Xu Hướng 6/2023 # Soạn Bài: Lợn Cưới, Áo Mới – Ngữ Văn 6 Tập 1 # Top 12 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Soạn Bài: Lợn Cưới, Áo Mới – Ngữ Văn 6 Tập 1 # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Lợn Cưới, Áo Mới – Ngữ Văn 6 Tập 1 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Về thể loại

Văn bản Lợn cưới, áo mới thuộc thể loại truyện cười. Truyện cười là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Có thể nói, kho tàng truyện cười của nước ta rất phong phú với những câu chuyện nổi tiếng như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Ba Giai Tú Xuất,… Đối tượng chủ yếu của những câu chuyện này là giai cấp thống trị tham lam, kênh kiệu nhưng dốt nát. Tiếng cười khi đó đã trở thành vũ khí sắc bén của nhân dân lao động chống lại giai cấp thống trị.

Ngoài ra, còn một loại truyện cười khác có đối tượng là những thói hư tật xấu, những hủ tục lạc hậu vẫn còn rơi rớt trong cuộc sống hằng ngày của nhân dân. Khi đó, tiếng cười lại có tác dụng giúp cho con người trở nên minh mẫn, sáng suốt, sống lành mạnh và khỏe hơn.

II. Tóm tắt

Truyện kể về một anh chàng hay khoe của vừa mua một chiếc áo mới, đứng ở cửa suốt từ sáng đến chiều chưa khoe được thì gặp một anh chàng khác cũng đang tìm cơ hội khoe con lợn cưới. Cuộc đối đáp giữa họ thật độc đáo:

Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

III. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Theo em, tính khoe của là phô trương ra cho người ta thấy hay người ta nghe những gì mình có để chứng minh cho mọi người biết mình có của, mình giàu hơn người mà mình khoe

* Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống bị mất lợn (có thể là mất thật hoặc là mất bịa)

* Lẽ ra, anh ta phải hỏi người ta: “có thấy con lợn nào chạy qua đây không?”

* Từ “cưới” hoàn toàn không phải là từ thích hợp để chỉ con lợn bỉ sổng và nó được coi là thông tin thừa đối với người hỏi. Nhưng đây lại chính là mục đích của anh khoe của.

Câu 3:

* Anh có áo mới thích khoe của đến mức nói một câu tường thuật rất dài, phần đầu anh nhấn mạnh vào cái áo để gây sự chú ý cho người nghe

* Điệu bộ của anh ta trả lời chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. Đây là cách trả lời dài dòng với mục đích chỉ để khoe áo mới.

* Lẽ ra, anh ta chỉ cần nói một câu ngắn gọn, ví dụ như: “chẳng thấy”. Tất cả những yếu tố còn lại trong câu nói của anh ta hoàn toàn là thừa thãi. Bởi người nghe không cần biết thời gian anh ta đứng ở nơi này, càng không cần biết áo anh ta đang mặc là áo mới. Nhưng cái áo mới lại chính là mục đích của anh khoe của.

Câu 4:

Đọc truyện Lợn cưới, áo mới, nó gây cười với người đọc bởi có 2 mâu thuẫn không hợp với thực tế:

Nếu là bị mất lợn thì anh ta chỉ cần đi hỏi những thông tin về con lợn đã mất, đằng này anh ta lại còn nhấn mạnh cho người nghe rằng đây là con lợn để làm đám cưới, ngụ ý rằng anh ta sắp có vợ.

Đáng lẽ chỉ cần trả lời ngắn gọn là có thấy hay không thì người trả lời lại dài dòng, nhằm nhấn mạnh vào chiếc áo mới anh ta đang mặc

Cả hai anh chàng này đã bộc lộ tính khoe của hoàn toàn không hợp lý chút nào trong tình huống trên.

Câu 5:

Ý nghĩa của truyện Lợn cưới, áo mới:

Qua câu chuyện này, nhân dân ta nhằm phê phán, chế giễu những người có tính hay khoe khoang, nhất là khoe khoang về của cải. Chính cái tính khoe của đó đã biến con người trở thành một trò cười lố bịch cho mọi người.

4.8

/

5

(

20

bình chọn

)

Soạn Bài Lợn Cưới, Áo Mới

Soạn bài Lợn cưới, áo mới

Tóm tắt

Hai anh chàng hay khoe của gặp nhau. Một anh đang vội tìm con lợn bị sổng nhưng vẫn kịp khoe “lợn cưới” (lợn để làm cỗ cưới), còn anh kia thì bình tĩnh khoe luôn chiếc áo mới mặc từ sáng. Bố cục:

– Phần 1 (từ đầu đến “tức lắm”): giới thiệu về một anh đang muốn khoe áo mới.

– Phần 2 (còn lại): hai người thích khoe của gặp nhau.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

– Tính khoe của là thói thích tỏ ra, phô trương cho người ta thấy là mình giàu có, mình hơn người ta.

– Anh đi tìm lợn khoe khi “tất tưởi chạy đến”, rất vội vàng tìm lợn bị mất.

– Lẽ ra nên hỏi về đặc điểm của con lợn vừa bị sổng mất. Ấy mà anh ta lại hỏi “lợn cưới” không hề thích hợp và là thông tin thừa với người được hỏi.

Câu 2 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

– Anh có áo mới thích khoe của đến mức lố bịch, đứng ở cửa cả buổi chỉ đợi người ta khen, khi người ta hỏi về con lợn lại giơ vạt áo ra khoe.

– Điệu bộ của anh ta chỉ nhấn mạnh cái áo mới không hề phù hợp để trả lời.

– Câu trả lời của anh ta thừa yếu tố về cái áo, chỉ cần nói “không thấy” là đủ.

Câu 3 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Yếu tố gây cười: Tính khoe khoang của hai anh chàng đến mức lố bịch, mà những thứ để khoe cũng chẳng quá to tát đến mức đem khoe như thế. Một bên thì đứng đợi cả buổi chỉ để khoe, bên kia dù có tất tưởi vẫn không quên khoe. Lời nói của hai anh đề thừa thông tin không cần thiết.

Câu 4 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ý nghĩa truyện: Chế giễu, phê phán những người hay khoe của, một tính xấu phổ biến trong xã hội.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài: Thánh Gióng – Ngữ Văn 6 Tập 1

I. Về thể loại

Văn bản Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết, đặc điểm của thể loại này như sau:

Bài văn thuộc thể loại truyện dân gian, kể về những nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ

Là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên thường có nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo

Văn bản thường thể hiện thái độ, quan điểm cũng như cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật và sự kiện lịch sử được kể

II. Tóm tắt

Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn nhưng mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ, về nhà bà thụ thai và 12 tháng sau sinh ra một cậu bé khôi ngô tuấn tú. Nhưng kỳ lạ, lên 3 tuổi mà cậu vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.

Lúc bấy giờ, nước ta đang bị giặc Ân xâm phạm bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói và xin nhà vua đi đánh giặc cứu nước. Từ đó, cậu lớn bổng lên, ăn bao nhiêu cơm cũng không thấy no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. Sau khi ăn hết số gạo do bà con quyên góp, cậu bé vùng dậy, vươn vai và trở thành một tráng sĩ mình mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và cầm roi sắt xông ra đánh giặc. Roi gãy, cậu bèn nhổ tre bên đường quật vào giặc.

Sau khi đánh tan giặc, cậu lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại và một mình một ngựa bay lên trời. Từ đó, nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ. Những ao hồ, những bụi tre ngà đều là những dấu tích do trận đánh của Thánh Gióng năm xưa.

III. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, xuất hiện nhiều nhân vật:

Nhân vật chính là Thánh Gióng

Nhân vật phụ bao gồm: vợ chồng ông lão nghèo – cha mẹ của Gióng, nhà vua, sứ giả triều đình, dân làng

Nhân vật chính được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo và giày ý nghĩa, những chi tiết đó là:

Bà mẹ đặt bàn chân vào vết chân to đã thụ thai, mang thai 12 tháng mới sinh, cậu bé sinh ra đến 3 tuổi mà không biết nói, biết cười, cũng không biết đi

Nghe tin đất nước bị xâm phạm bờ cõi, cậu bé đã cất tiếng nói và đòi đi đánh giặc, bỗng lớn nhanh như thổi, vươn lên thành dũng sĩ

Đánh tan giặc và cưỡi ngựa bay về trời

Câu 2:

Các chi tiết trong truyện đều thể hiện rất nhiều ý nghĩa:

a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: chi tiết này thể hiện ý chí chống giặc cứu nước của dân tộc ta. Khi giặc đến, dù là đàn ông hay đàn bà, người già hay trẻ nhỏ đều sẵn sàng cầm vũ khí đánh giặc cứu nước. Và đây cũng là ý thức thường trực và cao cả trong mỗi người con đất Việt.

b) Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc: Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác, cậu đòi những vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây là những vũ khí tốt nhất, thể hiện ý chí quyết tâm sẵn sàng bảo vệ bờ cõi.

c) Bà con làng xóm sẵn sàng góp gạo nuôi cậu bé: chi tiết này thể hiện Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi lớn, đồng thời, thể hiện sức mạnh của nhân dân là sức mạnh của cộng đồng, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng.

d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân. Khi hòa bình, họ là những con người hết sức bình thường, nhưng khi có giặc đến, chính sự đoàn kết đã hóa thành sức mạnh phi thường vùi chôn giặc.

đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: đây là một chi tiết rất hay của truyền thuyết Thánh Gióng. Gậy sắt là vũ khí đánh giặc thông thường của người anh hùng, nhưng khi cần thì cả cây cỏ bên đường cũng có thể trở thành vũ khí.

e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời: Gióng cũng chính là biểu tượng cho nhân dân, đánh giặc vì căm thù giặc, vì lòng yêu nước chứ không phải vì những vinh hoa phú quý.

Câu 3:

Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng là:

Thánh Gióng chính là biểu tượng cho người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Gióng được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng bởi nhân dân. Gióng đã chiến đấu bằng tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng cũng chính là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Đồng thời, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người với thiên nhiên, của vũ khí thô sơ và hiện đại.

Hay nói cách khác, từ truyền thống đánh giặc cứu nước và ý chí quật cường, nhân dân ta đã thần thánh hóa những người anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại để gửi gắm thông điệp về lòng yêu nước, ý chí quyết tâm đánh tan quân xâm lược.

Câu 4:

Trong thời đại đó, nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang lúc bấy giờ đã tạo nên một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để giữ yên bờ cõi

Không chỉ cấy trồng lúa nước, nhân dân ta thời bấy giờ cũng đã biết chế tạo những vũ khí chống giặc từ vật liệu kim loại

Truyện Thánh Gióng cũng góp phần phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm từ xa xưa, nhân dân ta đã có tinh thần đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân và dùng tất cả phương tiện mà mình có để đánh giặc.

4

/

5

(

4

bình chọn

)

Soạn Bài Thánh Gióng Sbt Ngữ Văn 6 Tập 1

A – Là nhân vật không có thật

B – Là nhân vật có thật

C – Là nhân vật vừa không có thật vừa rất thật

A – Gióng là nhân vật tưởng tượng kì ảo.

B – Gióng là nhân vật được xây dựng trên cơ sở thực tế lịch sử.

C – Gióng là nhân vật tưởng tượng kì ảo nhưng cũng là nhân vật được xây dựng trên cơ sở thực tế lịch sử, thể hiện được lòng yêu nước, tinh thần quật khởi của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

2. Câu 3, trang 23, SGK.

3. Truyền thuyết Thánh Gióng kết thúc với hình ảnh Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Còn kịch bản phim Ông Gióng của Tô Hoài thì kết thúc với hình ảnh “tráng sĩ Gióng cùng ngựa sắt thu nhỏ dần thành em bé cưỡi trâu trở về trên đường làng mát rượi bóng tre”.

Em hãy nêu sự khác nhau và giống nhau của hai cách kết thúc ấy.

4. Hãy nêu một số hiểu biết của em về Hội Gióng.

Gợi ý làm bài

1. a, b) Ý kiến C là đúng. (Em cần phân tích để làm sáng tỏ sự khẳng định này.)

2. Đọc kĩ phần Ghi nhớ, trang 23, SGK, để thực hiện bài tập này.

3. Sự giống nhau và khác nhau giữa cách kết thúc truyền thuyết Thánh Gióng và kịch bản phim Ông Gióng:

– Trong cả hai cách kết thúc, Gióng đều không trở về triều đình để nhận phần thưởng.

– Trong cả hai cách kết thúc, Gióng đều sống mãi với nhân dân, với quê hương đất nước.

– Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Gióng ra đời thần kì, đuổi giặc xong, ra đi cũng thần kì. Nhân dân bất tử hoá Thánh Gióng bằng cách để nhân vật hoá thân vào đất nước, trời mây vĩnh hằng. Gióng và ngựa sắt còn là biểu tượng cho khả năng và sức mạnh tiềm ẩn của dân tộc, đất nước : khi cần thì xuât hiện, khi xong nhiệm vụ lại giấu mình đi.

– Kết thúc kịch bản phim Ông Gióng của Tô Hoài thể hiện ý nghĩa tượng trưng khác : Khi đất nước có giặc, “Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt” (Chế Lan Viên); khi đất nước thanh bình, các em vẫn là những đứa trẻ chăn trâu hồn nhiên ở mọi làng quê Việt Nam.

4. Để thực hiện bài tập này, em có thể hỏi người thân hoặc tìm hiểu trên in-tơ-nét (vào trang http://vi.wikipedia.org).

chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Lợn Cưới, Áo Mới – Ngữ Văn 6 Tập 1 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!