Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Làng Hay Nhất Lớp 9 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Soạn bài Làng lớp 9
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Kim Lân (1920 – 2007), tên thật là Nguyễn Văn Tài, là một nhà văn Việt Nam.
Ông quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (nay là làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh.
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941.
Một số truyện: Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa,…
2. Tác phẩm
Làng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Kim Lân viết về làng quê và những người dân quê Việt Nam.
Truyện ngắn được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
Bố cục:
Phần 1 (từ đầu đến “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá”): Ông Hai nghe tin tức chiến đấu của quân ta.
Phần 2 (tiếp theo đến “cũng vợi đi được đôi phần”): Tâm trạng phức tạp của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
Phần 3 (Còn lại): Niềm vui, niềm tự hào, xúc động của ông Hai khi nghe nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính.
II. Hướng dẫn Soạn bài Làng lớp 9
Câu 1 trang 124 SGK văn 9 tập 1
Truyện “Làng” đã xây dựng được môt tình huống truyện độc đáo làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê, tình yêu đất nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu quê mình theo giặc đúng lúc đnag nghe được tin quân ta thắng trận.
Câu 2 trang 124 SGK văn 9 tập 1
Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện:
Khi nghe tin đột ngột làng chợ Dầu theo giặc: “cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như không thở được, một lúc sau ông mới hỏi lại giọng lạc hẳn đi nhưng ông chưa tin, đến khi những người tản cư kể rành rọt quá, ông không thể không tin”
Khi về nhà: “mặt cúi gằm xuống đất, về đến nhà ông vật ra gường, nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra, đau đớn rít lên, nguyền rủa bọn phản bội”; suốt ngày ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu, chỉ quanh quẩn để nghe ngóng tình hình bên ngoài, có đám đông xúm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ, lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý mình.
Khi đi nghe tin cái chính làng chợ Dầu không theo giặc: ông Hai “bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên”. Ông mua bánh chia cho các con, lại đi khắp nơi khóc về làng ông như xưa nhưng bây giờ, trong câu chuyện của ông có thêm cái tin Tây đốt làng ông, đốt cả nhà ông nữa.
Câu 3 trang 124 SGK văn 9 tập 1
Ông nói chuyện với đứa con của mình như vậy là bởi vì không biết phải tự giãi bày, tự minh phân trần lòng mình với ai nên ông nói chuyện với đứa con nhỏ.
Qua lời trò chuyện của ông Hai với con:
Ông Hai rất yêu làng của mình (Việc nhắc con nhớ về làng mình) nhưng là làng Chợ Dầu trước đây, làng kháng chiến.
Ông Hai cũng rất yêu đất nước, lòng chung thành một lòng với kháng chiến, với cách mang, với Bác Hồ.
Câu 4 trang 124 SGK văn 9 tập 1
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai:
Nghệ thuật miêu tả cụ thể gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt tác giả diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.
Đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong đề bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
III. Luyện tập về bài Làng
Câu 1 trang 124 SGK văn 9 tập 1
Đoạn văn:
Cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
– Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…
Phân tích:
Khi nghe làng Chợ Dầu quê hương ông theo giặc:
Lúc đầu vì thông tin đến một cách quá bất ngờ khiến cho ông lão không thể phản ứng lại được, có phản ứng lại cũng chỉ là sự tê tái của niềm tin bị phản bội: “Cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”.
Ngay trong lúc ông đang sung sướng khi nghe được tin vui chiến thắng của quân ta thì lại được báo tin làng kháng chiến mà ông tự hào bấy lâu theo giặc điều đó khiến cho ông khó lòng mà tin được nên ông mới hỏi lại, giọng lại hẳn đi.
Câu 2 trang 124 SGK văn 9 tập 1
Những truyện ngắn, bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước: Tre Việt Nam(Nguyễn Duy), Quê hương (Đỗ Trung Quân).
Nét riêng của truyện ngắn Làng: tình yêu quê hương và tình yêu đất nước được đặt trong sự gắn bó khăng khít với nhau, hòa quyện, thống nhất với nhau. Đó là hai tình cảm không thể tách rời và tình yêu quê hương là cơ sở cho tình yêu tổ quốc.
Nguồn Internet
Soạn Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Lớp 9 Đầy Đủ Hay Nhất
SOẠN BÀI HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ LỚP 9
I, Tìm hiểu chung bài Hoàng lê nhất thống chí
1.Tác giả
Bảy hồi đầu là phần chính biên do Ngô Thì Chí viết, mười hồi tiếp theo là phần tục biên, trong đó có 7 hồi được cho là Ngô Thì Du viết, còn 3 hồi cuối cùng viết có tính chất chắp vá, lại có cả những sự việc thời Tự Đức, tương truyền do Ngô Thì Thuyết (có người đọc là Thiến), còn các nhà nghiên cứu cho là có thể của một tác giả vô danh khác.
2.Tác phẩm
Bố cục:
Phần 1 (từ đầu… năm Mậu Thân (1788)): Nhận tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi, cầm quân ra Bắc.
Phần 2 (tiếp… rồi kéo vào thành): cuộc hành quân thần tốc và những chiến thắng vẻ vang.
Phần 3 (còn lại): thảm họa của bè lũ bán nước.
II, Đọc hiểu văn bản Hoàng lê nhất thống chí
Câu 1 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Đại ý của bài văn: Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công đại phá thần tốc quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận vua tôi Lê Chiêu Thống.
Câu 2 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ:
Có tài năng quân sự: hành quân thần tốc, có phán đoán tài tình, mưu kế kì diệu.
Mạnh mẽ, quyết đoán
Sáng suốt trong việc dùng người, nhìn xa trông rộng Thấu tình đạt lí.
Người anh hùng giàu lòng yêu nước.
Nguồn cảm hứng chi phối ngòi bút tác giả: Tư tưởng trung quân của Nho giáo trong tác giả với nhà Lê. Cùng đó là sức mạnh của phong trào Tây Sơn và người anh hùng áo vải bên cạnh vua quan hèn hạ.
Câu 3 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Số phận thảm bại của nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống:
Quân tướng nhà Thanh:
Sầm Nghi Đống thắt cổ chết, Tôn Sĩ Nghị “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp chuồn trước qua cầu phao”.
Binh lính thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối ; tan tác chạy tranh nhau sang sông, rơi xuống nước làm sông tắc nghẽn
Vui tôi nhà Lê: trở thành kẻ phản động “cõng rắn cắn gà nhà” ; cướp thuyền bỏ chạy, mấy ngày không ăn mệt lử, cuống quýt, than thở, oán giận, chảy nước mắt.
Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Nghệ thuật trần thuật của đoạn trích: không ghi chép sự kiện một cách gấp gáp qua từng mốc thời gian, còn miêu tả cụ thể hành động, lời nói. Miêu tả được thế đối lập giữa hai đội quân: xộc xệch, nhát gan với xông xáo, dũng mãnh, có tổ chức.
III, Luyện tập bài Hoàng lê nhất thống chí
Câu 1 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Đoạn văn ngắn
Người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ đã để lại một tượng đài trong lịch sử dân tộc ta. Cụ thể, sau khi lên ngôi vua, vào tối 30 Tết vua Quang Trung đã lập tức lên đường ra Bắc. Quân ra đến sông Gián làm tan vỡ nghĩa binh trấn thủ. Nửa đêm mồng 3 tháng giêng, nghĩa quân bao vây Hà Hồi. Mờ sáng mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi đánh bại quân Thanh làm nên chiến thắng oanh liệt.
Nguồn Internet
Soạn Văn Lớp 9 Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Ngắn Gọn Hay Nhất
Soạn văn lớp 9 bài Hoàng Lê nhất thống chí ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này? Câu 3 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Câu hỏi bài Hoàng Lê nhất thống chí tập 1 trang 72
Câu 1 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tìm đại ý và bố cục của đoạn trích
Câu 2 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?
Câu 3 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân, được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?
Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy có gì khác biệt. Hãy giải thích sự khác biệt đó.
Sách giải soạn văn lớp 9 bài Hoàng Lê nhất thống chí
Trả lời câu 1 soạn văn bài Hoàng Lê nhất thống chí trang 72
Đại ý: Vua Nguyễn Huệ thần tốc tiến quân ra Bắc dẹp giặc Thanh, vua tôi Lê Chiêu Thống bán nước bỏ chạy theo giặc.
– Đoạn 1 (từ đầu… năm Mậu Thân): Được tin báo quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, thân chinh cầm quân dẹp giặc.
– Đoạn 2: (tiếp… nỗi kéo vào thành): Cuộc hành quân thần tốc, chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung
– Đoạn 3 (còn lại): sự đại bại của quân Thanh và tình cảnh thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống
+ Biết dùng người đúng sở trường, ở đoản, đối đãi công bằng.
Trả lời câu 2 soạn văn bài Hoàng Lê nhất thống chí trang 72
– Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ :
+ Mạnh mẽ, quyết đoán (sau khi lên ngôi liền xuất chinh), có kiến thức, am hiểu lịch sử, bình dị, gần gũi (mở cuộc duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ).
+ Có tài năng quân sự : hành quân thần tốc, có phán đoán tài tình, mưu kế kì diệu.
+ Sáng suốt trong việc dùng người, nhìn xa trông rộng : hiểu rõ bản chất Sở, Lân và kế lui quân của Ngô Thì Nhậm, định sẵn mưu lược, tính kế lâu dài.
+ Thấu tình đạt lí : tha tội cho tướng Lân, Sở dù họ thua trận, đánh giặc vì đại nghĩa.
– Nguồn cảm hứng chi phối ngòi bút tác giả : tư tưởng trung quân của Nho giáo trong tác giả với nhà Lê. Cùng đó là sức mạnh của phong trào Tây Sơn và người anh hùng áo vải bên cạnh vua quan hèn hạ.
Trả lời câu 3 soạn văn bài Hoàng Lê nhất thống chí trang 72
* Số phận thảm bại của nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống :
– Quân tướng nhà Thanh :
+ Sầm Nghi Đống thắt cổ chết, Tôn Sĩ Nghị “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp chuồn trước qua cầu phao”.
+ Binh lính thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối ; tan tác chạy tranh nhau sang sông, rơi xuống nước làm sông tắc nghẽn.
– Vui tôi nhà Lê : trở thành kẻ phản động “cõng rắn cắn gà nhà” ; cướp thuyền bỏ chạy, mấy ngày không ăn mệt lử, cuống quýt, than thở, oán giận, chảy nước mắt.
Trả lời câu 4 soạn văn bài Hoàng Lê nhất thống chí trang 72
Nghệ thuật trần thuật của đoạn trích : không ghi chép sự kiện một cách gấp gáp qua từng mốc thời gian, còn miêu tả cụ thể hành động, lời nói. Miêu tả được thế đối lập giữa hai đội quân : xộc xệch, nhát gan với xông xáo, dũng mãnh, có tổ chức.
Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Hoàng Lê nhất thống chí lớp 9 tập 1 trang 72
Dựa vào tác phẩm, hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 đến ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỉ Dậu (1789)
Sách giải soạn văn lớp 9 bài Phần Luyện Tập
Trả lời câu soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 72
Sau khi lên ngôi vua, vào tối 30 Tết vua Quang Trung đã lập tức lên đường ra Bắc. Quân ra đến sông Gián làm tan vỡ nghĩa binh trấn thủ. Nửa đêm mồng 3 tháng giêng, nghĩa quân bao vây Hà Hồi. Mờ sáng mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi đánh bại quân Thanh làm nên chiến thắng oanh liệt.
Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 1, giải ngữ văn lớp 9 tập 1, soạn văn lớp 9 bài Hoàng Lê nhất thống chí ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Hoàng Lê nhất thống chí siêu ngắn
Soạn Văn Lớp 9 Bài Tổng Kết Phần Tập Làm Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Soạn văn lớp 9 bài Tổng kết phần tập làm văn ngắn gọn hay nhất : Đọc bảng tổng kết sau (trang 169, 170 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới. 1. Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên. (Gợi ý: Tự sự khác miểu tả như thế nào? Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào? Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh ở đâu? Văn bản nghị luận khác văn bản điều hành ở những điểm nào?
Đọc bảng tổng kết sau (trang 169, 170 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
1. Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên. (Gợi ý: Tự sự khác miểu tả như thế nào? Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào? Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh ở đâu? Văn bản nghị luận khác văn bản điều hành ở những điểm nào? Hãy nêu các phương thức biểu đạt cơ bản của mỗi kiểu để làm sáng tỏ các câu hỏi trên.)
2. Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được hay không? Vì sao?
3. Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ để minh họa.
4. Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau.
a) Hãy kể tên các thể loại văn học đã học, ghi lên bảng.
b) Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
c) Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận đó có đặc điểm gì?
5. Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào? Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở những điểm nào?
6. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình. Cho ví dụ minh họa.
7. Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào, vì sao?
Sách giải soạn văn lớp 9 bài Các kiểu văn bản đã học trong chương trình
Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính : Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.
Cụ thể:
– Tự sự: trình bày sự việc
– Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.
– Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh càn làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.
– Nghị luận: Bày tỏ quan điểm
– Biểu cảm: bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc.
– Điều hành: Văn bản mang tính chất hành chính – công vụ.
Mỗi kiểu văn bản phù hợp với mục đích riêng, với thế mạnh riêng, phù hợp với những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Vì thế, không thể thay thế các kiểu văn bản cho nhau.
Trong văn bản cụ thể, các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau để tạo ra hiệu quả giao tiếp cao nhất. Sự kết hợp sẽ phát huy được thế mạnh của từng phương thức trong những mục đích, nội dung cụ thể.
a. Các thể loại văn học đã học : thơ, truyện dài kì, kí, tiểu thuyết chương hồi, truyện ngắn, ca dao, dân ca, câu đố, phóng sự ,…
b. Mỗi thể loại riêng có một phương thức biểu đạt nhất định, phù hợp với đặc điểm.
Ví dụ:
– Truyện ngắn có phương thức biểu đạt là tự sự ( kể lại các sự việc)…
– Thơ có phương thức chủ yếu là biểu cảm.
Tuy nhiên, trong các thể loại ấy, có thể kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau để tăng hiệu quả.
c. Trong các tác phầm như thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận.
Ví dụ :Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, Nguyễn Du đã vận dụng phương thức nghị luận qua lời lập luận gỡ tội của Hoạn Thư:
– Là đàn bà nên ghen tuông là chuyện bình thường.
– Hoạn Thư cũng đối xử tốt với Kiều, khi Kiều trốn cũng không đuổi theo.
– Hoạn Thư lỡ gây đau khổ cho Kiều, giờ chỉ biết trông chờ vào sự khoan dung của nàng.
* Trong văn tự sự, yếu tố nghị luận là yếu tố phụ, mục đích sử dụng là làm cho đoạn văn thơ thêm sâu sắc. Yếu tố này được sử dụng khi người viết muốn người nghe suy nghĩ về một vấn đề nào đó, thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm câu chuyện tăng thêm phần triết lí.
* Giống : Yếu tố tự sự ( kể chuyện) giữ vai trò chủ đạo.
* Khác :
– Văn bản tự sự :
+ Phương thức biểu đạt chính: trình bày các sự việc.
+ Tính nghệ thuật : thể hiện qua cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu.
– Thể loại tự sự : Đa dạng (Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch…)
a. Kiểu văn biểu cảm và thể loại trữ tình
– Giống : yêu tố cảm xúc, tình cảm giữ vai trò chủ đạo
– Khác :
+ Văn bản biểu cảm : Bày tỏ cảm xác về một đối tượng ( văn xuôi)
+ Tác phầm trữ tình : đời sống cảm xúc của chủ thể trước vấn đề đời sống ( thơ).
b. Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình :
– Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.
– Trong tác phẩm trữ tình, người đứng ra bộc lộ cảm xúc gọi là nhân vật trữ tình.
– Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn
– Lời văn của tác phẩm trữ tình là lời văn của cảm xúc nên tràn đầy tính biểu cảm.
Các tác phẩm nghị luận vẫn cần các yêu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự. Tuy nhiên, các yếu tố đó chỉ là các yếu tố phụ, có tác dụng giúp cho tác phẩm nghị luận sinh động, thuyết phục hơn.
Trong văn nghị luận : yếu tố nghị luận là yếu tổ chủ đạo, làm sáng tỏ và nổi bật nội dung cần nói đến. Còn các yếu tố trên chỉ đó vai trò bổ trợ, có thể giải thích cho 1 cơ sở nào đó của vấn đề nghị luận ( thuyết minh), nêu sự việc dẫn chứng cho vấn đề ( tự sự)…
1. Phần Văn và Tập làm văn có mỗi quan hệ với nhau như thế nào? Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chưng trình đã học.
2. Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và Tập làm văn? Nêu ví dụ chứng minh.
3. Các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn?
Sách giải soạn văn lớp 9 bài Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS
Phần Văn và tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nắm vững những kiến thức, kĩ năng của phần Tập làm văn thì mới có khả năng đọc – hiểu tốt và ngược lại. Các văn bản (hoặc đoạn trích) trong phần Văn là những biểu hiện cụ thể, sinh động của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
Ý nghĩa các phương thức biểu đạt :
– Phương thức miêu tả, tự sự giúp làm các bài văn về tự sự, miêu tả hay, sinh động, hấp dẫn.
– Yếu tố nghị luận, thuyết minh : giúp tư duy logic, thuyết phục về một vấn đề.
– Biểu cảm : giúp có cảm xúc sâu sắc, chân thực hơn khi làm văn.
1. Văn bản thuyết minh
a) Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì?
b) Muốn làm được văn bản thuyết minh, trước hết cần chuẩn bị những gì?
c) Hãy cho biết phương pháp dùng trong văn bản thuyết minh.
d) Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
2. Văn bản tự sự
a) Văn bản tự sự có đích biểu đạt là gì?
b) Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự.
c) Vì sao một văn bản tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm? Hãy cho biết tác dụng của các yếu tố đó đối với văn bản tự sự.
d) Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm gì?
3. Văn bản nghị luận
a) Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là gì?
b) Văn bản nghị luận do các yếu tố nào tạo thành?
c) Nêu yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận.
d) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
e) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ.
Sách giải soạn văn lớp 9 bài Các kiểu văn bản trọng tâm
a, Mục đích biểu đạt : cung cấp tri thức khách quan, chính xác.
b, Chuẩn bị : hiểu biết về đối tượng, vấn đề thuyết minh.
c, – Các phương pháp thường dùng : nêu khái niệm, đưa số liệu, dẫn chứng…
d, Ngôn ngữ : chính xác, khách quan, đơn nghĩa.
a, – Mục đích biểu đạt : kể lại sự việc, con người, cuộc sống…
b, – Các yếu tố tạo thành : sự kiện và nhân vật.
c, – Văn bản tự sự thường kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm để bài văn trở nên sinh động, sâu sắc hơn.
d, – Ngôn ngữ : trần thuật, giàu hình ảnh và biểu cảm.
a, – Mục đích biểu đạt : bàn luận, thuyết phục người đọc tin theo cái đúng, cái tốt.
b, – Yếu tố tạo thành : luận điểm, luận cứ, luận chứng.
c, – Yêu cầu : luận điểm, luận cứ, luận chứng ngắn gọn, chính xác, hợp lí, khoa học.
d, – Dàn bài chung của bài nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng đạo lí :
Mở bài : Nêu vấn đề cần nghị luận.
Thân bài :
* Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống :
+ Trình bày thực trạng, mô tả hiện tượng.
+ Phân tích nguyên nhân,
+ Nêu ra tác hại của hiện tượng.
+ Đề xuất giải pháp.
* Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí :
+ Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn.
+ Phân tích, chứng minh mặt đúng, mặt sai.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động.
Kết bài : Khẳng định vấn đề/ hiện tượng và nêu suy nghĩ của em.
– Dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ :
Mở bài : Giới thiệu tác phẩm, đưa ra nhận định chung.
Thân bài :
Phân tích về nội dung tư tưởng, hình tượng nhân vật, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
Kết bài : Đánh giá về tác phẩm, ý nghĩa vấn đề nghị luận.
Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 2, giải ngữ văn lớp 9 tập 2, soạn văn lớp 9 bài Tổng kết phần tập làm văn ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Tổng kết phần tập làm văn siêu ngắn
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Làng Hay Nhất Lớp 9 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!