Bạn đang xem bài viết Soạn Bài : Bánh Trôi Nước được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
Hồ Xuân Hương (? – ?), hiện chưa rõ về lai lịch. Nhiều tài liệu cho rằng, bà là con Hồ Phi Diễn (1704 – ?), người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ và sinh ra Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương từng sống ở Hà Nội. Bà gặp nhiều trắc trở về chuyện tình duyên.
Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
1. Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):
– Bài thơ gồm bốn câu.
– Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.
– Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.
2. a) Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánhluộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.
b) Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:
– Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.
– Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.
c) Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.
Bài thơ này tương đối khó đọc bởi tác giả không biểu lộ trực tiếp cảm xúc, thái độ của mình. Nghe rất bình dị, mềm mỏng ( Thân em…) nhưng lại đầy gai góc, kiên định. Cần đọc nhẹ nhàng nhưng rành mạch, dứt khoát, chú ý những tính từ chỉ phẩm chất: trắng, tròn, rắn nát, tấm lòng son,…
Soạn Bài Bánh Trôi Nước
Soạn bài Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) * Bố cục: 2 phần
– Phần 1 (2 câu đầu): Hình ảnh chiếc bánh trôi nước.
– Phần 2 (2 câu cuối): Thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước
Câu 1 (trang 95 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bánh trôi nước thuộc thể loại thất ngôn tứ tuyệt
+ Bốn câu, mỗi câu 7 chữ, ngắt nhịp 4/3
+ Gieo vần: vần được gieo cuối câu 1, câu 2 và câu 4
Câu 2 (Trang 95 sgk ngữ văn 7 tập 1)
a, Nghĩa đen: Hồ Xuân Hương tả chiếc bánh trôi nước trong trạng thái được luộc chín:
– Vừa trắng lại vừa tròn
– Bảy nổi ba chìm
– Tùy sự khéo léo của người nặn bánh
– Lòng son: nhân đường bên trong chiếc bánh
b, Tác giả thể hiện tài tình phẩm chất và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ
– Từ “thân em” – cách nói phổ biến trong dân gian- gợi lên hình ảnh thân phận bảy nổi ba chìm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
– Thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp về phẩm chất của người phụ nữ
– Tình thương, sự thông cảm, thái độ khẳng định, ngợi ca
⇒ Hình ảnh bánh trôi nước tượng trưng cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến dù bị xô đẩy vẫn trong trắng, chung thủy, son sắt
c, Hồ Xuân Hương có những bài thơ tả cảnh, tả vật khác như Cái quạt, Qủa mít, mời trầu
– Điểm chung: Mượn hình ảnh của sự vật để cất lên tiếng nói thương cảm, bênh vực và nâng đỡ người phụ nữ
– Nghĩa bóng, tả người con gái mới quyết định giá trị của bài thơ.
Luyện tậpCác bài ca dao có từ “Thân em”
– Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
– Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
– Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
– Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
⇒ Đều là những bài ca dao nói về thân phận bếp bênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội cũ
Bài giảng: Bánh trôi nước – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Soạn Bài Bánh Trôi Nước (Chi Tiết)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy? Lời giải chi tiết:
Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Vì bài thơ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ, hiệp vần ở chữ cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ 2 thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xă hội cũ. Từ sự gợi ý trên em hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như thế nào? b. Với nghĩa thứ hai vẻ đẹp phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? c. Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao? Lời giải chi tiết:
a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như một vật thể có màu trắng của bột, hình dạng viên tròn, nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nát (nhão), ít nuớc quá thì rắn (cứng). Khi luộc trong nước sôi, bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì còn chìm xuống.
b) Với nghĩa thứ hai, người phụ nữ được gợi lên qua một số nét:
– Hình thể: trắng, đẹp
– Phẩm chất: không bị cảnh ngộ chi phối, luôn giữ lòng son sắt, thủy chung
– Thân phận: chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời.
c. Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.
“Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” “Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
– Mối liên hệ: tác phẩm Bánh trôi nước và các bài ca dao bắt đầu bằng thân em, đều cho thấy số phận bấp bênh, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ không có quyền tự quyết định số phận của mình.
Tác giả VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Tác giả
Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh, năm mất, hiện chưa rõ về lai lịch. Nhiều tài liệu cho rằng, bà là con Hồ Phi Diễn (1704 – ?), người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ và sinh ra Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương từng sống ở Hà Nội. Bà gặp nhiều trắc trở về chuyện tình duyên.
2. Thể loại
Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
Bố cục Bố cục: 2 phần
– Phần 1 (2 câu đầu): Hình ảnh bánh trôi nước.
– Phần 2 (2 câu cuối): Thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước.
ND chính
Bài thơ bày tỏ sự trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam. Đồng thời thể hiện niềm cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ và lên án, tố cáo chế độ phong kiến.
chúng tôi
Soạn Bài Lớp 7: Bánh Trôi Nước
Soạn bài lớp 7: Bánh trôi nước
Soạn bài môn Ngữ văn lớp 7 học kì I
Soạn bài: Bánh trôi nướcHồ Xuân Hương I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Tác giả
Hồ Xuân Hương (? – ?), hiện chưa rõ về lai lịch. Nhiều tài liệu cho rằng, bà là con Hồ Phi Diễn (1704 – ?), người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ và sinh ra Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương từng sống ở Hà Nội. Bà gặp nhiều trắc trở về chuyện tình duyên.
2. Thể loại
Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
II. Kiến thức cơ bản 1. Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):
2. a) Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánhluộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.
b) Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:
Hình thức: xinh đẹp
Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.
Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.
c) Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Cách đọc.
Bài thơ này tương đối khó đọc bởi tác giả không biểu lộ trực tiếp cảm xúc, thái độ của mình. Nghe rất bình dị, mềm mỏng (Thân em…) nhưng lại đầy gai góc, kiên định. Cần đọc nhẹ nhàng nhưng rành mạch, dứt khoát, chú ý những tính từ chỉ phẩm chất: trắng, tròn, rắn nát, tấm lòng son,…
Soạn Bài Bánh Trôi Nước (Siêu Ngắn)
Soạn bài Bánh trôi nước Bố cục
– Phần 1: Hình ảnh bánh trôi nước
– Phần 2: Thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước
Hướng dẫn soạn bàiCâu 1 (trang 95 Ngữ Văn 7 Tập 1):
– Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
– Lí do: bài thơ có bốn câu, mỗi câu 7 chữ, hiệp vần ở câu 1, 2, 4
Câu 2 (trang 95 Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Với nghĩa thứ nhất bánh trôi nước được miêu tả
+ như một vật có màu trắng của bột dạng viên tròn do nhào nước nhiều ít có thể dẫn tới việc bánh nát hoặc cứng
+ khi luộc trong nước sôi bánh chín nổi lên bánh chưa chín thì chìm xuống
b. Với nghĩa thứ hai người phụ nữ được gợi qua một số nét
+ hình thể: trắng đẹp
+ phẩm chất : son sắt thủy chung không bị chi phối bởi cảnh ngộ
+ thân phận : chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời
c. Trong hai nghĩa, nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ.
– Vì nó thể hiện tư tưởng ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm, đó cũng là mục đích ra đời của bài thơ
Luyện tậpBài 1 (trang 96 Ngữ Văn 7 Tập 1):
– Các câu hát than thân bắt đầu bằng cụm từ thân em
+ Thân em như trái bần trôi
v
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
+ Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
+ đều cất tiếng than thân cho người phụ nữ
+ đều thể hiện niềm đồng cảm sẻ chia với thân phận người phụ nữ
+ tố cáo xã hội bất công
Bài giảng: Bánh trôi nước – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.
Soạn Bài Bánh Trôi Nước Lớp 7
Đề bài: Soạn bài Bánh trôi nước lớp 7
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả.
– Hồ Xuân Hương được biết đến là nhà thơ nữ nổi tiếng với nhiều bài viết ở trung đại.
– Được phong là bà chúa thơ Nôm.
– Là người rất tiến bộ, yêu văn chương và có cái nhìn rất thoáng, tính tình rất bộc trực và không sợ những lễ giáo phong kiến đương thời.
_ Thơ của Hồ Xuân Hương chủ yếu lên tiếng bảo vệ người phụ nữ mỏng manh yếu đuối trong xã hội cũ
– Tuy nhiên Hồ Xuân Hương lại có cuộc đời không mấy sung sướng khi chịu cảnh làm lẻ và chuyện tình duyên long đong lận đận
– Tác phẩm tiêu biểu của Hồ Xuân Hương: Chùm thơ tự tình, Quả mít, Bánh trôi nước…
2. Tác phẩm.
– Hoàn cảnh sáng tác:
Số phận của người phu nữ trong xã hội cũ như bèo dạt mây trôi, kiếp phụ nữ phải phụ thuộc nhiều vào người chồng, Hạnh phúc của họ cũng ít nhiều do người trụ cột trong gia đình quyết định. HÌnh ảnh bánh trôi nước vừa thể hiện nét đẹp và cũng là nỗi bất hạnh số phận mặc định của người phu nữ trong xã hội cũ
– Thể thơ: thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt
II. Phân tích chi tiết
1. Hình ảnh mang tính biểu tượng cao:bánh trôi nước.
– Bánh trôi nước được biết đến là loại bánh nổi tiếng ở miền bắc Việt Nam có vị ngon đạm đà của nhân đỗ xanh với đường phên.
– Bên ngoài màu trắng khi luộc chín có thể rắc thêm vừng rất ngon và nhìn rất hấp dẫn
– Hình ảnh bánh trôi nước được Hồ Xuân Hương miêu tả là lúc đang luộc
– Để có thể thưởng thức bánh trôi, phải trải qua mấy lần nổi chìm thì mới chín.
– Bánh tròn hay méo,do bàn tay khéo léo của con người nặn
– Và khi chín thì lớp bên ngoài rất mềm dẻo và bên trong thì vẫn nguyên vẹn
2. Hình ảnh người con gái thông qua hình ảnh bánh trôi nước
– Nhà thơ dùng hình ảnh bánh trôi nước để biểu tượng cho thân phận của người phụ nữ thời phong kiến. Không những vậy hình ảnh này vừa thể hiện vẻ đẹp da thịt của người phụ nữ mà còn là vẻ đẹp tâm hồn ngoài trắng trong mềm. Đó là vẻ đẹp “trắng tròn” thể hiện vẻ đẹp da thịt của người phụ nữ thời xưa
– Điệp từ “vừa”: khai thác vẻ đẹp xinh của người phụ nữ.
– Trong thời phong kiến có số phận cuộc đời long đong vô định không biết “nước non”, xã hội lại bất công khiến thân phận người phu nữ càng thêm bất hạnh
– “rắn nát”: cuộc sống sung sướng hạnh phúc hay bất hạnh đau khổ phụ thuộc vào người chồng người nam giới quyết định
III. Tổng kết.
– Bài thơ rất ngắn gọn nhưng lại thể hiện được nhiều tầng nghĩa và ý nghĩa nhân văn chất chứa trong đó. Đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội cũ Hồ Xuân hương đã lấy nói lên tiếng nói của mình, tố cáo kết tội xã hội đã trà đạp lên quyền sống quyền hạnh phúc và bình đẳng của họ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài : Bánh Trôi Nước trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!