Xu Hướng 6/2023 # Sơ Đồ Tư Duy Việt Bắc Chưa Bao Giờ Đơn Giản Như Vậy. # Top 10 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Sơ Đồ Tư Duy Việt Bắc Chưa Bao Giờ Đơn Giản Như Vậy. # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Sơ Đồ Tư Duy Việt Bắc Chưa Bao Giờ Đơn Giản Như Vậy. được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(Sơ đồ tư duy bài việt bắc). Xin chào các thanh niên của Hocvan12. Giai đoạn học tập căng thẳng của lớp 12 bắt đầu rồi đây. Không còn những bài ôn lại kiến thức lớp 9 kiểu như nghị luận về bài thơ đoạn thơ… Mà bây giờ các bạn sẽ phải bước vào một loạt văn bản quan trọng và như mình đã nói ở phần mở đầu bài Tây Tiến thì chúng đều rất dài và khó học.

Và Việt Bắc là một trong số đó, bài thơ dài nhất và cũng gần như khó học nhất của lớp 12. Thế nên hãy để Hocvan12 giúp bạn với phương pháp quen thuộc mang tên sơ đồ tư duy Việt Bắc chưa bao giờ đơn giản như vậy.

Sơ đồ tư duy việt bắc 8 câu đầu

Sơ đồ hình cây việt bắc

Bản tình ca Việt Bắc là bản nhạc hài hòa giữa thiên nhiên, con người, giữa những ân tình sâu sắc. Đó là tình cảm lưu luyến, thủy chung của những người lính nhớ về nơi hậu phương, là sự son sắc của người hậu phương hy sinh cho cách mạng.

Hay đó là tình yêu thiên nhiên từ ban ngày tới đêm tối, cảm nhận sự thay đổi và thấu hiểu vẻ đẹp thiên nhiên qua các mùa. Đó cũng chính là sự san sẻ của con người với con người, thứ tình cảm đầy đẹp đẽ.

Dân tộc ta gian khổ không lùi, khó khăn không nản để rồi vượt lên tất cả viết nên bản hùng ca của đất nước. Chiến thắng để đền đáp cho những gian nao, chiến thắng để đền đáp cho bao máu sương, những mất mát mà chúng ta đã phải trải qua. Để rồi được thấy một Việt Bắc mới sau những tin thắng trận và để thấy những ước mơ về một tương lai tươi đẹp.

Việt Bắc đã lý giải nguyên nhân thắng lợi của dân tộc, sức mạnh đó bắt nguồn từ lòng căm thù giặc, từ nghĩa tình thủy chung, từ tình đoàn kết của cả dân tộc. Đó chính là cội nguồn của khúc tình ca và hùng ca. Qua đó nhà thơ Tố Hữu muốn nhắc nhở cho chúng ta nhớ mãi và phát huy truyền thống của dân tộc.

XEM THÊM: Soạn Bài Tây Tiến: Tất Cả Thu Gọn Lại Bằng Sơ Đồ Tư Duy

XEM THÊM: Tuyên Ngôn Độc Lập: Soạn Văn Ngắn Gọn Bằng Sơ Đồ Tư Duy, Khắc Ghi Kiến Thức

Đây là Sơ đồ tư duy việt bắc ngắn gọn mong rằng sẽ giúp ích các bạn học sinh trong quá trình học tập.

Hướng Dẫn Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Việt Bắc

Tố Hữu đến với thơ và với cách mạng cùng lúc. Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn song hành, gắn bó và phản ánh chân thực từng chặng đường đấu tranh cách mạng gian khổ mà vinh quang của dân tộc, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của chính nhà thơ.

– Tập thơ Từ ấy (1937-1946)

* Là chặng đường đầu tiên trong đời thơ Tố Hữu, là thời gian đánh dấu những bước giác ngộ và trưởng thành người thanh niên quyết tâm đi theo ánh sáng của Đảng.

* Tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng

* Máu lửa: Gồm những bài thơ sáng tác trong thời kỳ mặt trận dân chủ, đó là lúc người thanh niên trẻ tuổi đang băn khoăn kiếm tìm lẽ sống thì may mắn tiếp nhận ánh sáng của Đảng, tự nguyện gắn bó và dâng hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho cách mạng. Nhà thơ đã cảm thông sâu sắc với cuộc sống của những con người lao khổ xung quanh mình, khơi dậy ở họ lòng căm giận, ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai tươi sáng.

– (Từ ấy, Tiếng hát sông Hương, Lão đầy tớ)

* Xiềng xích: Là những bài thơ sáng tác trong thời gian Tố Hữu bị giam giữ tại các nhà tù của thực dân Pháp trong đó thể hiện tâm tư của 1 người chiến sỹ cách mạng trẻ tuổi tha thiết yêu đời, khao khát tự do, kiên cường giữ vững ý chí chiến đấu vượt lên trên những thử thách chốn ngục tù (Tâm tư trong tù, Trăn trối…).

* Giải phóng: Gồm những bài thơ được sáng tác từ khi Tố Hữu vượt ngục cho tới thắng lợi cuộc Cách mạng tháng 8-1945. Đó là những bài thơ tuyên truyền vận động quần chúng đấu tranh giành chính quyền, ca ngợi cách mạng và nền độc lập tự do của đất nước, khẳng định niềm tin yêu của nhân dân với chế độ mới (Hồ Chí Minh, Huế tháng tám…)

– Tập thơ Việt Bắc (1947-1954)

* Là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Pháp, là bản anh hùng ca hoành tráng về cuộc kháng chiến và con người trong kháng chiến.

* Việt Bắc đã thể hiện và ca ngợi những tình cảm lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến: tình quân dân, tình cảm của người hậu phương với tiền tuyến, lòng kính yêu lãnh tụ, trong đó thống nhất và bao trùm tất cả là lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc.

– Tập thơ Gió lộng (1955 – 1961)

* Là chặng đường thơ của Tố Hữu khi đón bước vào giai đoạn mới với nhiệm vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

* Qua cảm nhận của Tố Hữu, cuộc sống trên miền Bắc thực sự là ngày hội lớn, nhìn đâu cũng thấy tràn đầy sức sống và niềm vui. Đất nước đau nỗi đau chia cắt, thơ Tố Hữu là tình cảm tha thiết với miền Nam ruột thịt. Đó là nỗi nhớ thương quê hương da diết, tiếng thét căm giận ngút trời, lời ngợi ca những con người kiên trung bất khuất, niềm tin không gì lay chuyển được vào ngày mai thắng lợi, thống nhất non sông.

– Hai tập: Ra trận (1962-1971); Máu và hoa (1972-1977)

Hai tập thơ vừa là bản anh hùng ca ca ngợi đất nước và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Mẹ suốt, Hãy nhớ lấy lời tôi); vừa là lời kêu gọi, cổ vũ thiết tha mãnh liệt cả dân tộc ta trong cuộc chiến đấu quyết liệt, hào hứng ở cả 2 miền Nam, Bắc (Bài ca mùa xuân 1967, Bài ca mùa xuân 1968, Bài ca mùa xuân 1971); và cuối cùng, trong những bài thơ mang đậm tính chính luận và chất sử thi như Việt Nam máu và hoa, Tố Hữu đã bộc lộ những suy ngẫm phát hiện về vẻ đẹp kì diệu của dân tộc và con người Việt Nam trong thời đại mới, đồng thời thể hiện niềm vui, niềm tự hào ngày toàn thắng.

– Hai tập: Một tiếng đờn (1992); Ta với ta (1999)

Hai tập thơ đã thể hiển sự ổn định và khuynh hướng trữ tính chính trị cũng như những chuyển biến mới mẻ trong cảm hứng sáng tác của thơ Tố Hữu. Tình yêu với đất nước, với nhân dân, niềm tin vào lý tưởng cách mạng, vào cái đẹp, cái thiện, tâm huyết thiết tha với cuộc đời… vẫn là dòng cảm hứng đáng trân trọng của thơ Tố Hữu thời kỳ này. Bên cạnh đó, chứng kiến và vượt lên bao thăng trầm trải nghiệm, Tố Hữu đã thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc tìm kiếm những giá trị bền vững của cuộc đời trong những bài thơ thâm trầm và cảm hứng đời tư – thế sự.

PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU – Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị

+ Đó là nguyên nhân của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn rất đẹp trong thơ ông.

+ Thơ Tố Hữu luôn hướng tới lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng:

* Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình của Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, về sau là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc.

* Lẽ sống lớn: lý tưởng đẹp nhất của mỗi con người là dấn thân đi theo cách mạng, phấn đấu vì cuộc sống tươi đẹp của dân tộc.

* Thơ Tố Hữu không đi sâu vào những tình cảm riêng tư mà tập trung đi sâu vào những tình cảm lớn, mang tính chất tiêu biểu, phổ biến của con người cách mạng: tình quân dân cá nước, tình yêu lý tưởng, tình cảm kính yêu lãnh tụ…

– Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi:

* Cảm hứng lớn nhất trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử, dân tộc, những vấn đề được nhà thơ quan tâm và phản ánh trong thơ luôn là những vấn đề lớn lao của vận mệnh cộng đồng.

* Những sự kiện lịch sử, những vấn đề chính trị quan trọng có tác động lớn tới vận mệnh dân tộc thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự (Huế tháng Tám, Việt Bắc).

* Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái “tôi” chiến sỹ, càng về sau càng xác định là cái “tôi” nhân danh Đảng, nhân danh dân tộc, cái “tôi” hòa trong cái “ta”, nhân danh cái ta. Có lẽ đó là nguyên nhân khiến thơ Tố Hữu ít thể hiện những tâm tư tình cảm riêng tư mà thường hướng tới những tình cảm lớn, lẽ sống lớn của cách mạng và con người cách mạng (Việt Bắc, Bác ơi, Tiếng ru…). Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu thường là con người đại diện cho sức mạnh, vẻ đẹp, phẩm chất, khát vọng, thường mang tầm vóc của lịch sử và thời đại (Lượm, Người con gái Việt Nam).

– Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết.

* Giọng điệu đặc biệt này không chỉ thừa hưởng từ điệu hồn của con người xứ Huế mà còn xuất phát từ quan niệm của Tố Hữu về thơ: Thơ là chuyện đồng điệu, là tiếng nói của 1 con người đến với những người nào có có sự cảm thông trong thơ Tố Hữu, sự cảm thông thường xuất hiện trong những tâm tình, nhắn nhủ, ngọt ngào, thương mến.

– Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc trong hình thức thể hiện.

* Thơ Tố Hữu nghiêng về tính truyền thống hơn là khuynh hướng hiện đại, đổi mới. Tố Hữu đặc biệt thành công trong các thể thơ dân tộc như lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn.

* Tố Hữu thường sử dụng lối mới, cách diễn đạt, những phương thức chuyển nghĩa quen thuộc của thơ ca dân gian, thơ ông thường xuất hiện những ngôn từ giản dị, những thi liệu truyền thống trong tác phẩm của ông.

* Tố Hữu có biệt tài sử dụng từ láy, phối hợp âm, thanh, vần để tạo ra nhạc tính thể hiện cảm xúc dân tộc, tâm hồn dân tộc.

2. Tác phẩm

Vị trí – giá trị

* Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, cũng là một trong những thành công xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

* Việt Bắc được coi là khúc hùng ca và bản tình ca về cách mạng, cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.

* Bài thơ đã thể hiện những nét tiêu biểu nhất trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

Hoàn cảnh sáng tác

* Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, tháng 7/1954, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, tháng 10/1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ từ biệt căn cứ địa Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác Việt Bắc.

* Bài thơ gồm có 2 phần: Phần đầu tái hiện hình ảnh của cách mạng và kháng chiến ở Việt Bắc, phần sau gợi ra viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ca ngợi công ơn của Đảng, của Bác Hồ đối với dân tộc.

Cấu tứ chung của bài thơ

– Đoạn thơ là sản phẩm của lối xưng hô “mình-ta”, một lối xưng hô rất riêng tư và phổ thông trong ca dao dân ca.

* Trong bài thơ Việt Bắc, “mình” có thể là người ra đi (“Mình về có nhớ ta”), có khi là người ở lại (“Ta về mình có nhớ ta”); tuy nhiên “mình” cũng có lúc vừa là người đi, vừa là người ở lại trong sự hòa nhập, gắn kết “Mình đi mình có nhớ mình?” Đại từ “ta” cũng được sử dụng rất linh hoạt, độc đáo chủ yếu ở ngôi thứ nhất, nhưng nhiều khi lại dùng để chỉ chung người đi, kẻ ở với nghĩa “chúng ta” như “Rừng cây, núi đá, ta cùng đánh tây”…

* Cách xưng hô này thể hiện cuộc biệt li giữa TW Đảng – Chính phủ – Bác Hồ với nhân dân Việt Bắc, chiến khu Việt Bắc. Nhưng đây lại là một cuộc chia tay đặc biệt vì người ra đi thực chất lại là người trở về, cuối chặng đường của người đi không phải là chân trời góc bể mà là cuộc sống hòa bình… Chia tay nhưng gợi lên hy vọng về một ngày mai tươi sáng. Tình cảm của người ở lại không chỉ là sự lưu luyến bâng khuâng mà còn là sự nhắc nhớ về cội nguồn, về truyền thống, nghĩa tình.

Sơ Đồ Tư Duy Ánh Trăng

Để nắm được các kiến thức cơ bản về bài thơ Ánh trăng, mời các em tham khảo hệ thống kiến thức và sơ đồ tư duy Ánh trăng của Nguyễn Duy do Đọc Tài Liệu biên soạn. Hy vọng rằng tài liệu này giúp các em nắm nội dung bài học một cách khoa học và đầy đủ nhất.

**********

Sơ đồ tư duy Ánh trăng của Nguyễn Duy

Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Ánh trăng

Luận điểm 1: Vầng trăng trong quá khứ

Luận điểm 2: Vầng trăng của hiện tại

Luận điểm 3: Cảm xúc của tác giả về trăng với con người

Nếu như ở tuổi thơ của mình tác giả sống gần gũi với thiên nhiên, với sông, với bể, với rừng thì giờ đây môi trường sống của nhà thơ đã thay đổi rồi. Ông sống ở thành phố, nơi có những ánh đèn chiếu sáng được mọi ngõ ngách, mọi không gian. Chính vì ánh sáng của đèn điện, của cửa gương mà người ta không còn nhớ đến ánh sáng của vầng trăng nữa. Dần dần, vầng trăng tình nghĩa ngày nào bị đẩy lùi vào quên lãng. Vầng trăng tượng trưng cho kỉ niệm, cho kí ức về những năm tháng đấu tranh gian khổ, cho những người bạn của tuổi thơ, cho những người đồng đội đã từng cùng nhau vào sinh ra tử. Vậy mà giờ đây, trăng trở thành người dưng qua đường. Khi cuộc sống thay đổi, nó kéo theo sự thay đổi trong suy nghĩ của con người. Vầng trăng có lẽ sẽ cứ trôi vào trong dĩ vãng như vậy nếu như không có chuyện thành phố bị mất điện:

Phòng buyn đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn

Trong khoảnh khắc đèn điện vụt tắt ấy, ánh sáng của vầng trăng hiện lên thật bất ngờ. Dường như cùng với ánh trăng, mọi kí ức năm xưa ùa về trong lòng tác giả. Đó là sông, là bể, là rừng, là những năm tháng nghèo đói, thiếu thốn nhưng vẫn luôn đong đầy hạnh phúc.

Xem dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu : Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ Ánh trăng

Luận điểm 1: Suy nghĩ và cảm nhận về vầng trăng trong quá khứ.

Luận điểm 2: Cảm nghĩ về vầng trăng của hiện tại.

Luận điểm 3: Cảm xúc của tác giả trước vầng trăng.

Tìm hiểu về Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng

I. Tác giả Nguyễn Duy

– Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ

– Quê quán: Xã Đông Vệ huyện Đông Sơn(nay là phường Đông Vệ-Thanh Hóa)

– Sự nghiệp sáng tác:

+ Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba

+ Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc.

+ Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí

+ Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật

+ Những tác phẩm tiểu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, ” Bụi”, “Mẹ và em”…

– Phong cách sáng tác: Thơ Nuyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.

II. Bài thơ Ánh trăng

A. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh sáng tác

“Ánh trăng” là một bài thơ hay viết vào năm 1978, 3 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, được nhà thơ viết tại Thành phố Hồ Chí Minh. In trong tập “Ánh trăng”.

2. Bố cục (3 phần)

– Đoạn 1 (3 khổ thơ đầu): Kí ức về vầng trăng trong quá khứ của tác giả và vầng trăng trong hiện tại

– Đoạn 2 (Khổ 4): Tình huống bất ngờ khiến kí ức ùa về

– Đoạn 3 (2 khổ cuối): Sự hối hận của tác giả vì đã lãng quên vầng trăng

3. Giá trị nội dung

Bài thơ Ánh trăng là sự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước rất bình dị, hiền hậu. Qua đó nhắc nhở người đọc phải có một thái độ sống ” Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân tình với quá khứ, nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương.

4. Giá trị nghệ thuật

Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ bố cục rõ ràng, mạch lạc. “Ánh trăng” có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa sinh động vừa khát, giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình tự nhiên như lời tâm sự của nhân vật trữ tình.

B. Tìm hiểu chi tiết

1. Vầng trăng trong quá khứ (khổ 1+2) của tác giả và vầng trăng trong hiện tại (khổ 3)

– Khổ 1: Dòng hoài niệm mở ra

+ “Hồi nhỏ…hồi chiến tranh” : đánh dấu mốc thời gian

+ Phép liệt kê tăng cấp ” đồng, sông , bể”: Tuổi thơ gắn bó với sông nước, trăng sao đầy ắp kỉ niệm. ⇒ Chỉ thứ tự từ hẹp đến rộng, từ quê hương đến đất nước, mở rộng hơn là sự gắn bó giữa những con người ở quê hương đến đồng đội nhân dân

⇒ Như vậy khi còn nhỏ nhân vật trữ tình sống chan hòa với thiên nhiên

+ “vầng trăng thành tri kỉ”: đất nước có chiến tranh, con người lên đường tham gia chiến đấu, ở rừng là những năm tháng khó khăn gian khổ, trăng được nhân hóa trở thành người bạn tri kỉ không thể nào quên.

– Khổ 2:

+ Phép so sánh sánh “trần trụi, hồn nhiên” kết hợp với phép liệt kê ” thiên nhiên, cây cỏ”: lối sống đơn giản, mộc mạc mọi buồn vui sướng khổ đều gắn bó với trăng.

+ Ngỡ: nghĩ là, tưởng là, vậy mà kết quả lại ngược lại

+ Nhân hóa “cái vầng trăng tình nghĩa”: khẳng định mối quan hệ giữa người và trăng là bền vững mãi mãi

⇒ Mạch thơ biến đổi đánh dấu một sự thay đổi lẽ ra phải trân trọng.

– Khổ 3: Vầng trăng trong hiện tại

+ Khi chiến tranh kết thúc, người lính từ giã núi rừng trở về với thành phố nơi đô thị hiện đại.

+ Nhân hóa liệt kê “ánh điện cửa gương”- cuộc sống đầy đủ tiện nghi. Mặc dù vậy trăng vẫn tròn đầy lặng lẽ đi qua thành phố nhưng người bạn năm xưa chỉ coi trăng như một vật chiếu sáng

+ Hình ảnh so sánh “vầng trăng đi qua ngõ- như người dưng qua đường”: thể hiện một sự bội bạc vẫn thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày: có mới nới cũ

⇒ Hoàn cảnh sông thay đổi kéo con người đổi thay, quên đi ân tình trong quá khứ

2. Tình huống bất ngờ xuất hiện (khổ 4)

– Phép đảo ngữ từ láy “thình lình”, ” đột ngột ” được đưa lên đầu câu: nhấn mạnh sự việc bất ngờ là mất điện

– Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền nhau: diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương của nhân vật trữ tình đi tìm nguồn sáng

– Ngay lúc đó trăng hiện ra “đột ngột” khiến con người bàng hoàng xúc động.

⇒ Vầng trăng đến bất ngờ làm sáng lên những góc tối trong tâm hồn, thức tỉnh sự ngủ quên trong diều kiện sống đã hoàn toàn đổi khác.

3. Vầng trăng thức tỉnh con người và sự hối hận của tác giả (khổ 5+6)

– Khổ 5: Tâm trạng, cử chỉ của con người khi đối diện với vầng trăng

+ Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt”: là tư thế trực tiếp đối mặt

+ Phép nhân hóa, từ mặt thứ hai chỉ vầng trăng tròn, đó là thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, đó còn là quá khứ bạn bè tươi đẹp.

+ So sánh, liệt kê, điệp ngữ, lặp cấu tứ ” như là đồng là bể- như là sông là rừng”: diễn tả dòng hoài niệm ùa về và con người thấy trăng là thấy người bạn tri kỉ ngày nào.

⇒ Cảm xúc chừng như nén lại nhưng cứ trào ra thổn thức

– Khổ 6: Bài thơ khép lại ở hình ảnh sâu lắng

+ Trăng tròn đầy vành vạnh có hai lớp nghĩa: nghĩa tả thực về sự tròn đầy lung linh của trăng, thiên nhiên vũ trụ vĩnh hằng, gợi quá khứ bạn bè tươi đẹp chẳng thể phai mờ

+ Trăng còn được nhân hóa “kể chi người vô tình- ánh trăng im phăng phắc” gợi thái độ bao dung, nhân hậu

+ Trăng tròn vành vạnh-con người vô tình, trăng im phăng phắc- con người vô tình.

⇒ Câu thơ cuối mang ý nghĩa nhân văn, cái giật mình thức tỉnh của con người từng bội bạc trở nên đáng trân trọng bởi nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương tâm.

***********

Sơ Đồ Tư Duy Truyện Ngắn Làng

Nhằm giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài, Đọc tài liệu gửi đến tài liệu sơ đồ tư duy truyện ngắn Làng của Kim Lân với hệ thống luận điểm, sơ đồ tư duy chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập hiệu quả và đạt kết quả cao.

*********

Sơ đồ tư duy bài Làng – Kim Lân

Sơ đồ tư duy phân tích truyện ngắn Làng

– Luận điểm 1: Phân tích tình huống truyện

– Luận điểm 2: Tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai

+ Ở nơi tản cư, ông Hai luôn nhớ về cái làng của mình;

+ Ông Hai thường xuyên theo dõi tin tức kháng chiến;

+ Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo Tây;

+ Tâm trạng ông Hai khi tin đồn được cải chính.

Và rồi tin làng ông Việt gian theo Tây đã được cải chính, ông lại rơi vào sư hả hê sung sướng, hạnh phúc vô bờ. Ông lại được khoe về làng, được tự hào về làng thậm chí ông khoe cả cái nhà ông bị Tây đốt cháy, ông kể tỉ mỉ, chi tiết cho bác Thứ nghe về trận đánh hôm Tây nó vào khủng bố, chúng nó cả bao nhiêu thằng chúng ta đánh được bao nhiêu, làng ông chống đỡ, phòng ngự ra sao, như chính ông lão vừa dự trận đánh vậy. Đến đây, ta thấy được nội tâm, tâm trạng ông Hai đã có sự thay đổi rõ rệt, từ tình huống thay đổi mà con người cũng đổi thay, sự đau đớn tột cùng giờ đã chuyển sang hả hê sung sướng. Qua đây ta thấy được tầm quan trọng của nghệ thuật xây dựng tình, huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật đối với một tác phẩm văn học.

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

Luận điểm 1: Tình yêu, niềm tự hào về làng của ông Hai.

Luận điểm 2: Nỗi đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

Luận điểm 3: Niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.

Nhân vật ông Hai được khắc họa chủ yếu qua ngôn ngữ và diễn biến tâm trạng. Ngôn ngữ nhân vật giản dị, chân thật, giàu cảm xúc. Diễn biến tâm trạng được bộc lộ trực tiếp qua những cảm xúc, suy nghĩ và thông qua cả cử chỉ, điệu bộ, dáng vẻ. Đồng thời quá trình vận động tâm lí cũng hết sức hợp lí từ nhớ nhung, mong mỏi đến bất ngờ, bàng hoàng, chìm trong tủi nhục, đau khổ và cuối cùng là niềm vui mừng vỡ òa, hạnh phúc tột cùng.

Sơ đồ tư duy cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Luận điểm 1: Ông Hai với tình yêu làng gắn liền với yêu nước, yêu cách mạng

Luận điểm 2

: Tâm lý giằng xé của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc

Luận điểm 3: Niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính

Nhân vật ông Hai là điển hình cho người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Đối với ông, tình yêu làng quê gắn với cuộc kháng chiến của cả dân tộc. Tất cả buồn vui của ông đều bắt nguồn tù chuyện làng, tin cách mạng. Thói hay khoe làng cho thấy tình yêu và niềm tự hào của lão nông ấy đối với ngôi làng chợ Dầu: ông khoe làng có chòi phát thnah cao bằng ngọn tre, nhà ngói san sát, khoe đường làng lát toàn đá chúng tôi cách mạng tháng Tám, ông lại khoe về tinh thần kháng chiến ở làng với niêm kiêu hãnh vô bờ. Yêu làng như thế nên khi phải xa làng, đến nơi tản cư, ông lão nhớ làng lắm, nhớ những ngày đào hầm, đắp ụ, nhớ những khóa bình dân học vụ…Phải có tình cảm gắn bó máu thịt với mảnh đất chôn rau cắt rốn, ông Hai mới mang trong mình nỗi nhớ da diêt đến vậy.

Xem các bài văn mẫu hay nêu cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Sơ đồ tư duy phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

Luận điểm 1: Khái quát về nhân vật và tình huống nảy sinh sự chuyển biến tâm trạng của ông Hai

Luận điểm 2: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai

Luận điểm 3: Thành công nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật

Nhưng phải đợi cho đến lúc ông Hai bộc lộ các cảm xúc buồn vui, yêu ghét một cách mạnh mẽ và quyết liệt của mình trước những tình huống bất ngờ xảy ra ta mới thấy hết được mức độ chuyển biến sâu sắc của người nông dân Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Bắt đầu bằng việc cái tin làng Chợ Dầu theo giặc làm Việt gian qua các người dân đi tản cư mang đến. Tiếp nhận tin dữ đó, ông nghe như tiếng sấm đột ngột nổ bên tai, “cổ họng ông nghẹn ắng hẳn lại” rồi tiếng nói của ông không thoát ra nổi để trở thành “rặn è è trong cổ”. Bên ngoài ông cố tỏ ra bình thường nhưng tâm hồn ông bấn loạn khiến da mặt “tê rân rân” của sự xấu hổ xen lẫn hoài nghi và đau khổ. Cuộc sống của ông thay đổi hoàn toàn, từ lời ăn tiếng nói đến cách cư xử hằng ngày. Hình như ông không muốn ai nhìn thấy sự xuất hiện của mình ở trên đời này, ông đầm ra hay suy luận, bán tín bán nghi… khó có ai thấy lại được con người lao động cởi mở, hồn hậu, ăn to nói lớn của ống trước kia nữa. Ông đau đớn, tủi hổ vì cái làng mà ông tự hào trước đây đã có hành động xấu hổ, nhục nhã như vậy. Những ý nghĩ đen tối, những nỗi đau khổ vật vã túc trực trong ông. Mới trước đấy còn thiết tha hướng về làng quê, chỉ lo không được trở lại làng nữa, vậy mà trong phút chốc ông đau đớn đi đếri quyết định trái ngược lại: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Cuộc trò chuyện tâm tình với đứa con út và những giọt nước mắt của ông đã cho chúng ta thấy tình cảm gắn bó, yêu thương làng quê của người nông dân xưa kia không thể tách rời tình yêu Tổ quốc, lòng căm thù không đội trời chung với giặc Pháp xâm lược. Lúc này, yêu làng là phải sát vai, chung sức đánh đuổi quân thù để đất nước được giải phóng, quê hương được yên bình. Nếu làm ngược lại là hành động phản bội không thể tha thứ được !

: Cảm nhận về tình yêu làng của ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Tìm hiểu về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Làng

I. Tác giả Kim Lân

– Kim Lân (1920- 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài

– Quê quán: Huyện Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh

– Sự nghiệp sáng tác

+ Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và bắt đầu viết từ năm 1941

+ Tác phẩm của ông được đăng trên các báo như Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc chủ nhật.

+ Năm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

+ Những tác phẩm tiêu biểu: “Vợ nhặt”, “Làng”, “Nên vợ nên chồng”…

– Phong cách sáng tác: Ông chuyên viết truyện ngắn nên ngòi bút của ông luôn vững vàng, ông hay viêt về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.

II. Truyện ngắn Làng

A. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh sáng tác

Truyện ngắn “Làng” viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

2. Tóm tắt truyện ngắn Làng

Ông Hai là một người nông dân sống ở làng Chợ Dầu, do chiến tranh nên ông phải đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông luôn tự hào về cái làng của mình và mang nó khoe với mọi người. Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông sững sờ, cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, xấu hổ tới mức cứ cúi gằm mặt xuống mà đi. Suốt mấy ngày ở nhà, ông chẳng dám đi đâu, mang nỗi ám ảnh nặng nề, đau đớn, tủi hổ, bế tắc, tuyệt vọng. Tâm trạng ông bế tắc khi mụ chủ nhà nói sẽ đuổi hết người làng Chợ Dầu khỏi nơi sơ tán. Rồi cái tin cải chính khiến ông sung sướng đi khoe về làng mình với tâm trạng như lúc ban đầu, ông hạnh phúc khi khoe Tây nó đốt nhà mình.

3. Bố cục

– Phần 1 (Từ đầu đến “không nhúc nhích”: Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư

– Phần 2 (Từ tiếp đến ” đôi phần”) : Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc

– Phần 3 (còn lại): Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính

4. Giá trị nội dung

Truyện ngắn Làng đề cập tới tình yêu làng quê và lòng yêu nước cùng tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra được thể hiện một cách chân thực , sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai.

5. Giá trị nghệ thuật

Tác giả đã rất thành công trong việc tạo dựng tình huống thắt nút và cởi nút câu chuyện rất tự nhiên và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động suy nghĩ và lời nói, từ đó tạo ra được một tác phẩm hoàn hảo.

B. Tìm hiểu chi tiết

1. Hoàn cảnh đặc biệt của ông Hai

+ Xuất thân là một người nông dân quanh năm gắn bó với lũy tre làng

+ Một người yêu làng nhưng phải rời làng đi tản cư

2. Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư a. Tình cảm của ông Hai với làng

– Ông đau đáu nhớ về quê hương, nghĩ về “những ngày làm việc cùng anh em”, ông nhớ làng

– Ông khoe về làng: giàu và đẹp, lát đá xanh, có nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh, phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre

– Ông luôn đến phòng thông tin nghe ngóng tình hình về ngôi làng của mình

b. Tình cảm của ông Hai với đất nước, với kháng chiến

– Ông Hai yêu nước và giàu tinh thần kháng chiến

+ Đến phòng thông tin đọc báo, nghe tin tức về kháng chiến.

+ Lúc nào cũng quan tâm đến tình hình chính trị thế giới, các tin chiến thắng của quân ta

+ Trước những tin chiến thắng của quân ta, ruột gan cứ múa cả lên

⇒ ngôn ngữ quần chúng, độc thoại ⇒ Tự hào, vui sướng, tin tưởng khi nghe tin về cuộc kháng chiến, đó là niềm vui của một con người biết gắn bó tình cảm của mình với vận mệnh của toàn dân tộc

2. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình theo giặc. a. Khi vừa nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

– Khi mới nghe tin, ông sững sờ, xấu hổ:

+ “Cổ họng nghẹn ắng, da mặt tê rân rân”

+ Lặng đi không thở được, giọng lạc đi

+ Lảng chuyện, cười nhạt, cúi gằm mặt xuống mà đi

⇒ Nghệ thuật miêu tả tầm lí nhân vật ⇒ bẽ bàng, xấu hổ, ê chề nhục nhã.

b. Về đến nhà trọ.

– Nằm vật ra giường, tủi thân, nước mắt giàn ra.

– Ông tự hỏi và buồn thay cho số phận những đứa con của mình: “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?”

– Ông nắm chặt tay, rít lên: “chúng bay … mà nhục nhã thế này”

⇒ Nghệ thuật miêu tả tâm trạng qua hành động, thái độ, cử chỉ ⇒ Nỗi cay đắng tủi nhục, uất hận trước tin làng theo giặc

c. Những ngày sau đó.

– Không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà, chột dạ, nơm nớp, lủi ra một góc, nín thít.

⇒ Nỗi ám ảnh nặng nề, biến thành sự sợ hái thường xuyên.

– Khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi đi: ông bế tắc, tuyệt vọng.

– Ông băn khoăn trước quyết định “hay là về làng” nhưng cuối cùng ông đã gạt bỏ ngay ý nghĩ bởi đối với ông: “làng đã theo Tây, về làng nghĩa là rời bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, là cam chịu trở về kiếp sống nô lệ”

– Ông trò chuyện với đứa con út để khẳng định thêm : “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”

3. Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính.

– Thái độ ông Hai thay đổi hẳn:

+ “cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”

+ mồm bỏm bẻm nhai trầu, mắt hấp háy

+ Chạy đi khoe khắp nơi về làng của mình

⇒ Vui mừng tột độ, tự hào, hãnh diện khi làng không theo giặc, cũng đồng thời thấy được tình yêu làng, yêu nước của người nông dân như ông Hai

*********

Cập nhật thông tin chi tiết về Sơ Đồ Tư Duy Việt Bắc Chưa Bao Giờ Đơn Giản Như Vậy. trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!