Bạn đang xem bài viết Siết Chặt Việc Sử Dụng Nước Ngầm Để Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Vạn Ninh được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản 8773/UBND-KT yêu cầu UBND huyện Vạn Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tăng cường kiểm soát hoạt động khai thác nước ngầm để nuôi trồng thủy sản trên địa bàn 2 xã Vạn Thọ và Vạn Thạnh. Trong đó, UBND tỉnh giao Sở TN-MT tiếp tục theo dõi, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước đúng quy định của pháp luật và các chỉ đạo của tỉnh, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh để đảm bảo tài nguyên nước được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.Trước đó, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại công văn số 7117, ngày 16-7-2020, Sở TN-MT và UBND huyện Vạn Ninh đã tập trung chỉ đạo các xã Vạn Thạnh, Vạn Thọ, các phòng, ban chuyên môn của huyện tiến hành rà soát, kiểm tra và đề xuất hướng xử lý đối với các hộ nuôi tôm trên bạt, thống kê các hộ đã khoan giếng sử dụng nước ngầm để nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn các hộ đăng ký khai thác với lưu lượng dưới 10m/ngày đêm theo đúng quy định. Qua rà soát, có 121 hộ có giếng khoan khai thác, sử dụng nước ngầm tại Vạn Thạnh và Vạn Thọ. Các hộ đều đã thực hiện kê khai đăng ký với lưu lượng dưới 10m/ngày đêm, tổng số 234 giếng có chiều sâu từ 4 đến 20m. Sở TN-MT đã yêu cầu chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng nước ngầm đối với các hộ đã thực hiện đăng ký, đảm bảo các hộ không khai thác vượt lưu lượng 10m/ngày đêm; xử lý nghiêm các hộ khoan giếng mới tại khu vực xã Vạn Thọ để lấy nước nuôi tôm. Đối với khu vực xã Vạn Thạnh, người dân có nhu cầu khai thác phải đăng ký trước khi khoan giếng và chỉ cho phép khai thác với lưu lượng dưới 10m/ngày đêm.
Được biết, nhiều năm qua, hoạt động khai thác nước ngầm quá mức, không theo quy định của hầu hết các hộ nuôi tôm trên bạt, đặc biệt là ở xã Vạn Thọ, Vạn Ninh đang tác động xấu đến môi trường khiến nguồn nước ngầm cạn kiệt, xâm nhập mặn ngày càng sâu hơn vào đất liền.
H.Đ/Baokhanhhoa
https://baokhanhhoa.vn/kinh-te/202008/siet-chat-viec-su-dung-nuoc-ngam-de-nuoi-trong-thuy-san-o-van-ninh-8181263/
Đức Siết Chặt An Ninh Mạng Vì Lợi Ích Cộng Đồng
Đức đã thông qua Luật An ninh mạng từ năm 2015, theo đó, luật này yêu cầu các công ty và cơ quan Liên bang phải có tiêu chuẩn bảo mật mạng tối thiểu và cần phải được văn phòng Bảo mật Thông tin Liên bang chứng nhận.
Ngoài ra, Luật cũng quy định các công ty phải có trách nhiệm thông báo cho văn phòng về các vụ tấn công mạng bị nghi ngờ trên hệ thống của họ. Trong luật cũng có những điều, khoản cụ thể đối với người sử dụng mạng internet như cấm Âm mưu sử dụng bạo lực lật đổ An ninh quốc gia hay cấm xúi giục hành vi phạm tội.
Có thể nói, Internet phát triển, mạng xã hội bùng nổ khiến cộng đồng sát lại gần nhau hơn, bỏ qua khoảng cách về địa lý và thời gian. Tuy nhiên, sự bùng nổ của mạng xã hội cũng kéo theo đó là không ít những phát ngôn gây thù ghét, chia rẽ. Tháng 10/2017, Đức thông qua Luật NetzDG, hay còn gọi là luật facebook, nhằm quản lý các mạng xã hội.
Mọi công ty mạng xã hội, bất kể quy mô tại Đức, đều phải cung cấp danh tính một người cụ thể để người dùng nộp đơn khiếu nại hoặc tiếp nhận yêu cầu thông tin từ điều tra viên. Câu hỏi cần được trả lời trong vòng 48 giờ nếu không muốn bị phạt. Và theo luật facebook, nếu vi phạm, mức tiền phạt có thể lên tới 50 triệu EUR.
Trong khi đó, đối với những thông điệp mang tính xúc phạm nhưng khó phân loại rõ ràng, các công ty có 7 ngày để gỡ bỏ sau khi nhận tố cáo và tiến hành đánh giá.
Trước vấn đề khó phân định giữa quyền tự do ngôn luận và quyền bảo vệ lợi ích cá nhân, Bộ Tư pháp Đức đã thành lập nhóm 50 người để thi hành luật. Nhóm này được hỗ trợ tâm lý để đương đầu với những nội dung họ nhìn thấy.
Tại châu Âu, Đức không đơn độc trong cuộc chiến chống lại nội dung bất hợp pháp trên mạng xã hội. Ủy ban châu Âu ra quy định cho các công ty mạng xã hội, hối thúc họ chủ động hơn trong gỡ bỏ “nội dung bất hợp pháp”, trong đó có phát triển công cụ xác định tự động và ngăn chặn tải lại nội dung có vấn đề. EC cũng cảnh báo sẽ dự thảo luật nếu các gã khổng lồ Internet không nâng cao hiệu quả.
Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, 138 quốc gia (trong đó có 95 nước đang phát triển) đã ban hành Luật An ninh mạng. Tại các nước phát triển như Mỹ, Singapore, Thái Lan đều ban hành Luật an ninh mạng.
Tại các nước này, người ta còn gia tăng quyền lực cho cơ quan an ninh mạng, thậm chí còn trang bị các công nghệ phân tích mạng xã hội với mục đích bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dân cũng như ngăn chặn các hành vi xâm phạm, đảm bảo an ninh quốc gia.
1. Điều 8 Của Luật An Ninh Mạng “Nghiêm Cấm Việc Sử Dụng Không Gian Mạng Để
1. Điều 8 của Luật An ninh mạng “nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam; Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc”. Các hành vi thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân cũng bị nghiêm cấm. Điều 8 cũng nghiêm cấm các hành vi sử dụng không gian mạng để hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng; Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội. Ngoài ra, hành vi bị nghiêm cấm còn bao gồm các hành vi tấn công mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; sản xuất, sử dụng công cụ, phần mềm hoặc phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.
3. Điều 16 của Luật An ninh mạng quy định các thông tin tuyên truyền chống phá Nhà nước, kích động gây bạo loạn, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế gồm: Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; Thông tin chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; Thông tin xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm: Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân; Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm: Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác; Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán. Thông tin trên không gian mạng có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
4.Điều 26 về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng. Theo đó, các trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam; Kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; Làm nhục, vu khống; Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; Bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; Cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng. Chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp phải ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xoá bỏ các thông tin có nội dung vi phạm. Doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ tại Việt Nam.
Điều Kiện Kinh Doanh Thức Ăn Thủy Sản Thức Ăn Chăn Nuôi
Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống (hoặc bổ sung vào môi trường nuôi đối với thức ăn thủy sản) ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm thức ăn dinh dưỡng và các loại thức ăn chức năng. Tuy nhiên, muốn kinh doanh mặt hàng này, chủ thể kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện pháp luật đặt ra. Để bạn đọc có thể hiểu thêm về nội dung này, trong bài viết sau đây Lawkey sẽ chia sẻ về Điều kiện kinh doanh thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đảm bảo:
a. Địa điểm sản xuất, gia công:
Phải nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải, hóa chất độc hại; nơi sản xuất phải ngăn cách với các khu vực khác.
b. Yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị:
– Khu vực sản xuất được thiết kế và bố trí thiết bị theo nguyên tắc một chiều, có sự tách biệt giữa nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra;
– Có dây chuyền sản xuất phù hợp với từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; có kệ (pallet) để nguyên liệu và sản phẩm thành phẩm (trừ trường hợp nền kho, xưởng đã có giải pháp kỹ thuật đảm bảo thông thoáng, chống ẩm);
– Có kho bảo quản các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo khuyến cáo của nhà sản xuất;
– Cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp, quy trình kiểm soát sản xuất, gia công để tránh phát tán gây nhiễm chéo kháng sinh;
– Có thiết bị, dụng cụ đo lường để giám sát chất lượng;
– Có giải pháp về thiết bị, dụng cụ để kiểm soát cát sạn, kim loại;
– Có giải pháp phòng, chống chuột, chim, động vật gây hại khác; có thiết bị hút bụi, xử lý chất thải.
c. Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi – thú y, thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học (đối với thức ăn chăn nuôi) hoặc chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học, công nghệ thực phẩm (đối với thức ăn thủy sản);
d. Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong quá trình sản xuất, gia công.
2. Đối với cơ sở mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đảm bảo:
a. Nơi bày bán, kho chứa thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải được tách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác;
b. Có thiết bị dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
c. Có giải pháp phòng chống chuột, chim và động vật gây hại khác.
3. Đối với cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản:
Tổ chức nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi, thủy sản đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo quản đảm bảo chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường và theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Lưu ý: chỉ những thức ăn chăn nuôi, thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có), được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mới được phép lưu hành tại Việt Nam.
Cập nhật thông tin chi tiết về Siết Chặt Việc Sử Dụng Nước Ngầm Để Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Vạn Ninh trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!