Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Cảm Xúc Mùa Thu (Thu Hứng) – Ngữ Văn 10 Tập 1 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Đỗ Phủ trong SGK Ngữ Văn 10 Tập 1).
2. Tác phẩm
Cảm xúc mùa thu là bức tranh mùa thu hiu hắt và cũng là tâm trạng buồn cùng nỗi lo của nhà thơ. Nỗi lo ấy bắt nguồn nỗi buồn của tác giả khi ông chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ vì sự tàn phá của chiến tranh. Bài thơ cũng là nỗi lòng của kẻ xa quê, là nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của kẻ tha hương.
Bài thơ này còn tiêu biểu cho một số đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường như: nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”, nghệ thuật xây dựng các mối quan hệ đồng nhất và tương ứng.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Bài thơ có thể được chia làm 2 phần:
Phần 1: 4 câu thơ đầu: miêu tả cảnh mùa thu
Phần 2: 4 câu thơ sau: cảm hứng của thi nhân khi cảnh mùa thu về trên đất khách.
Chia như vậy bởi chúng ta thấy rằng 2 phần này có tính độc lập nhất định (4 câu thơ trên thiên nhiều hơn về tả cảnh, còn 4 câu thơ dưới lại thiên nhiều hơn về tả tình). Và chính bởi lí do này nên mặc dù đây là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng chúng ta vẫn có thể chia làm hai phần để phân tích và tìm hiểu được dễ dàng hơn.
Câu 2:
Sự thay đổi tầm nhìn từ 4 câu đầu đến 4 câu sau:
4 câu thơ đầu: là không gian trong tầm nhìn xa của tác giả
4 câu thơ sau: từ không gian phía xa, tác giả rút về không gian cận kề, để rồi sau đó, thực cảnh nhập vào tâm cảnh.
Sở dĩ có sự thay đổi tầm nhìn trên là bởi có sự thay đổi về thời gian. Khi buổi chiều dần buông, tầm nhìn của con người sẽ bị thu hẹp lại. Và thêm nữa để nó phù hợp với sự vận động của tứ thơ, từ cảnh đến tình thì không gian từ bao la, rộng lớn cũng rút về thành thứ không gian nội tâm.
Câu 3:
* Mối quan hệ giữa 4 câu thơ đầu và 4 câu thơ sau: cả 2 đều góp phần tạo nên một bức tranh mùa thu vô cùng bi tráng. 4 câu thơ đầu thì miêu tả mùa thu ở một không gian rộng lớn, còn 4 câu thơ sau thì miêu tả mùa thu ở một không gian hẹp hơn. Qua đó, thể hiện mối quan hệ trong sự vận hành của tứ thơ đó là đi từ cảnh đến tình, cảnh khởi sinh tình và tình thấm sâu hơn vào cảnh.
* Mối quan hệ giữa toàn bài thơ với nhan đề Thu hứng: bài thơ có nhan đề là Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) nên toàn bộ bài thơ, từ hình ảnh cho đến câu chữ đều chuyển tải tình cảm của thi nhân trước cảnh sắc mùa thu. Bốn câu thơ đầu mặc dù miêu tả cảnh sắc mùa thu nhưng ấn sâu trong đó lại là nỗi u uất của lòng thi nhân. Còn 4 câu thơ sau, tâm sự của thi nhân lại thấm đẫm vào cảnh, từ tình mà cảm cảnh tạo nên 2 hình ảnh gợi buồn đến ám ảnh.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Soạn Bài: Cảm Xúc Mùa Thu (Thu Hứng)
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Đỗ Phủ trong SGK Ngữ Văn 10 Tập 1).
2. Tác phẩm
Cảm xúc mùa thu là bức tranh mùa thu hiu hắt và cũng là tâm trạng buồn cùng nỗi lo của nhà thơ. Nỗi lo ấy bắt nguồn nỗi buồn của tác giả khi ông chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ vì sự tàn phá của chiến tranh. Bài thơ cũng là nỗi lòng của kẻ xa quê, là nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của kẻ tha hương.
Bài thơ này còn tiêu biểu cho một số đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường như: nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”, nghệ thuật xây dựng các mối quan hệ đồng nhất và tương ứng.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Bài thơ có thể được chia làm 2 phần:
Phần 1: 4 câu thơ đầu: miêu tả cảnh mùa thu
Phần 2: 4 câu thơ sau: cảm hứng của thi nhân khi cảnh mùa thu về trên đất khách.
Chia như vậy bởi chúng ta thấy rằng 2 phần này có tính độc lập nhất định (4 câu thơ trên thiên nhiều hơn về tả cảnh, còn 4 câu thơ dưới lại thiên nhiều hơn về tả tình). Và chính bởi lí do này nên mặc dù đây là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng chúng ta vẫn có thể chia làm hai phần để phân tích và tìm hiểu được dễ dàng hơn.
Câu 2:
Sự thay đổi tầm nhìn từ 4 câu đầu đến 4 câu sau:
4 câu thơ đầu: là không gian trong tầm nhìn xa của tác giả
4 câu thơ sau: từ không gian phía xa, tác giả rút về không gian cận kề, để rồi sau đó, thực cảnh nhập vào tâm cảnh.
Sở dĩ có sự thay đổi tầm nhìn trên là bởi có sự thay đổi về thời gian. Khi buổi chiều dần buông, tầm nhìn của con người sẽ bị thu hẹp lại. Và thêm nữa để nó phù hợp với sự vận động của tứ thơ, từ cảnh đến tình thì không gian từ bao la, rộng lớn cũng rút về thành thứ không gian nội tâm.
Câu 3:
* Mối quan hệ giữa 4 câu thơ đầu và 4 câu thơ sau: cả 2 đều góp phần tạo nên một bức tranh mùa thu vô cùng bi tráng. 4 câu thơ đầu thì miêu tả mùa thu ở một không gian rộng lớn, còn 4 câu thơ sau thì miêu tả mùa thu ở một không gian hẹp hơn. Qua đó, thể hiện mối quan hệ trong sự vận hành của tứ thơ đó là đi từ cảnh đến tình, cảnh khởi sinh tình và tình thấm sâu hơn vào cảnh.
* Mối quan hệ giữa toàn bài thơ với nhan đề Thu hứng: bài thơ có nhan đề là Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) nên toàn bộ bài thơ, từ hình ảnh cho đến câu chữ đều chuyển tải tình cảm của thi nhân trước cảnh sắc mùa thu. Bốn câu thơ đầu mặc dù miêu tả cảnh sắc mùa thu nhưng ấn sâu trong đó lại là nỗi u uất của lòng thi nhân. Còn 4 câu thơ sau, tâm sự của thi nhân lại thấm đẫm vào cảnh, từ tình mà cảm cảnh tạo nên 2 hình ảnh gợi buồn đến ám ảnh.
Soạn Bài Cảm Xúc Mùa Thu Ngắn Gọn Nhất
Tài liệu hướng dẫn soạn bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) được biên soạn chi tiết nhằm giúp các em hiểu được bức tranh mùa thu hiu hắt cũng là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn lị: nỗi lo âu cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình. Đồng thời qua đó cũng hiểu thêm đặc điểm của thơ Đường luật.
Cùng tham khảo…
Soạn bài Cảm xúc mùa thu ngắn gọn
Gợi ý trả lời các câu hỏi đọc hiểu và luyện tập soạn bài Cảm xúc mùa thu ngắn gọn nhất trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1.
Câu 1 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần?
Trả lời:
Bố cục bài thơ có thể chia làm 2 phần:
+ Phần 1: 4 câu đầu: Khung cảnh mùa thu
+ Phần 2: 4 câu sau: Nỗi niềm thi nhân
Có thể chia làm hai phần như vậy là bởi vì 4 câu đầu thiên về tả cảnh, 4 câu sau thiên về tả tình nên giữa hai phần này có tính độc lập nhất định.
Câu 2 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Nhận xét sự thay đổi tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau. Vì sao có sự thay đổi ấy?
Trả lời:
Bốn câu thơ đầu là cảnh được nhìn trong tầm bao quát rộng và xa (rừng phong, núi vu, kẽm vu, sóng dợn, mây trùm cửa ải,…). Thế nhưng đến bốn câu sau, không gian bị thu hẹp lại (khóm cúc, con thuyền) rồi gần hơn nữa, nó “lặn” vào tâm hồn của nhà thơ. Sở dĩ có sự vận động của không gian như thế là vì thời gian đang khép lại (chiều dần buông, tầm nhìn bắt đầu thu hẹp). Và thêm nữa để nó phù hợp với sự vận động của tứ thơ (từ cảnh đến tình).
Câu 3 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng?
Trả lời:
– Cả bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ sau cùng góp phần tạo nên một bức tranh mùa thu có cả cảnh và tình thấm vào nhau.
– Mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề: bài thơ có nhan đề là Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) do đó toàn bộ bài thơ, hình ảnh và tứ thơ đều chuyển tải cái tình và cảnh mùa thu. Bốn câu thơ đầu là cảnh thu với nỗi u uất của nhà thơ còn ở bốn câu sau tâm sự của nhà thơ lại thấm đẫm vào trong cảnh thu, tạo nên hai hình ảnh gợi buồn đến ám ảnh.
Soạn bài Cảm xúc mùa thu phần Luyện tập
Câu 1 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Thử đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và dịch nghĩa?
Trả lời:
Bản dịch của Nguyễn Công Trứ khá sát, thể hiện tài hoa của ông. Thơ Đường, như đã nói, thường là “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời), “ngôn tận nhi ý bất tận”, “ngôn đáo bút bất đáo” (lời hết mà ý không hết), người dịch dù tài hoa đến đâu cũng khó mà chuyển tải toàn vẹn tinh túy của nguyên tác chữ Hán.
– Trong câu đầu, bản dịch thơ chưa chuyển tải được ý nghĩa của từ “điêu thương”: đây là một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều). Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa rất mạnh – chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong.
– Chữ “thẳm” trong câu ba (bản dịch) chưa thật sát nghĩa. Đồng thời nó còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống.
– Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai”: là một từ quan trọng của bản phiên âm → nhấn mạnh số lần lặp lại. Cũng vậy ở câu 6, chữ “cô” cha dịch được làm cho câu thơ cha thật sự thể hiện được nỗi lòng của kẻ li hương.
Câu 2 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Theo anh (chị), chữ “lệ” trong câu 5 chỉ nước mắt nhà thơ hay nước mắt của “khóm cúc”?
Trả lời:
Chữ “lệ” trong câu thơ thứ 5 có rất nhiều cách hiểu. Ta có thể hiểu là nước mắt hoa cúc nhưng trong nguyên tác chữ Hán hoa cúc nở hai lần, tác giả so sánh những cánh hoa cúc với những giọt nước mắt nên nói hoa cúc hai lần nhỏ lệ. Ta cũng có thể hiểu hai lần hoa cúc nở cũng là hai lần nhà thơ nhỏ lệ (nhà thơ đã xa quê hương hai năm)
Hướng dẫn soạn bài Cảm xúc mùa thu
Gợi ý trả lời các câu hỏi đọc hiểu và luyện tập soạn bài Cảm xúc mùa thu – Thu hứng, chi tiết, đầy đủ trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1. Bài 1 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tạp 1
Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần?
Trả lời:
– Có thể chia bài thơ thành hai phần (4 câu trên và 4 câu dưới).
– Chia như vậy bởi hai phần này có tính độc lập nhất định (4 câu trên thiên nhiều hơn về tả cảnh, 4 câu dưới lại thiên nhiều hơn về tả tình).
– Nội dung của bốn câu thơ trên là miêu tả cảnh mùa thu ảm đạm và hiu hắt (cũng có một chút dữ dội nhưng chỉ làm cho cảnh thêm sâu thẳm, hoang vu). Bốn câu thơ ở phần hai lại chủ yếu miêu tả cái tình của nhà thơ: nỗi nhớ quê và nỗi niềm “dân nước”.
Bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Nhận xét sự thay đổi tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau. Vì sao có sự thay đổi ấy?
Trả lời:
– Sự thay đổi bốn câu đầu cảnh được nhìn bao quát rộng và xa:
+ Sương trắng rừng phong,
+ Núi Vu, núi Kẽm hiu hắt
+ Lòng sông, sóng tận chân lưng trời
+ Mây sà xuống đất
– Bốn câu thơ sau, không gian bị thu hẹp lại: con thuyền, khóm cúc buộc tấm lòng nhà thơ với quê hương
+ Có sự vận động của khôn gian do thời gian buổi chiều buông, tầm nhìn hạn hẹp
+ Sự thay đổi phù hợp với tứ thơ, từ cảnh đến tình
Bài 3 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng?
Trả lời:
Bốn câu thơ đầu là cảnh mùa thu – vừa tiêu điều, hiu hắt (Sương móc trắng xóa làm tiêu điều cả rừng cây phong; Núi vu, kẽm vu hơi thu hiu hắt), lại vừa dữ dội (sóng vỗ Trường Giang; trên cửa ải, mây sa mặt đất). Cảnh ấy vừa gợi nỗi buồn tê tái, vừa ngầm thể hiện nỗi lo âu của nhà thơ (về sự không bình yên ở nơi biên ải).
Cảnh thu ở phần thứ nhất quả thật đã khởi hứng cho cái tình chan chứa ở những câu sau. Hình ảnh khóm cúc, con thuyền khắc sâu vào nỗi nhớ quê hương. Câu thơ có lệ của hoa nhưng dường như cũng là lệ của lòng người. Hai câu cuối là nỗi buồn nhớ người thân. Thế nhưng bên cạnh đó nó còn là nỗi lo vì đất nước chưa yên, là niềm cảm thông đối với những người lính thú đang phải trấn giữ ở những nơi rét mướt xa xôi.
Bài thơ khởi hứng bằng “thu” và quả thực câu nào cũng nói đến mùa thu. Nhưng chỉ có điều thật khó có thể phân biệt rạch ròi đâu là “thu tình” và đâu là “thu cảnh”. Hay nói cách khác, thu cảnh cũng chính là thu tâm (thu – hứng).
Soạn bài Cảm xúc mùa thu phần Luyện tập
Bài 1 luyện tập trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Thử đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và dịch nghĩa?
Trả lời:
Đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và phần dịch nghĩa, ta có mấy nhận xét sau:
– Ưu điểm: Bản dịch thơ cơ bản đã thể hiện được khá sắc sảo tinh thần của bài thơ. Bản dịch có thể coi là khá đạt.
– Nhược điểm: Bản dịch còn có một số vênh lệch so với bản phiên âm:
+ Trong câu đầu, bản dịch thơ chưa chuyển tải được ý nghĩa của từ “điêu thương” – đây là một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều). Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa rất mạnh – chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong.
+ Chữ “thẳm” trong câu ba (bản dịch) chưa thật sát nghĩa. Đồng thời nó còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống.
+ Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai” – là một từ quan trọng của bản phiên âm – nhấn mạnh số lần lặp lại. Cũng vậy ở câu 6, chữ “cô” chưa dịch được làm cho câu thơ chưa thật sự thể hiện được nỗi lòng của kẻ li hương.
Bài 2 luyện tập trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Theo anh (chị), chữ “lệ” trong câu 5 chỉ nước mắt nhà thơ hay nước mắt của “khóm cúc”?
Trả lời:
Câu thơ Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ (Khóm cúc nở hoa đã hai lần (làm) tuôn rơi nước mắt ngày trước) là một câu thơ đa nghĩa, giàu hàm ý. Chữ “lệ” ở trong câu thơ này quả thực rất khó phân biệt đó là lệ của người hay “lệ” của hoa. Tuy nhiên có lẽ nên hiểu: mỗi lần nhìn hoa cúc nở, nhà thơ lại chạnh lòng nhớ đến quê hương. Những giọt nước mắt theo đó cũng cứ tự nhiên rơi không sao ngăn lại được. Hình ảnh hoa cúc “nở rồi lại nở” vừa gợi ra sự trở đi trở lại của nỗi nhớ quê, vừa gợi ra liên tưởng về những dòng lệ chứa chan ân tình của nhà thơ.
Bài 3 luyện tập trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Học thuộc bài thơ (phần phiên âm và dịch thơ).
Soạn bài Cảm xúc mùa thu chương trình nâng cao
Câu 1: Tìm hiểu đặc điểm của cảnh thu được miêu tả trong bốn câu thơ đầu. Cảnh sắc trong hai câu đề có gì khác cảnh sắc trong hai câu thực? Cảnh sắc ấy có thể gợi cho ta những liên tưởng gì?
Trả lời:
Đặc điểm của cảnh thu được miêu tả qua những hình ảnh: sương móc trắng xóa, hơi thu hiu hắt, sóng vọt lên tận lưng trời, mây sa sầm giáp mặt đất.
Cảnh thu trong hai câu thơ đề mang sự hiu hắt, ảm đạm, bi thương, tàn tạ còn cảnh thu trong hai câu thơ thực lại gợi lên sự mạnh mẽ, dữ dội của thiên nhiên. Cảnh sắc ấy gợi cho ta những liên tưởng về nỗi buồn hiu hắt của cảnh thu cũng như nhân vật trữ tình.
Câu 2: Phân tích bốn câu thơ cuối để làm rõ lòng yêu nước thương nhà của nhà thơ. Phải chăng đó chỉ là tâm sự của riêng Đỗ Phủ?
Trả lời:
Tác giả nói đến hoa cúc, đến con thuyền nhưng chúng là “tâm” hay là “cảnh”, thật lòng không phân biệt. “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ” (Khóm cúc nở hoa hai lần: những giọt lệ ngày trước) và “Cô chu nhất hệ cố viên tâm” (Con thuyền lẻ loi buột chặt tâm lòng nhớ vườn cũ), ở đấy lời ít ý nhiều, không rõ hoa cúc nhỏ lệ hay thi nhân nhỏ lệ bên khóm cúc, không hiểu dây buộc thuyền hay dây thắt lòng người. Ở đây “cảnh” đã nhòa vào “tâm”, đã “hội” vào “tâm”. Tác giả đã đồng nhất: tình và cảnh, hiện tại và quá khứ (giọt lệ hiện tại cũng là giọt lệ quá khứ), sự vật và con người (sợi dây cụ thể và sợi dây lòng). So sánh với hoàn cảnh nhà thơ có thể hiểu Đỗ Phủ từ khi rời thành đô đến Quý Châu đã được hai năm, trải qua hai mùa thu. Dòng “lệ cũ” của nhà thơ không chỉ “tuôn” ra một lần mà đã nhiều lần rồi. Và đúng như có người nhận xét trong thơ ông già Thiếu Lăng đã lão hóa chốn thanh khốc, cảm thời hoa tiền lệ…
Ở hai câu cuối bỗng đột ngột nổi lên âm thanh dồn dập của tiếng chày đập vải trên bến sông, trong bóng hoàng hôn. Âm thanh duy nhất này đem đến cho bức tranh sinh hoạt nơi biên ải xa xôi một thoáng vui nhưng thoáng vui ấy không đủ để xua đi những áng mây buồn đang vây phủ trong tâm hồn thi sĩ.
Khí thu lạnh lẽo như nhắc nhở mọi người rằng mùa đông sắp đến, phải chuẩn bị nhanh nhanh cho việc may áo ấm. Hãy đọc lại câu thơ thứ tư: Tái thượng phong vân tiếp địa âm (trên cửa ải, mây sà xuống giáp mặt đất âm u). Lúc này, Loạn An Lộc Sơn đã dẹp xong nhưng đất nước chưa yên, chồng con của bao người còn trấn giữ nơi ải xa, nỗi lo còn đó. Trời tối rồi (mộ), không nhìn thấy gì nữa, nhà thơ chỉ nghe thấy tiếng chày đập vải và chạnh lòng nghĩ tới những người lính thú nơi quan ải. Âm thanh của mùa thu may áo vừa kết thúc bài thơ, vừa mở ra nỗi buồn nhớ mênh mang…”. Ngôn tận nhi ý bất tận” (lời hết mà ý không hết). Đỗ Phủ cảm thấy không lời lẽ nào có thể nói hết nỗi niềm thu hứng.
Bài thơ không miêu tả trực tiếp xã hội nhưng vẫn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời. Đó cũng là tâm sự, ước mơ của bao người nghèo khổ bởi cuộc sống loạn lạc đã khiến nhiều người phải rời quê xa xứ.
Câu 3: Chứng minh tính nhất quán cao của bài thơ. Bám sát nhan đề bài thơ để chỉ ra rằng: dòng thơ nào cũng có “cảm xúc” và cũng có chất “thu”?
Cảnh thu và tình thu thấm đượm trong từng câu thơ và khó lòng mà phân biệt rạch ròi chúng được.
Kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm
– Đỗ Phủ (712-770) tự là Tử Mi, quê ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam, xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời. Ông là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, là danh nhân văn hoá thế giới.
– Thơ Đỗ Phủ có nội dung rất phong phú và sâu sắc, là những bức tranh hiện thực sinh động và chân xác đến mức được gọi là “thi sử” (lịch sử bằng thơ), là niềm đồng cảm với nhân dân trong khổ nạn, chứa chan tình yêu nước và tinh thần nhân đạo.
– Giọng thơ Đỗ Phủ trầm uất, nghẹn ngào. Ông sành tất cả các thể thơ nhưng đặc biệt thành công ở thể luật thi. Với nhân cách cao thượng, tài năng nghệ thuật trác việt, Đỗ Phủ được người Trung Quốc gọi là “Thi thánh”.
– Nhà thơ qua đời trong cảnh đói rét và bệnh tật trên một chiếc thuyền, để lại cho hậu thế khoảng 1500 bài thơ.
– Cảm xúc mùa thu là bài thơ Thu hứng thứ nhất trong chùm thơ thu hứng của Đỗ Phủ. Bài thơ được sáng tác vào năm 766 khi ông đang đưa gia đình chạy loạn.
– Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật
– Nội dung chính: Bài thơ là những cảm xúc, những tâm trạng u buồn của nhà thơ trước thế cuộc của xã hội thời Đường.
– Bố cục bài thơ:
+ Phần 1: 4 câu đầu: Khung cảnh mùa thu
+ Phần 2: 4 câu sau: Nỗi niềm thi nhân
Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời. Nghệ thuật thơ Đường ở đây đã đạt tới trình độ mẫu mực.
Bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình. Kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, ngôn từ nhiều tầng nghĩa, giọng điệu và âm hưởng thơ thể hiện đúng tâm trạng u buồn
[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Cảm xúc mùa thu một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.
Tâm Phương (Tổng hợp)
Soạn Văn Lớp 10 Bài Văn Bản, Sgk Ngữ Văn 10 Tập 1
Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào?Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?
1. Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào?Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?
Mỗi văn bản được tạo ra:
– Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
– Đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh nghiệm sống, trao đổi tình cảm và thông tin chính trị – xã hội.
– Dung lượng có thể là một câu, hơn một câu, hoặc một số lượng câu khá lớn.
2. Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?
Mỗi văn bản trên đề cập đến:
– Văn bản 1: hoàn cảnh sống có thể tác động đến nhân cách con người theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
– Văn bản 2: thân phận đáng thương của người phụ nữ trong xã hội cũ: hạnh phúc không phải do họ tự định đoạt, mà phụ thuộc vào sự may rủi.
– Văn bản 3: kêu gọi cả cộng đồng thống nhất ý chí và hành động để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Các vấn đề trong văn bản được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản.
– Văn bản 1: văn bản có tính hoàn chỉnh về nội dung, nhằm thực hiện mục đích giao tiếp khuyên răn con người.
– Văn bản 2: văn bản có tính hoàn chỉnh về nội dung nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
3. Ở những văn bản có nhiều câu (các văn bản 2 và 3), nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chức theo kết cấu 3 phần như thế nào?
Văn bản 2: Nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu:
-” Thân em như hạt mưa rào “: ví von thân phận người phụ nữ như hạt mưa.
– ” Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa “: từ việc giới thiệu hạt mưa ở câu trên, câu dưới nói đến hạt mưa rơi vào những địa điểm khác nhau, có nơi tầm thường, có nơi lại tràn đầy hương sắc của đất trời. Hai câu được kết nối chặt chẽ qua từ “hạt” được lặp lại, và có sự phát triển về nội dung ở câu thơ thứ hai.
– ” Thân em như hạt mưa sa “: tiếp tục ví von thân em như hạt mưa khác, nhưng cùng chung nội dung nói về thân phận người phụ nữ nên câu thơ không bị lạc giọng.
– ” Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày “: câu thứ tư lại nói về thân phận hạt mưa bị phân chia rơi vào nơi vất vả hay giàu sang, hạnh phúc. Tiếp tục được liên kết với câu trên bằng từ “hạt”, và phát triển nội dung của câu ba.
Văn bản 3: Nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua ba phần:
– Mở bài: (từ đầu đến “nhất định không chịu làm nô lệ”) : nêu lí do của lời kêu gọi.
– Thân bài: (tiếp theo đến “Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”) : nêu nhiệm vụ cụ thể của mỗi công dân yêu nước.
– Kết bài: (phần còn lại): khẳng định quyết tâm chiến đấu và sự tất thắng của cuộc chiến đấu chính nghĩa.
4. Về hình thức, văn bản 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?
– Mở đầu: tiêu đề “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
– Kết thúc: dấu ngắt câu (!).
5. Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích gì?
– Văn bản 1: khuyên răn con người nên lựa chọn môi trường, bạn bè để sống tốt.
– Văn bản 2: tâm sự về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời lên án các thế lực chà đạp lên người phụ nữ.
– Văn bản 3: kêu gọi thống nhất ý chí và hành động của cộng đồng để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
II. CÁC LOẠI VĂN BẢN 1. So sánh các văn bản 1,2 với văn bản 3 về các phương diện: 2. So sánh các văn bản 2,3 với: Nhận xét:
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Cảm Xúc Mùa Thu (Thu Hứng) – Ngữ Văn 10 Tập 1 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!