Xu Hướng 9/2023 # Soạn Bài Nhàn (Chi Tiết) # Top 9 Xem Nhiều | Bac.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Soạn Bài Nhàn (Chi Tiết) # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Nhàn (Chi Tiết) được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 3 Câu 3 (trang 129 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu 5 – 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ này cho thây cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? Phân tích giá trị nghệ thuật của hai câu này? Lời giải chi tiết:

– Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt hết sức giản dị, đạm bạc mà thanh cao, lối sống hoà nhập cùng cỏ cây hoa lá.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao ?

Nhịp thơ của hai câu là 1/3/1/2. Nhịp một nhấn mạnh vào các mùa trong năm, ăn, tắm đều thích thú, mùa nào thức ấy. Cách sống nhàn là hoà hợp với tự nhiên.

– Măng, trúc, giá, hồ sen, ao tất cả đều gần gũi với cuộc sống quê mùa chất phác, sinh hoạt rất đạm bạc mà thanh cao. Cho dù sinh hoạt ấy còn khổ cực, còn thiếu thốn nhưng đó là thú nhàn, là cuộc sống hoà nhịp với tự nhiên của con người. Từ trong cuộc sông nhàn ấy là toả sáng nhân cách.

Cái thú cảnh sông nhàn ẩn dật mang tính triết lí của các Nho sĩ là ở chỗ: trong thời loạn lạc, người có nhân cách cao đẹp phải xa lánh cuộc bon chen tầm thường, tìm đến nơi yên tĩnh, vui thú cùng cỏ cây, vạn vật, an lòng với cảnh nghèo khó, sống hoà mình với thiên nhiên, vũ trụ và giữ được cốt cách thanh cao, trong sạch.

Luyện tập Câu hỏi (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Cảm nhận chung về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn. Lời giải chi tiết:

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1549 -1585), chứng kiến cảnh sống ngang trái, bất công trong triều đại phong kiến Việt Nam.

– Ông là người ngay thẳng nên từng dâng sớ chém đầu những tên nịnh thần, vua không nghe nên ông cáo quan về quê với triết lý: Nhàn một ngày là tiên một ngày.

– Tư tưởng, triết lý sống của ông là tư tưởng của đạo nho, ứng xử trong thời loạn, sống chan hòa với thiên nhiên, giữ tâm hồn thanh cao.

– Nhân cách của Nguyễn Bình Khiêm: thanh cao, trong sạch

– Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn: giản dị, đạm bạc mà thanh cao, trong sạch

+ Vui thú với lao động, nguyên sơ, chất phác

+ Không ganh tị với đời, với người, vẫn ung dung, ngạo nghễ

– Những hình ảnh dân dã, đời thường trong lối sinh hoạt của tác giả:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

+ Cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, thanh tao trong cách ăn uống, sinh hoạt

+ Niềm vui, sự tự tại của tác giả thú vị vô cùng

– Hai câu thơ thực, thấy rõ tâm trạng, lối sống “nhàn” của tác giả:

+ Suy nghĩ của bậc đại trí, tránh xa chốn quan trường thị phi

+ Ý thơ ngược với câu chữ, liên tưởng hóm hỉnh, sâu cay

– Hai câu kết: tâm thế ung dung tự tại, xem thường phú quý

+ Sử dụng điển tích vua Nghiêu Thuấn để thể hiện nhãn quan tỏ tường của nhà thơ. Phú quý chỉ là phù du, hư ảo như giấc chiêm bao.

Bố cục Bố cục : 2 phần

– 6 câu đầu: cuộc sống và lẽ sống “nhàn”của tác giả

– 2 câu cuối: chiêm nghiệm về cuộc đời

ND chính

Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc , khẳng định quan điểm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

chúng tôi

Soạn Bài Mưa (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào? Cơn mưa được tả qua hai giai đoạn: lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài thơ. Lời giải chi tiết:

– Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nông thôn Bắc Bộ vào mùa hè.

– Bố cục: 2 phần:

+ Từ đầu đến ” Đầu tròn- trọc lốc”: quang cảnh lúc sắp mưa.

+ Phần còn lại: cảnh trong cơn mưa.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung (tả trận mưa rào ở làng quê). Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng thể thơ tự do với những câu thơ ngắn chỉ từ một đến bốn chữ, nhịp điệu nhanh, dồn dập cùng với cách gieo vần linh hoạt (vần chân – vần cách: ra – già, thấp – nấp; vần liền: con – trộn, nghe – tre…) đã góp phần quan trọng nhịp nhanh và mạnh theo từng đợt dồn dập và mạnh của cơn mưa rào mùa hè.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài thơ miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và sau cơn mưa. Em hãy tìm hiểu: a) Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa. Tìm những động từ và tính từ miêu tả và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy. b) Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hoá để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp ấy trong một số trường hợp đặc sắc. Lời giải chi tiết:

a) Tác giả đã sử dụng hàng loạt các động từ, tính từ miêu tả các sự vật rất độc đáo, thể hiện sự quan sát tinh tế:

– Mối trẻ bay cao; Mối già bay thấp

– Ông trời và kiến như chuẩn bị tham gia trận đánh nên mặc áo giáp đen, hành quân đầy đường.

– Mỗi sự vật đều đón chờ cơn mưa với niềm vui riêng thể hiện những tình cảm riêng, tính cách riêng:

+ Cỏ gà rung tai nghe

+ Bụi tre tần ngần gỡ tóc

+ Hàng bưởi đu đưa bế lũ con

+ Chớp khô khốc

+ Sấm khanh khách cười

+ Cây dừa sải tay bơi

+ Ngọn mồng tơi nhảy múa.

Việc sử dụng các động từ, tính từ như trên đã làm cho thế giới cây cối, loài vật trở nên phong phú, sinh động về tâm hồn như con người,

b) Phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và rất chính xác, ví dụ:

“Ông trời mặc áo giáp đen – Ra trận – Muôn nghìn cây mía – Múa gươm – Kiến – Hành quân – Đầy dường…” – những hình ảnh nhân hoá đã tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương. “Ông trời – Mặc áo giáp đen” là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời như một lớp áo giáp của một dũng tướng ra trận. Còn ” Muôn nghìn cây mía ” lá nhọn, sắc quay cuồng trong gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo; kiến đi từng đàn vội vã có hàng lối như một hàng quân đang hành quân khẩn trương.

– Cỏ gà rung tai – Nghe – Bụi tre – Tần ngấn – Gỡ tóc: từ hình dáng của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe; còn những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh thì được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 81 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài mới hình ảnh con người: Bố em đi cày về Đội cả trời mưa … Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên. Lời giải chi tiết:

Ở cuối bài thơ con người mới xuất hiện trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ tạo nên ý nghĩa biểu tượng: Ca ngợi vẻ đẹp lao động cần cù của con người nông dân bình dị chống chọi, vượt qua và chiến thắng những trở ngại của thiên nhiên. Hình ảnh này được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày vể dưới trời mưa đã được tác giả nhìn như là: Đội sấm – Đội chớp – Đội cả trời mưa… Nhờ thế, các câu thơ này đã dựng lên được hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ.

Luyện tập LUYỆN TẬP Quan sát và miêu tả cảnh mưa rào ở thành phố hay vùng núi, vùng biển hoặc mưa xuân ở làng quê. Lời giải chi tiết: Mưa cuối mùa

Nửa đêm, bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng, nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng loà và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa. Giá như mọi khi thì bé đã chạy lại bên cửa sổ nhìn mưa rồi đấy. Bé rất thích trời mưa. Mưa làm cho khu vườn nhà bé tươi tốt và đẹp hơn lên gấp nhiều lần những lúc bình thường. Nhìn xuống dòng nước mưa tuôn từ trên trời cao xuống lấp lánh như bạc, lòng bé không khỏi xao động. Thú vị nhất là những lúc được tắm mình trong mưa. Bé lăn lê bò trong đám cỏ ngập nước, để mặc cho mưa xối tới tấp khắp thân mình trong tiếng cười giòn tan của bé.

Mưa mỗi lúc một to. Gió thổi tung những tấm rèm và lay giật các cánh cửa sổ làm chúng mở ra đóng vào rầm rầm.

Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng. Mưa gió như cố ý mời gọi bé chạy ra chơi với chúng. Muốn ra lắm nhưng lại ngại. Mấy lần định nhổm dậy, sau lại thôi. Bé kéo chăn trùm kín cổ mơ mơ màng màng rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau trở dậy, bé vui sướng nhặt lên chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường bé nằm. Bé chạy đến bên cửa sổ, ngước nhìn lên đỉnh ngọn cây bồ đề. Đúng là chiếc lá vàng duy nhất ấy rồi. Mấy hôm nay, bé đã nhìn thấy nó, muốn ngắt xuống quá mà không có cách gì ngắt được. Giữa trăm ngàn chiếc lá xanh bình thường, tự nhiên có một chiếc lá vàng rực đến nao lòng.

Sau trận mưa to đêm hôm ấy, suốt mấy tuần lễ tiếp sau, trời trong veo không một gợn mây. Mong mỏi mắt cơn mưa cũng không quay trở lại. Lúc bấy giờ bé mới chợt nhận ra mùa mưa đã chấm dứt. Thì ra, cơn mưa đêm ấy chính là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.

Bé ân hận quá. Bé rất yêu trời mưa và trận mưa đêm hôm ấy đã đến chào từ biệt bé. Mưa đã mời gọi bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà bé chẳng chịu ra gặp mưa. Chiếc lá bồ để vàng óng từ tít trên cao, mưa đã ngắt gửi xuống tặng cho bé, bé chẳng nhận ra sao?

Trần Hoài Dương – Những ngôi sao trong mưa.

ND chính

Bằng việc sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, với thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê.

chúng tôi

Soạn Bài Lượm (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài thơ Lượm của Tố Hữu kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự kể ấy em hãy tìm bố cục của bài thơ. Lời giải chi tiết:

– Bài thơ kể và tả về Lượm qua hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu – chú bé Lượm nhỏ tuổi, dễ thương, lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

– Lượm đã vượt bao khó khăn, nguy hiểm để làm nhiệm vụ và đã hi sinh trên cánh đồng lúa quê hương.

* Bố cục của bài thơ: ba đoạn:

– Đoạn 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần” ⟶ Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.

– Đoạn 2: Tiếp đến “Hồn bay giữa đồng” ⟶ Câu chuyện vể chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

– Đoạn 3: Còn lại ⟶ Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Hình ảnh Lượm trong trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm dã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến? Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm? Lời giải chi tiết:

Hình ảnh Lượm được thể hiện từ khổ hai đến khổ năm được miêu tả sinh động và rõ nét qua các chi tiết nghệ thuật:

– Hình dáng: loắt choắt nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch (Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh).

– Trang phục: Cái xắc xinh xinh, Ca lô đội lệch. Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái xắc bên mình chỉ ” xinh xinh Còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch thể hiện một dáng vẻ hiên ngang và hiếu động của tuổi trẻ.

– Cử chỉ: rất nhanh nhẹn (Như con chim chích), hồn nhiên, yêu đời (huýt sáo, cười híp mí).

– Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc, Vui lắm chú à, ở đồn Mang cá thích hơn ở nhà!).

* Các yếu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh… vần gieo (choắt – thoắt, nghênh – lệch, vang – vàng…), nhịp thơ nhanh cùng hình ảnh so sánh (Như con chim chích…) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì? Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả. Lời giải chi tiết:

– Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

– Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

– Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

– Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

+ Nằm trên lúa

+ Lúa thơm mùi sữa

+ Hồn bay giữa đồng

⟶ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!…” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm. Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ, người kể đã gọi Lượm bằng nhiểu đại từ xưng hô khác nhau:

– Chú bé: cách gọi của một người lớn tuổi với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.

– Cháu: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.

– Chú đồng chí nhỏ: cách gọi vừa thân thiết, trìu mến vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.

– Lượm ơi: dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán: Thôi rồi, Lượm ơi và Lượm ơi, còn không?

Câu 5 Trả lời câu 5 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): “Lượm ơi, còn không?”, câu thơ đặt cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi? Lời giải chi tiết:

– Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

+ Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

+ Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

– Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

Luyện tập LUYỆN TẬP Viết một đoạn văn ngắn khoảng mười dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm. Lời giải chi tiết:

Trận đánh diễn ra ác liệt. Lượm được giao nhiệm vụ đưa thư thượng khẩn. Chú bé cẩn thận bỏ thư vào xắc, vắt chéo ngực rồi chạy như bay trong làn lửa đạn đang vèo vèo trên đầu. Phía bên kia, kẻ thù đã chĩa nòng súng theo chiếc mũ ca lô đứng nhấp nhô giữa đồng. Bỗng một tiếng nổ vang trời, Lượm đã ngã xuống. Chú bé hi sinh trên cánh đồng quê hương, tay còn nắm chặt bông lúa. Hương thơm của lúa non trở thành cái nôi êm ru Lượm vào giấc ngủ vĩnh hằng. Lượm mất đi nhưng tinh thần dũng cảm, hiên ngang của em còn sống mãi với toàn thể đất nước, dân tộc.

ND chính

Bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

chúng tôi

Soạn Bài Làng (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào? Lời giải chi tiết:

– Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay gắt để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông. Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc, lập tề mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư qua vùng ông.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động cùa ông Hai từ lúc nghe làng mình theo giặc đến kết thúc truyện. Lời giải chi tiết: * Diễn biến tâm trạng ông Hai.

– Khi nghe tin quá đột ngột ấy, ông Hai sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định “vừa ở dưới ấy lên”, làm ông không thế không tin.

– Từ lúc ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt mà đi”=, về đến nhà, ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân khi nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó củng là trẻ con làng Việt gian dấy ư. Chúng nó củng bị người ta ré rủng hắt hủi đấy ư?”

– Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài.

– Ông Hai đã dứt khóat lựa chọn theo cách của ông. Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù. Tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng dù xác định như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê, thế mà càng đau xót, tủi hổ.

– Khi đi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh “cái mặt bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên”.

* Lí giải:

Sở dĩ cái tin làng chợ Dầu theo giặc làm ông Hai khổ tâm là vì ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Thế mà, đùng một cái ông nghe được cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian. Càng yêu làng, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớm, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản bội là “chuyện ấy”. Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, “không dám bước chân ra đến ngoài” vì xấu hổ.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến. Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào? Lời giải chi tiết: * Ông trò chuyện với đứa con nhỏ vì:

– Ông lựa chọn cách nói chuyện với đứa con út, vì nó nhỏ tuổi, ngây thơ, dễ nói chuyện, dễ bày tỏ.

– Đây là một đoạn đối thoại mà như độc thoại rất cảm động, bộc lộ tấm lòng gắn bó sâu sắc, bền chặt vói quê hương, đất nước, với kháng chiến của ông Hai. Nói với con mà thực chất ông đang tự nhủ với lòng mình, tự giãi bày, tự minh oan.

* Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, thực chất là lời tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình, ta thấy rõ ở ông Hai:

+ Tình yêu sâu nặng với cái làng Chợ Dầu của ông (ông muốn đứa con nhỏ ghi nhớ câu “Nhà ta ở làng Chợ Dầu”)]

+ Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ (“Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”). Tình cảm ấy là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng (“Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chêt thì chết có bao giờ dám đơn sai. “).

* Mối quan hệ tình yêu làng và tình yêu nước

Lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến được đặt cao hơn và chi phối mọi tình cảm, hành động của ông.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả. Lời giải chi tiết:

– Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

– Miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ… Đặc biệt, tác giả diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc con người và thế giới tinh thần của con người, đặc biệt là người nông dân.

Luyện tập Trả lời câu 1 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Chọn và phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật trong Hai trong truyện. Trong đoạn ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả tâm lí nhân vật. Trả lời.

– Đoạn văn:

“Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

….

– Phân tích:

Đoạn đối thoại này đã biểu hiện tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của ông Hai với quê hương, đất nước, với kháng chiến. Trò chuyện với đứa con thực chất là cách ông tự thổ lộ nỗi lòng thủy chung của mình với làng quê, với kháng chiến.

– Nghệ thuật: Hình thức đối thoại nhưng mang tính chất độc thoại.

Trả lời câu 2 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Em còn nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cũng viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy. Trả lời

– Những truyện ngắn, bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước: Tre Việt Nam – Nguyễn Duy, Quê hương – Giang Nam.

– Nét riêng của truyện ngắn Làng: tình cảm quê hương đất nước được đặt trong sự gắn bó khăng khít với nhau, hòa quyện, thống nhất với nhau, tình cảm ấy được làm nổi bật lên trong hoàn cảnh cụ thể là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.

Tóm tắt

Ông Hai là người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải đi tản cư. Một hôm nghe ngóng được tin làng Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ, ông xúc động nghẹn lời rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi cùng đường, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.

Bố cục Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu chúng tôi quá!) : Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

– Phần 2 (tiếp … đi đôi phần) : Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.

– Phần 3 (còn lại) : Tâm trạng của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.

ND chính

Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng.

chúng tôi

Soạn Bài Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Soạn bài Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Bố cục

– 6 câu đầu: cuộc sống và lẽ sống “nhàn”của tác giả

– 2 câu cuối: Chiêm nghiệm về cuộc đời

Câu 1 (Trang 129 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Nhịp điệu của câu thơ gợi lên sự ung dung, thong thả:

Một mai/ một cuốc,/một cần câu (2/2/3)

Thơ thẩn dầu ai/ vui thú nào (4/3)

– Tâm trạng ung dung tự tại trong những công việc lao động hàng ngày

– Cuộc sống nghèo, thanh nhã, đạm bạc cho thấy nhà thơ có nhu cầu sống khiêm tốn, bình dị.

– Quan điểm sống của tác giả, có chút mỉa mai, ngạo nghễ

+ Tác giả tự nhận mình “ngu” dại, đây là cái ngu dại của bậc đại trí (đại trí như ngu), thực chất là “khôn”

+ Ông khiêm tốn, không khoe khoang đây là cái thức của người trí nhân

– Vắng vẻ: không phải xa lãnh cuộc đời mà là được tìm nơi thoải mái, sống hòa nhập với thiên nhiên, xa chốn quan trường để giữ nhân cách thanh cao

– Chốn lao xao: ý nói chốn quan trường tuy quyền quý, cao sang xong phải đối chọi, bon chen

→ Nghệ thuật đối lập khẳng định triết lý sống của tác giả, ông mượn cách nói đời thường để diễn đạt quan niệm sống của mình- xa lánh vinh hoa phú quý để sống an yên, tự tại

Câu 3 (Trang 129 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Cảnh vật, khung cảnh bình dị, đạm bạc mà thanh cao hòa nhập với đời sống thiên nhiên

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Nhịp thơ: 1/3/1/2 gợi tả khung cảnh sinh hoạt của tác giả trong từng mùa, cách sống nhàn là hòa với tự nhiên

+ Mỗi mùa một thức: thu- trúc, đông- giá, xuân- hồ sen, hạ- ao

+ Mọi sinh hoạt đều gắn liền với cuộc sống ở quê chất phác, đạm bạc mà thanh cao

+ Tác giả thấy hứng thú, vui vẻ khi hòa nhịp với thiên nhiên

→ Sự thanh thản, ung dung trong cuộc sống nhàn ấy tỏa sáng nhân cách của bậc trí nhân

– Cảnh thú cảnh sống nhàn ẩn dật mang triết lí của nho sĩ: trong lúc loạn lạc, người có nhân cách thanh cao là người xa lánh cuộc bon chen tầm thường để tìm đến nơi yên tĩnh

Sự vui thú sống hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ và giữ được nhân cách thanh cao, trong sạch.

Câu 4 (trang 130 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Điển tích vua Thuần Vu, thể hiện quan điểm sống mang tính triết lý của tác giả- bậc trí giả uyên thâm, từng ra vào chốn quan trường hiểm ác.

– Tác giả muốn giữ sự thanh cao, trong sạch trong tâm hồn: xem phú quý tựa chêm bao, phù phiếm…

– Sự suy thịnh thuộc về quy luật của vũ trụ, triều đại, đất nước, vì vậy nhà Nho chân chính đều tự ý thức được sự cao quý của bản thân, vì vật cần giữ tâm hồn thanh sạch, không bị thói đời đua chen làm hoen ố.

– Hai câu cuối cho thấy tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm là kẻ sĩ thanh cao, liêm khiết

Câu 5 (trang 130 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Quan niệm sống Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) không phải rũ bỏ thế sự để nhàn tản, không phải sự nhàn tản của bản thân mà phó mặc dân chúng

+ Ông sống hòa hợp với tự nhiên, thuận tự nhiên, rời bỏ danh lợi để giữ cốt cách thanh cao

+ Ông vẫn lo cho vận nước sức dân, nhà thơ tìm đến “say” nhưng để “tỉnh” nhận ra phú quý chỉ là phù du, phù phiếm

+ Ông luôn bộc trực, không thờ ơ trước tình cảnh của dân chúng ( ông dâng sớ xin vua chém mười tám lộng thần)

→ Quan niệm sống nhàn của ông chứa đựng yếu tố tích cực khác với lối sống “độc thiện kì thân”

Luyện tập

Bài 1 (Trang 130 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1549 -1585), chứng kiến cảnh sống ngang trái, bất công trong triều đại phong kiến Việt Nam.

– Ông là người ngay thẳng nên từng dâng sớ chém đầu những tên nịnh thần, vua không nghe nên ông cáo quan về quê với triết lý: Nhàn một ngày là tiên một ngày.

– Tư tưởng, triết lý sống của ông là tư tưởng của đạo nho, ứng xử trong thời loạn, sống chan hòa với thiên nhiên, giữ tâm hồn thanh cao.

– Nhân cách của Nguyễn Bình Khiêm: thanh cao, trong sạch

– Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn: giản dị, đạm bạc mà thanh cao, trong sạch

+ Vui thú với lao động, nguyên sơ, chất phác

+ Không ganh tị với đời, với người, vẫn ung dung, ngạo nghễ

– Những hình ảnh dân dã, đời thường trong lối sinh hoạt của tác giả:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

+ Cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, thanh tao trong cách ăn uống, sinh hoạt

+ Niềm vui, sự tự tại của tác giả thú vị vô cùng

– Hai câu thơ thực, thấy rõ tâm trạng, lối sống “nhàn” của tác giả:

+ Suy nghĩ của bậc đại trí, tránh xa chốn quan trường thị phi

+ Ý thơ ngược với câu chữ, liên tưởng hóm hỉnh, sâu cay

– Hai câu kết: tâm thế ung dung tự tại, xem thường phú quý

+ Sử dụng điển tích vua Nghiêu Thuấn để thể hiện nhãn quan tỏ tường của nhà thơ. Phú quý chỉ là phù du, hư ảo như giấc chiêm bao.

→ Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, quan niệm sống nhàn hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách, xem thường danh lợi.

Bài giảng: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) – Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Từ Mượn (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I I. TỪ THUẦN VIỆT VÀ TỪ MƯỢN Câu 1, 2 Trả lời câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượng, tráng sĩ trong câu sau: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng […]. Trả lời:

– Trượng: đơn vị đo độ dài bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3, 33 mét); ở đây hiểu là rất cao.

– Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (tráng: khỏe mạnh, to lớn, cường tráng; sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).

Trả lời câu 2 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Theo em các từ được chú thích có nguồn gốc từ đâu? Trả lời:

Các từ được chú thích có nguồn gốc từ tiếng Hán (tiếng Trung Quốc)

Trả lời:

– Những từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, buồm, điện.

– Những từ mượn của các ngôn ngữ khác: ti vi, xà phòng, mít tinh, ra-đi-ô, ga, bơm, xô viết, in-tơ-nét.

Trả lời câu 4 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Nêu nhận xét về cách viết các từ mượn nói trên. Trả lời:

– Từ được Việt hóa cao viết như từ thuần Việt. Ví dụ: mít tinh, xô viết, xà phòng.

– Từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn: khi viết nên dùng gạch ngang dể nổì các tiếng. Ví dụ: in-tơ nét, ra-đi-ô.

Phần II II. NGUYÊN TẮC MƯỢN TỪ Em hiểu ý kiến sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào? Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có nhưng chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: “độc lập”, “tự do”, “giai cấp”, “cộng sản”, v.v… Còn những chữ tiếng ta có, vì sao không dùng, mà cũng mượn chữ nước ngoài? Ví dụ: Không gọi xe lửa mà gọi “hỏa xa”; máy bay thì gọi là “phi cơ” […] Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ý lại hay sao?

(Hồ Chí Minh toàn tập)

Trả lời:

Bác Hồ muốn nói về mặt tích cực và mặt tiêu cực của việc mượn từ.

– Mặt tích cực: Mượn từ là một cách làm giàu ngôn ngữ dân tộc.

– Mặt tiêu cực: Lạm dụng việc mượn từ làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, thiếu trong sáng.

(Sọ Dừa)

b) Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

(Sọ Dừa)

c) Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với vi-ệc mở một trang chủ riêng.

Lời giải chi tiết:

Các từ mượn có trong câu là:

a) Mượn tiếng Hán: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ

b) Mượn tiếng Hán: gia nhân.

c) Mượn tiếng Anh: pốp, in-tơ-nét.

b) yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng.

Lời giải chi tiết: Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 26 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy kể một số từ mượn

a) Là tên các đơn vị đo lường.

b) Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp.

c) Là tên một số đồ vật.

Lời giải chi tiết:

Một số từ mượn:

a) Là đơn vị đo lường: mét, lít, ki-lô-mét, ki-lô-gam

b) Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp: ghi đông, pê đan, gác-đờ-bu…

c) Là tên một số đồ vật: ra-đi-ô, vi-ô-lông, xoong, xích…

b) Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.

c) Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.

Lời giải chi tiết:

* Những từ mượn trong các câu là: phôn, fan, nốc ao.

* Có thể dùng các từ ấy trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, với bạn bè, người thân. Cũng có thể viết trong những tin trên báo. Ưu điểm của các từ này là ngắn gọn. Nhược điểm của chúng là không trang trọng, không phù hợp trong giao tiếp chính thức.

chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Nhàn (Chi Tiết) trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!