Bạn đang xem bài viết Sơ Đồ Tư Duy Việt Bắc Chưa Bao Giờ Đơn Giản Như Vậy. 2022 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
(Sơ đồ tư duy bài việt bắc). Xin chào các thanh niên của Hocvan12. Giai đoạn học tập căng thẳng của lớp 12 bắt đầu rồi đây. Không còn những bài ôn lại kiến thức lớp 9 kiểu như nghị luận về bài thơ đoạn thơ… Mà bây giờ các bạn sẽ phải bước vào một loạt văn bản quan trọng và như mình đã nói ở phần mở đầu bài Tây Tiến thì chúng đều rất dài và khó học.
Và Việt Bắc là một trong số đó, bài thơ dài nhất và cũng gần như khó học nhất của lớp 12. Thế nên hãy để Hocvan12 giúp bạn với phương pháp quen thuộc mang tên sơ đồ tư duy Việt Bắc chưa bao giờ đơn giản như vậy.
I: Bản Tình Ca
a/ Ân tình cách mạng
Sơ đồ tư duy việt bắc 8 câu đầu
b/ Tình yêu thiên nhiên
c/ Tình yêu con người
Sơ đồ hình cây việt bắc
Bản tình ca Việt Bắc là bản nhạc hài hòa giữa thiên nhiên, con người, giữa những ân tình sâu sắc. Đó là tình cảm lưu luyến, thủy chung của những người lính nhớ về nơi hậu phương, là sự son sắc của người hậu phương hy sinh cho cách mạng.
Hay đó là tình yêu thiên nhiên từ ban ngày tới đêm tối, cảm nhận sự thay đổi và thấu hiểu vẻ đẹp thiên nhiên qua các mùa. Đó cũng chính là sự san sẻ của con người với con người, thứ tình cảm đầy đẹp đẽ.
II: Bản hùng ca
a/ Việt Bắc hào hùng chiến đấu
b/ Việt Bắc với cảm hứng ngày mai
c/ Lý giải nguyên nhân thắng lợi
Dân tộc ta gian khổ không lùi, khó khăn không nản để rồi vượt lên tất cả viết nên bản hùng ca của đất nước. Chiến thắng để đền đáp cho những gian nao, chiến thắng để đền đáp cho bao máu sương, những mất mát mà chúng ta đã phải trải qua. Để rồi được thấy một Việt Bắc mới sau những tin thắng trận và để thấy những ước mơ về một tương lai tươi đẹp.
Việt Bắc đã lý giải nguyên nhân thắng lợi của dân tộc, sức mạnh đó bắt nguồn từ lòng căm thù giặc, từ nghĩa tình thủy chung, từ tình đoàn kết của cả dân tộc. Đó chính là cội nguồn của khúc tình ca và hùng ca. Qua đó nhà thơ Tố Hữu muốn nhắc nhở cho chúng ta nhớ mãi và phát huy truyền thống của dân tộc.
XEM THÊM: Soạn Bài Tây Tiến: Tất Cả Thu Gọn Lại Bằng Sơ Đồ Tư Duy
XEM THÊM: Tuyên Ngôn Độc Lập: Soạn Văn Ngắn Gọn Bằng Sơ Đồ Tư Duy, Khắc Ghi Kiến Thức
Đây là Sơ đồ tư duy việt bắc ngắn gọn mong rằng sẽ giúp ích các bạn học sinh trong quá trình học tập.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Sơ Đồ Tư Duy Việt Bắc Chưa Bao Giờ Đơn Giản Như Vậy.
(Sơ đồ tư duy bài việt bắc). Xin chào các thanh niên của Hocvan12. Giai đoạn học tập căng thẳng của lớp 12 bắt đầu rồi đây. Không còn những bài ôn lại kiến thức lớp 9 kiểu như nghị luận về bài thơ đoạn thơ… Mà bây giờ các bạn sẽ phải bước vào một loạt văn bản quan trọng và như mình đã nói ở phần mở đầu bài Tây Tiến thì chúng đều rất dài và khó học.
Và Việt Bắc là một trong số đó, bài thơ dài nhất và cũng gần như khó học nhất của lớp 12. Thế nên hãy để Hocvan12 giúp bạn với phương pháp quen thuộc mang tên sơ đồ tư duy Việt Bắc chưa bao giờ đơn giản như vậy.
Sơ đồ tư duy việt bắc 8 câu đầu
Sơ đồ hình cây việt bắc
Bản tình ca Việt Bắc là bản nhạc hài hòa giữa thiên nhiên, con người, giữa những ân tình sâu sắc. Đó là tình cảm lưu luyến, thủy chung của những người lính nhớ về nơi hậu phương, là sự son sắc của người hậu phương hy sinh cho cách mạng.
Hay đó là tình yêu thiên nhiên từ ban ngày tới đêm tối, cảm nhận sự thay đổi và thấu hiểu vẻ đẹp thiên nhiên qua các mùa. Đó cũng chính là sự san sẻ của con người với con người, thứ tình cảm đầy đẹp đẽ.
Dân tộc ta gian khổ không lùi, khó khăn không nản để rồi vượt lên tất cả viết nên bản hùng ca của đất nước. Chiến thắng để đền đáp cho những gian nao, chiến thắng để đền đáp cho bao máu sương, những mất mát mà chúng ta đã phải trải qua. Để rồi được thấy một Việt Bắc mới sau những tin thắng trận và để thấy những ước mơ về một tương lai tươi đẹp.
Việt Bắc đã lý giải nguyên nhân thắng lợi của dân tộc, sức mạnh đó bắt nguồn từ lòng căm thù giặc, từ nghĩa tình thủy chung, từ tình đoàn kết của cả dân tộc. Đó chính là cội nguồn của khúc tình ca và hùng ca. Qua đó nhà thơ Tố Hữu muốn nhắc nhở cho chúng ta nhớ mãi và phát huy truyền thống của dân tộc.
XEM THÊM: Soạn Bài Tây Tiến: Tất Cả Thu Gọn Lại Bằng Sơ Đồ Tư Duy
XEM THÊM: Tuyên Ngôn Độc Lập: Soạn Văn Ngắn Gọn Bằng Sơ Đồ Tư Duy, Khắc Ghi Kiến Thức
Đây là Sơ đồ tư duy việt bắc ngắn gọn mong rằng sẽ giúp ích các bạn học sinh trong quá trình học tập.
Sơ Đồ Tư Duy Việt Bắc Ngắn Gọn Và Đầy Đủ Nhất
Tố Hữu sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở Huế, vùng đất cổ kính, thơ mộng, giàu truyền thống văn hóa thấm đẫm vào hồn thơ ông. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Tố Hữu luôn song hành với các chặng đường lịch sử của dân tộc. Ông được coi là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam thế kỷ XX”. Lý tưởng sống của ông được gửi trong lời từ biệt cuộc đời trước lúc đi xa:
Xin tạm biệt cuộc đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ và một nắm tro
Thơ tặng bạn đời, tro bón đất
Sống là cho và chết cũng là cho.
Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu luôn có những nét riêng biệt, độc đáo của người nghệ sĩ thể hiện giá trị thẩm mĩ của thế giới quan Tố Hữu trong từng nội dung và hình thức nghệ thuật. Là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, qua các chặng đường lịch sử, thơ Tố Hữu luôn kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và nghệ thuật, dân tộc và cách mạng, tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình – chính trị. Với đề tài cách mạng tưởng chừng như khô khan nhưng với giọng điệu ngọt ngào, chân tình, thương mến được thừa hưởng từ tâm hồn con người xứ Huế kết hợp với tài năng bậc thầy trong việc sử dụng ngôn từ và thể loại thơ lục bát thơ, ông luôn mang những vẻ đẹp riêng, mang vần điệu và tràn đầy tính nhạc. Trong đó tập thơ “Việt Bắc” là một trong những tập thơ tiêu biểu nhất, thể hiện phong cách nghệ thuật nổi bật thơ Tố Hữu.
Tháng 7 năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình được lập lại tại miền Bắc Việt Nam. Sau ba tháng, cơ quan trung ương rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội. Buổi chia tay lịch sử ấy đã trở thành nguồn cảm hứng cho Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.
B. Sơ đồ tư duy bài Việt Bắc 12
1. Bản tình ca trong thơ “Việt Bắc”
2. Bản hùng ca trong thơ “Việt Bắc”
Khí thế của những con đường ra trận, những ngả đường kháng chiến đã được Tố Hữu như trạm, như khắc hiện hình nổi sắc trước mắt người đọc vậy. Dưới ánh trăng đêm, hình ảnh đoàn quân ra trận thật hào hùng, thật mạnh mẽ trải dài ra vô tận “điệp điệp trùng trùng” với một khí thế mang biểu tượng của tinh thần tự do, cho khát vọng độc lập. Khí thế chiến đấu hào hùng đã làm rung chuyển đất trời khiến kẻ thù có tàn bạo đến đâu cũng không thể ngăn nổi sức mạnh của quân dân Việt Nam. Vì thế hình ảnh “Bước chân nát đá” như nhân lên sức mạnh của những con người đội đá vá trời, đạp bằng mọi gian lao để làm nên chiến thắng lừng lẫy. Để khắc họa được cái khí thế ấy, Tố Hữu đã dùng hàng loạt các động từ, từ láy giàu sức tạo hình và biểu cảm: “rầm rập”, “nát đá”, “điệp điệp trùng trùng” khiến cho hình ảnh ra trận hiện lên không hề bi thương mà ngược lại rất đỗi hào hùng, mạnh mẽ. Dưới mỗi bước chân quân ta đi đều mang trong mình lý tưởng của Đảng, của Bác Hồ sáng soi, vì thế mới có hai chữ “ánh sao đầu súng” như là biểu tượng cho cuộc đấu tranh chính nghĩa, cho lẽ phải của công lý trước vó ngựa xâm lăng của kẻ xâm lược. Hình ảnh thơ vừa thần thoại hóa sức mạnh con người, vừa tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.
Với thể thơ lục bát uyển chuyển linh hoạt, cách xưng hô mình – ta đong đầy ngọt ngào, giọng điệu tâm tình sâu lắng, khi mạnh mẽ hào hùng, bài thơ Việt Bắc đã thể hiện sâu sắc nỗi nhớ thương lưu luyến trong giờ phút chia tay và tình nghĩa thắm thiết với Việt Bắc, với quê hương cách mạng. Bài thơ như một khúc hát tâm tình của con người Việt Nam trong kháng chiến, là cội nguồn của đạo lý thủy chung, ân nghĩa.
Sơ Đồ Tư Duy Hoàng Lê Nhất Thống Chí
Nhằm giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài, Đọc tài liệu gửi đến tài liệu sơ đồ tư duy Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô Gia Văn Phái với hệ thống luận điểm, sơ đồ tư duy chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập hiệu quả và đạt kết quả cao
*******
Sơ đồ tư duy Hoàng Lê nhất thống chí
Sơ đồ tư duy phân tích Hồi thứ mười bốn Hoàng Lê nhất thống chí
Luận điểm 1: Hoàn cảnh giặc Thanh xâm lược và sự đối phó của nghĩa quân
Luận điểm 2: Thắng lợi của quân khởi nghĩa
Luận điểm 3: Nhận xét về nghệ thuật
Tác giả đã mượn lời người cung nhân cũ để làm nổi bật tính cách anh hùng phi thường của Nguyễn Huệ khi trận Ngọc Hồi chưa diễn ra: “Không biết rằng, Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỉ thần, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn không một người nào dám nhìn thẳng vảo mặt hắn. Thấy hắn trở tay, đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hơn sấm sét”. Lời nhận xét đó không phải là không có căn cứ. Điều này được thể hiện rất rõ, rất chân thực, cụ thể trong cuộc điều binh khiển tướng trực tiếp của nhà vua.
Trong chiến trận, vua Quang Trung hiện lên oai phong, lẫm liệt, có tài thao lược hơn người. Có thể nói dưới bàn tay chỉ huy của nhà vua, quân đi đến đâu, giặc bị tiêu diệt tới đó. Lúc đi đến sống Gián và sông Thanh Quyết, toán quân Thanh vừa trông thấy bóng nhà vua đã “tan vỡ chạy trước”; tới làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc vua lặng lẽ cho vây kín làng rồi dùng mưu bắc loa truyền gọi khiến quân Thanh “ai nấy đều rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực, khí giới đều bị quân Nam lấy hết”; sáng mùng 5 tết tiến sát đồn Ngọc Hồi, đề phòng trước mũi súng của giặc, vua Quang Trung đã sai quân lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, cứ mười người một bức, lưng giắt dao ngắn, theo sau là hai mươi người cầm binh khí dàn thành chữ “nhất” tiến thẳng vào đồn.
Xem bài văn mẫu: Phân tích Hồi thứ mười bốn Hoàng Lê nhất thống chí
Sơ đồ tư duy phân tích hình tượng nhân vật vua Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí
Luận điểm 1: Vua Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ quyết đoán
Luận điểm 2: Vua Quang Trung là một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén
Luận điểm 3: Vua Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng
Luận điểm 4: Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người
Luận điểm 5: Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trận
Người anh hùng áo vải Quang Trung là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. Ngay khi nghe tin giặc đã chiếm một vùng đất lớn của ta, Quang Trung không hề sợ hãi, nao núng mà định cầm quân đi ngay. Với ý thức dân tộc và lòng tự tôn sâu sắc, ông không thể chần chừ chứng kiến cảnh nước nhà bị quân thù dày xéo. Nghe lời khuyên từ quần thần, ông quyết định lên ngôi vua, đây là quyết định hết sức sáng suốt, có ý nghĩa quan trọng: làm cho cương vị rõ ràng, danh chính ngôn thuận để cầm quân; không chỉ vậy còn giúp thống nhất nội bộ, tránh được sự hai lòng của binh lính.
Hành động của ông không chỉ hội tụ được người tài mà còn giúp lấy lòng dân. Ông rất sáng suốt, nhanh nhạy trong việc phân tích tình hình thời cuộc, tương quan giữa ta và địch, điều đó được thể hiện rõ trong bài dụ tướng sĩ ở Nghệ An. Trong bài dụ ông khẳng định chủ quyền của dân tộc ta với phương Bắc “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”; nêu lên dã tâm xâm lược và hành động phi nghĩa của kẻ thù; đồng thời ông nêu lên lời kêu gọi binh sĩ đồng tâm hiệp lực đánh giặc.
Tìm hiểu về Ngô Gia Văn Phái và tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
I. Tác giả Ngô Gia Văn Phái
– Ngô Gia Văn Phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du
– Quê quán: làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây
– Ngô Thì Chí (1753-1788) làm quan dưới thời vua Lê Chiêu Thống
– Ngô Thì Du (1772-1840) là tác giả làm quan dưới thời nhà Nguyễn
II. Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
A. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm không chỉ dừng lại ở sự thống nhất của vương triều nhà Lê mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ 18 và mấy năm đầu thế kỉ 19. Cuốn tiểu thuyết bao gồm 17 hồi
– Đoạn trích trong SGK là hồi thứ 14 của cuốn tiểu thuyết này
2. Bố cục: 3 đoạn
– Đoạn 1: (Từ đầu đến “hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp): Được tin báo quân Thanh chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế thân chinh cầm quân dẹp giặc
– Đoạn 2: (“Vua Quang Trung tự mình dốc suất đại binh… vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo vào thành”): Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung
– Đoạn 3: (Từ “Lại nói Tôn Sĩ Nghị và vua Lê… cũng lấy làm xấu hổ”): Sự đại bại của tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống
3. Giá trị nội dung
Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống
4. Giá trị nghệ thuật
Tác phẩm nổi bật là một tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán với cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự kiện, khắc họa nhân vật chủ yếu qua hành động, lời nói, kể chuyện xen miêu tả sinh động và cụ thể, gây ấn tượng mạnh
B. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung a. Một người hành động mạnh mẽ, quyết đoán
– Nghe tin giặc chiếm Thăng Long mà không hề nao núng, đích thân cầm quân đi ngay
– Trong vòng hơn tháng, làm được rất nhiều việc lớn: “tế cáo trời đất”, lên ngôi và thân chinh cầm quân ra Bắc
b. Một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén
– Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trong việc nhận định tình hình địch và ta
+ Quang Trung đã vạch rõ âm mưu và tội ác của kẻ thù xâm lược đối với nước ta: “mấy phen cướp bọc nước ta, giết dân ta, vơ vét của cải”…
+ Khích lệ tinh thần tướng sĩ dưới trướng bằng những tấm gương dũng cảm
+ Dự kiến được một số người Phù Lê có thể thay lòng đổi dạ nên có lời dụ với quân lính vừa chí tình vừa nghiêm khắc
– Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trong xét đoán bề tôi:
+ Trong dịp hội quân ở Tam Điệp ta thấy Quang Trung nhận định tình hình sáng suốt để đưa ra lời ngợi khen cho Sở và Lân
+ Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao sự “đa mưu túc trí”
⇒ Dùng người sáng suốt
c. Một con người có tầm nhìn xa trông rộng và tài thao lược hơn người
– Tầm nhìn xa trông rộng:
+ Mới khởi binh những đã khẳng định “phương lược tiến đánh đã tính sẵn”
+ Đang ngồi trên lưng ngựa mà đã nói với Nhậm về quyết sánh ngọa giao và kế hoạch 10 năm tới ta hòa bình
– Tài thao lược hơn người thể hiện ở cuộc hành quân thành tốc mà đội quân vẫn chỉnh tề
2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh
– Hình ảnh Tôn Sĩ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan, kéo quân vào Thăng Long mà không đề phòng gì ⇒ Tướng bất tài
– Khi quân Tây Sơn đánh vào, “tướng sợ mất mật”, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp…chuồn trước qua cầu phao”
– Quân sĩ xâm lược lúc lâm trận thì sợ hãi, xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết….
⇒ Kể xen lẫn tả thực cụ thể, sống động, ngòi bút miêu tả khách quan
3. Số phận thảm bại của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân
– Khi có biến, Lê Chiêu Thống vội vã “chạy bán sống bán chết”, cướp cả thuyền dân để qua sông, luôn mấy ngày không ăn, may có người thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn
– Đổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt
– Sang Trung Quốc, vua phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi gắm xương tàn nơi đất khách
⇒ Số phận tất yếu cho một người đứng đầu đất nước nhưng lại bán nước hại dân
********
Sơ Đồ Tư Duy Bếp Lửa
Để nắm được các kiến thức cơ bản về tác phẩm Bếp lửa, mời các em tham khảo hệ thống kiến thức và sơ đồ tư duy Bếp lửa của Bằng Việt do Đọc Tài Liệu biên soạn. Hy vọng rằng tài liệu này giúp các em nắm nội dung bài học một cách khoa học và đầy đủ nhất.
*******
Sơ đồ tư duy Bếp lửa của Bằng Việt
Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
Luận điểm 1: Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu
Luận điểm 2: Những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời của bà và hình tượng bếp lửa
Luận điểm 3: Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà
Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩa tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống vơi nhau, những năm tháng mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì. “Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”, “Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” của bà hay là lời răn dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ. “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”. Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đầy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người.
Xem dàn ý phân tích bài thơ Bếp lửa và các bài văn mẫu phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
Sơ đồ tư duy phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa
Luận điểm 1: Bà là người chịu thương chịu khó, tần tảo hi sinh
Luận điểm 2: Bà là người phụ nữ nông thôn thuần hậu nhưng có bản lĩnh vững vàng, là chỗ dựa tinh thần cho con cháu
Luận điểm 3: Bà là người yêu thương, chăm sóc và dạy cháu lên người, nhóm lên trong cháu tình yêu thương, mơ ước và khát vọng về tương lai
Bếp lửa là lời tâm sự của người cháu ở nơi xa nhớ về bà của mình với những kỉ niệm về tình bà cháu, thể hiện sự kính yêu, ngưỡng vọng và suy ngẫm sâu sắc về bà. Mạch cảm xúc của bài thơ rất tự nhiên, đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm nâng lên thành suy ngẫm: hình ảnh bếp lửa gợi về những năm tháng tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh người bà với bao nỗi vất vả và tình yêu thương, trìu mến dành cho cháu; từ kỉ niệm, người cháu đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu cuộc đời bà, lẽ sống giản dị mà cao quý của bà và mong muốn gửi niềm nhớ thương sâu sắc về với bà.
Sơ đồ tư duy cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa
Luận điểm 1: Nỗi niềm nhớ thương về người bà tần tảo, chịu thương, chịu khó
Luận điểm 2: Những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình tượng bếp lửa
Tình bà cháu trong Bếp lửa của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.
Nhà thơ Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa
I. Nhà thơ Bằng Việt
1. Tiểu sử
– Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
– Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev. Liên Xô (nay là Đại học Quốc gia Kiev, thuộc Ukraina) vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam.
2. Sự nghiệp sáng tác
– Bằng Việt làm thơ từ năm 13 tuổi nhưng bài thơ đầu tiên được công bố là bài Qua Trường Sa viết năm 1961.
– Ông đã thể hiện nhiều loại thơ không vần, xuống thang rồi bắc thang, tất cả những hình thức đã có trong thơ Việt Nam và thơ thế giới.
II. Bài thơ Bếp lửa
A. Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.
– Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
2. Bố cục (4 phần)
– Phần 1 (ba dòng đầu): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
– Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
– Phần 3 (hai khổ thơ tiếp theo): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
– Phần 4 (khổ cuối) : Nỗi nhớ về bà.
3. Giá trị nội dung
– Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
– Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
B. Tìm hiểu chi tiết
a. Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu
– Dòng hồi tưởng về bà bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa
+ Bếp lửa “chờn vờn sương sớm” – bếp lửa thực.
+ Bếp lửa “ấp iu nồng đượm” diễn tả sự dịu dàng, ấm áo, kiên nhẫn của người nhóm lửa.
+ Biện pháp điệp từ (điệp từ “bếp lửa”) gợi lên hình ảnh sống động lung linh nhưng hết sức thân thuộc gần gũi với người cháu.
→ Hình ảnh bếp lửa làm trỗi dậy dòng kí ức về bà và tuổi thơ.
– Kỉ niệm về tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn
+ “Đói mòn đói mỏi” người cháu thấy ám ảnh bởi nạn đối và quá khứ đau thương của dân tộc.
+ Ấn tượng về khói bếp hun nhèm mắt cháu để khi nghĩ lại “sống mũi còn cay”.
+ Dòng hồi tưởng, kỉ niệm gắn với âm thanh tiếng tu hú của chốn đồng nội: tiếng tu hú được nhắc tới 5 lần trong bài khi thẳng thốt, lúc khắc khoải, mơ hồ tất cả để gợi lên không gian mênh mông, bao la, buồn vắng đến lạnh lùng.
+ Tâm trạng của cháu vì thế cũng tha thiết, mãnh liệt hơn bởi sự đùm bọc, che chở của bà.
– Tuổi thơ khó khăn gian khổ nhưng cháu được mà yêu thương,che chở
+ “Bà dạy”, bà chăm” thể hiện sâu đậm tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương vô bờ và sự chăm chút của bà đối với cháu.
+ Ngay cả trong gian khó, hiểm nguy của chiến tranh bà vẫn vững vàng – phẩm chất cao quý của những người mẹ Việt Nam anh hùng ( Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh).
→ Qua dòng hồi tưởng về bà, những dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình chính là sự kết hợp, đan xen nhuần nhuyễn giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nỗi nhớ của người cháu thể hiện tình yêu thương vô hạn đối với bà.
b. Những suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời của bà cũng như hình tượng bếp lửa
Suy ngẫm về cuộc đời bà
– Từ những kỉ niệm, hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà
+ Hình ảnh bếp lửa kết tinh trong hình ảnh ngọn lửa: ngọn lửa của tình yêu thương, sự hi sinh luôn ủ sẵn trong lòng bà để làm sáng lên hy vọng, ý chí.
+ Điệp ngữ “một ngọn lửa” nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp bà dành cho cháu, người bà nhen nhóm những điều thiện lương tốt đẹp đối với cháu.
→ Hình ảnh người bà trong lòng cháu là người thắp lửa, giữ lửa và truyền lửa, truyền niềm tin, sức sống tới thế hệ tương lai.
– Sự tần tảo, hi sinh của bà thể hiện: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” – sự chiêm nghiệm của cháu về cuộc đời bà
+ Cuộc đời bà đầy những gian truân, vất vả, lận đận trải qua nắng mưa tưởng như không bao giờ dứt.
+ Điệp từ “nhóm” lặp lại bốn lần: người bà đã nhóm lên, khơi dậy những yêu thương, kí ức và giá trị sống tốt đẹp trong lòng người cháu.
– Hình ảnh bếp lửa kết tinh thành hình ảnh ngọn lửa chất chứa niềm tin, hy vọng của bà: Người cháu như phát hiện ra điều kì diệu giữa cuộc sống đời thường “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa” – người cháu thấm nhuần được tình yêu thương và đức hi sinh của bà.
c. Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà
– Lời tự bạch của đứa cháu khi trưởng thành, xa quê hương: người cháu vẫn cảm thấy ấm áp bởi tình yêu thương vô bờ của bà.
– Kết thúc bài thơ tác giả tự vấn “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”: niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng người cháu.
*******
Cập nhật thông tin chi tiết về Sơ Đồ Tư Duy Việt Bắc Chưa Bao Giờ Đơn Giản Như Vậy. 2022 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!