc 2 tháng.Mô tả công việc– Nghiên cứu, đề xuất các kế hoạch và thực hiện các chiến lược PR của Tạp chí;– Phụ trách và duy trì mối quan hệ với đối tác;– Tham gia tổ chức và thực hiện các sự kiện của Tạp chí;– Một số các công việc chuyên môn cụ thể theo định hướng, yêu cầu của Ban Biên tập.Yêu cầu– Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành báo chí, truyền thông, quan hệ công chúng;– Nhanh nhẹn, nhiệt huyết, giao tiếp tốt…;– Không yêu cầu kinh nghiệm.
QUYỀN LỢI– Được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi xã hội như: BHYT, BHXH, BHTN theo quy định của pháp luật và nghỉ mát hàng năm khi được ký hợp đồng chính thức;– Mức lương khi được ký hợp đồng chính thức theo quy định của pháp luật và quy chế chung của Tòa soạn và thưởng xứng đáng với sự đóng góp của mỗi người. Cơ chế lương, thưởng linh hoạt và khuyến khích sự phát triển của mỗi cá nhân;– Môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo; được đào tạo nâng cao kỹ năng trong quá trình làm việc, có nhiều cơ hội khẳng định bản thân và thăng tiến trong nghề nghiệp;– Cơ hội được làm việc ổn định, lâu dài;– Thời gian làm việc theo quy định, nghỉ thứ 7 và chủ nhật;– Một số quyền lợi khác khi phỏng vấn trực tiếp.
HỒ SƠ DỰ TUYỂN– Đơn xin việc (viết tay hoặc đánh máy);– Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận chính quyền địa phương (có giá trị trong vòng 6 tháng);– CV cá nhân bằng tiếng Việt;– Giấy chứng nhận sức khỏe (trong vòng 6 tháng);– Các văn bằng, chứng chỉ (bản sao công chứng). Đối với các văn bằng chứng chỉ nước ngoài phải công chứng dịch thuật;– Hồ sơ đựng trong phong bì cỡ 25x32cm, ghi rõ địa chỉ, email và số điện thoại liên lạc.
THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NỘP HỒ SƠ– Thời gian: Từ ngày 14/9/2020 đến hết ngày 30/9/2020 (sáng từ 09h đến 11h30, chiều từ 14h00 đến 17h00);– Địa điểm: Ban Thư ký biên tập, Tạp chí Luật sư Việt Nam, Tầng 1, Tòa nhà CT13B, KĐT Nam Thăng Long, đường Võ Chí Công, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội.– Điện thoại: 0889335533– Email: banbientaplsvno@gmail.com– Ứng viên có thể gửi CV trước qua địa chỉ email.
LSO
Tạp Chí Dân Vận Số 3/2019
Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định rõ nội dung lãnh đạo công tác phụ nữ là: “Nâng cao trình độ mọi mặt về đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ, thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện pháp luật và chính sách đổi mới lao động nữ, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong gia đình và xã hội. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và xử lý nghiêm minh theo pháp luật các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại nhân phẩm phụ nữ”. Đó là những định hướng rất cụ thể, thiết thực về sự lãnh đạo của Đảng và những nội dung để Hội LHPN đổi mới phương thức hoạt động trong thời kỳ mới.
Thực tiễn cho thấy, hơn 30 năm qua phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ có nhiều đổi mới theo hướng ngày càng dân chủ và đạt hiệu quả cao hơn. Ngày 12/7/1993, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW “Về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”. Ngày 19/9/1993, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 28-CT/TW để lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác vận động phụ nữ mới ban hành. Đặc biệt, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 “về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, Ban Bí thư đã chỉ đạo các cấp, các ngành sơ kết, đánh giá và ban hành Kết luận số 55-KL/TW ngày 18/01/2013 về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW. Qua các nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, Đảng đều có định hướng rõ nội dung, phương hướng lãnh đạo công tác phụ nữ để các cấp, các ngành trong cả hệ thống chính trị thực hiện. Sau khi có nghị quyết Trung ương, các cấp ủy đều xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết. Việc tổ chức học tập, quán triệt đều được tổ chức chặt chẽ, có nhiều đổi mới trong chuyển tải nội dung đến cán bộ, đảng viên nên nhận thức về công tác phụ nữ có chuyển biến tiến bộ.
Trên cơ sở các chủ trương, nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội đã thể chế thành các văn bản pháp luật để thực hiện như ban hành: Luật Hôn nhân & Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình… Chính phủ ban hành nhiều nghị định, đề án để thực hiện.
Trong đổi mới phương thức lãnh đạo, Đảng rất quan tâm đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ trong cả hệ thống chính trị, trong đó có cán bộ của các cấp hội. Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu của Đảng các khóa đều ghi rõ tăng tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số. Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp: “Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học nữ có trình độ cao, cán bộ lãnh đạo quản lý nữ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH”; “Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên, nữ đại biểu quốc hội và HĐND các cấp từ 35% đến 40%. Các cơ quan đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ chủ chốt lãnh đạo là nữ. Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỷ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới”.
Thực tế nhiệm kỳ 2016 -2021 ở Trung ương, nhiệm kỳ 2015 – 2020 ở địa phương, tỷ lệ cán bộ nữ trong cả hệ thống chính trị nói chung đều tăng cao hơn các nhiệm kỳ trước. Tỷ lệ cấp ủy cơ sở cả nước là 19,18%, cấp trên cơ sở là 14,63%, cấp tỉnh, thành chiếm 13,1%. Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đều tăng. Hàng năm có nhiều nhà khoa học và doanh nhân nữ được tôn vinh về sự cống hiến trong nghiên cứu khoa học, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.
Thực hiện các đề án của Trung ương, của Chính phủ, đội ngũ cán bộ nữ có triển vọng được đưa vào nguồn quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng. Các cấp ủy đảng luôn tăng cường sự lãnh đạo đối với tổ chức Hội Phụ nữ nhiều tỉnh, thành đã phân công các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ trực tiếp phụ trách, theo dõi hoạt động của Hội. Ban Bí thư, thường trực cấp ủy các cấp đều duy trì tốt chế độ làm việc với Đảng đoàn, Ban Thường vụ Hội Phụ nữ theo quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Việc bầu cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội LHPN các nhiệm kỳ, cấp ủy đảng đều tôn trọng, phát huy dân chủ, bầu cử có số dư. Tổ chức đảng giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh chủ chốt của Hội, không gò ép, áp đặt.
Để tổ chức đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác phụ nữ vào thực tiễn cuộc sống, các cấp ủy đảng thường xuyên coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, nhờ đó nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, của cán bộ lãnh đạo quản lý đối với công tác vận động phụ nữ, công tác Hội Phụ nữ có chuyển biến rõ nét.
Tuy nhiên việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ còn một số mặt hạn chế. Các cấp ủy đảng chưa chỉ đạo sâu sắc và lãnh đạo cụ thể hóa có hiệu quả cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Sau khi có Nghị quyết của Trung ương, Quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhưng việc thể chế hóa thành văn bản pháp luật của Nhà nước để thực hiện có lĩnh vực còn chậm. Công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về vận động phụ nữ; việc dự báo xu hướng phát triển của phụ nữ, tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của phụ nữ để đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động phụ nữ có hiệu quả hơn chưa được quan tâm đúng mức. Việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên phụ nữ trong một số khu công nghiệp, khu chế xuất, trong doanh nghiệp chưa tốt. Các giải pháp hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững thiếu đồng bộ. Một số địa phương chưa thực sự tạo điều kiện cho Hội LHPN làm tốt công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, tham gia cấp ủy các cấp còn thấp so với mục tiêu chỉ tiêu đề ra, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ. Một số lĩnh vực, ngành, địa phương nguồn cán bộ nữ hẫng hụt nhưng việc xây dựng quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức…
Để đổi mới phương thức lãnh đạo công tác phụ nữ trong tình hình hiện nay, đề nghị Trung ương Đảng nghiên cứu, xem xét, lãnh đạo các cấp ủy Đảng, Nhà nước thực hiện một số vấn đề sau đây:
Một là, các cấp ủy đảng cần tăng cường việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về công tác phụ nữ. Trên cơ sở đó cụ thể hóa phương châm, nguyên tắc: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” để bổ sung quan điểm, đường lối lãnh đạo, xây dựng chiến lược công tác phụ nữ phù hợp với từng giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam.
Trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, kỷ nguyên số hóa, kinh tế tri thức, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng hội nhập quốc tế… sẽ tác động đến chất lượng, cơ cấu, số lượng lao động nữ, sự chuyển dịch lao động nữ từ lĩnh vực nông nghiệp sang dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng. Tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng, thiên chức… của phụ nữ cũng có những tác động thay đổi cần phải nắm bắt, dự báo chủ động để lãnh đạo công tác phụ nữ ngày càng có hiệu quả. Để góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ, các cấp ủy đảng, các cơ quan chức năng phải khảo sát, điều tra đánh giá thực chất, thực trạng tình hình phụ nữ trên các lĩnh vực để có hình thức, phương thức vận động, tập hợp có kết quả hơn. Vấn đề bạo hành gia đình, phân biệt đối xử, bình đẳng giới, tình trạng buôn bán phụ nữ… diễn ra trong nền kinh tế thị trường cũng cần được nghiên cứu, phân tích khoa học để khắc phục một cách bền vững. Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, tình hình thế giới và trong nước đã có sự thay đổi nhanh chóng, rất cần thiết để Trung ương ban hành một nghị quyết mới nhằm tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ trong thời gian tới.
Hai là, đổi mới nội dung ban hành nghị quyết và phương pháp tổ chức thực hiện nghị quyết của các cấp ủy đảng về công tác phụ nữ đáp ứng yêu cầu thiết thực, hiệu quả.
Báo cáo Chính trị Đại hội XII của Đảng đặt ra yêu cầu việc ban hành nghị quyết phải ngắn gọn, súc tích, đánh giá rõ thực trạng, nguyên nhân hạn chế, đặt ra nhiệm vụ, giải pháp phải khả thi, trong đó làm rõ việc cân đối các nguồn lực, hình thức tổ chức học tập quán triệt nghị quyết phải sáng tạo, phải kết hợp tất cả các phương tiện truyền thông để làm chuyển nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Hết sức coi trọng lựa chọn nội dung trọng tâm nhất để truyền đạt cũng như tổ chức các lớp học chặt chẽ và chọn cử báo cáo viên có chất lượng. Tăng cường hình thức đối thoại, trao đổi để các đối tượng học tập, quán triệt nghị quyết, nhận thức thấu đáo nội dung. Thành công nghị quyết của Đảng quyết định nhất ở khâu tổ chức thực hiện. Trước hết các quan điểm, đường lối mà nghị quyết nêu phải lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, thành cơ chế, chính sách kịp thời để mỗi người dân thực hiện. Hàng năm và cả nhiệm kỳ Nhà nước phải cân đối các nguồn lực và đưa vào kế hoạch để thực hiện. Trên từng lĩnh vực, từng chương trình, đề án triển khai phải phân rõ tổ chức nào thực hiện, thời gian hoàn thành và cán bộ nào chịu trách nhiệm chính. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện, định kỳ sơ kết, đánh giá thực tế gắn với khen thưởng, biểu dương đảng bộ, đơn vị làm tốt và phê bình, góp ý kịp thời nơi làm kém, chuyển biến chậm. Nếu làm tốt việc nâng cao chất lượng nội dung nghị quyết, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, học tập nghị quyết và chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết thì công tác phụ nữ sẽ có sự chuyển biến tích cực.
Trên cơ sở luật pháp phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông như: báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử… để mọi người dân đều hiểu pháp luật, làm theo pháp luật. Tăng cường hơn nữa công tác giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện pháp luật ở các cấp, các ngành trong đó có luật lao động, luật bảo hiểm, luật bình đẳng giới, luật hôn nhân gia đình, luật phòng chống bạo lực gia đình… Định kỳ cần sơ kết, đánh giá kết quả thực thi pháp luật ở các cấp, các ngành để khen thưởng, biểu dương những nơi làm tốt, đồng thời xử lý nghiêm minh những người vi phạm. Trong điều kiện ngân sách phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn hạn chế mà số lượng luật lại rất nhiều, vì thế cần nghiên cứu phương pháp, cách tuyên truyền có hiệu quả nhất phù hợp với từng đối tượng, các tầng lớp nhân dân.
Theo đánh giá hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nữ công nhân lao động, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, trong các doanh nghiệp là khó khăn nhất… Hội LHPN cần phối hợp chặt chẽ với Tổng LĐLĐ Việt Nam để giám sát chủ doanh nghiệp trong việc thực hiện pháp luật, tăng cường chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hội viên. Việc vận động nữ nông dân, thanh niên, trí thức, doanh nhân, nữ lực lượng vũ trang, nữ công nhân viên chức đòi hỏi rất cao vai trò, trách nhiệm chỉ đạo sâu sát của các cấp Hội. Hiện nay, chính sách đối với cán bộ, lao động nữ và hoạt động của các cấp hội còn nhiều bất cập, đòi hỏi các cơ quan chức năng như ngành lao động, tổ chức, nội vụ, giáo dục, y tế, tài chính… phải kịp thời tham mưu chính sách cho Nhà nước để góp phần làm cho công tác phụ nữ có biến chuyển mới.
Năm là, đổi mới và tăng cường hơn nữa việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Thực tế từ xưa đến nay nguồn cán bộ nữ của đất nước rất dồi dào; vấn đề quan trọng là sự quan tâm của các cấp ủy đảng, người đứng đầu các cấp, các ngành, các đơn vị trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ. Trên cơ sở các chỉ tiêu Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khoá XII) về công tác cán bộ để ban hành một số quy định cụ thể về công tác cán bộ nữ cho thời kỳ mới. Trước hết thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ cho nhiệm kỳ 2021 – 2025 đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, các ngành, các đơn vị trong cả hệ thống chính trị nhất thiết phải cơ cấu cán bộ nữ hợp lý. Cấp ủy các cấp phải đạt chỉ tiêu quy định, nếu tỷ lệ cán bộ nữ chưa đạt thì cấp ủy cấp trên chưa phê duyệt đề án nhân sự, trường hợp thật đặc biệt thì cho phép đại hội bầu thiếu số lượng để khi nào chuẩn bị tốt nhân sự cấp uỷ nữ mới bầu bổ sung. Sau các nhiệm kỳ đại hội cần chỉ đạo sơ kết, đánh giá công tác cán bộ nữ, đảng bộ nào thực hiện tốt thì biểu dương, đảng bộ nào thực hiện không tốt thì phê bình. Ngoài cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý, các cấp ủy đảng phải tiếp tục lãnh đạo Nhà nước có cơ chế, chính sách để phát huy đội ngũ nữ trí thức, nữ doanh nhân, nữ lao động sản xuất kinh doanh giỏi trên các lĩnh vực để họ đóng góp, cống hiến cho đất nước.
Sáu là, các cấp uỷ đảng tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc xây dựng, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội LHPN Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Trước hết, các cấp ủy đảng phải chủ động có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt của Hội LHPN cho nhiều thời kỳ. Ngoài tiêu chuẩn chung cần phải quan tâm lựa chọn những cán bộ tiêu biểu, có tâm huyết, có kinh nghiệm, có khả năng quy tụ, tập hợp được đông đảo hội viên để tạo nguồn. Từng nhiệm kỳ phân công cấp ủy viên nữ có năng lực, phẩm chất tốt, có tín nhiệm cao trực tiếp phụ trách công tác Hội và ứng cử tham gia lãnh đạo tổ chức Hội LHPN đồng cấp. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Hội để có định hướng lãnh đạo, chỉ đạo công tác Hội sát đúng với từng thời kỳ cách mạng. Định kỳ đánh giá chất lượng, hiệu quả việc vận động, tập hợp hội viên, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên và nhiệm vụ tham mưu cho cấp uỷ các chủ trương về công tác vận động phụ nữ. Lãnh đạo các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội tăng cường sự phối hợp với Hội LHPN các cấp để thực hiện tốt chính sách về bình đẳng giới, xây dựng, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm tốt hơn quyền lợi chính đáng của phụ nữ, đặc biệt là chính sách lao động – việc làm, giáo dục – đào tạo, dạy nghề, bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ bà mẹ, trẻ em, hôn nhân gia đình…
Cập nhật thông tin chi tiết về Sfam: San Francisco Luật Sư Tạp Chí trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!