Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Lòng Yêu Nước – Ngữ Văn 6 Tập 2 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Tác giả (mời các em tham khảo SGK Ngữ văn 6 Tập 2)
II. Tác phẩm
* Văn bản Lòng yêu nước được trích từ bài báo Thử lửa của I-ri-a Ê-ren-bua. Tác phẩm được viết vào tháng 6 năm 1942, thời kỳ khó khăn nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược (1941 – 1945).
* Tóm tắt:
Lòng yêu nước bắt đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Nhớ đến quê hương, người dân Xô Viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê mình. Nỗi nhớ của người vùng Bắc, người xứ U – crai – na, người xứ Gru – di – a, người ở thành Lê – nin – grat không giống nhau nhưng lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê của họ đều trở thành lòng yêu tổ quốc. Người ta càng hiểu sâu sắc hơn về tình yêu đó khi kẻ thù đến xâm lược tổ quốc mình.
III. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Đại ý của bài văn:
Bài văn lý giải ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt đầu từ tình yêu, từ những gì thân thuộc, gần gũi, tình yêu gia đình, xóm làng, miền quê. Và lòng yêu nước càng được bộc lộ một cách sâu sắc nhất, mãnh liệt nhất khi đất nước có giặc ngoại xâm.
Câu 2:
a) Câu mở đầu đoạn văn trên là: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”.
Câu cuối đoạn là: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
b) Trình tự lập luận trong đoạn văn trên của tác giả rất linh hoạt, sáng tạo, kết hợp giữa diễn dịch và tổng – phân – hợp trong từng đoạn nhỏ. Ví dụ như:
Câu 1: Nửa đầu nêu ý khái quát, nửa sau tác giả lấy ví dụ cụ thể để chứng minh cho nhận định trên
Câu 3: Vừa triển khai ý của hai câu trên, tác giả vừa nêu tiếp một nhận định mới về lòng yêu quê hương, yêu đất nước.
Câu 3:
Nhớ đến quê hương, người dân Xô – viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình, đó là những vẻ đẹp:
Người vùng Bắc thì nhớ đến cánh rừng bên dòng sông Vina hay miền Xu – cu – nô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng “cô nàng” gọi đùa người yêu.
Người xứ U-crai-na thì nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh,…
Người xứ Gru-di-a thì ca tụng khí trời của núi cao, những tảng đá sáng rực, vị mát của nước đóng thành băng rượu vang cay sẽ tu trong bọc đựng rượu bằng da dê,…
Người ở thành Lê-nin-grat nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga, nhớ những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, nhớ công viên, phố phường,…
Người Mát-xcơ-va nhớ những phố cũ chạy ngoằn ngoèo, điện Krem-li, tháp cổ,…
Có thể nói, tác giả đã chọn lọc những chi tiết giản dị, miêu tả được cái thần của sự vật. Những vẻ đẹp này đã gắn liền với nét riêng của từng vùng, đồng thời, thể hiện sâu sắc nỗi nhớ của những người ở vùng đó.
Câu 4:
Bài văn nêu lên một chân lý phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Câu văn trong bài văn thâu tóm được chân lý ấy là: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
4.1
/
5
(
37
bình chọn
)
Soạn Bài: Cô Tô – Ngữ Văn 6 Tập 2
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (mời các em tham khảo SGK Ngữ văn 6 tập 2)
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài ký Cô Tô – tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà Nguyễn Tuân thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
* Thể loại: Văn bản Cô Tô thuộc thể loại kí. Kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút,…
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Bài văn Cô Tô có thể được chia thành 3 đoạn:
Đoạn 3: còn lại: cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô
Câu 2:
Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh rất đặc biệt:
Một ngày trong trẻo, sáng sủa
Cây thêm xanh mượt
Nước biển lam biếc đặm đà hơn
Cát lại vàng giòn hơn
Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi
Những từ ngữ đó có tính gợi tả, cho thấy màu sắc trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi ngời của đảo Cô Tô. Mở đầu bài kí này, ta bắt gặp sự sống trong dạng thể vừa rất quen vừa mới sinh nở, rất lạ.
Câu 3:
Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh:
“Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi”
“Mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển đông”.
Qua cách chọn lọc chính xác những hình ảnh, từ ngữ so sánh, tác giả đã cho người đọc thấy thiên nhiên nơi đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời, thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.
Câu 4:
Trong đoạn cuối bài văn, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:
Cái giếng nước ngọt…cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát mẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền
Không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Từng đoàn thuyền, lũ con lành
Đặc biệt, hình ảnh người anh hùng lao động Châu Hòa Mãn đi quảy nước cùng mọi người, hòa lẫn vào không khí náo nức, khẩn trương của một chuyến ra khơi. Chính hình ảnh đầy chất thơ về người mẹ trẻ địu con đã truyền cho độc giả hơi ấm nóng của sự sống, của tình yêu với con người.
4.9
/
5
(
182
bình chọn
)
Soạn Bài Lòng Yêu Nước Lớp 6 Ngắn Gọn
Hướng dẫn các bạn soạn bài Lòng yêu nước trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản
Đối với Ê – ren – bua, lòng yêu nước xuất phát từ những từ gần gũi, quen thuộc, bình dị nhất
Ở văn bản Buổi học cuối cùng của nhà văn An – phông – xơ Đô – đê, các em đã được tìm hiểu về lòng yêu nước của người thầy giáo Ha – men. Và ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiếp một tác phẩm cũng nói lên lòng yêu nước của nhà văn, nhà báo I – li – a Ê – ren – bua, người Liên Xô. Nội dung của văn bản này muốn giải thích rõ hơn cho người đọc biết về lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt đầu từ đâu? Nó được chứng tỏ, thể hiện như thế nào?. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như ý nghĩa của bài, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Lòng yêu nước một cách ngắn gọn nhất.
Câu 1: Nêu đại ý của bài văn Lòng yêu nước (I. Ê-ren-bua).Trả lời: – Bài văn Lòng yêu nước đã được nhà văn Ê – ren – bua dẫn chứng, lí giải được nguồn gốc của lòng yêu nước. Lòng yêu nước xuất hiện, bắt đầu trong mỗi chúng ta từ tình yêu của những thứ rất gần gũi, thân thuộc: gia đình, quê hương, … Và bên cạnh đó, nhà văn cũng cho thấy lòng yêu nước còn được thể hiện trong chiến tranh.
Như vậy qua văn bản Lòng yêu nước của nhà văn Ê – ren – bua, chúng ta đã có thêm một cái nhìn khá về lòng yêu nước. Có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước, như các em còn đang đi học, hãy cố gắng học tập thật tốt để mai sau nên người, góp phần thúc đẩy phát triển đất nước. Đó cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước đấy.
Hi vọng qua bài Soạn bài Lòng yêu nước, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt.
Soạn Bài: Cây Tre Việt Nam – Ngữ Văn 6 Tập 2
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Bài Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
* Tóm tắt
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre (và những loại cây cùng họ) xuất hiện ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Cây tre có nhiều vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (nhất là người nông dân) trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre chính là người bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới ngày mai.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Đại ý của bài văn: Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất và chiến đấu. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
* Bố cục: Văn bản được chia làm 3 đoạn:
Đoạn 3: còn lại: Khẳng định cây tre là biểu tượng của con người và dân tộc Việt Nam.
Câu 2:
Để làm rõ ý: “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.
a) Những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày:
Bóng tre trùm lên bản làng, thôn xóm
Tre là cánh tay của người nông dân
Tre là người nhà
Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già
Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy
Tre là đồng chí chiến đấu
Tre là vũ khí (gậy tầm vông, chông tre)
Tre xung phong vào xe tăng, đại bác
b) Hình ảnh nhân hóa cây tre giống như một người bạn, với tất cả những đặc tính của con người. Nhờ nhân hóa mà hình ảnh cây tre hiện ra thật sống động trong đời sống, sản xuất và chiến đấu. Cây tre đã trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của con người và dân tộc Việt Nam.
Câu 3:
Trong đoan kết, tác giả hình dung về vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng sẽ dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho những cây tre, họ nhà tre. Tuy vậy, nứa tre cũng vẫn sẽ còn mãi, làm bóng mát, làm cổng chào và hóa thân vào trong âm nhạc, vào những nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân ngày xuân dướn lên bay bổng.
Câu 4:
Bài văn miêu tả vẻ đẹp của cây tre, một loài cây giàu sức sống, thanh cao mà giản dị. Cây tre gắn bó với con người từ rất lâu, trong sinh hoạt, sản xuất cũng như trong chiến đấu. Hình ảnh cây tre cũng giống như những con người Việt Nam, sống ngay thẳng, chung thủy và can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
4.2
/
5
(
58
bình chọn
)
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Lòng Yêu Nước – Ngữ Văn 6 Tập 2 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!