Xu Hướng 3/2023 # Soạn Bài Làng Ngắn Nhất # Top 7 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Soạn Bài Làng Ngắn Nhất # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Làng Ngắn Nhất được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Câu 1. Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?

Tình huống truyện của truyện ngắn Làng: Ngôi làng mà ông Hai hết sức yêu mến và tự hào, đã chạy theo giặc. Mà tin tức đó ông được biết từ chính những người tản cư qua vùng ông.

Câu 2. Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động cùa ông Hai từ lúc nghe làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.

– Khi biết tin làng chợ Dầu theo giặc: Ông Hai lặng đi, nghẹn lại tưởng không thở được. Ông xấu hổ đến mấy hôm không bước chân ra ngoài. Ông nguyền rủa bọn phản bội, quyết tâm đi theo kháng chiến.

– Khi biết tin làng chợ Dầu không hề theo giặc, ông vô sướng tột cùng.

Qua đây ta có thể thấy ông Hai có một tình yêu làng quê, yêu Tổ quốc và Cách mạng vô cùng.

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng Kim Lân

Tóm tắt văn bản làng kim lân

Phân tích truyện ngắn Làng Kim Lân

Câu 3. Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến. Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?

– Ông Hai tâm sự với con cũng là tự giãi bày nỗi lòng của mình.

Qua đó, ta cảm nhận được:

– Ông Hai có tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu, cũng như với Kháng chiến, Cách mạng, với Cụ Hồ.

Câu 4. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.

– Nghệ thuật miêu tả hết sức chân thực cụ thể, đầy xúc động qua những diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai.

– Ngôn ngữ nhân vật được miêu tả rõ nét, mang tính cá nhân. Ông Hai là một ông lão vui tính, thích chuyện trò.

Các từ khóa cùng kết quả:

Soạn bài Làng lớp 9

Soạn bài Làng Ngữ văn 9

Soạn văn lớp 9 bài Làng

Soạn bài Làng ngắn gọn

Soạn bài Làng ngữ văn lớp 9

Soạn văn lớp 9 bài Làng

Soạn văn bài Làng lớp 9

Tóm Tắt Truyện: Làng Ngắn Nhất (5 Bài).

Tóm tắt truyện: Làng ngắn nhất (5 bài)

Tóm tắt Làng (Bản 1)

Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải đưa gia đình đi tản cư. Ở đây, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng.. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian. Ông không biết bày tỏ với ai, không dám đi ra ngoài. Thế là ông đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ bớt những đau khổ tinh thần. Khi nhận tin cải chính, vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình.

Tóm tắt Làng (Bản 3)

Ông Hai là người dân làng chợ Dầu, trong những ngày tháng giặc Pháp tràn vào làng, ông cùng gia đình tản cư đến nơi khác. Làng của ông bị người ta đồn là làng Việt gian, bán nước, nhưng trong lòng ông vẫn giữ vững niềm tin về làng của mình. Khi đã sống ở nơi tản cư, ông Hai dù không biết đọc, nhưng hằng ngày vẫn đến phòng thông tin để nghe thông tin về kháng chiến, và đặc biệt là hỏi thăm thông tin về làng chợ Dầu của ông. Khi nghe người ở nơi tản cư đồn làng ông bán nước, ông Hai đã đau khổ, bức bối vô cùng, còn có cả suy nghĩ bỏ làng, nơi tản cư cũng không cho dân làng chợ Dầu ở nữa. Nhưng may thay, tới lúc gia đình ông chuẩn bị đi nơi khác thì tin làng ông theo Tây đã được cải chính, ông Hai sung sướng, tự hào vô cùng.

Tóm tắt Làng (Bản 4)

Truyện ngắn Làng của Kim Lân kể về thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống giặc Pháp đầy ác liệt, cam go. Truyện để về ông Hai là một con người buộc phải xa làng vì chiến tranh để đến nơi di tản mới. Trong lòng ông vẫn luôn nhớ da diết ngôi làng của mình.

Trở về làng ông hay tin ngôi làng đã theo giặc Tây, sự xấu hổ, tủi nhục đến nỗi ông không dám đi đâu ra khỏi nhà nhiều ngày liền. Mọi việc càng tệ hơn khi chủ nhà không cho gia đình ông ở vì ông là ngôi của làng Việt gian.

Bỗng ông hãy tin làng Chợ Dầu không hề theo Tây vẫn chiến đấu theo cụ Hồ theo cách mạng, trong lòng ông bỗng vui vẻ trở lại, ông khoe với mọi người khắp nơi rằng Tây đốt sạch làng Chợ Dầu đốt cả nhà của ông trong niềm vui, vui bởi làng vẫn yêu nước, yêu cách mạng. Đó là niềm vui của con người yêu làng, yêu quê hương chân chính.

Tóm tắt Làng (Bản 5)

Truyện ngắn Làng xoay quanh câu truyện về lòng yêu làng, lòng yêu nước của ông Hai – một lão nông rất cần cù, chất phác.

Khi ở nơi tản cư, ông hay nghĩ về làng, ông thấy “nhớ cái làng quá”. Ông nhớ những ngày cùng làm việc với anh em, cùng đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. Ông phấn chấn, háo hức khi nghe được những tin hay về kháng chiến.

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây, ông sững sờ, “cổ ông lão nghẹn ắng lại”, “ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Trên đường về nhà, ông thấy xấu hổ, nhục nhã nên “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, ông chưa tin nhưng rồi cay đắng nhận ra “ai người ta hơi đâu bịa tạc” rồi “nước mắt ông lão giàn ra”. Ông thấy khổ tâm, nghĩ đến sự khinh bỉ của mọi người dành cho con ông. Ông căm giận dân làng và lo sợ không biết tương lai sinh sống thế nào. Ông cáu gắt với vợ, trằn trọc không ngủ được.

Suốt mấy ngày sau, ông Hai tủi hổ, không dám ra khỏi nhà. Ông u ám, tuyệt vọng, bế tắc và quyết định “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Ông tìm đến nói chuyện với con trai ông để khẳng định tình yêu làng, lòng chung thủy và niềm tin của ông với cách mạng, cụ Hồ.

Khi nghe tin làng Dầu được cải chính, ông Hai vô cùng sung sướng, ông vui mừng đi chia quà cho lũ trẻ và hả hê khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 9 ngắn nhất, hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Lượm Ngắn Nhất

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Lượm được biên soạn chi tiết giúp em cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và sự hi sinh cao cả của nhân vật Lượm thông qua nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc của nhà thơ Tố Hữu.

Cùng tham khảo…

Hướng dẫn soạn bài Lượm (Tố Hữu)lớp 6

Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu và bài tập luyện tập soạn bài Lượm trang 76, 77 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Đọc – hiểu văn bản

Bài 1 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ.

Trả lời:

– Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú thông qua 2 sự việc:

+ Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

+ Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

– Bố cục bài thơ Lượm

+ Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế.

+ Phần 2 (7 khổ thơ tiếp): Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ.

+ Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Bài 2 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?

Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?

Trả lời:

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

– Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

– Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

– Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

– Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

– Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

Bài 3 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em hãy tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả.

Trả lời:

– Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm:

+ Rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

+ Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

+ Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ (sợ chi hiểm nghèo)

– Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

+ Nằm trên lúa

+ Lúa thơm mùi sữa

+ Hồn bay giữa đồng

– Khổ thơ có cấu tạo đặc biệt: ” Ra thế/ Lượm ơi!… ” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Bài 4 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.

Trả lời:

– Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ.

– Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả.

– Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Bài 5* trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2

” Lượm ơi, còn không? “, câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?

Trả lời:

– Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

+ Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

+ Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

– Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

II. Soạn bài Lượm phần Luyện tập

Bài 1 trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Học thuộc lòng đoạn thơ từ “Một hôm nào đó…” đến hết bài thơ.

Trả lời:

Đoạn trích các em cần học thuộc như sau:

Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng… Lượm ơi còn không? Bài 2 trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Viết một đoạn văn khoảng mười dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

Trả lời:

Trong bài thơ Lượm ấy, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ đem lại đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Nhưng bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”…: Lượm ngã xuống, trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở. Hình ảnh đó cũng khắc mãi vào trong trí nhớ và tấm gương để ta học hỏi.

-/-

Soạn bài Lượm ngắn nhất phần Đọc – hiểu

Câu 1 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Bài thơ kể và tả về chú bé Lượm qua hoạt động liên lạc, bằng lời nhân vật người chú. Bố cục :

– 5 khổ đầu : Cuộc gặp gỡ ở Huế.

– 7 khổ tiếp : sự hy sinh anh dũng của Lượm.

– Còn lại : Lượm sống trong lòng người và đất nước.

Câu 2 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2

* Hình ảnh Lượm trong khổ 2 đến khổ 5 :

– Trang phục : Cái xắc xinh xinh, Ca lô đội lệch.

– Hình dáng : loắt choắt.

– Cử chỉ : thoăn thoắt, hồn nhiên, tinh nghịch.

– Lời nói : tự nhiên, thật thà.

→ Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, chân thật, hồn nhiên.

* Các yếu tố nghệ thuật góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm.

Câu 3 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2

– Nhà thơ miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm nguy hiểm, khó khăn. Sự hy sinh của Lượm thật dũng cảm gợi ra sự thương mến, đáng cảm phục.

– Những câu thơ, khổ thơ được cấu tạo đặc biệt :

→ diễn tả sự đau xót, sửng sốt đến lặng người.

+ Thôi rồi, Lượm ơi ! → lời cảm thán, niềm hy vọng đã vụt tắt.

+ Lượm ơi, còn không ? → sự thảng thốt trong lòng người chú khi hiểu rằng Lượm đã chết, nhưng trong lòng vẫn luôn giữ niềm tin.

Câu 4 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Người kể gọi Lượm bằng : cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ. Quan hệ giữa chú – cháu cũng là giữa hai đồng chí, là nhà thơ – một chiến sĩ đã hy sinh. Chú bé – người cháu của mọi người, của Tổ quốc. → thể hiện tình cảm thắm thiết, gắn bó của tác giả với chú bé.

Câu 5* trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Lượm ơi, còn không ?

Sau câu thơ, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu nhằm khẳng định Lượm không chết trong lòng chú, Lượm sống mãi cùng non sông, đất nước.

Soạn bài Lượm ngắn nhất phần Luyện tập

Câu 2 trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 2

– Sự chuẩn bị của Lượm, ngoại hình, tâm trạng của Lượm ?

– Công việc của Lượm: Hoàn cảnh khi liên lạc, trận đánh dữ dội, đạn như mưa, mật thư rất quan trọng.

– Khi Lượm bị trúng đạn …

– Suy nghĩ của em trước sự hy sinh anh dũng đó.

Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

1. Tác giả – Tố Hữu

– Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, sinh ra trong gia đình nhà nho nghèo.

– Ông là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của thơ hiện đại Việt Nam.

– Ông từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

– Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến, thơ của ông là tiêu biểu của quan niệm nghệ thuật Cách mạng.

– Thơ Tố Hữu thanh đạm, dịu ngọt, thấm sâu vào tâm hồn mọi thế hệ được lưu giữ và phát huy như một sức mạnh tinh thần, một giá trị văn hóa tiềm ẩn trong con người thời đại Hồ Chí Minh.

– Các tác phẩm nổi bật : bài thơ Việt Bắc, Lượm, Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên, Việt Nam Máu Và Hoa, Từ Cu-ba,…các tập thơ: Từ ấy (1937 – 1946), Việt Bắc (1947 – 1954), Gió lộng (1955 – 1961), Ra trận (1962 – 1971), Máu và Hoa (1972 – 1977), Một tiếng đờn (1978 – 1992),…

2. Tác phẩm – Bài thơ Lượm

– Bài thơ được viết năm 1949 trong cuộc kháng chiến chống Pháp, in trong tập Việt Bắc.

– Nội dung :Bài thơ kể về chú bé liên lạc tên Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

– Nghệ thuật : Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc cùng với thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần khắc họa thành công hình tượng nhân vật.

– Bố cục gồm 3 phần:

+ Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với tác giả.

+ Phần 2 (7 khổ tiếp): Lượm làm nhiệm vụ và hi sinh.

+ Phần 3 (2 khổ cuối): Hình ảnh Lượm còn sống mãi.

-/-

Hiền Phạm (Tổng hợp)

Soạn Bài Làng (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào? Lời giải chi tiết:

– Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay gắt để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông. Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc, lập tề mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư qua vùng ông.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động cùa ông Hai từ lúc nghe làng mình theo giặc đến kết thúc truyện. Lời giải chi tiết: * Diễn biến tâm trạng ông Hai.

– Khi nghe tin quá đột ngột ấy, ông Hai sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định “vừa ở dưới ấy lên”, làm ông không thế không tin.

– Từ lúc ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt mà đi”=, về đến nhà, ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân khi nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó củng là trẻ con làng Việt gian dấy ư. Chúng nó củng bị người ta ré rủng hắt hủi đấy ư?”

– Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài.

– Ông Hai đã dứt khóat lựa chọn theo cách của ông. Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù. Tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng dù xác định như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê, thế mà càng đau xót, tủi hổ.

– Khi đi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh “cái mặt bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên”.

* Lí giải:

Sở dĩ cái tin làng chợ Dầu theo giặc làm ông Hai khổ tâm là vì ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Thế mà, đùng một cái ông nghe được cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian. Càng yêu làng, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớm, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản bội là “chuyện ấy”. Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, “không dám bước chân ra đến ngoài” vì xấu hổ.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến. Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào? Lời giải chi tiết: * Ông trò chuyện với đứa con nhỏ vì:

– Ông lựa chọn cách nói chuyện với đứa con út, vì nó nhỏ tuổi, ngây thơ, dễ nói chuyện, dễ bày tỏ.

– Đây là một đoạn đối thoại mà như độc thoại rất cảm động, bộc lộ tấm lòng gắn bó sâu sắc, bền chặt vói quê hương, đất nước, với kháng chiến của ông Hai. Nói với con mà thực chất ông đang tự nhủ với lòng mình, tự giãi bày, tự minh oan.

* Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, thực chất là lời tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình, ta thấy rõ ở ông Hai:

+ Tình yêu sâu nặng với cái làng Chợ Dầu của ông (ông muốn đứa con nhỏ ghi nhớ câu “Nhà ta ở làng Chợ Dầu”)]

+ Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ (“Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”). Tình cảm ấy là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng (“Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chêt thì chết có bao giờ dám đơn sai. “).

* Mối quan hệ tình yêu làng và tình yêu nước

Lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến được đặt cao hơn và chi phối mọi tình cảm, hành động của ông.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả. Lời giải chi tiết:

– Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

– Miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ… Đặc biệt, tác giả diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc con người và thế giới tinh thần của con người, đặc biệt là người nông dân.

Luyện tập Trả lời câu 1 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Chọn và phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật trong Hai trong truyện. Trong đoạn ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả tâm lí nhân vật. Trả lời.

– Đoạn văn:

“Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

….

– Phân tích:

Đoạn đối thoại này đã biểu hiện tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của ông Hai với quê hương, đất nước, với kháng chiến. Trò chuyện với đứa con thực chất là cách ông tự thổ lộ nỗi lòng thủy chung của mình với làng quê, với kháng chiến.

– Nghệ thuật: Hình thức đối thoại nhưng mang tính chất độc thoại.

Trả lời câu 2 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Em còn nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cũng viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy. Trả lời

– Những truyện ngắn, bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước: Tre Việt Nam – Nguyễn Duy, Quê hương – Giang Nam.

– Nét riêng của truyện ngắn Làng: tình cảm quê hương đất nước được đặt trong sự gắn bó khăng khít với nhau, hòa quyện, thống nhất với nhau, tình cảm ấy được làm nổi bật lên trong hoàn cảnh cụ thể là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.

Tóm tắt

Ông Hai là người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải đi tản cư. Một hôm nghe ngóng được tin làng Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ, ông xúc động nghẹn lời rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi cùng đường, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.

Bố cục Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu chúng tôi quá!) : Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

– Phần 2 (tiếp … đi đôi phần) : Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.

– Phần 3 (còn lại) : Tâm trạng của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.

ND chính

Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng.

chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Làng Ngắn Nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!