Bạn đang xem bài viết Sms Là Gì ? “Tiện Ích Khổng Lồ” Của Dịch Vụ Nhắn Tin Quảng Cáo Sms được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
01/11/2019 10:27 by Admin
SMS LÀ GÌ? CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ LỢI ÍCH CỦA SMS
1/ Sms là gì?
“SMS” – Short Message Services, có nghĩa là “Dịch vụ tin nhắn ngắn”, là một giao thức viễn thông cho phép gửi các thông điệp dạng văn bản ngắn qua mạng không dây và không quá 160 ký tự, bao gồm chữ cái, số và các ký tự khác.
Mỗi quốc sẽ áp dụng số ký tự khác nhau, đối với tin nhắn tiếng việt có dấu tối đa cho 1 SMS là 70 ký tự. Đối với tiếng việt không dấu hay tiếng anh thì tối đa được 160 ký tự. Giao thức này thực hiện trên hầu hết các điện thoại di động và một số PDA với tích hợp khả năng truyền thông không dây.
2/ Cách thức hoạt động của tin nhắn SMS
Một tin nhắn văn bản từ điện thoại di động sẽ được lưu trữ trong trung tâm lưu trữ tin nhắn SMC (Stored Message Central), sau đó sẽ chuyển tiếp đến đích cần đến.
Tin nhắn SMS thường sử dụng một kênh riêng biệt để gửi và kiểm soát các tin nhắn. Vì vậy các cuộc gọi và các dạng tin nhắn khác sẽ không bị cản trở bởi SMS.
Kênh điều khiển này được sử dụng để theo dõi vị trí điện thoại của bạn giúp tin nhắn có thể gửi chuẩn xác đến địa điểm mà bạn đang đứng.
Như đã đề cập, SMC có nhiệm vụ lưu trữ và chuyển tiếp tin nhắn đến và đi từ trạm di động cùng các tổ chức tin nhắn khác – thường là chính điện thoại di động.
Chúng tôi giới thiệu đến các bạn phần mềm SMS Marketing - SMS BrandName chuyên nghiệp và giá rẻ, giúp các bạn có thể nhanh chóng gửi tin nhắn cho khách hàng.
3/ Lợi ích mà SMS đem lại
SMS ra đời cùng với điện thoại đã thay đổi hoàn toàn phương thức giao tiếp của con người. Khiến các phương thức giao tiếp truyền thống trở nên lạc hậu (Thư từ, bưu chính). Nâng cao tốc độ truyền tin dẫn và giảm thiểu thời gian hoạt động.
Ngoài việc là phương tiện liên lạc, mã SMS còn được ứng dụng để giúp xác thực thông tin bảo mật tài khoản ngân hàng, dịch vụ bên thứ 3…
TÌM HIỂU DỊCH VỤ QUẢNG CÁO SMS MARKETING
Chúng tôi giới thiệu đến các bạn phần mềm SMS Marketing - SMS BrandName chuyên nghiệp và giá rẻ, giúp các bạn có thể nhanh chóng gửi tin nhắn cho khách hàng.
Tin nhắn thương hiệu (Sms Brandname) hiện đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Đây là một cách tương tác với khách hàng thông qua các thiết bị di động. Với mỗi tin nhắn sms brandname thì thương hiệu của Doanh nghiệp được xuất hiện ở phần người gửi. Thay cho các đầu số thông thường khiến khách hàng tưởng tin nhắn spam.
Dịch vụ nhắn tin sms brandname đánh mạnh vào yếu tố sức mạnh thương hiệu nên rất thu hút khách hàng.
Tăng mức độ tin cậy đối với tin nhắn của khách hàng.
Nâng cao tính chuyên nghiệp trong dịch vụ quảng bá và chăm sóc khách hàng.
Kết Luận: Hiện nay SMS đã trở thành một kênh truyền thông, tiếp hiệu quả đối với các doanh nghiệp. Đây là cách nhanh nhất có thể tiếp cận người dùng và nó ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Và để thực hiện phương thức nhắn tin tự động và nhanh chóng hơn thì đã có phần mềm nhắn tin SMS Marketing. Đăng ký ngay phần mềm nhắn tin sms miễn phí tại đấy!
Bạn Có Hiểu Hết Về Tin Nhắn Sms Chưa?
Bạn hàng ngày vẫn nhắn tin SMS cho người thân, bạn bè… tuy nhiên liệu bạn có biết SMS là gì và nó hoạt động như thế nào không? Bài viết này sẽ giúp bạn.
SMS là một trong những phương thức giao tiếp và được sử dụng nhiều nhất trong truyền thông di động. Nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng mọi chuyện bên trong, các công nghệ hoạt động không đơn giản chút nào.
SMS là tên viết tắt của dịch vụ tin nhắn ngắn (Short Messaging Service), một giao thức để gửi tin nhắn qua mạng không dây. Không giống như nhiều dịch vụ hiện nay, chẳng hạn như MMS và các dịch vụ gọi thoại khác, tin nhắn SMS vẫn hoạt động trên các mạng cơ bản và dựa trên 3 công nghệ mạng lớn đó là GSM, CDMA và TDMA, khiến nó trở thành một dịch vụ phổ cập cho mọi người.
Tin nhắn SMS cho phép bạn gửi một đoạn văn bản có chiều dài 160 ký tự (cả chữ cái, số và các ký tự khác). Tùy vào từng ngôn ngữ, ví dụ như tiếng Trung Quốc hoặc Ả Rập thì kích thước tối đa 1 tin nhắn SMS là 70 ký tự. Tại sao vậy? Cũng như chữ Việt Nam, nếu bạn viết có dấu thì tối đa chỉ được 70 ký tự, không dấu (như tiếng Anh) thì sẽ tối đa là 160 ký tự.
Giới hạn 160 ký tự đã được quyết định bởi Friedhelm Hillebrand, một người đã quan sát và thử nghiệm rất nhiều tin nhắn, kết hợp với một số thỏa hiệp về băng thông mang có sẵn ở thời điểm đó. Đối với ông, tin nhắn 160 ký tự là vừa đủ để chuyển tải thông tin, không quá dài cũng không quá ngắn và thường một tin nhắn có độ dài ở trong khoảng 160 ký tự này.
Ngày nay, băng thông đã không còn là vấn đề cần phải quan tâm nhưng với số lượng ký tự vừa phải, việc truyền gửi tin nhắn, đặc biệt là từ quốc gia này qua quốc gia khác sẽ có độ trễ rất thấp, gần như là ngay lập tức.
Các tiêu chuẩn của SMS
Các tiêu chuẩn của tin nhắn SMS xác định những thông tin nào được gửi trong một tin nhắn, các bit của mã nhị phân tạo nên một lá thư và làm thế nào dữ liệu này được tổ chức, gửi và nhận qua lại giữa các thiết bị với nhau? Định dạng dữ liệu của một tin nhắn không chỉ có nội dung tin nhắn mà còn có thêm thời gian, số điện thoại gửi đến.
Chi tiết tin nhắn được mô tả từ các đơn vị giao thức PDU (Protocol Description Unit), trong các hình thức của một chuỗi hệ thập lục phân và bán số thập phân. Hệ thập lục phân là một hệ đếm có 16 ký tự, từ 0 đến 9 và từ A đến F để đại diện cho các giá trị từ 10 đến 15.
Định dạng PDU bao gồm các mảng thông tin sau, vài bit đầu tiên chứa thông tin về nơi gửi đến, trong đó có trung tâm tin nhắn, số của người gửi. Các bit tiếp theo là chuỗi tin nhắn.
Tiếp theo, thông tin người gửi và người nhận được chuyển thành một dạng giao thức và một thẻ để xác định chương trình mã hóa dữ liệu đã được sử dụng. Thẻ xác định mã nhằm giúp trung tâm nhận tin nhắn biết được tin nhắn đã sử dụng chương trình mã hóa nào để giải mã lại tin nhắn đó. Ngoài ra còn có nhãn thời gian và thông tin về độ dài của tin nhắn.
Đối với một bản tin, như đã đề cập, có chiều dài 160 ký tự, trong đó một ký tự được xác định bởi 7-bits bảng chữ cái GSM. Mỗi 7-bits là kết quả trong 128 ký tự có sẵn, số, và các dấu châm câu. Ví dụ, 48656C6C6F trong bảng chữ cái GSM sẽ tương đương với từ “Hello”.
Như các bạn thấy, có rất nhiều thông tin được gửi với một tin nhắn SMS hơn là chỉ một vài câu ngắn. Các phần quan trọng trong tin nhắn sẽ giúp tin nhắn đến đúng người nhận và đảm bảo việc giải mã đúng thông tin mà người gửi muốn nói.
Gửi dữ liệu
Một tin nhắn văn bản từ điện thoại di động sẽ được lưu trữ trong trung tâm lưu trữ tin nhắn SMC (Stored Message Central), sau đó sẽ chuyển tiếp đến đích cần đến. Tin nhắn SMS thường sử dụng một kênh riêng biệt để gửi và kiểm soát các tin nhắn. Vì vậy các cuộc gọi và các dạng tin nhắn khác sẽ không bị cản trở bởi SMS.
Kênh điều khiển này được sử dụng để theo dõi vị trí điện thoại của bạn giúp tin nhắn có thể gửi chuẩn xác đến địa điểm mà bạn đang đứng.
Như đã đề cập, SMC có nhiệm vụ lưu trữ và chuyển tiếp tin nhắn đến và đi từ trạm di động cùng các tổ chức tin nhắn khác – thường là chính điện thoại di động. Lợi ích của việc lưu trữ là nhằm thông báo và gửi lại tin nếu người nhận chưa nhận được. Hoặc nếu người nhận đang ở ngoài vùng phủ sóng, mạng lỗi… thì tin nhắn vẫn được lưu trữ trong trung tâm và sẽ tự gửi lại khi người nhận đã kết nối trở lại.
Tuy nhiên, để tìm ra vị trí chính xác nơi tin nhắn sẽ được gửi tới thì SMC cần phải nhận được vị trí của người nhận. Và đây chính là HLR (Home Location Register) – nơi lưu trữ vị trí của thuê bao trong mạng. Nhưng quan trọng nhất, HLR cũng có thể theo dõi người dùng và cung cấp vị trí chính xác của thuê bao di động nếu bạn di chuyển đến những nơi khác.
Trung tâm tin nhắn MSC có trách nhiệm chuyển thông tin tới các trạm di động (BSS) mà thuê bao đang ở trong vùng phủ sóng của trạm đó. Và BSS là thiết bị cuối cùng truyền tin nhắn đến điện thoại di động của bạn, đó là một cuộc hành trình dài và phức tạp với 160 ký tự.
SMS có thể là xương sống của truyền thông trong nhiều thập kỷ qua nhưng gần đây nhiều dịch vụ khác đã dần thay thế, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Tuy nhiên tại các nước đang phát triển như ở Việt Nam thì SMS vẫn là phương thức truyền nhận tin phổ biến và được yêu thích, đặc biệt là dành cho các cặp đang hẹn hò.
Công Chức Là Gì? Viên Chức Là Gì?
Phân biệt công chức và viên chức
Công chức là gì hay viên chức là gì? Đây vẫn là những khái niệm mà nhiều người vẫn chưa nắm rõ. Trong bài viết này chúng tôi sẽ nêu rõ khái niệm thế nào là viên chức, thế nào là công chức để các bạn cùng tìm hiểu.
Công chức là gì? Viên chức là gì?
Cập nhật: Lịch thi công chức 2020
1. Công chức là gì
Căn cứ theo Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định về cán bộ, công chức như sau:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
2. Quyền lợi của công chức
Khoản 1 Đ iều 111 Bộ luật Lao động quy định như sau:
“Điều 111. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:…”
Thời gian làm căn cứ tính nghỉ hằng năm được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm
1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.
2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.
11. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội. “
Ngoài ra, Điều 112 Bộ luật Lao động quy định như sau:
“Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.”
3. Công chức cấp xã gồm chức danh nào
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) được quy định như sau:
– Cán bộ cấp xã: Là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị, xã hội;
– Công chức cấp xã: Là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Theo đó, Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định cụ thể chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã gồm:
Cán bộ cấp xã Công chức cấp xã
4. Viên chức là gì
Căn cứ theo Điều 2, Luật viên chức năm 2010 quy định về viên chức như sau:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Viên chức được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý (trừ các chức vụ quy định là công chức). Viên chức là người thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin – truyền thông, tài nguyên môi trường, dịch vụ…
5. Quyền lợi của viên chức
1. Quyền của viên chức:
– Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp
+ Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
+ Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
+ Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.
+ Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
+ Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
+ Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
– Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
+ Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
+ Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
+ Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
– Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định
+ Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
– Các quyền khác của viên chức
Viên chức được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
6. Phân biệt công chức, viên chức và cán bộ
Nơi công tác
Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, huyện
– Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện
– Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng);
– Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp)
– Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
Trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế
Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế
Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng
Không phải tập sự
– 12 tháng với công chức loại C
– 06 tháng với công chức loại D
Từ 3 – 12 tháng và được quy định trong hợp đồng làm việc.
Hợp đồng làm việc
Không làm việc theo chế độ hợp đồng
Không làm việc theo chế độ hợp đồng
Làm việc theo chế độ hợp đồng
Hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Hưởng lương từ ngân sách nhà nước
(Riêng công chức lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập)
Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
Bảo hiểm xã hội
Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
Ví dụ về từng đối tượng
– Thủ tướng
– Chánh án TAND tối cao
– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
– Chủ tịch Hội đồng nhân dân…
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện
– Chánh án, Phó Chánh án TAND cấp tỉnh, huyện
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, huyện
– Thẩm phán
– Thư ký tòa án
– Kiểm sát viên..
7. Hiệu trưởng là công chức hay viên chức
Theo quy định tại Điều 2, Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức nếu là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Nghị định này.
Theo đó, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, Điều 11 Nghị định nêu trên như sau:
Đơn vị sự nghiệp công lập là các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng, cơ quan Nhà nước và tổ chức chính trị – xã hội thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.
Công chức là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Công chức là người giữ các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Vì vậy, hiệu trưởng nhà trường là công chức nếu nhà trường đó là đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
8. Giáo viên là công chức hay viên chức
Theo luật viên chức hiện hành thì giáo viên tại các trường công lập là viên chức, còn những người giữ cương vị lãnh đạo có chức vụ, chức danh sẽ là công chức.
Thông Tư Là Gì? Thông Tư Liên Tịch Là Gì?
Văn bản vi phạm pháp luật có mấy loại?
Điều 4, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam gồm có
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thông tư là gì?
Thông tư (tiếng Anh: Circular) là văn bản giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản của Nhà nước ban hành, thuộc phạm vi quản lí của một ngành nhất định. Đơn giản hơn, có thể nói thông tư dùng để hướng dẫn nghị định, do cấp bộ, bộ trưởng ký ban hành.
Khái niệm thông tư liên tịch là gì?
Thông tư liên tịch (Tiếng Anh: Joint Circular) là thông tư do các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc giữa các cơ quan đó với tổ chức chính trị – xã hội phối hợp ban hành.
Thông tư liên tịch bao gồm 2 loại tương ứng với chức năng sau đây:
Cập nhật thông tin chi tiết về Sms Là Gì ? “Tiện Ích Khổng Lồ” Của Dịch Vụ Nhắn Tin Quảng Cáo Sms trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!