Bạn đang xem bài viết Sở Y Tế Bắc Giang được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sở y tế Bắc Giang
Vloghealth xin gửi đến quý bạn đọc thông tin về Sở Y tế Bắc Giang để quý bạn đọc tiện tìm hiểu khi có nhu cầu. Sở Y tế Bắc Giang có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
Địa chỉ: Đường Hùng Vương, Phường Ngô Quyền, Bắc Giang
Điện thoại: 0204 3854 227
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Website: https://syt.bacgiang.gov.vn
Trong thời kỳ Pháp thuộc, tỉnh Bắc Giang chỉ có một bệnh viện lưu động khám chữa bệnh cho người Pháp. Năm 1907, nhà thương bản xứ được xây dựng ở tỉnh lỵ Phủ Lạng Thương với 30 – 50 giường bệnh. Sau này có thêm 1 nhà hộ sinh ở Phủ Lạng Thương; 2 trạm y tế – hộ sinh ở Lục Nam và Nhã Nam; 1 trạm xá ở Yên Thế; 1 nhà lục xì, 1 trại phong ở Song Mai; 1 nhà thương điên ở Vôi.
Ngay sau Cách mạng tháng Tám, ngành y tế Bắc Giang được hình thành trên cơ sở nhà thương Bắc Giang và các cơ sở y tế khác. Giữa năm 1946, một số phòng phát thuốc (phòng y tế) được thành lập ở các huyện. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, bộ máy gồm có Văn phòng Ty Y tế, Bệnh viện tỉnh và các phòng y tế huyện. Trải qua nhiều tên gọi trong những thời điểm lịch sử khác nhau đến ngày 01/01/1997 bộ máy của ngành y tế Bắc Giang gồm có Sở Y tế, phòng y tế các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc Sở Y tế. Hơn 70 năm qua, dưới sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo của Bộ Y tế, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp, giúp đỡ của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu của các thế hệ cán bộ y tế, ngành y tế Bắc Giang đã vượt qua muôn vàn thử thách, khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Mỗi thời kỳ, ngành y tế đều gặt hái được những thành quả đáng ghi nhận trên các mặt công tác, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp chung của tỉnh cũng như của đất nước.
Chương I CÔNG TÁC Y TẾ TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 -1954)
Chương II
CÔNG TÁC Y TẾ GIAI ĐOẠN HÒA BÌNH XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC (1954 – 1965)
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngành y tế Bắc Giang đứng trước những nhiệm vụ mới. Hàng loạt công việc được tiến hành như thành lập các trạm y tế huyện thay cho phòng phát thuốc; thành lập các đội phòng chống sốt rét, đội chống lao-phong, đổi tên đội y tế lưu động thành đội vệ sinh phòng dịch; thành lập Trường Y sĩ, đào tạo các lớp y tá, hộ sinh ở các phòng y tế huyện; xây dựng, củng cố trạm hộ sinh xã; phát động phong trào vệ sinh phòng dịch với nội dung chủ yếu là ba sạch, bốn diệt, thực hiện thường xuyên công tác tiêm chủng, đẩy mạnh phong trào xây dựng các xóm, xã điển hình. Những năm đầu thập kỷ 60 là thời kỳ khởi sắc của phong trào vệ sinh phòng dịch tỉnh Bắc Giang, nhiều đơn vị và cá nhân được tặng Huân chương, Bằng khen các loại.Ngành Y tế phối hợp với Hội Phụ nữ các cấp tuyên truyền kiến thức về vệ sinh thai sản, vệ sinh phụ nữ, vận động xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh. Một số xã thành lập các tổ “trợ sản” giúp nhau khi sinh đẻ, ốm đau. Ở miền núi, tổ trợ sản tuyên truyền vận động chị em người dân tộc biết giữ gìn vệ sinh, bỏ tập quán tự đẻ, tự đỡ, hay tự đứng đẻ ở vườn… Ở miền xuôi, tổ trợ sản vận động chị em đi khám phụ khoa, đăng ký khám thai, thăm hỏi khi sinh đẻ. Từ năm 1962, công tác sinh đẻ có hướng dẫn (sau là sinh đẻ có kế hoạch) bắt đầu được triển khai ở Bắc Giang.Công tác phòng chống các bệnh xã hội được tăng cường: Tổ chức phòng chống bệnh sốt rét, tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân phòng chống sốt rét. Năm 1962, tỉnh Bắc Giang triển khai chiến dịch tấn công tiêu diệt bệnh sốt rét, mở đầu bằng các đợt phun thuốc DDT cho tất cả các huyện, thị. Mỗi cụm xã đều tổ chức nhiều đội phun thuốc DDT, một số đội còn tổ chức phát thuốc, điều trị, lấy máu xét nghiệm, quản ý bệnh nhân, vệ sinh môi trường.Tháng 10/1962, hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh hợp nhất thành Hà Bắc. Từ tháng 4/1963 tỉnh Hà Bắc hoạt động theo đơn vị hành chính mới.Năm 1964, tỉnh Hà Bắc tổ chức hội nghị tổng kết ba năm tiêu diệt bệnh sốt rét, kết quả bệnh sốt rét trong toàn tỉnh giảm được 80%. Cũng trong năm, còn có vấn đề mới là chống chiến tranh sinh học và hóa học, Ty Y tế đã xây dựng kế hoạch phòng chống, phổ biến tài liệu và cử cán bộ xuống nơi lấy mẫu vật phẩm nghi có chất độc về xét nghiệm. Đã có 4 bệnh viện, bệnh xá huyện có bác sĩ, dược sĩ trung cấp, hai bệnh viện huyện có y sĩ xét nghiệm. Công tác điều trị có nhiều tiến bộ rõ rệt (năm 1963 mới chỉ mổ được vài trường hợp, năm 1964 mổ được 141 trường hợp). Công tác dược và kết hợp Đông – Tây y được quan tâm, đẩy mạnh có 227 phòng bán dược xã, một số huyện đạt 100% số xã có quầy bán thuốc như Tân Yên, Lạng Giang, Lục Ngạn…
Chương III: CÔNG TÁC Y TẾ TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1965 -1975)
Ngành Y tế Hà Bắc chuyển hướng hoạt động, phục vụ chiến đấu, góp phần đánh thắng Đế quốc Mỹ xâm lược: Tháng 8/1964, Mỹ bắn phá miền Bắc, Ty Y tế Hà Bắc đã triển hai họp, chỉ thị toàn ngành thành lập các ban chỉ huy phòng không, các cơ sở y tế khẩn trương sơ tán đến nơi an toàn, phân tán bệnh viện, thành lập các tổ, đội cấp cứu và huấn luyện mạng lưới cấp cứu phòng không, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, chuẩn bị tốt hầm, hào phòng tránh cho bệnh nhân, phòng làm kỹ thuật, nơi cất giữ vật tư y tế. Ngành y tế đề ra phương châm: “ phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu và đời sống”. Ngày 21/6/1966 địch sử dụng bom bi đánh vào thôn Bùi (Song Mai) và các xã Đào Mỹ, Bố Hạ, Ty Y tế đã nhanh chóng cấp cứu người bị thương. Tháng 8/1966 địch ồ ạt đánh phá hai huyện Tân Yên, Yên Thế, Ty Y tế đã điều ba đội phẫu thuật lên mổ tại chỗ, làm việc suốt ngày đêm, cứu chữa người bị thương. Những năm 1967, 1968 địch bắn phá ác liệt, các cán bộ y tế không ngại khó khăn gian khổ, ngày đêm dũng cảm vào chỗ hiểm nguy cứu chữa bệnh nhân. Thị xã Bắc Giang và huyện Lạng Giang bị bắn phá 80 lần (1.697 quả bom phá, 178 quả bom bi mẹ) làm chết và bị thương gần 200 người. Phòng Y tế và Bệnh viện thị xã Bắc Giang đã hiệp đồng tốt với các đơn vị khác cứu chữa kịp thời cho người bị thương và tham gia chiến đấu.
Thành lập các bệnh viện, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ quản lý cho y tế huyện thị: Năm 1966, Ủy ban hành chính tỉnh đã quyết định nâng cấp, chuyển các bệnh xá huyện, thị thành bệnh viện có từ 30 – 50 giường bệnh. Ngày 20/7/1967, Uỷ ban hành chính tỉnh ra quyết định thành lập Bệnh viện thị xã Bắc Giang với 25 giường bệnh. Với sự hỗ trợ của Bệnh viện tỉnh, các bệnh viện huyện thời kỳ này đều làm được các phẫu thuật cấp cứu ngoại, sản và vết thương phần mềm cứu sống được nhiều người bị thương trong chiến tranh.Năm 1965 thành lập Trạm Điều dưỡng cán bộ với 30 giường bệnh; năm 1966 thành lập Bệnh viện lao; năm1969 thành lập Bệnh viện Đông y với 30 giường bệnh; năm 1970 thành lập Bệnh viện Tâm thần 50 giường bệnh.Ngoại khoa hóa cán bộ: Sau Hội nghị chống chiến tranh phá hoại do Bộ Y tế tổ chức, Ty Y tế triệu tập ngay y, bác sĩ các huyện để tập huấn và thao tác những động tác cơ bản trong cấp cứu chiến thương, rồi triển khai toàn ngành. Trường y sỹ cùng Bệnh viện tỉnh tổ chức các lớp học ngoại khoa. Các bệnh viện huyện, thị huấn luyện, bổ túc cho y tá, nữ hộ sinh trạm y tế xã, nông lâm trường về kỹ thuật cấp cứu cơ bản. Trạm y tế tổ chức tập huấn cho dân quân tự vệ, các thầy cô giáo, học sinh cấp III, lực lượng đào hầm, tải thương, các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã, đội trưởng sản xuất. Y tá, nữ hộ sinh xã phổ biến cho nhân dân tham gia công tác cấp cứu, trợ giúp cán bộ y tế làm nhiệm vụ.
Tăng cường cán bộ và trang thiết bị cho y tế huyện: Đến năm 1967, tất cả các bệnh viện huyện, thị đã có đầy đủ các bộ đại phẫu, trung phẫu, tiểu phẫu, một số có X quang. Hầu hết các trạm y tế xã được trang bị bộ tiểu phẫu. Bệnh viện tỉnh và một số bênh viện huyện đã tự pha chế được huyết thanh vừa cung cấp cho bệnh viện, vừa đưa về các trạm y tế xã, các bệnh xá của nông, lâm trường, hợp tác xã. Đội ngũ cán bộ y tế ngày càng phát triển. Bệnh viện huyện có đủ cán bộ nội, nhi, lây, ngoại, sản và một số chuyên khoa, có dược sĩ pha chế được huyết thanh, thuốc đông dược, cấp phát thuốc… Căn cứ vào thực tế phục vụ chiến đấu và hướng dẫn của Bộ Y tế, Ty Y tế đã phân ra bốn tuyến điều trị:Tuyến 1: là tuyến y tế gần dân nhất bao gồm y tế hợp tác xã, xí nghiệp, cơ quan, trường học, các trung đội dân quân tự vệ. Nhiệm vụ: Đào bới hầm tìm kiếm người bị thương, sơ cứu bước đầu. Tuyến này tổ chức huấn luyện cho nhân dân, cán bộ biết băng bó vết thương, cầm máu, cố định tạm thời gãy xương, cứu ngạt…Tuyến 2: Các trạm y tế hộ sinh xã, trạm xá các công, nông trường, xí nghiệp. Tuyến này được bệnh viện huyện, các bệnh viện quân y huấn luyện thêm về kỹ thuật cố định gãy xương lớn, xử trí sốc và chuyển thương.Tuyến 3: Bao gồm các bệnh viện huyện, thị, bệnh viện quân y đóng trên địa bàn. Là tuyến quan trọng, vừa là trung tâm kỹ thuật cấp cứu, vừa là trung tâm xử trí hầu hết vết thương trên địa bàn huyện và khu vực.Tuyến 4: Bệnh viện tỉnh với nhiệm vụ chủ yếu là xử trí những vết thương phức tạp, vết thương sọ não,lồng ngực, mạch máu,vết thương các chuyên khoa. Trong thực tế, Bệnh viện tỉnh đều xuống chi viện cho tuyến ba. Phong trào vệ sinh yêu nước chống Mỹ: Ngành Y tế phát động các đợt thi đua “Vệ sinh yêu nước chống Mỹ”, “Mỗi người làm việc bằng hai vì đồng bào miền Nam ruột thịt”, đẩy mạnh công tác vệ sinh phòng dịch xuống cơ sở. Các công trình vệ sinh như hố xí hai ngăn, giếng nước hợp vệ sinh được nhân lên trong toàn tỉnh; công tác vệ sinh trường học được chú ý. Từ đó hạn chế được một số dịch bệnh như đau mắt hột, dịch tả, dịch sởi… Công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em và sinh đẻ có kế hoạch; công tác phòng chống bệnh sốt rét, và các bệnh xã hội: Công tác vệ sinh phụ nữ và vệ sinh thai sản được chú trọng, tỉ lệ phụ nữ sinh không do nữ hộ sinh đỡ đã giảm. Những bệnh như uốn ván, sản giật, vỡ tử cung khi sinh cũng giảm. Năm 1972, đã khám phụ khoa cho 19.826 người, chữa 10.291 người. Đến 1975, Ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em tỉnh đã bàn giao toàn bộ công tác sinh đẻ có kế hoạch, đặt vòng tránh thai, thuốc, dụng cụ và nhân lực sang Ty Y tế. Trạm Sinh đẻ kế hoạch được thành lập với nhiệm vụ thực hiện chuyên môn kỹ thuật về các biện pháp tránh thai. Bệnh đau mắt hột dần được khống chế, nhiều xã đã thanh toán được bệnh toét mắt, quặm mắt. Từ khi Bệnh viện Lao được thành lập, công tác điều trị lao được chú trọng. Tiêm phòng lao được chú ý, tiêm BCG sơ sinh và tái chủng đạt 80- 90 % hàng năm. Bệnh nhân phong được phát hiện trong những năm 1965 -1975 là 406 người, được điều trị nội, ngoại trú. Khu điều trị bệnh phong Quả Cảm được Bộ Y tế tăng cường thêm giường bệnh, hàng năm điều trị 600 bệnh nhân.Phát triển hệ thống khám chữa bệnh, nâng cao tinh thần phục vụ trong thời chiến cũng như thời bình; xây dựng củng cố hệ thống dược: Đến 1975, có 5 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 viện điều dưỡng và 15 bệnh viện huyện, thị. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao. Thực hiện phương châm y tế phục vụ sản xuất, nhiều bệnh viện cử y, bác sĩ về khám chữa bệnh lưu động ở nông thôn, phục vụ chiến dịch chống bão lụt. Năm 1975, Ty Y tế rút bớt cán bộ thành lập một bệnh xá phục vụ 7.000 công nhân công trường thủy lợi sông Đáy.Xưởng sản xuất (tiền thân của xí nghiệp dược phẩm) gồm có các tổ sản xuất thuốc ống phủ tạng, viên và cao nước. Một tổ sản xuất thuốc Nam, bào chế thuốc sống và thuốc chén cho bệnh nhân. Mạng lưới phân phối thuốc có các cửa hàng dược phẩm huyện, thị trước đây thuộc cửa hàng bách hóa hoặc hợp tác xã mua bán huyện bàn giao sang làm nhiệm vụ phân phối thuốc tân dược, thuốc Nam, thuốc Bắc, y cụ. Phong trào tự trồng cây dược liệu tại các bệnh viện được nhân rộng. Các bệnh viện sản xuất 100% dung dịch tiêm truyền, nước cất, xi rô, các loại thuốc Nam thông thường. Tổng giá trị thuốc bệnh viện sản xuất đạt 42% (năm 1975). Trạm Nghiên cứu dược liệu của tỉnh (thành lập năm 1964) đã điều tra nghiên cứu ở 4 huyện trung du, tìm ra 259 loại cây làm thuốc, trong đó có một số cây thuốc quý. Trạm Kiểm nghiệm (thành lập năm 1968) đã tăng cường công tác kiểm soát thuốc.
Ngành Y tế Hà Bắc chi viện cho cách mạng miền Nam và Cách mạng Lào: Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, ngành Y tế ngoài tham gia cứu chữa thương bệnh binh còn làm tốt công tác tuyển quân, đáp ứng kịp thời yêu cầu của chiến trường. Từ 1965 – 1975, ngành Y tế kiểm tra sức khẻ, khám tuyển nghĩa vụ quân sự trên 600.000 lượt thanh niên, với số lượng nhập ngũ là 128.386 người. Đồng thời, cử hàng trăm cán bộ vào chiến trường mỗi năm, có đồng chí đã hy sinh anh dũng… Ngành cũng cử nhiều cán bộ y tế sang giúp nước bạn Lào trên nhiều lĩnh vực y tế. Một số đồng chí giữ trong trách cao trong ngành y nước bạn được Chính phủ Lào trao tặng những phần thưởng cao quý.
Chương IV CÔNG TÁC Y TẾ TRONG THỜI KỲ CÙNG CẢ NƯỚC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976 – 1996)
1.Thời kỳ 1976 – 1985
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn thách thức nhưng dưới sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế của Tỉnh ủy, UBND tỉnh với những nỗ lực không ngừng, sự nghiệp Y tế của tỉnh đã có kết quả tích cực.
Công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch và phong trào dứt điểm ba công trình vệ sinh: Trong thời kỳ 1976 -1985, một số dịch bệnh như bệnh tả, dịch hạch, sốt xuất huyết xuất hiện, ngành Y tế đã triển khai những biện pháp dập dịch và phòng ngừa bằng tiêm chủng các loại vác xin; tổ chức công tác vận động xây dựng ba công trình vệ sinh theo chỉ thị của Chính phủ. Ngoài công tác trên, ngành Y tế hàng năm đều phát động phong trào ba diệt, cùng với các ngành hữu quan kiểm tra vệ sinh thực phẩm, kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh học đường, tổ chức khám cho cán bộ, công nhân và học sinh của tỉnh.
Mở rộng và đảm bảo công tác khám chữa bệnh có chất lượng, đẩy mạnh phòng chống các bệnh xã hội & chăm sóc sức khỏe toàn dân: Năm 1976, Ty Y Tế Hà Bắc đã tiếp nhận bệnh viện số 3 của Bộ Giao thông vận tải 100 giường. Năm 1979, tiếp nhận khu điều trị phong Quả Cảm từ Bộ Y tế về Ty Y tế tỉnh. Cơ sở vật chất của ngành được nâng cấp, cải tạo. Một số trang thiết bị được viện trợ từ các tổ chức Unicef, Oms, Oxfam đã được trang bị cho một số bệnh viện huyện, thị và 68 trạm y tế xã. Phong trào “thầy thuốc như mẹ hiền” đã thay đổi tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân của các y bác sĩ. Công tác phòng chống các bệnh xã hội được đẩy mạnh. Năm 1980 đã thanh toán được bệnh quặm.
Thực hiện mục tiêu giảm nhanh tỷ lệ phát triển dân số, bảo vệ tốt sức khỏe bà mẹ & trẻ em, lấy sinh đẻ có kế hoạch làm biện pháp chủ yếu: Trong 10 năm (1976 – 1985), toàn tỉnh đã tổ chức đặt vòng tránh thai cho 244.674 trường hợp; nạo phá thai: 59.931; khám phụ khoa: 651.879; điều trị phụ khoa:133.338 người. Tuy vậy, công tác sinh đẻ có kế hoạch vẫn còn một số yếu kém như công tác tuyên truyền chưa hiệu quả, nạn nạo phá thai còn nhiều. Công tác dược: Sau kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976 -1980) tình trạng thiếu thuốc là một thực tế, do dân số tăng, nguồn viện trợ bị giảm. Do vậy, tỉnh đã phát động phong trào tự túc thuốc Nam ở xã, phát triển dược liệu ở quy mô vừa và lớn, đẩy mạnh sản xuất thuốc ở tất cả các cơ sở y, dược trong ngành, thực hiện tốt công tác lưu thông, phân phối và quản lý chặt chẽ, hạn chế thấp nhất những tiêu cực trong ngành, tạo thêm nguồn thuốc từ liên doanh liên kết với tỉnh bạn. Nhờ vậy mà tình trạng thiếu thuốc dần được khác phục.
Củng cố tổ chức y tế và kiện toàn cơ sở y tế: Tính đến năm 1985, hầu hết các trạm y tế đều được đầu tư, nâng cấp. Các bệnh viện huyện, thị được trang bị thêm giường bệnh, nâng cao công tác khám chữa bệnh.
2.Thời kỳ 1986 – 1996
Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, xuất phát từ các quan điểm của Đảng về công tác y tế, ngành y tế đã đề ra phương hướng chung trong giai đoạn từ 1986 – 2000, xây dựng chương trình hành động với 10 điểm về nâng cao mọi mặt công tác y tế. Ngành y tế đã đổi mới chế quản lý, cơ chế kinh tế y tế, đổi mới lề lối làm việc gắn với việc sắp xếp tổ chức, gọn nhẹ biên chế bên cạnh việc tăng cường xây dựng và củng cố mạng lưới y tế cơ sở chuẩn hóa trình độ đội ngũ cán bộ y tế xã. Trong thời gian này công tác y tế dự phòng được quan tâm chỉ đạo nên đã chủ động từng bước khống chế các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng. Công tác chăm sóc bà mẹ và trẻ em, phòng chống các bệnh xã hội được tăng cường, bệnh phong, sốt rét dần được thanh toán…
ChươngV CÔNG TÁC Y TẾ TỪ KHI TÁI THÀNH LẬP TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NAY
Ngày 01/01/1997, Ngành Y tế Bắc Giang được tái lập, trong 20 năm qua, ngành y tế luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Y tế, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các Sở, ngành, đoàn thể và của các địa phương nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân phù hợp với điều kiện thực tiễn tại tỉnh và đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau:
Tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ BVCS&NCSKND: Tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch hành động để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với mỗi giai đoạn, 5 năm, hàng năm như: Nghị quyết số 165-NQ/TU ngày 27/3/2003 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đến năm 2010; Kế hoạch số 69-KH/TU ngày 28/4/2005 của Tỉnh uỷ về việc thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IX) về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới; Kế hoạch số 545/KH-UBND ngày 04/4/2012 của UBND tỉnh về thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 – 2020; Kế hoạch số 675/KH-UBND ngày 25/3/2013 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030…
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu y tế cơ bản: Sau 20 năm, các chỉ số sức khỏe được cải thiện rõ rệt. Tuổi thọ trung bình tăng từ 71 tuổi lên 73,3 năm 2010; tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm ngày càng giảm; Đã được công nhận loại trừ bệnh phong; thanh toán bệnh bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh; Đến năm 2016: tỷ số tử vong mẹ đã giảm từ 69 ca/100.000 trẻ đẻ sống còn dưới 47 ca/100.000 trẻ đẻ sống; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi cũng giảm mạnh từ 33‰ xuống còn < 11‰; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 47,8‰ xuống còn < 17‰; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi (thể nhẹ cân) giảm từ 39,0% xuống còn 14,4%; tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 96%…
Phát triển hệ thống cơ sở y tế: Mạng lưới y tế được củng cố từ tỉnh đến thôn, bản và phát triển cả về số lượng, quy mô và chuyên sâu. Thành lập Chi cục Dân số – KHHGĐ, Chi cục An toàn thực phẩm, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Ung bướu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. Đến hết năm 2016 đã có 11 đơn vị y tế được nâng hạng; số xã, phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế là 209/230 (90,8%); số cơ sở y, dược ngoài công lập tăng từ 155 cơ sở lên 973 cơ sở.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế: Đội ngũ cán bộ y tế đã được tăng cường về số lượng và trình độ chuyên môn. So sánh một số chỉ tiêu năm 2016 với năm 1997 cho thấy: Số bác sĩ tăng từ 3 bác sĩ/10.000 dân lên 8,2 bác sĩ/10.000 dân (2,7 lần); Số dược sĩ đại học tăng từ 0,28/10.000 dân lên 0,68/10.000 dân (2,4 lần); Tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ phục vụ tăng từ 7,7% lên 98,3%. Số trạm y tế có hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi tăng từ 95,1% lên 100%; Số thôn/bản có nhân viên y tế hoạt động tăng từ 73,6% lên 100%. Đào tạo siêu âm tổng quát cho 100% bác sĩ xã, đào tạo trình độ tương đương sơ cấp cho 61,1% nhân viên y tế thôn, bản.
Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn:
Về Truyền thông giáo dục sức khoẻ: Phối hợp với các ngành, các cấp, các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng tài liệu và tổ chức truyền thông đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Thông qua các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân đã có chuyển biến rõ rệt trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác y tế, dân số – KHHGĐ, chủ động phòng, chống dịch bệnh và nâng cao sức khoẻ.
Về lĩnh vực Y tế dự phòng: Năng lực dự báo, giám sát và phòng chống dịch bệnh tiếp tục được phát triển và hoạt động có hiệu quả; luôn chủ động triển khai phòng, chống dịch bệnh, tổ chức giám sát chặt chẽ, khống chế kịp thời không để dịch bệnh lan rộng. Từ năm 1997 đến nay, trên địa bàn không xảy ra dịch bệnh lớn.Với vai trò là cơ quan thường trực tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là quy định trong kiểm soát ATVSTP, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm. Tích cực triển khai các phong trào vệ sinh môi trường, vệ sinh trường học, vệ sinh nghề nghiệp; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống các bệnh không lây nhiễm; phòng chống lạm dụng rượu, bia.Hoạt động can thiệp dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS triển khai với đa dạng dịch vụ; có 7 cơ sở điều trị Methadone cho 1.366 người, đã tác động tích cực tới đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giúp người nghiện hòa nhập cộng đồng.
Về lĩnh vực Khám bệnh, chữa bệnh: Mạng lưới khám chữa bệnh ngày càng được mở rộng và phát triển cả công lập và ngoài công lập. So sánh giữa năm 1997 với năm 2016 số giường bệnh/10.000 dân tăng từ 11,6 lên 22,8. Số lượt khám bệnh tăng 1,5-1,7 lần; điều trị nội trú tăng 1,5 lần; tổng số ca phẫu thuật tăng 3,5-3,8 lần.Các kỹ thuật chuyên môn được mở rộng, chất lượng dịch vụ được nâng lên, nhiều kỹ thuật cao được triển khai ở các tuyến. Tại tuyến tỉnh đã triển khai phẫu thuật tim hở, phẫu thuật tiết niệu, thần kinh, chấn thương – chỉnh hình, mạch máu, phẫu thuật nội soi, chạy thận nhân tạo, chụp MRI, cắt lớp vi tính, siêu âm màu tim mạch, nội soi phế quản. tuyến huyện đã thực hiện được phẫu thuật nội soi, phẫu thuật kết xương, thận nhân tạo, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm màu, nội soi tiêu hóa; Trạm y tế tuyến xã đã triển khai được siêu âm chẩn đoán, điện tim.Từ năm 2007, triển khai quản lý và điều trị ngoại trú một số bệnh mạn tính: Tiểu đường, tăng huyết áp, loét dạ dày, bệnh COPD tại các bệnh viện. Là tỉnh đầu tiên triển khai mô hình quản lý, điều trị ngoại trú tăng huyết áp và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại tuyến y tế xã; tính đến hết năm 2016, có 87% trạm y tế xã triển khai quản lý, điều trị ngoại trú tăng huyết áp và triển khai thí điểm quản lý, điều trị ngoại trú bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại 6 trạm y tế xã.Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội được thực hiện ở 100% cơ sở y tế. Công tác quản lý, cải tiến chất lượng bệnh viện, ứng dụng CNTT, cải cách hành chính, thực hiện văn hóa ứng xử… được quan tâm thực hiện đã hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Về lĩnh vực Dân số – KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ – trẻ em: Công tác truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về chính sách dân số – KHHGĐ được triển khai với nhiều hình thức tới nhiều đối tượng khác nhau; nhận thức, thái độ, hành vi về dân số – KHHGĐ đã có chuyển biến tích cực; quy mô gia đình có 2 con được nhiều người chấp nhận. Hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ thường xuyên được củng cố và nâng cao chất lượng.Quy mô dân số tăng 1,1 lần; tốc độ gia tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,60% năm 1997 xuống 1,16% năm 2016; tổng tỷ suất sinh duy trì ở mức 1,94 – 1,97 con, đạt mức sinh thay thế. Tỷ lệ phụ nữ sinh con được khám thai 3 lần trở lên trong 3 thai kỳ duy trì ở mức trên 96%; tỷ lệ phụ nữ có thai đẻ được nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ đạt 99%; tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại trung bình giai đoạn là 73,3%.
Về lĩnh vực dược: Hệ thống cung ứng thuốc được củng cố và mở rộng đến 100% xã/phường/thị trấn; bình quân 1.770 người dân có 1 cơ sở bán lẻ thuốc. Ngành y tế đã chủ động phối hợp với các Sở, ngành, địa phương thường xuyên triển khai công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo cung ứng thuốc thiết yếu, thuốc có chất lượng và bình ổn giá đáp ứng với nhu cầu của người dân
Huy động các nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân: Tỷ lệ chi ngân sách cho y tế/tổng chi ngân sách địa phương tăng dần và đạt 7% vào năm 2015; Tổng chi y tế dự phòng/tổng chi sự nghiệp y tế trong 5 năm gần đây đạt mức 42-44%. Nhờ việc tranh thủ, huy động từ các nguồn vốn nhiều đơn vị y tế đã được xây mới, cải tạo, nâng cấp mở rộng đảm bảo đáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển chuyên môn.Thực hiện Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh về một số chính sách phát triển y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang theo Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ. Đến nay, hầu hết các bệnh viện đã và đang triển khai các dịch vụ theo đề án xã hội hóa: mời các giáo sư, bác sỹ tuyến trên về thực hiện khám, phẫu thuật; khám, chữa bệnh theo yêu cầu; buồng bệnh theo yêu cầu; tiêm phòng vắc xin… với tổng số kinh phí dự kiến huy động là 927 tỷ đồng.
Tăng Cường Y Tế Cơ Sở
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, ở nước ta rộng khắp từ trung ương đến xã, phường đều bao phủ hệ thống y tế, thậm chí còn có cả y tế thôn bản thông qua hệ thống các cô đỡ thôn bản. Hiện cả nước có 11.400 trạm y tế xã bao gồm cả mạng lưới y tế thôn bản; gần 99% xã, phường và thị trấn đã có nhà trạm; 87,5 % trạm có bác sĩ khám chữa bệnh; 97% có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; gần 75% thôn, bản, tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt động, trong đó ở nông thôn, miền núi là 96%.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hỏi thăm bệnh nhân đang điều trị tại trạm y tế xã Pha Long, huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai
Ngành y tế đang nỗ lực cùng các địa phương củng cố hệ thống tổ chức bộ máy mạng lưới y tế cơ sở theo hướng thu gọn đầu mối, nâng cao hiệu quả, thực hiện mô hình trung tâm y tế huyện đa chức năng (cả dự phòng và khám chữa bệnh) và quản lý trạm y tế xã.
Bên cạnh đó, các bệnh viện tuyến Trung ương với vai trò là chỉ đạo tuyến cũng đẩy mạnh việc chuyển giao kỹ thuật, đào tạo liên tục, đào tạo qua thực hành, hướng dẫn chuyên môn cho y tế cơ sở, thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với cán bộ y tế. Song song đó, ngành cũng đã triển khai dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn”; “Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển”. Xây dựng một số chính sách ưu đãi cho nhân viên y tế cơ sở, đặc biệt tại vùng kinh tế – xã hội khó khăn.
Thăm khám cho người dân tại trạm y tế xã Đồng Tâm- huyện Lạc Thủy- Tỉnh Hòa Bình
“Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cơ bản đã được triển khai rất hiệu quả, sâu rộng như tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số – kế hoạch hóa gia đình. Một số trạm y tế xã đã bước đầu thực hiện quản lý một số bệnh không lây nhiễm, mạn tính như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… theo mô hình bác sĩ gia đình. Người dân đã tiếp cận và sử dụng nhiều hơn dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở. Đến nay, đã triển khai khám chữa bệnh BHYT tại khoảng 80% tổng số trạm y tế”- Bộ trưởng cho biết.
Các bệnh viện, trung tâm y tế huyện được đầu tư nâng cấp, được chuyển giao kỹ thuật nên năng lực cung ứng các dịch vụ y tế cơ bản cũng như chất lượng dịch vụ được cải thiện. Một số bệnh viện huyện đã cung cấp được các dịch vụ kỹ thuật tiên tiến.
“Việt Nam là 1 trong 10 nước đạt mục tiêu thiên nhiên kỷ về sức khỏe bà mẹ trẻ em. Chúng ta đã khống chế và loại trừ thành công nhiều dịch bệnh nguy hiểm…” – Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
Làm gì để y tế cơ sở phát huy đúng vai trò của “người gác cổng”?
Tăng cường hệ thống y tế cơ sở là một nội dung quan trọng về y tế mà Nghị quyết Trung ương 6 về chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã đề cập. Theo đó, hệ thống y tế cơ sở phải quản lý, theo dõi sức khoẻ của từng hộ, từng người dân trên địa bàn; có đủ năng lực để điều trị, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, hạn chế việc người dân phải nhập viện để khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trò chuyện với cán bộ y tế của trạm y tế xã Hát Lìu- huyện Trạm Tấu- Tỉnh Yên Bái
Như vậy, trạm y tế nơi đầu tiên người dân có thể tiếp cận khi ốm đau, dịch bệnh – đang phải đảm nhiệm nhiệm vụ rất quan trọng. Thế nhưng trên thực tế, nhiều trạm y tế hiện chưa đảm đương được yêu cầu đề ra, khi thiết bị thì thiếu, còn nhân lực lại yếu.
Bên cạnh đó, chúng ta còn lãng phí và dàn trải trong đầu tư xây dựng trạm y tế. Tại nhiều địa phương của miền núi diện tích rộng, xa trung tâm thì chỉ có mỗi một trạm y tế trong khi trạm này chưa được đầu tư thường xuyên nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Thế nhưng nhiều xã phường ngay vùng đồng bằng sát cạnh bệnh viện huyện vẫn xây trạm y tế to trong khi không có bệnh nhân. Chính vì thế dẫn đến sự chênh lệch về chỉ số sức khỏe giữa người dân miền núi và vùng đồng bằng.
Các chuyên gia cho rằng tình trạng người dân ít sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến xã sẽ dẫn đến “vòng xoáy suy giảm chất lượng điều trị”. Dân ít đến thì y bác sỹ chuyên môn sẽ kém dần đi và trang thiết bị sẽ rơi vào nhanh hỏng và lãng phí. Sẽ là nghịch lý khi người dân đang vượt tuyến để điều trị các bệnh đơn giản.
“Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân là nội dung được thể hiện rõ trong các Nghị quyết TW về y tế vừa được ban hành. Vậy vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở để thu hút người dân đến thăm khám, để y tế cơ sở đúng với vai trò “người gác cổng” trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân “- Bộ trưởng đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra sổ quản lý khám bệnh tại Trạm y tế xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
Ngày 19/12/2017, Bộ Y tế đã ban hành Chương trình hành động số 1379/CTr-BYT thực hiện Đề án 2348/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới (giai đoạn 2018- 2020). Bộ Y tế và hệ thống y tế đã và đang rất nỗ lực, tích cực để triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 2348/NQ-CP về tăng cường y tế cơ sở với nhiều giải pháp đồng bộ như đổi mới và tăng cường hoạt động của y tế cơ sở gắn với bao phủ sức khỏe toàn dân từ đào tạo nhân lực, đến đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. Bên cạnh đó, Bộ cũng xây dựng chính sách đổi mới cơ chế tài chính theo hướng ưu tiên y tế cơ sở.
Đồng thời, tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe để người dân nhận thức được cần phải đến cơ sở y tế gần mình nhất để thực hiện chăm sóc, theo dõi sức khỏe từ khi chưa bị bệnh theo nguyên lý y học gia đình.
Tiến hành xây dựng mô hình điểm 26 trạm y tế xã tại 8 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Lào Cai, Yên Bái, Hà Tĩnh, Long An, Khánh Hòa và Lâm Đồng để tăng cường năng lực y tế cơ sở.
Thái Bình
Trang Thông Tin Điện Tử Sở Y Tế
Sở Y tế thành phố Đà Nẵng nhận được Công văn số 24026/QLD-TTra ngày 28/12/2018 của Cục Quản lý Dược về việc hướng dẫn tạm thời triển khai kết nối liên thông dữ liệu.
Theo đó, Cục Quản lý Dược đã ban hành Quyết định số 540/QĐ-QLD ngày 20/8/2018 về việc ban hành “Chuẩn yêu cầu dữ liệu đầu ra phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông cơ sở bán lẻ thuốc” phiên bản 1.0 và Quyết định số 777/QĐ-QLD ngày 27/11/2018 về việc ban hành “Chuẩn kết nối dữ liệu phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông cơ sở bán lẻ thuốc” phiên bản 1.0 (đính kèm).
Để đảm bảo việc kết nối liên thông dữ liệu, Sở Y tế hướng dẫn tạm thời việc triển khai kết nối như sau:
1. Quy định chung
– Mỗi đơn vị cung cấp phần mềm được đăng ký và sử dụng 01 tài khoản cho các cơ sở sử dụng phần mềm của nhà cung cấp đó.
- Đơn vị cung cấp dịch vụ, quản trị hệ thống “Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia” là Tổng công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel và Chi nhánh Viettel các tỉnh, thành phố.
– Các đơn vị cung cấp phần mềm, cơ sở sử dụng phần mềm phải thực hiện bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Các đơn vị cung cấp phần mềm, cơ sở sử dụng phần mềm phải đảm bảo đạt chuẩn yêu cầu dữ liệu đầu ra theo Quyết định số 540/QĐ-QLD và chuẩn kết nối dữ liệu theo Quyết định số 777/QĐ-QLD.
– Dữ liệu phải được gửi lên hệ thống “Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia” ngay sau khi kết thúc giao dịch.
2. Hướng dẫn kết nối đối với các công ty cung cấp phần mềm quản lý cơ sở bán lẻ thuốc
– Bước 1: Các công ty cung cấp phần mềm có nhu cầu kết nối dữ liệu với hệ thống “Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia” gửi yêu cầu đề nghị liên thông kết nối bằng văn bản về Cục Quản lý Dược.
– Bước 2: Cục Quản lý Dược chuyển danh sách các đơn vị cho Tổng Công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel.
– Bước 3: Tổng Công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel mở cổng, cấp tài khoản, thiết lập kênh kết nối để các đơn vị thực hiện được việc kết nối và chuyển dữ liệu vào hệ thống “Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia”.
3. Hướng dẫn kết nối đối với các cơ sở bán lẻ thuốc đang sử dụng phần mềm khác ngoài phần mềm Viettel/VNPT/phần mềm đã được cấp tài khoản kết nối dữ liệu vào hệ thống “Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia” (gọi tắt là cơ sở bán lẻ thuốc)
– Bước 1: Các cơ sở bán lẻ thuốc gửi yêu cầu đề nghị kết nối liên thông bằng văn bản về Sở Y tế.
– Bước 2: Sở Y tế chuyển danh sách các cơ sở bán lẻ thuốc cho Viettel Đà Nẵng.
– Bước 3: Viettel Đà Nẵng thực hiện cấp tài khoản, hướng dẫn kết nối cho các cơ sở bán lẻ thuốc.
4. Đầu mối liên hệ
– Về các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề nghị liên hệ:
+ Cục Quản lý Dược (Phòng Thanh tra dược, mỹ phẩm, SĐT: 0859816886)
+ Sở Y tế (Phòng Quản lý hành nghề y tế, SĐT: 0236.3702377)
– Về hỗ trợ kỹ thuật, đề nghị liên hệ:
+ Tổng Công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel (ông Trần Quốc Tuấn, SĐT: 0986724186)
+ Viettel Đà Nẵng (ông Đoàn Công Huy, SĐT: 0972221368)./.
Quyết định số 540/QĐ-QLD /documents/10180/3262366/540-cqld.pdf
Quyết định số 777/QĐ-QLD /documents/11358/aaf9779a-f1fe-4c0f-a022-05d2df44954a
Thanh Tra Bộ Y Tế Yêu Cầu Sở Y Tế Phú Thọ Chấn Chỉnh Những Hạn Chế Trong Hoạt Động Y Dược
Theo đó, Thanh tra Bộ Y tế cũng đã chỉ ra một số tồn tại hạn chế của Sở Y tế Phú Thọ. Cụ thể, đối với việc cấp chứng chỉ hành nghề dược, GCN GDP, GPP, GCN đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì tiêu chuẩn của Trưởng đoàn một số đoàn đánh giá có chuyên môn chưa phù hợp với quy định.
Cụ thể: Quyết định số 388/QĐ-SYT ngày 23/5/2018 chưa phù hợp với quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 13 Thông tư số 03/2018/TT-BYT ngày 09/02/2018; Quyết định số 663/QĐ-SYT ngày 02/8/2019; Quyết định số 1246/QĐ-SYT ngày 09/12/2019 chưa phù hợp với quy định tại điểm d khoản 2 Điều 13 Thông tư 02/2018/TT-BYT ngày 22/01/2018.
Đối với việc tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng thuốc trên địa bàn, trong kế hoạch lấy mẫu kiểm tra chất lượng hằng năm, Sở Y tế Phú Thọ phê duyệt chưa cụ thể số lượng mẫu lấy, số lượng mẫu gửi để Trung tâm kiểm nghiệm Phú Thọ thực hiện; rà soát chưa đầy đủ báo cáo, đôn đốc, yêu cầu Trung tâm kiểm nghiệm Phú Thọ báo cáo kết quả hoạt động hằng năm về thực hiện kiểm nghiệm bao nhiêu mẫu lấy (sử dụng ngân sách) và thực hiện kiểm nghiệm bao nhiêu mẫu gửi (thực hiện dịch vụ kiểm nghiệm cho các cơ sở) để có cơ sở đánh giá hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc trên địa bàn tỉnh.
Trong việc triển khai thông báo của Cục Quản lý Dược về thuốc vi phạm chất lượng phải thu hồi, Sở Y tế Phú Thọ có ban hành Công văn 224/SYT-NVD ngày 08/02/2019 yêu cầu các cơ sở tổng hợp thuốc vi phạm chất lượng phải thu hồi, báo cáo Sở Y tế trước ngày 07/3/2019. Tuy nhiên, Sở Y tế Phú Thọ chưa đôn đốc các cơ sở thực hiện đầy đủ việc báo cáo thông tin để tổng hợp về thuốc vi phạm chất lượng…
Thanh tra Bộ Y tế kiến nghị, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quy chế chuyên môn dược, tuân thủ các nguyên tắc tiêu chuẩn thực hành tốt GDP, GPP, thực hiện các quy định về quản lý chất lượng thuốc và thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Tăng cường tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật về thuốc phải kiểm soát đặc biệt; các quy định về thực hành tốt bán buôn thuốc, bán lẻ thuốc. Tăng cường hướng dẫn các đơn vị khám, chữa bệnh trên địa bàn triển khai kho bảo quản thuốc theo nguyên tắc tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc GSP…
Cập nhật thông tin chi tiết về Sở Y Tế Bắc Giang trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!