Xu Hướng 12/2023 # Soạn Bài: Muốn Làm Thằng Cuội – Ngữ Văn 8 Tập 1 # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Muốn Làm Thằng Cuội – Ngữ Văn 8 Tập 1 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Tản Đà trong SGK Ngữ văn 8 tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Muốn làm thằng cuội nằm trong quyển Khối tình con I, xuất bản năm 1917.

* Thể thơ: Bài thơ Muốn làm thằng cuội được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. Đây vốn là thể thơ thường được sử dụng để thể hiện những nội dung trang trọng. Tuy nhiên, với bài thơ này, giọng điệu ngông nghênh và tư tưởng bất đắc dĩ của tác giả lại trái ngược với tính chất của thể thơ này.

* Bố cục:

Hai câu đề: Cuộc sống trần gian nhàm chán, buồn tẻ.

Hai câu thực: Cõi mộng tưởng của tác giả

Hai câu luận: Ước mơ thoát li khỏi thực tại

Hai câu kết: Viễn cảnh cuộc sống hạnh phúc.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Hai câu thơ đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Tản Đà có tâm trạng “chán trần thế” là do ông cảm thấy bế tắc và bất hòa sâu sắc với xã hội lúc bầy giờ. Bởi xã hội ta thời đó rất tù hãm, uất ức, đất nước bị mất chủ quyền, người dân phải sống trong xã hội thực dân phong kiến tàn ác, bất nhân. Bên cạnh đó, Tản Đà còn buồn vì phận tài hoa mà lận đận, không đủ sức thay đổi hiện thực bi kịch.

Câu 2:

* Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. “Ngông” ở đây chính là thái độ bất cần đời, dám làm những điều trái với lẽ thường mà không sợ người đời đàm tiếu, đó chính là thái độ phóng túng, coi thường khuôn phép.

* Cái “ngông” của Tàn Đà trong ước muốn được làm thằng cuội:

Muốn thoát khỏi cõi trần buồn chán, xấu xa để lên cõi mộng

Xưng hô suồng sã với chị Hằng, muốn được chị coi là bạn.

Cách lên trời, lên trăng bộc lộ chất “ngông”: muốn chị Hằng ghì cành đa xuống

Câu 3 là sự ướm hỏi thì câu thơ thứ 4, Tản Đà tự tin về bản thân, khi lên được cung quế sẽ làm cho chị Hằng bớt lẻ loi, buồn tủi.

Câu 3:

Hình ảnh cuối bài thơ : “Tựa nhau trông xuống thế gian cười”. Cái cười ở đây mang nhiều ý nghĩa:

Cười thể hiện niềm vui được thỏa mãn ước mơ lên cõi mộng tưởng

Cười vì nhà thơ nhìn thấy thế gian ông từ bỏ vẫn là trần tục tầm thường, buồn chán

Cười để thể hiện sự mỉa mai, giễu cợt khi Tản Đà ở vị trí cao hơn cõi trần ông đang sống.

Câu 4:

Những yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ:

Trí tưởng tượng sáng tạo, tâm hồn bay bổng của nhà thơ

Thể thơ thất ngôn bát cú mà lời thơ tự nhiên, giản dị, phóng khoáng

Giọng điệu khi thì than thở, khi thì cầu xin, khi lại đắc ý làm cho bài thơ trở nên vui tươi, linh hoạt.

Có những cách tân mới khi thể hiện cái “tôi”, khác với những bài thơ Đường cổ điển.

2.5

/

5

(

2

bình chọn

)

Soạn Bài Muốn Làm Thằng Cuội

Soạn bài Muốn làm thằng cuội

Thể loại

Thất ngôn bát cú Đường luật

Bố cục

+ Hai câu đề: cuộc sống trần gian nhàm chán, buồn tẻ

+ Hai câu thực: Cõi mộng tưởng của tác giả

+ Hai câu luận: Ước mơ thoát li khỏi thực tại

+ Hai câu kết: Viễn cảnh cuộc sống hạnh phúc

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng do tâm trạng chán trần thế;

+ Sống trong xã hội thực dân phong kiến tàn tác, bất nhân

+ Mang nỗi nhục mất nước, nỗi buồn vì bản thân rơi vào cảnh long đong, lận đận, bế tắc

+ Tản Đà vốn phóng túng, lãng mạn không bằng lòng với cuộc sống tù túng đó.

+ Bản thân ông không đủ sức thay đổi thực tại bi kịch.

Câu 2 ( trang 156 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

– Từ “ngông” được hiểu:

+ Những việc làm lớn, vượt trội hơn so với người bình thường

+ Chơi trội, dám làm trái lẽ thường, không sợ bị chê cười, thái độ phóng khoáng, coi thường khuôn phép.

– Cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội:

+ Muốn thoát khỏi trần buồn chán, xấu xa để lên cõi mộng

+ Xưng hô suồng sã với chị Hằng, muốn được chị coi là bạn

+ Cách lên trời, lên trăng bộc lộ chất “ngông”: muốn chị Hằng ghì cành đa xuống.

+ Câu 3 là sự ướm hỏi thì câu 4 Tản Đà tự tin về bản thân, khi lên cung quế sẽ làm cho chị Hằng bớt lẻ loi, buồn tủi.

Câu 3 ( trang 156 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

– Câu thơ cuối bài là sự kết hợp hoàn hảo giữa cái “ngông” và lãng mạn của Tản Đà. Câu thơ phản ánh khao khát thoát tục để giữ thiên lương.

– Cái “cười” ở đây của Tản Đà được mang nhiều ý nghĩa

+ Cười thể hiện niềm vui được thỏa mãn mơ ước lên cõi mộng tưởng

+ Cười vì nhà thơ thấy thế gian ông từ bỏ vẫn là trần tục tầm thường, buồn chán

+ Cười thể hiện sự mỉa mai, giễu cợt khi Tản Đà ở vị trí cao hơn cõi trần ông đang sống.

Câu 4 ( trang 156 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

– Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ nằm ở:

+ Trí tưởng tượng sáng tạo, bay bổng của nhà thơ

+ Cảm xúc dồi dào, ngòi bút phóng khoáng đã tạo ra cuộc trò chuyện tưởng tượng lý thú, hấp dẫn

+ Thái độ sống “ngông” của tác giả tạo ra giọng điệu ngang tàng khác thường

+ Có những cách tân mới khi thể hiện cái “tôi”- khác với thơ Đường cổ điển.

Luyện tập

Bài 1 (trang 157sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

– Luật thơ Đường, các cặp câu 3- 4 và 5- 6 bắt buộc phải đối nhau. Trong bài câu 3- 4 đối nhau

+ Về hình ảnh: cung quế- cành đa

+ Về hành động: ngồi- nhắc

+ Đối về ý tứ: thăm dò-đề nghị

Câu 5- 6 đối về ý: bầu bạn- gió mây, tủi- vui

Phép đối trong 4 câu thơ trên nhẹ nhàng, ý vị, làm nổi bật được ước muốn được thoát khỏi những điều tầm thường nhàm chán của thế tục đang diễn ra.

Bài 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

-Bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan:

+ Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ láy, từ tượng hình và lối chơi chữ từ đồng âm

+ Giọng điệu: trầm buồn, trang nhã tạo nét buồn bâng khuâng

– Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà

+ Ngôn ngữ: bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.

+ Giọng điệu: nhẹ nhàng, trữ tình, pha chút hóm hỉnh, ngông nghênh

Nội dung chính

Bài thơ nói lên tâm sự của người luôn muốn thoát li khỏi xã hội tầm thường, tẻ nhạt bằng mộng tưởng lên cung trăng làm bạn với chị Hằng.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Muốn Làm Thằng Cuội (Siêu Ngắn)

Soạn bài Muốn làm thằng cuội Bố cục

+ Hai câu đề: cuộc sống trần gian nhàm chán, buồn tẻ

+ Hai câu thực: Cõi mộng tưởng của tác giả

+ Hai câu luận: Ước mơ thoát li khỏi thực tại

+ Hai câu kết: Viễn cảnh cuộc sống hạnh phúc

Soạn bài

Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

Tản Đà có tâm trạng chán trần thế vì:

– Nỗi buồn đêm thu, ngắm trăng. Đây là nỗi buồn thường tình của thi sĩ.

– Buồn chán trước cảnh nước mất, nhà tan, chế độ suy đồi

– Nỗi buồn trước cảnh sinh linh đồ thán, thiên hạ lầm than

– Nỗi buồn vì bế tắc, không thể thay đổi thực tại, không thể giải phóng “cái tôi” của mình.

Câu 2 ( trang 156 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

– “Ngông”: Làm những việc khác với người thường, với lẽ thường, thái độ sống bất cần trước cuộc đời. Trong văn chương “ngông” thể hiện bản lĩnh của người tài, có “cái tôi” lớn, có mối bất hòa sâu sắc với xã hội…

– Cái “ngông” của Tản Đà:

+ cách xưng hô với chị Hằng, đó là cách xưng hô với “người cõi tiên” bằng lời lẽ thân mật, thậm chí suồng sã : chị – em.

+ Hành động: Hỏi chị hằng, thể hiện ước muốn lên chơi Cung quế, muốn bầu bạn cùng chị Hằng

+ Giọng điệu suồng sã như người bạn lâu năm

→ Tản Đà chán cuộc sống cõi trần, muốn thoát tục lên trăng để tránh ưu phiền nhân gian, nơi đầy xấu xa, bất mãn. Tản Đà luôn cô đơn, ông khắc khoải muốn tìm tri kỉ để bầu bạn, thấu hiểu nỗi lòng. Cái “ngông” của kẻ có tài nhưng bất mãn, bất lực trước xã hội.

Câu 3 ( trang 156 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

Cái cười có ý nghĩa:

Cái cười ở đây thể hiện niềm vui toại ước nguyện thoát tục, thoát khỏi trần gian đầy buồn chán. Cái cười cũng thể hiện sự mỉa mai trần thế bé nhỏ so với Tản Đà đang ngự cung trăng.

Câu 4 ( trang 156 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

– Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ nằm ở:

+ Sự tưởng tượng mới lạ, câu chuyện độc đáo, khác biệt.

+ Cảm xúc dồi dào, ngòi bút phóng khoáng.

+ Thái độ sống “ngông” của tác giả

+ “Cái tôi” được thể hiện một cách mãnh liệt, trực diện, khác với ‘cái tôi” ẩn mình của văn học trung đại.

Luyện tập

Bài 1 (trang 157 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

Phép đối trong câu 3 và 4, câu 5 và 6;

– Câu 3 và câu 4:

+ Đối về hình ảnh: cung quế/cành đa, ngồi/lên chơi.

+ Đối về ý: Lời hỏi (thăm dò) và đề nghị

– Câu 5 và câu 6:

+ Đối ý: bầu bạn/gió, mây; tủi/vui

Bài 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

– Bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan:

+ Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ láy, từ tượng hình và lối chơi chữ từ đồng âm

+ Giọng điệu: trầm buồn, trang nhã tạo nét buồn bâng khuâng

– Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà

+ Ngôn ngữ: bình dị, không gọt dũa.

+ Giọng điệu: nhẹ nhàng, trữ tình, hóm hỉnh, suồng sã

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 8 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 8 hơn.

Soạn Bài Muốn Làm Thằng Cuội Của Tản Đà

SOẠN BÀI: MUỐN LÀM THẰNG CUỘI

– Tản Đà là một nhà Nho lận đận trong khoa cử chuyển sang làm báo viết văn, làm thơ.

Thơ của ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, rất đậm đà bản sắc dân tộc và có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ.

Thơ của ông như một gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và nền thơ hiện đại Việt Nam.

Ngoài ra Tả Đà còn viết văn xuôi với giấc mộng con I, II, giấc mộng lớn.

Bài thơ Muốn làm thằng cuội nằm trong quyển khối tình con I, xuất bản 1917.

Mở đầu bài thơ nhà thơ giải bày tâm sự buồn chán trần thế với chị Hằng

Từ xưng hô: chị – em.

Vì cuộc sống trần thế không có niềm vui nào dành cho con người.

-Tác giả ước muốn lên cung trăng với chị Hằng bằng cách chị Hằng thả cành đa nhắc tác giả lên.

-Lời đề nghị của tác giả thật mộng mơ tình tứ biểu hiện một tâm hồn lãng mạn.

-Thế giới bao la ánh sáng yên ả thanh bình và vui tươi.

-Giọng thơ nũng nịu, hồn nhiên, với giọng thơ ấy, tác giả muốn thoát ly thực tại mọi cái tầm thường và khao khát được sống một thế giới bao la, thanh bình.

-Tác giả ao ước thoát trần lên cung trăng để chơi, để được bầu bạn, rong ruỗi thả hồn cùng gió mây quên hết nỗi buồn trần thế.

-Từ ngữ trong hai câu thơ này được sử dụng một cách tự nhiên, giản dị làm cho ý thơ tự do vui vẻ.

Nhà thơ thể hiện khát vọng được sống tự do, vui vẻ, thỏa mãn dời sống nội tâm.

-Hằng (tựa nhau) cùng trông xuống trần thế. Đây là cách bầu bạn với trăng khác với các nhà thơ khác.

-Ba hoạt động đó là: Tựa nhau, trông, cười.

Hoạt động cười là trực tiếp bộ lộ thái độ của tác giả.

-Tác giả cười vì giờ đây không ai được như tác giả, được ngồi trên cung trăng bên chị Hằng khinh bỉ cõi trần bon chen đầy rẫy những bụi bặm, cái xấu, cái lố lăng.

Tác giả cười vì đã thỏa mãn khát vọng thoát ly thực tại của mình

-Ngông là bản lĩnh của con người có các tính mạnh mẽ không chịu ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lề thói, Cái ngông của Tản Đà thể hiện trong bài thơ là cách xưng hô với chị Hằng. Cái ngông trong ước nguyện lên cung trăng muốn làm thằng cuội và cách đề nghị lên cung trăng cũng rất ngông, rất mộng mơ, rất tình tứ với chị Hằng. Rồi cái ngông cao độ là cùng tựa vai với người đẹp trông xuống thế giầnm cười ngạo nghễ.

-Nỗi buồn chán thực tại. Muốn thoát ly cuộc sống chật hẹp trần thế lên cung trăng cùng với chị Hằng.

-Ngôn ngữ bình dị tự nhiên không bị gò bó, dùng từ thuần Việt.

Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh

Bộc lộ cảm xúc trực tiếp chân thành.

Ông là người có công cách tân thẻ thơ cổ điển, một nhà thơ mới ở tâm hồn.

Soạn Bài: Lão Hạc – Ngữ Văn 8 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Nam Cao trong SGK Ngữ văn 8 tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Văn bản Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, được đăng báo lần đầu tiên vào năm 1943.

* Tóm tắt

Truyện kể về nhân vật Lão Hạc – một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai lão vì không có tiền lấy vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó tên là cậu Vàng. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm thuê như trước, quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Sau khi bán chó xong, lão đem tiền và mảnh vườn gửi ông giáo – một người trí thức nghèo hay sang nhà lão chơi để lo trước tiền ma chay khi lão mất. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.

* Bố cục:

Văn bản Lão Hạc có thể được chia làm 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lại : Cái chết đau đớn của lão Hạc.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Diễn biến tâm lí của lão Hạc xung quanh chuyện bán chó:

Mối quan hệ: cậu Vàng vừa là kỉ vật của con trai lão để lại, vừa là người bạn trung thành trong cuộc sống cô độc, quạnh hiu của lão.

Lão đau khổ khi cùng đường phải bán cậu Vàng : “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước… Lão hu hu khóc”, lão đau đớn cùng cực, nghẹn ngào, giày xéo vì “đã trót đánh lừa một con chó”

Câu 2:

* Nguyên nhân cái chết của lão Hạc: túng quẫn, tuyệt vọng sau trận ốm, bán cậu Vàng cũng là mất đi người bạn thân thiết, cảm giác tội lỗi vì trót lừa một con chó, không đợi được con trai về. Có thể nói, lão Hạc chết vì lòng tự trọng, vì tình thương và vì lão quá đỗi lương thiện.

* Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết, em thấy tình cảnh của lão thật éo le, đáng thương, nhưng lão vẫn không muốn nhờ vả, liên lụy đến mọi người xung quanh. Đây là một con người có lòng tự trọng rất cao, hiền hậu, khiêm cung trong cử chỉ, tinh tế, hiểu đời, hiểu người nhưng lại bất lực. Là người cha yêu thương con vô bờ, là một ông lão giàu tình cảm và lương thiện.

Câu 3:

Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với nhân vật lão Hạc có sự thay đổi. Ban đầu, nhân vật “tôi” vẫn còn thờ ơ, dửng dưng nghe lão kể chuyện bán chó. Sau đó thấu hiểu và an ủi lão. Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, nhân vật “tôi” đã rất thương cảm và kính trọng nhân cách, tấm lòng nhân hậu của lão.

Câu 4:

Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó đế định bắt một con chó hàng xóm thì “ông giáo” cảm thấy “cuộc đời quả thật… đáng buồn”. Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, “tôi” lại nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.

Ban đầu, khi nghe Binh Tư nói, ông giáo cảm thấy buồn vì sự tha hóa nhân cách con người, thất vọng vì ông cảm thấy lão Hạc đã thực sự đánh mất sự lương thiện bấy lâu nay.

Nhưng khi chứng kiến cảnh lão Hạc chết, ông giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì niềm tin, niềm hi vọng vào xã hội vẫn còn bởi vẫn còn những con người dù nghèo khổ nhưng vẫn giữ được bản chất lương thiện. “Đáng buồn theo một nghĩa khác”, đây là một dấu chấm lặng, cuộc đời vẫn đáng buồn vì số phận hẩm hiu, bất hạnh của những con người lương thiện, buồn vì cái chết đau đớn, dữ dội mà một con người như lão Hạc đang phải chịu.

Câu 5:

* Theo em, cái hay của truyện được thể hiện rõ nhất ở việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện của nhà văn.

* Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng làm sáng tỏ nhân cách của lão Hạc trong người đọc và trong những nhân vật khác trong truyện.

* Cách xây dựng nhân vật rất chân thực và sinh động từ ngoại hình cho đến nội tâm sâu sắc.

* Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” có tác dụng tạo sự gần gũi, thân thuộc. Nhân vật “tôi” kể mà như nhập vào lão Hạc, mọi thứ cảm xúc bộc lộ rất chân thật và sâu sắc.

Câu 6:

Đoạn văn: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bí ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương… Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”.

Qua đoạn văn trên, ta thấy ý nghĩ của nhân vật “tôi” thật triết lí, nó nêu lên bài học về cách nhìn người, nhìn đời và cách ứng xử trong cuộc sống. Hơn thế nữa, ý nghĩ này còn thể hiện nhân vật “tôi” (tác giả) có lòng thương người, biết đồng cảm, thấu hiểu với hoàn cảnh, với số phận của người khác.

Câu 7:

Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, em thấy cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ thật khổ cực, bất hạnh, bị xã hội chèn ép, áp bức, bất công. Mặc dù vậy, phẩm chất của người nông dân vẫn rất cao đẹp, giàu tình thương, không bị hòa hòa trộn trong dòng nước vẩn đục của xã hội phong kiến.

4.4

/

5

(

7

bình chọn

)

Soạn Bài: Tôi Đi Học – Ngữ Văn 8 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Thanh Tịnh trong SGK Ngữ văn 8 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Văn bản Tôi đi học thuộc thể loại truyện ngắn, được in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941.

* Tóm tắt

Văn bản Tôi đi học kể về những kỉ niệm của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường được hồi tưởng lại. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường của chú bé ấy vốn quen thuộc nhưng bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt, ngây thơ: “Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước”. Trong bộ quần áo mới, nhân vật “tôi” càng “thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn”, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật “tôi” trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, nhìn người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chứ thầy giáo viết: “Tôi đi học”.

* Bố cục

Văn bản Tôi đi học được chia làm 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lại : Cảm xúc nhân vật “tôi” khi vào lớp.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Những điều đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên: thời tiết cuối thu, lá rụng ngoài đường nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc.

* Những kỉ niệm được tác giả diễn tả theo trình tự thời gian:

Từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ: thời tiết cuối thu, hình ảnh em nhỏ đến trường.

Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về con đường cùng mẹ đến trường.

Cảm giác của nhân vật “tôi” khi nhìn thấy ngôi trường trong ngày khai giảng.

Tâm trạng hồi hộp của nhân vật “tôi” khi ngồi vào chỗ của mình trong buổi học đầu tiên.

Câu 2:

Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi trên đường đến trường, khi nghe gọi tên và khi phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên là:

Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng.

Trong chiếc áo vải dù đen, cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.

Có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.

 Thấy trường Mĩ Lí vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm, sân rộng, mình cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng, sân trường dày đặc người, ai cũng tươi vui, sáng sủa.

Cảm thấy lo sợ vẩn vơ trước ngôi trường bé nhỏ.

Giật mình, lúng túng khi nghe thầy gọi tên.

Cảm thấy lo sợ lúc sắp rời xa bàn tay mẹ

Bước vào chỗ ngồi vừa ngỡ ngàng, vừa hào hứng.

Câu 3:

Thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc đặc biệt đối với thế hệ trẻ – những mầm non tương lai của đất nước.

Câu 4:

Hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng:

Câu 5:

* Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này:

Đan xen tự sự, miêu tả, bố cục chặt chẽ, thống nhất

Mang chất thơ tinh tế và nhẹ nhàng

Những hình ảnh so sánh, nhân hóa đầy thú vị

* Theo em, sức cuốn hút của tác phẩm đến từ:

Tình huống truyện hấp dẫn

Cảm xúc trong sáng, chân thật của nhân vật

Hình ảnh đẹp đẽ, gần gũi.

4

/

5

(

4

bình chọn

)

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Muốn Làm Thằng Cuội – Ngữ Văn 8 Tập 1 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!