Bạn đang xem bài viết Sở Y Tế Tỉnh Quảng Ngãi được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sở y tế tỉnh Quảng Ngãi
Vloghealth xin gửi đến quý bạn đọc thông tin về Sở Y tế Quảng Ngãi để quý bạn đọc tiện tìm hiểu khi có nhu cầu. Sở Y tế Quảng Ngãi có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
Địa chỉ: 19 Nguyễn Chánh, Trần Phú, Quảng Ngãi
Website: http://www.quangngai.gov.vn/vi/soyt/Pages/home.aspx
Tel: 055 822719
Fax: 055 824031 – 055 811534
Mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
SỞ Y TẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2017/QĐ-UBND ngày 31/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Chương I
VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG
Điều 1. Vị trí và chức năng:
Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số – kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản và công tác y tế khác trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2.Sở Y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
Điều 2: Nhiệm vụ và quyền hạn
Trình ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm; chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính và văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực y tế;
b) Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế;
c) Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối vói cấp Trưởng, Phó các tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Y tế; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Phòng Y tế thuộc ủy ban nhân dân các huyện, thành phô.
Trình Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh;
b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể cấc tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Y tế theo quy định của pháp luật;
d) Dự thảo chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, dân số – kế hoạch hóa gia đình và công tác y tế khác.
Tham mưu và tổ chức thực hiện công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, phô biên, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật, kiêm tra việc thực hiện pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về y tế thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế theo quy định của pháp luật.
Về truyền thông, giáo dục sức khỏe:
a) Tổ chức triển khai thực hiện công tác truyền thông, giáo dục nâng cao sức khỏe;
b) Làm đầu mối cung cấp thông tin cho báo chí, người dân về công tác y tế trên địa bàn tỉnh.
Về y tế dự phòng:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; HIV/AIDS; dự phòng và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện; bệnh không lây nhiễm; bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, vệ sinh và sức khỏe lao động; dinh dưỡng cộng đồng; kiểm dịch y tế biên giới; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trên địa bàn tỉnh;
b) Chỉ đạo, tổ chức giám sát bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, phát hiện sớm và xử lý các bệnh truyền nhiễm gây dịch; thực hiện thông báo tình hình dịch theo quy định của pháp luật; tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố dịch và hết dịch theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tiêm chủng vắc xin và sử dụng sinh phẩm y tế cho các đối tượng theo quy định của pháp luật; tổ chức tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
d) Cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với các phòng xét nghiệm theo quy định của pháp luật;
đ) Làm đầu mối về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn trên địa bàn tỉnh;
e) Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, phòng chống HIV/AIDS của tỉnh.
Về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần theo phân cấp quản lý và theo phân tuyến kỹ thuật;
b) Cấp, cấp lại, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật;
c) Cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới theo quy định của pháp luật.
Về y dược cổ truyền:
a) Tổ chức thực hiện việc kế thừa, phát huy, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại trong phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và sản xuất thuốc y dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng bằng y dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh theo phân cấp;
c) Cấp, cấp lại, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền và cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo quy định của pháp luật.
Về dược và mỹ phẩm:
a) Hướng dẫn triển khai và giám sát chất lượng thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo, theo dõi việc thu hồi thuốc theo quy định;
b) Chỉ đạo, triển khai công tác quản lý kinh doanh thuốc, hành nghề dược (cấp, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề dược), cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, cấp số công bố mỹ phẩm theo đúng quy định của pháp luật;
c) Thực hiện quản lý giá thuốc, đấu thầu thuốc theo quy định của pháp luật;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác dược bệnh viện và các nhiệm vụ khác theo đúng thẩm quyền được phân cấp.
Về an toàn thực phẩm:
a) Chủ trì, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật của tỉnh về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của tỉnh theo quy định của pháp luật;
b) Giám sát chất lượng sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ chứa đựng, vật liệu bao gói, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và các thực phẩm khác trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của Bộ Y tế;
c) Tổ chức tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
d) Quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh và các đối tượng theo phân cấp quản lý;
đ) Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm của tỉnh.
Về trang thiết bị và công trình y tế:
Hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về trang thiết bị và công trình y tế.
Về dân số – kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản:
a) Tổ chức thực hiện hệ thống chỉ tiêu, chỉ báo thuộc lĩnh vực dân số – kế hoạch hóa gia đình; chỉ đạo, hướng dẫn các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kê hoạch hóa gia đình;
c) Quyết định cho phép thực hiện kỹ thuật xác định lại giới tính, thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của pháp luật;
d) Thường trực Ban Chỉ đạo về công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình của tỉnh.
Về bảo hiểm y tế:
Tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.
Về đào tạo nhân lực y tế:
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế và chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh;
b) Quản lý cơ sở đào tạo nhân lực y tế theo sự phân công của ủy ban nhân dân tỉnh.
Giúp ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động đối với các hội và tổ chức phi chính phủ tham gia hoạt động trong lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính về lĩnh vực y tế theo mục tiêu chương trình cải cách hành chính nhà nước của ủy ban nhân dân tỉnh.
Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế theo phân công hoặc ủy quyền của ủy ban nhân dân tỉnh.
Chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế đối với Phòng Y tế thuộc ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực y tế.
Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực y tế theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của ủy ban nhân dân tỉnh.
Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của ủy ban nhân dân tỉnh.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Quản lý và chịu ừách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của ủy ban nhân dân tỉnh.
Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ủy ban nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
Chương II
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
Điều 3. Lãnh đạo Sở Y tế
Sở Y tế có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc;
Giám đốc Sở Y tế là người đứng đầu Sở Y tế, chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ trưởng Bộ Y tế; báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
Phó Giám đốc Sở Y tế là người giúp Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở Y tế vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở Y tế được Giám đốc Sở Y tế ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;
Việc bổ nhiệm Giám đốc Sở Y tế và Phó Giám đốc Sở Y tế do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chức danh được Bộ Y tế ban hành và theo quy định của Đảng, Nhà nước về công tác các bộ và theo quy định của pháp luật. Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Y tế không kiêm nhiệm chức danh Trưởng của đơn vị cấp dưới có tư cách pháp nhân (trừ trường hợp văn bản có giá trị pháp lý cao hơn quy định khác);
Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Y tế do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Đảng, Nhà nước về công tác các bộ và theo quy định của pháp luật;
Giám đốc Sở Y tế quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở theo phân cấp của ủy ban nhân dân tỉnh, theo tiêu chuẩn chức danh do ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
Điều 4. Cơ cấu tổ chức
Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Y tế:
a) Văn phòng;
b) Thanh tra;
c) Phòng Tổ chức cán bộ;
d) Phòng Nghiệp vụ Y;
đ) Phòng Nghiệp vụ Dược;
e) Phòng Kế hoạch – Tài chính.
Các cơ quan trực thuộc Sở Y tế:
a) Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình;
b) Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Các Chi cục trên có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riẽng và cơ cấu tổ chức của Chi cục có không quá 03 phòng.
Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế:
a) Tuyến tỉnh:
al) Lĩnh vực y tế dự phòng, chuyên ngành tuyến tỉnh:
– Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (trên cơ sở hợp nhất: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh; Trung tâm phòng, chổng sốt rét; Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS);
– Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản;
– Trung tâm Mắt;
– Trung tâm Nội tiết;
– Trung tâm Phong – Da liễu;
– Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khoẻ.
a2) Lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng:
– Bệnh viện đa khoa tỉnh (trên cơ sở sáp nhập Bệnh viện đa khoa Dung Quất, Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Tịnh, Bệnh viện đa khoa thành phố Quảng Ngãi thành các cơ sở trực thuộc),
– Bệnh viện Lao và bệnh phổi;
– Bệnh viện Tâm thần;
– Bệnh viện Y học cổ truyền;
– Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh;
– Bệnh viện đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm (trên cơ sở tổ chức lại Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm);
a3) Vận chuyển cấp cứu 115: giao Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm và các Trung tâm Y tế huyện, thành phố đảm nhận theo phương thức làm dịch vụ, tự thu, tự chi.
a4) Lĩnh vực Kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh.
a5) Lĩnh vực Pháp y: Trung tâm Pháp y tỉnh.
a6) Lĩnh vực Giám định Y khoa: Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh.
b) Tuyến huyện:
bl) Trung tâm Y tế thành phố Quảng Ngãi (chỉ thực hiện chức năng dự phòng), trên cơ sở đổi tên Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Quảng Ngãi;
b2) Trung tâm Y tế huyện Đức Phổ (chỉ thực hiện chức năng dự phòng), trên cơ sở đổi tên Trung tâm Y tế dự phòng huyện Đức Phổ;
b3) Trung tâm Y tế huyện Sơn Tịnh (chỉ thực hiện chức năng dự phòng), trên cơ sở đổi tên Trung tâm Y tế dự phòng huyện Sơn Tịnh;
b4) Trung tâm Y tế huyện Mộ Đức (trên cơ sở hợp nhất Bệnh viện đa khoa huyện Mộ Đức và Trung tâm Y tế dự phòng huyện Mộ Đức);
b5) Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Hành (trên cơ sở hợp nhất Bệnh viện đa khoa huyện Nghĩa Hành và Trung tâm Y tể dự phòng huyện Nghĩa Hành),
b6) Trung tâm Y tế huyện Tư Nghĩa (trên cơ sở hợp nhất Bệnh viện đa khoa huyện Tư Nghĩa và Trung tâm Y tế dự phòng huyện Tư Nghĩa),
b7) Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn (trên cơ sở hợp nhất Bệnh viện đa khoa huyện Bình Sơn và Trung tâm Y tế dự phòng huyện Bình Sơn);
b8) Trung tâm y tế huyện Trà Bồng, bao gồm Phòng khám đa khoa khu vực Trà Tân;
b9) Trung tâm y tế huyện Tây Trà;
b10) Trung tâm y tế huyện Sơn Hà;
b11) Trung tâm y tế huyện Sơn Tây;
bl2) Trung tâm y tế huyện Minh Long;
bl3) Trung tâm y tế huyện Ba Tơ, bao gồm Phòng khám đa khoa khu vực Ba Vì;
bl4) Trung tâm y tế quân dân y kết hợp huyện Lý Sơn.
Ngoài ra tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của tỉnh và yêu cầu nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trong từng giai đoạn, Sở Y tế phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng đề án sáp nhập hoặc thành lập thêm các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, trình ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
c) Tuyến xã:
Trạm y tế xã, phường, thị trấn (kể cả Bệnh xá Đặng Thùy Trâm) là đơn vị y tế trực thuộc Trung tâm y tế huyện, thành phố.
Điều 5. Biên chế
Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Sở Y tế được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.
Chương III
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 6. Đối với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Điều 7. Đối với Phòng Y tế các huyện, thành phố
Sở Y tế là cơ quan quản lý ngành cấp trên, có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ đối với Phòng Y tế các huyện, thành phố nhằm đảm bảo việc quản lý nhà nước về y tế được thống nhất, có hiệu lực, hiệu quả, đúng quy định của Nhà nước.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Trách nhiệm thi hành
1.Giám đốc Sở Y tế chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy định này; đồng thời, ban hành Quy chế làm việc và sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.Đối với Trung tâm Dân số – Kế hoạch hóa gia đình các huyện, thành phố tiếp tục giữ ổn định cho đến khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản thay thế.
Điều 9: Sửa đổi bổ sung:
Sở Y Tế Quảng Ngãi Báo Cáo Về Thông Tin ‘Gọi 115 Nhưng Không Ai Nghe Máy’
Theo báo cáo số 583/BC-SYT, của Sở Y tế Quảng Ngãi, Đội cấp cứu 115 của Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi gồm 13 thành viên (6 bác sĩ, 7 điều dưỡng), chia làm 2 ca trực. Số máy 115 được đặt tại buồng Hồi sức cấp cứu, khoa Khám bệnh và Cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.
Tua trực cấp cứu đêm 17/4/2020 gồm 9 thành viên (2 bác sĩ, 6 điều dưỡng, 1 hộ lý). Tua trực này đã xử lý cấp cứu cho 50 người nhập viện và nhận 25 cuộc gọi từ đầu số 115.
Khoảng từ 19 giờ 30 phút đến 19 giờ 35 phút, tua trực có nghe chuông 115 đổ, nhưng khi chạy đến thì máy đã tắt chuông, sau đó điều dưỡng tiếp tục công việc cấp cứu người bệnh. Khoảng thời gian này tua trực đang cấp cứu cho 1 bệnh nhân choáng nặng, mạch quay nhanh nhỏ, huyết áp không đo được, có dấu hiệu thoát vị thành bụng, sa ruột ra ngoài. Việc cấp cứu mất khoảng 20 phút, các thành viên đều phải tập trung cấp cứu cho bệnh nhân.
Đến 19 giờ 51 phút, tua trực tiếp nhận người bệnh Đ.A.V (18 tuổi, nạn nhân vụ tai nạn) nhưng sau khi thăm khám, các bác sĩ trực chẩn đoán bệnh nhân đã tử vong (do chấn thương sọ não kín, gãy kín xương đùi trái). Sau đó, bác sĩ giải thích cho người nhà và làm thủ tục chuyển người bệnh đến Nhà đại thể.
Cũng theo báo cáo này, việc nhân viên cấp cứu của Bệnh viện vừa trực cấp cứu nội viện, vừa tham gia công tác cấp cứu ngoại viện (115) gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong lúc đang cấp cứu người bệnh nặng thì điện thoại 115 lại đổ chuông nên việc nghe điện thoại 115 không kịp thời.
Ngay sau đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã đánh giá, phân tích, rút kinh nghiệm và đã có phương án chấn chỉnh tổ chức hoạt động Đội cấp cứu 115 nhằm kịp thời tiếp nhận thông tin và xử lý trong thời gian tới.
Theo Sở Y tế Quảng Ngãi, hiện nay tỉnh Quảng Ngãi đang thiếu nhân lực y tế nhất là bác sĩ, vì vậy trong thời gian ngắn chưa thể thành lập Trung tâm Cấp cứu 115 mà tiếp tục duy trì hoạt động Đội cấp cứu 115 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Sở tiếp tục chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh tăng cường nhân lực, phân công trực rõ ràng, cụ thể cho Đội cấp cứu 115, xử lý nghiêm nếu để xảy ra sai phạm. Đồng thời, Sở tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trương kêu gọi xã hội hóa trong lĩnh vực y tế nói chung và trong hoạt động cấp cứu ngoại viện để giảm áp lực cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nâng cao chất lượng chăm sóc, phục vụ nhân dân.
Theo đó, Cục Quản lý khám chữa bệnh nêu rõ khoảng 19 giờ tối 17/4 có một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại đường Hoàng Sa (đoạn qua xã Tịnh An, thành phố Quảng Ngãi) khiến anh Đ.A.V (18 tuổi, quê Nghệ An) nguy kịch. Người dân nhiều lần gọi đến số cấp cứu 115 nhưng không ai nghe máy.
#1 Thông Tin Địa Chỉ Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Tỉnh Quảng Ngãi
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi có địa chỉ tại: Số 96 Nguyễn Nghiêm, phường Nghĩa Chánh Bắc, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi.
Điện thoại: 0255. 3822868.
Bạn muốn liên hệ làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi hoặc hỗ trợ thủ tục pháp lí vui lòng liên hệ Hotline 19006588 để được hỗ trợ.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi có chức năng và nhiệm vụ ghi nhận tại Quyết định số 37/2008/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Các hướng dẫn về thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của sở qua bài viết của Luật Quang Huy chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Địa chỉ của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi
Hiện tại, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi có địa chỉ tại: Số 96 Nguyễn Nghiêm, phường Nghĩa Chánh Bắc, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi.
Thời gian làm việc của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi
Sở kế hoạch đầu tư Quảng Ngãi có thời gian làm việc và hoạt động theo quy định giờ hành chính nhà nước. Cụ thể như sau:
Thời gian làm việc buổi sáng: từ 7h30 đến 11h30;
Thời gian làm việc buổi chiều: từ 13h00 đến 17h00.
Cơ quan trên không làm việc vào thứ bảy, Chủ nhật và các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định của nhà nước.
Vị trí và chức năng của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng theo qui định của pháp luật; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh Quảng Ngãi tiến hành quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế chính sách quản lý kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); quản lý đấu thầu; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh Quảng Ngãi và theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi
Trình UBND thành phố:
Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của Nhà nước, của thành phố và phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Dự thảo quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho các sở, Ban, ngành, UBND quận, huyện, thành phố trực thuộc; đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định;
Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở; tham gia góp ý dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện;
Trình Chủ tịch UBND thành phố:
Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi theo quy định của pháp luật;
Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND thành phố trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
Về quy hoạch và kế hoạch;
Chủ trì nghiên cứu, tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố, tổng hợp kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương, trình UBND thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi đã được phê duyệt;
Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách cho các đơn vị; trình UBND thành phố cân đối các nguồn vốn đầu tư phát triển; các cân đối chủ yếu về kinh tế – xã hội của thành phố như tái chính, ngân sách, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các nguồn vốn viện trợ và hợp tác đầu tư nước ngoài;
Trình UBND thành phố quyết định danh sách hội đồng thẩm định đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố, Hội đồng thẩm định đối với quy hoạch tông thể phát triển kinh tế – xã hội cấp huyện và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển sản phẩm chủ yếu, trình UBND thành phố quyết định; tham gia góp ý kiến đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cấp huyện và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố;
Tổng hợp tình hình thực hiện quy hoạch hàng năm từ các Sở, ngành UBND cấp huyện, báo cáo Chủ tịch UBND thành phố;
Tổng hợp và báo cáo UBND thành phố tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, 06 tháng, 09 tháng và cả năm; đồng thời, đề xuất phương án điều chỉnh, bổ sung, cân đối kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố khi cần thiết;
Hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, các dự án trọng điểm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố và kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành một số lĩnh vực thực hiện kế hoạch được UBND thành phố giao;
Về đầu tư trong nước và nước ngoài:
Thẩm định các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố và các dự án thuộc phạm vi được ủy quyền cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện;
Chủ trì, tổ chức thẩm tra các dự án đầu tư vốn trong nước và nước ngoài, trình UBND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư, địa điểm đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định;
Làm đầu mối giúp UBND Thành phố quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn thành phố theo quy định của phát luật. Tham gia ý kiến đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài;
Xây dựng chương trình, đề án xúc tiến đầu tư, trình UBND thành phố; đồng thời tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tư trên địa bàn, hướng dẫn thủ tục đầu tư trên địa bàn sau khi chương trình, đề án được phê duyệt;
Về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO):
Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối, quản lý nguồn ODA và NGO của tỉnh Quảng Ngãihướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố về việc sử dụng nguồn ODA và NGO;
Về quản lý đấu thầu và giám sát đầu tư:
Chủ trì thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố; phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu các dự án thuộc phạm vi được ủy quyền;
Chịu trách nhiệm thường xuyên thanh tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư và giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn thành phố;
Hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư, giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các cấp, các đơn vị trực thuộc, các dự án được UNBD thành phố phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới;
Về phối hợp quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất:
Phối hợp với Sở Công thương trình UBND thành phố quy hoạch phát triển và cơ chế quản lý đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố;
Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã:
Phối hợp với các Sở, Ban, ngành của thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước theo phân cấp của UBND thành phố; xây dựng cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phàn kinh tế trên địa bàn thành phố; tổng hợp tình hình phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố;
Tổ chức thự hiện công tác đăng ký kinh doanh đối với các đối tượng trên địa bàn thành phố theo quy định của Nhà nước; hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho cơ quan chuyên môn quản lý về kế hoạch và đầu tư cấp huyện; phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý các vi phạm sau đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của Nhà nước và thành phố;
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành đề xuất mô hình quản lý, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố; tổng hợp báo cáo UBND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn;
Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ké hoạch và đầu tư trên địa bàn; theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện;
Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của UBND thành phố;
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ được giao;
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cùa đơn vụ sự nghiệp công lập thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi theo quy định của pháp luật;
Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định;
Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện chương trình cải cách hành chính đối với các lĩnh vực hoạt động của Sở theo mục tiêu và nội dung cải cách hành chính của Trung ương và thành phố;
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực ngành kế hoạch và đầu tư thành phố;
Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố;
Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được UBND thành phố giao.
Trân trọng./.
Hướng Dẫn Sở Xây Dựng Tỉnh Quảng Ngãi Quản Lý Nhà Ở Cũ Thuộc Sở Hữu Nhà Nước
Về việc xác định thời điểm bố trí sử dụng nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Theo quy định của Nghị định số 30/2019/NĐ-CP ngày 28/3/2019 của Chính phủ thì việc xác định thời điểm bố trí sử dụng nhà ở cũ căn cứ theo các giấy tờ như văn bản bố trí sử dụng nhà ở (quyết định hoặc văn bản phân phối bố trí sử dụng nhà ở), hợp đồng thuê nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh đã nộp tiền thuê nhà ở, giấy tờ chứng minh truy thu tiền thuê nhà ở. Nghị định số 30/2019/NĐ-CP không có quy định về việc xác định thời điểm bố trí sử dụng theo văn bản xác nhận của cơ quan bố trí nhà ở trước đây.
Về việc giải quyết đối với các trường hợp đã bố trí nhà ở sau ngày 19/01/2007
Theo tài liệu hồ sơ gửi kèm công văn số 2938/SXD-QLN&TTBĐS của Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi thì có một số trường hợp hộ gia đình đang ở tại khu tập thể Công ty Cổ phần cơ khí và xây lắp An Ngãi có Quyết định phân phối bố trí nhà ở sau năm 2007.
Theo quy định của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP thì Nghị định này điều chỉnh việc cho thuê, bán đối với nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được bố trí sử dụng từ trước ngày 19/01/2007 (ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước). Đối với những nhà ở thuộc sở hữu nhà nước mà bố trí sử dụng từ ngày 19/01/2007 trở về sau thì tại khoản 5 Điều 63 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định thực hiện giải quyết theo pháp luật về quản lý tài sản nhà đất thuộc sở hữu nhà nước.
Do đó, đề nghị Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi đối chiếu các trường hợp cụ thể trên địa bàn với quy định của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP để xem xét, giải quyết theo đúng quy định.
Trung tâm Thông tinNguồn: Công văn 269/BXD-QLN
Cập nhật thông tin chi tiết về Sở Y Tế Tỉnh Quảng Ngãi trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!