Xu Hướng 6/2023 # Soạn Bài: Cây Tre Việt Nam – Ngữ Văn 6 Tập 2 # Top 14 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Soạn Bài: Cây Tre Việt Nam – Ngữ Văn 6 Tập 2 # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Cây Tre Việt Nam – Ngữ Văn 6 Tập 2 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

2. Tác phẩm

*  Xuất xứ: Bài Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre,  bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.

* Tóm tắt

Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre (và những loại cây cùng họ) xuất hiện ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Cây tre có nhiều vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (nhất là người nông dân) trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre chính là người bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới ngày mai.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

*  Đại ý của bài văn: Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất và chiến đấu. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

*  Bố cục: Văn bản được chia làm 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lại: Khẳng định cây tre là biểu tượng của con người và dân tộc Việt Nam.

Câu 2:

Để làm rõ ý: “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.

a) Những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày:

Bóng tre trùm lên bản làng, thôn xóm

Tre là cánh tay của người nông dân

Tre là người nhà

Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già

Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy

Tre là đồng chí chiến đấu

Tre là vũ khí (gậy tầm vông, chông tre)

Tre xung phong vào xe tăng, đại bác

b) Hình ảnh nhân hóa cây tre giống như một người bạn, với tất cả những đặc tính của con người. Nhờ nhân hóa mà hình ảnh cây tre hiện ra thật sống động trong đời sống, sản xuất và chiến đấu. Cây tre đã trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của con người và dân tộc Việt Nam.

Câu 3:

Trong đoan kết, tác giả hình dung về vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng sẽ dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho những cây tre, họ nhà tre. Tuy vậy, nứa tre cũng vẫn sẽ còn mãi, làm bóng mát, làm cổng chào và hóa thân vào trong âm nhạc, vào những nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân ngày xuân dướn lên bay bổng.

Câu 4:

Bài văn miêu tả vẻ đẹp của cây tre, một loài cây giàu sức sống, thanh cao mà giản dị. Cây tre gắn bó với con người từ rất lâu, trong sinh hoạt, sản xuất cũng như trong chiến đấu. Hình ảnh cây tre cũng giống như những con người Việt Nam, sống ngay thẳng, chung thủy và can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

4.2

/

5

(

58

bình chọn

)

Soạn Bài Cây Tre Việt Nam Của Thép Mới, Ngữ Văn Lớp 6 Trang 95

Từ bao đời nay, hình ảnh cây tre luôn gắn bó với làng quê và người dân Việt Nam, điều này đã được rất nhiều nhà thơ, nhà văn khẳng định và trong đó có tác giả Thép Mới, các em cùng tham khảo tài liệu soạn văn lớp 6 phần gợi ý soạn bài Cây tre Việt Nam (Thép Mới) để hiểu hơn về nội dung bài học này.

HOT Soạn văn lớp 6 đầy đủ, chi tiết

Soạn bài Cây tre Việt Nam (Thép Mới) sẽ giúp em hiểu rõ hơn về hình ảnh cây tre Việt Nam, cây tre không chỉ là người bạn thủy chung, thân thiết từ lâu đời, giúp ích cho cuộc sống thường ngày của con người mà trong chiến đấu, tre kiên cường, anh dũng, bất khuất bảo vệ xóm làng, xung phong ra chiến đấu. Bài soạn văn lớp 6 của chúng tôi đã giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 2 trang 95 để tìm hiểu kĩ hơn nội dung tác phẩm, các em học sinh cùng tham khảo.

1. Soạn bài: Cây tre Việt Nam, ngắn 1

Cây tre là người bạn thân thiết của con người Việt Nam bao đời. Tre mộc mạc, nhũn nhặn, dẻo dai, cứng cáp. Tre bao trùm, che chắn cho làng xóm, quê hương. Tre vừa là nguồn vui cho tuổi thơ bao thế hệ đi qua. Là người bạn năm tháng kháng chiến gian khổ cùng dân tộc. Tre gắn với khúc nhạ làng quê thanh bình. Như con người Việt Nam, Tre là biểu tượng của đức tính ngay thắng thuỷ chung, can đảm.

Bài có thể chia làm 4 đoạn:

+ Đoạn 1: Giới thiệu khái quát về vị trí của tre trong lịch sử Việt Nam ( Từ đầu đến ” như người”)

+ Đoạn 2: Tre là người bạn thân tình, thiết tha của nhân dân Việt Nam ( tiếp đến ” chung thuỷ”)

+ Đoạn 3: Tre là người bạn kề vai sát cánh cùng nhân dân trong mọi cuộc chiến đấu ( tiếp đến ” chiến đấu”)

+ Đoạn 4: Trẻ trở thành biểu tượng cho khí chất, con người Việt Nam ( phần còn lại)

a.Hình ảnh, chi tiết thể hiện sự gắn bó là:

-Trẻ ở khắp nơi làng quê Việt

– Bóng tre là nơi duy trì vào sinh hoạt văn hoá lâu đời

-Tre là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ

– Tre đi cùng với nhân dân trong kháng chiến

b.Hình ảnh nhân hoá có tác dụng làm tăng thêm tính gần gũi, thân quen của trẻ với nhân dân. Đồng thời là phẩm chất ngay thắng công hiến hết mình của tre đối với nhân dân, đất nước

Tác giả đã hình dung tương lai của tre vẫn mãi đứng một vị trí quan trọng trong sự phát triển của đất nước. ” Tre vẫn là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, …”

Tre có những phẩm chất : Mọc mọi nơi, dáng tre mộc mạc, thanh cao; màu tre xanh tươi, nhũn nhặn; tre gắn bó làm bạn tâm tình với bao thế hệ; tre anh dũng, bất khuất, giữ nước, giữ làng, …

Câu ca về tre trong kho tàng cổ tích, ca dao Việt:

-Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương soi trong tóc những hàng tre

-Quê hương là cầu tre nhỏ

2. Soạn bài: Cây tre Việt Nam, ngắn 2

Bài soạn tiếp theo chúng tôi gửi đến các em là phần soạn bài Câu trần thuật đơn, các em cùng đón đọc. Trong chương trình học Ngữ Văn 6 Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa là một nội dung quan trọng các em cần chú ý .

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-6-cay-tre-viet-nam-thep-moi-31672n.aspx

Soạn Bài Cây Tre Việt Nam

Soạn bài Cây tre Việt Nam

Bài giảng: Cây tre Việt Nam – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

* Đại ý của bài văn : sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai.

* Bố cục (2 phần):

– Đoạn 1 (Từ đầu … tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre) : tre gắn bó với con người Việt Nam trong sản xuất, chiến đấu và đời sống.

– Đoạn 2 (còn lại) : Tre trong tương lai công nghiệp hóa đất nước, tre vẫn là biểu tượng dân tộc sống mãi.

Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam” (các phép nhân hóa được gạch chân) :

– Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam :

+ Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn ; Tre ăn ở với người ; Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc ; Tre là người nhà.

+ Sống trong từng vật dụng bình dị nhất : cối xay, chẻ lạt, que chuyền, điếu cày, nôi tre, giường tre, diều tre, sáo tre.

– Cây tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam :

+ Tre là vũ khí.

+ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu.

→ Giá trị phép nhân hóa : Cây tre trở nên gần gũi, gắn bó với con người, ca ngợi công lao và phẩm chất của tre.

Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Trong tương lai, khi nước ta đi vào công nghiệp hóa, các em sẽ quen dần sắt, thép, xi măng nhưng tre vẫn sống mãi với con người Việt Nam, vẫn là biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

– Bài văn miêu tả cây tre với vẻ đẹp, phẩm chất : thanh cao, giản dị, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, chí khí, bất khuất.

– Ca ngợi phẩm chất cây tre cũng chính là ca ngợi đức tính, phẩm chất con người, dân tộc Việt Nam.

Luyện tập

Một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích Việt Nam nói đến cây tre :

– Tục ngữ : tre già măng mọc.

– Ca dao : Ví cầu cầu ván đóng đinh/ Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi.

– Thơ : Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu ! (Nguyễn Duy)

– Truyện : Thánh Gióng, Cây tre trăm đốt.

Bài giảng: Cây tre Việt Nam – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài: Vượt Thác – Ngữ Văn 6 Tập 2

I. Tác giả, tác phẩm

1.  Tác giả (mời các em tham khảo SGK Ngữ văn 6 Tập 2)

2. Tác phẩm

* Văn bản Vượt thác được trích từ chương IX của truyện Quê nội (1974) của nhà văn Võ Quảng.

*  Tóm tắt

Bài văn miêu tả hình ảnh con sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả đã làm nổi bật lên vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Bài văn miêu tả cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian:

Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác

 Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ

Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ

Dựa vào trình tự trên, chúng ta có thể bài văn thành 3 đoạn với 3 nội dung tương ứng như trên:

Đoạn 3: còn lại

Câu 2:

* Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả trong bài đã thay đổi theo hành trình của con thuyền ngược dòng, theo trật tự không gian.

* Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài này là trên con thuyền, nhìn dòng sông và cảnh sắc đôi bờ.

* Vị trí ấy thích hợp với việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người một cách linh hoạt. Bởi vì:

Tác giả tả cảnh sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, thơ mộng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon, tầm nhìn mở ra phóng khoáng: chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.

Khi tả cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì kéo đối tượng vào cận cảnh: núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.

Còn đến đoạn sông có thác dữ thì có thể nói là tác giả đặc tả: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

Câu 3:

*  Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả rất sinh động và chân thực qua những yếu tố:

Tinh thần chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để được chắc bụng, ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng

Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn

*  Những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư:

Ngoại hình: gân guốc, chắc khỏe, đánh trần, như pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa

Hành động: đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông; ghì chặt lấy sào, lấy thế trụ lại giúp chiếc sào kia phóng xuống; thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt.

* Miêu tả dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ, tác giả đã dùng những phép so sánh:

Núi cao như đột ngột hiện ra (so sánh vật với người)

Nhanh như cắt (cái trừu tượng với cụ thể)

Những cây to (…) nom xa như những cụ già vung tay (vật với người)

* Hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của trường sơn oai linh” gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên. Ngoài ra, cách so sánh này còn làm nổi bật lên sự đối lập giữa một dượng Hương Thư ở nhà thì nhút nhát, nói năng nhỏ nhẹ, tính tình nhu mì, ai gọi cũng chỉ vâng vâng dạ dạ, nhưng trong công việc, khi đối mặt với những thử thách thì lại trở nên mạnh mẽ, dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, nguy hiểm.

Câu 4:

* Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ bên bờ sông. Những hình ảnh đó là:

Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước

Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước

*  Tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa ở mỗi hình ảnh:

Ở câu trước, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ): thiên nhiên như cũng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.

Còn trong câu sau, tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu (chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ): thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước.

Câu 5:

Qua bài văn, hình ảnh con người và thiên nhiên được miêu tả rất chân thực và sinh động. Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước. Bên cạnh đó, bằng những biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua những hình ảnh nhân hóa và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội. Đồng thời, cả ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị, chất phác.

4.6

/

5

(

330

bình chọn

)

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Cây Tre Việt Nam – Ngữ Văn 6 Tập 2 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!