Xu Hướng 6/2023 # Sơ Đồ Tư Duy Việt Bắc Đọc Là Nhớ Thi Là Đỗ Mới Nhất 2022 # Top 9 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Sơ Đồ Tư Duy Việt Bắc Đọc Là Nhớ Thi Là Đỗ Mới Nhất 2022 # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Sơ Đồ Tư Duy Việt Bắc Đọc Là Nhớ Thi Là Đỗ Mới Nhất 2022 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sơ đồ tư duy Việt Bắc (Sơ đồ tư duy bài việt bắc). Xin chào các bạn trẻ . Giai đoạn học tập căng thẳng của lớp 12 cũng đang bắt đầu rồi đây. Sẽ không còn những bài ôn lại kiến thức lớp 9 kiểu như nghị luận hay là bài thơ đoạn thơ… Mà bây giờ các bạn sẽ phải bước vào một loạt văn bản quan trọng

Và tác phẩm  Việt Bắc là một trong nhiều  số đó, bài thơ dài nhất và cũng chắn hẳn là sẽ khó học nhất của lớp 12. Thế nên hãy để chúng tôi  giúp các bạn với phương pháp quen thuộc mang tên sơ đồ tư duy Việt Bắc

I: Bản Tình Ca

a/ Ân tình cách mạng

b/ Tình yêu thiên nhiên

c/ Tình yêu con người

Bản tình ca Việt Bắc chắc chắn là bản nhạc hài hòa vào giữa thiên nhiên cùng với  con người hòa vào  giữa đân sâu những ân tình ấn tượng nhất mà các bạn từng đọc  . Đó là  tình cảm vô cùng  lưu luyến và  thủy chung của những con người lính luôn  một lòng  hoài  nhớ về nơi hậu phương, là sự son sắc của  những con người hậu phương  hy sinh vô điều kiện cho cách mạng.

Hay đó lại chính là tình yêu thiên nhiên từ ban ngày  cho  tới đêm tối, cảm nhận sự thay đổi đồng thời  thấu hiểu vẻ đẹp của thiên nhiên qua các mùa. Đó chắc hẳn cũng chính là sự san sẻ của con người đối  với con người, thứ tình cảm đầy đẹp đẽ mà sâu đậm .

II: Bản hùng ca 

a/ Việt Bắc hào hùng chiến đấu

b/ Việt Bắc với cảm hứng ngày mai

c/ Lý giải nguyên nhân thắng lợi

Dân tộc ta dù có gian khổ mấy cũng  không lùi, khó khăn đến mấy cũng  không nản để rồi vượt lên  tất cả từ đó viết nên bản hùng ca của đất nước. Chiến thắng là điều kiện cần thiết để đền đáp cho những gian lao khổ cực , chiến thắng để đền đáp cho biết  bao máu sương đã đổ, những mất mát không gì bù đắp được  mà chúng ta đã phải đau đớn  trải qua. Để rồi được thấy một Việt Bắc mới mẻ sau những tin thắng trận liên tiếp  và cũng để thấy những ước mơ về một tương lai tươi đẹp và tự do.

Tác phẩm Việt Bắc đã lý giải ra nguyên nhân thắng lợi của dân tộc, sức mạnh đó cũng bắt nguồn từ nỗi lòng căm thù giặc, từ nghĩa tình thủy chung sắc son cho đến  tình đoàn kết của cả một dân tộc. Đó chính là cội nguồn của khúc tình ca và hùng ca vang dội cả một dải đất hình chữ S . Qua đó nhà thơ Tố Hữu muốn nhắc nhở cho chúng ta biết rằng phải  nhớ mãi và cố gắng phát huy truyền thống của dân tộc

Sơ Đồ Tư Duy Việt Bắc Ngắn Gọn Và Đầy Đủ Nhất

Tố Hữu sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở Huế, vùng đất cổ kính, thơ mộng, giàu truyền thống văn hóa thấm đẫm vào hồn thơ ông. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Tố Hữu luôn song hành với các chặng đường lịch sử của dân tộc. Ông được coi là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam thế kỷ XX”. Lý tưởng sống của ông được gửi trong lời từ biệt cuộc đời trước lúc đi xa:

Xin tạm biệt cuộc đời yêu quý nhất

Còn mấy vần thơ và một nắm tro

Thơ tặng bạn đời, tro bón đất

Sống là cho và chết cũng là cho.

Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu luôn có những nét riêng biệt, độc đáo của người nghệ sĩ thể hiện giá trị thẩm mĩ của thế giới quan Tố Hữu trong từng nội dung và hình thức nghệ thuật. Là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, qua các chặng đường lịch sử, thơ Tố Hữu luôn kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và nghệ thuật, dân tộc và cách mạng, tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình – chính trị. Với đề tài cách mạng tưởng chừng như khô khan nhưng với giọng điệu ngọt ngào, chân tình, thương mến được thừa hưởng từ tâm hồn con người xứ Huế kết hợp với tài năng bậc thầy trong việc sử dụng ngôn từ và thể loại thơ lục bát thơ, ông luôn mang những vẻ đẹp riêng, mang vần điệu và tràn đầy tính nhạc. Trong đó tập thơ “Việt Bắc” là một trong những tập thơ tiêu biểu nhất, thể hiện phong cách nghệ thuật nổi bật thơ Tố Hữu.

Tháng 7 năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình được lập lại tại miền Bắc Việt Nam. Sau ba tháng, cơ quan trung ương rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội. Buổi chia tay lịch sử ấy đã trở thành nguồn cảm hứng cho Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.

B. Sơ đồ tư duy bài Việt Bắc 12

1. Bản tình ca trong thơ “Việt Bắc”

2. Bản hùng ca trong thơ “Việt Bắc”

Khí thế của những con đường ra trận, những ngả đường kháng chiến đã được Tố Hữu như trạm, như khắc hiện hình nổi sắc trước mắt người đọc vậy. Dưới ánh trăng đêm, hình ảnh đoàn quân ra trận thật hào hùng, thật mạnh mẽ trải dài ra vô tận “điệp điệp trùng trùng” với một khí thế mang biểu tượng của tinh thần tự do, cho khát vọng độc lập. Khí thế chiến đấu hào hùng đã làm rung chuyển đất trời khiến kẻ thù có tàn bạo đến đâu cũng không thể ngăn nổi sức mạnh của quân dân Việt Nam. Vì thế hình ảnh “Bước chân nát đá” như nhân lên sức mạnh của những con người đội đá vá trời, đạp bằng mọi gian lao để làm nên chiến thắng lừng lẫy. Để khắc họa được cái khí thế ấy, Tố Hữu đã dùng hàng loạt các động từ, từ láy giàu sức tạo hình và biểu cảm: “rầm rập”, “nát đá”, “điệp điệp trùng trùng” khiến cho hình ảnh ra trận hiện lên không hề bi thương mà ngược lại rất đỗi hào hùng, mạnh mẽ. Dưới mỗi bước chân quân ta đi đều mang trong mình lý tưởng của Đảng, của Bác Hồ sáng soi, vì thế mới có hai chữ “ánh sao đầu súng” như là biểu tượng cho cuộc đấu tranh chính nghĩa, cho lẽ phải của công lý trước vó ngựa xâm lăng của kẻ xâm lược. Hình ảnh thơ vừa thần thoại hóa sức mạnh con người, vừa tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.

Với thể thơ lục bát uyển chuyển linh hoạt, cách xưng hô mình – ta đong đầy ngọt ngào, giọng điệu tâm tình sâu lắng, khi mạnh mẽ hào hùng, bài thơ Việt Bắc đã thể hiện sâu sắc nỗi nhớ thương lưu luyến trong giờ phút chia tay và tình nghĩa thắm thiết với Việt Bắc, với quê hương cách mạng. Bài thơ như một khúc hát tâm tình của con người Việt Nam trong kháng chiến, là cội nguồn của đạo lý thủy chung, ân nghĩa.

Sơ Đồ Tư Duy Ánh Trăng

Để nắm được các kiến thức cơ bản về bài thơ Ánh trăng, mời các em tham khảo hệ thống kiến thức và sơ đồ tư duy Ánh trăng của Nguyễn Duy do Đọc Tài Liệu biên soạn. Hy vọng rằng tài liệu này giúp các em nắm nội dung bài học một cách khoa học và đầy đủ nhất.

**********

Sơ đồ tư duy Ánh trăng của Nguyễn Duy

Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Ánh trăng

Luận điểm 1: Vầng trăng trong quá khứ

Luận điểm 2: Vầng trăng của hiện tại

Luận điểm 3: Cảm xúc của tác giả về trăng với con người

Nếu như ở tuổi thơ của mình tác giả sống gần gũi với thiên nhiên, với sông, với bể, với rừng thì giờ đây môi trường sống của nhà thơ đã thay đổi rồi. Ông sống ở thành phố, nơi có những ánh đèn chiếu sáng được mọi ngõ ngách, mọi không gian. Chính vì ánh sáng của đèn điện, của cửa gương mà người ta không còn nhớ đến ánh sáng của vầng trăng nữa. Dần dần, vầng trăng tình nghĩa ngày nào bị đẩy lùi vào quên lãng. Vầng trăng tượng trưng cho kỉ niệm, cho kí ức về những năm tháng đấu tranh gian khổ, cho những người bạn của tuổi thơ, cho những người đồng đội đã từng cùng nhau vào sinh ra tử. Vậy mà giờ đây, trăng trở thành người dưng qua đường. Khi cuộc sống thay đổi, nó kéo theo sự thay đổi trong suy nghĩ của con người. Vầng trăng có lẽ sẽ cứ trôi vào trong dĩ vãng như vậy nếu như không có chuyện thành phố bị mất điện:

Phòng buyn đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn

Trong khoảnh khắc đèn điện vụt tắt ấy, ánh sáng của vầng trăng hiện lên thật bất ngờ. Dường như cùng với ánh trăng, mọi kí ức năm xưa ùa về trong lòng tác giả. Đó là sông, là bể, là rừng, là những năm tháng nghèo đói, thiếu thốn nhưng vẫn luôn đong đầy hạnh phúc.

Xem dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu : Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ Ánh trăng

Luận điểm 1: Suy nghĩ và cảm nhận về vầng trăng trong quá khứ.

Luận điểm 2: Cảm nghĩ về vầng trăng của hiện tại.

Luận điểm 3: Cảm xúc của tác giả trước vầng trăng.

Tìm hiểu về Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng

I. Tác giả Nguyễn Duy

– Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ

– Quê quán: Xã Đông Vệ huyện Đông Sơn(nay là phường Đông Vệ-Thanh Hóa)

– Sự nghiệp sáng tác:

+ Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba

+ Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc.

+ Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí

+ Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật

+ Những tác phẩm tiểu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, ” Bụi”, “Mẹ và em”…

– Phong cách sáng tác: Thơ Nuyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.

II. Bài thơ Ánh trăng

A. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh sáng tác

“Ánh trăng” là một bài thơ hay viết vào năm 1978, 3 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, được nhà thơ viết tại Thành phố Hồ Chí Minh. In trong tập “Ánh trăng”.

2. Bố cục (3 phần)

– Đoạn 1 (3 khổ thơ đầu): Kí ức về vầng trăng trong quá khứ của tác giả và vầng trăng trong hiện tại

– Đoạn 2 (Khổ 4): Tình huống bất ngờ khiến kí ức ùa về

– Đoạn 3 (2 khổ cuối): Sự hối hận của tác giả vì đã lãng quên vầng trăng

3. Giá trị nội dung

Bài thơ Ánh trăng là sự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước rất bình dị, hiền hậu. Qua đó nhắc nhở người đọc phải có một thái độ sống ” Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân tình với quá khứ, nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương.

4. Giá trị nghệ thuật

Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ bố cục rõ ràng, mạch lạc. “Ánh trăng” có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa sinh động vừa khát, giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình tự nhiên như lời tâm sự của nhân vật trữ tình.

B. Tìm hiểu chi tiết

1. Vầng trăng trong quá khứ (khổ 1+2) của tác giả và vầng trăng trong hiện tại (khổ 3)

– Khổ 1: Dòng hoài niệm mở ra

+ “Hồi nhỏ…hồi chiến tranh” : đánh dấu mốc thời gian

+ Phép liệt kê tăng cấp ” đồng, sông , bể”: Tuổi thơ gắn bó với sông nước, trăng sao đầy ắp kỉ niệm. ⇒ Chỉ thứ tự từ hẹp đến rộng, từ quê hương đến đất nước, mở rộng hơn là sự gắn bó giữa những con người ở quê hương đến đồng đội nhân dân

⇒ Như vậy khi còn nhỏ nhân vật trữ tình sống chan hòa với thiên nhiên

+ “vầng trăng thành tri kỉ”: đất nước có chiến tranh, con người lên đường tham gia chiến đấu, ở rừng là những năm tháng khó khăn gian khổ, trăng được nhân hóa trở thành người bạn tri kỉ không thể nào quên.

– Khổ 2:

+ Phép so sánh sánh “trần trụi, hồn nhiên” kết hợp với phép liệt kê ” thiên nhiên, cây cỏ”: lối sống đơn giản, mộc mạc mọi buồn vui sướng khổ đều gắn bó với trăng.

+ Ngỡ: nghĩ là, tưởng là, vậy mà kết quả lại ngược lại

+ Nhân hóa “cái vầng trăng tình nghĩa”: khẳng định mối quan hệ giữa người và trăng là bền vững mãi mãi

⇒ Mạch thơ biến đổi đánh dấu một sự thay đổi lẽ ra phải trân trọng.

– Khổ 3: Vầng trăng trong hiện tại

+ Khi chiến tranh kết thúc, người lính từ giã núi rừng trở về với thành phố nơi đô thị hiện đại.

+ Nhân hóa liệt kê “ánh điện cửa gương”- cuộc sống đầy đủ tiện nghi. Mặc dù vậy trăng vẫn tròn đầy lặng lẽ đi qua thành phố nhưng người bạn năm xưa chỉ coi trăng như một vật chiếu sáng

+ Hình ảnh so sánh “vầng trăng đi qua ngõ- như người dưng qua đường”: thể hiện một sự bội bạc vẫn thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày: có mới nới cũ

⇒ Hoàn cảnh sông thay đổi kéo con người đổi thay, quên đi ân tình trong quá khứ

2. Tình huống bất ngờ xuất hiện (khổ 4)

– Phép đảo ngữ từ láy “thình lình”, ” đột ngột ” được đưa lên đầu câu: nhấn mạnh sự việc bất ngờ là mất điện

– Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền nhau: diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương của nhân vật trữ tình đi tìm nguồn sáng

– Ngay lúc đó trăng hiện ra “đột ngột” khiến con người bàng hoàng xúc động.

⇒ Vầng trăng đến bất ngờ làm sáng lên những góc tối trong tâm hồn, thức tỉnh sự ngủ quên trong diều kiện sống đã hoàn toàn đổi khác.

3. Vầng trăng thức tỉnh con người và sự hối hận của tác giả (khổ 5+6)

– Khổ 5: Tâm trạng, cử chỉ của con người khi đối diện với vầng trăng

+ Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt”: là tư thế trực tiếp đối mặt

+ Phép nhân hóa, từ mặt thứ hai chỉ vầng trăng tròn, đó là thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, đó còn là quá khứ bạn bè tươi đẹp.

+ So sánh, liệt kê, điệp ngữ, lặp cấu tứ ” như là đồng là bể- như là sông là rừng”: diễn tả dòng hoài niệm ùa về và con người thấy trăng là thấy người bạn tri kỉ ngày nào.

⇒ Cảm xúc chừng như nén lại nhưng cứ trào ra thổn thức

– Khổ 6: Bài thơ khép lại ở hình ảnh sâu lắng

+ Trăng tròn đầy vành vạnh có hai lớp nghĩa: nghĩa tả thực về sự tròn đầy lung linh của trăng, thiên nhiên vũ trụ vĩnh hằng, gợi quá khứ bạn bè tươi đẹp chẳng thể phai mờ

+ Trăng còn được nhân hóa “kể chi người vô tình- ánh trăng im phăng phắc” gợi thái độ bao dung, nhân hậu

+ Trăng tròn vành vạnh-con người vô tình, trăng im phăng phắc- con người vô tình.

⇒ Câu thơ cuối mang ý nghĩa nhân văn, cái giật mình thức tỉnh của con người từng bội bạc trở nên đáng trân trọng bởi nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương tâm.

***********

Sơ Đồ Tư Duy Việt Bắc Chưa Bao Giờ Đơn Giản Như Vậy. Mới Nhất 2022

(Sơ đồ tư duy bài việt bắc). Xin chào các thanh niên của Hocvan12. Giai đoạn học tập căng thẳng của lớp 12 bắt đầu rồi đây. Không còn những bài ôn lại kiến thức lớp 9 kiểu như nghị luận về bài thơ đoạn thơ… Mà bây giờ các bạn sẽ phải bước vào một loạt văn bản quan trọng và như mình đã nói ở phần mở đầu bài Tây Tiến thì chúng đều rất dài và khó học.

Và Việt Bắc là một trong số đó, bài thơ dài nhất và cũng gần như khó học nhất của lớp 12. Thế nên hãy để Hocvan12 giúp bạn với phương pháp quen thuộc mang tên sơ đồ tư duy Việt Bắc chưa bao giờ đơn giản như vậy.

I: Bản Tình Ca 

a/ Ân tình cách mạng

Sơ đồ tư duy việt bắc 8 câu đầu

b/ Tình yêu thiên nhiên

c/ Tình yêu con người

Sơ đồ hình cây việt bắc

Bản tình ca Việt Bắc là bản nhạc hài hòa giữa thiên nhiên, con người, giữa những ân tình sâu sắc. Đó là tình cảm lưu luyến, thủy chung của những người lính nhớ về nơi hậu phương, là sự son sắc của người hậu phương hy sinh cho cách mạng.

Hay đó là tình yêu thiên nhiên từ ban ngày tới đêm tối, cảm nhận sự thay đổi và thấu hiểu vẻ đẹp thiên nhiên qua các mùa. Đó cũng chính là sự san sẻ của con người với con người, thứ tình cảm đầy đẹp đẽ.

II: Bản hùng ca 

a/ Việt Bắc hào hùng chiến đấu

b/ Việt Bắc với cảm hứng ngày mai

c/ Lý giải nguyên nhân thắng lợi

Dân tộc ta gian khổ không lùi, khó khăn không nản để rồi vượt lên tất cả viết nên bản hùng ca của đất nước. Chiến thắng để đền đáp cho những gian nao, chiến thắng để đền đáp cho bao máu sương, những mất mát mà chúng ta đã phải trải qua. Để rồi được thấy một Việt Bắc mới sau những tin thắng trận và để thấy những ước mơ về một tương lai tươi đẹp.

Việt Bắc đã lý giải nguyên nhân thắng lợi của dân tộc, sức mạnh đó bắt nguồn từ lòng căm thù giặc, từ nghĩa tình thủy chung, từ tình đoàn kết của cả dân tộc. Đó chính là cội nguồn của khúc tình ca và hùng ca. Qua đó nhà thơ Tố Hữu muốn nhắc nhở cho chúng ta nhớ mãi và phát huy truyền thống của dân tộc.

XEM THÊM: Soạn Bài Tây Tiến: Tất Cả Thu Gọn Lại Bằng Sơ Đồ Tư Duy

XEM THÊM: Tuyên Ngôn Độc Lập: Soạn Văn Ngắn Gọn Bằng Sơ Đồ Tư Duy, Khắc Ghi Kiến Thức

Đây là Sơ đồ tư duy việt bắc ngắn gọn mong rằng sẽ giúp ích các bạn học sinh trong quá trình học tập.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Cập nhật thông tin chi tiết về Sơ Đồ Tư Duy Việt Bắc Đọc Là Nhớ Thi Là Đỗ Mới Nhất 2022 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!