Xu Hướng 3/2023 # Soạn Bài: Sau Phút Chia Ly – Ngữ Văn 7 Tập 1 # Top 8 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Soạn Bài: Sau Phút Chia Ly – Ngữ Văn 7 Tập 1 # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Sau Phút Chia Ly – Ngữ Văn 7 Tập 1 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Bài thơ Chinh phụ ngâm khúc nguyên văn chữ Hán là của Đặng Trần Côn. Nhưng sau khi ra đời, bài thơ được nhiều người diễn Nôm theo thể song thất lục bát, rất phổ biến trong giai đoạn từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX với những tác giả như Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Nguyễn Gia Thiều, Cao Bá Nhạ,…

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Văn bản Sau phút chia li được trích trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc (gồm 12 câu, từ câu 53 đến câu 64) và nói về tâm trạng của người vợ sau khi tiễn chồng ra trận.

* Thể thơ:

Bài thơ được viết theo thể thơ song thất lục bát. Đây là thể thơ do người Việt Nam sáng tạo, gồm 2 câu 7 chữ (song thất) và tiếp đến là hai câu 6 – 8 (lục bát). Bốn câu này sẽ thành một khổ, số lượng khổ thơ không hạn định.

Cách gieo vần: Chữ cuối của câu 7 trên vần với chữ thứ 5 của câu 7 dưới và đều là vần trắc. Chữ cuối của câu 7 dưới vần với chữ cuối của câu 6, đều vần bằng. Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ sáu của câu 8, đều vần bằng. Chữ cuối của câu 8 lại vần với chữ thứ năm của câu 7 trên trong khổ tiếp theo, cũng vần bằng.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Căn cứ vào lời giới thiêu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở phần Chú thích, đoạn trích Sau phút chia li được viết theo thể thơ song thất lục bát.

Về cách hiệp vần trong văn bản thơ: Đoạn trích trên có 3 khổ, nhưng chỉ có khổ thơ cuối là hiệp vần đúng theo quy luật của thể thơ song thất lục bát, còn lại những khổ thơ khác, ít nhiều đều có sự sai lệch một hoặc một vài vị trí hiệp vần theo quy định.

Câu 2:

Qua 4 câu của khổ thơ đầu tiên, nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả bằng cách nói tương phản, đối nghĩa: “Chàng thì đi…/ Thiếp thì về…”.

Bên cạnh đó, kết hợp với việc sử dụng hình ảnh “tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” đã cho chúng ta thấy thực trạng chia li cách biệt. Chàng thì đi vào chốn xa xôi, vất vả, hiểm nguy, còn thiếp thì về với cảnh cô đơn vò võ. Sự chia li cách biệt đó, nỗi sầu nặng tưởng như đã phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của núi ngàn. Hình ảnh mây biếc, núi ngàn đã góp phần gợi lên sự mênh mông, rộng lớn của vũ trụ, từ đó cho thấy nỗi cô đơn, sầu tủi của sự chia li.

Câu 3:

Qua 4 câu khổ thứ hai, nỗi sầu chia li càng được khắc sâu và tô đậm hơn, xoáy sâu hơn.

Cách dùng phép đối “còn ngảnh (ngoảnh) lại” – “hãy trông sang” trong hai câu 7 chữ thể hiện sự trông ngóng, đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong khung cảnh chia li cách biệt.

Cách điệp và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Dương có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa chàng và thiếp, đồng thời, làm cho nỗi sầu như tăng thêm, nỗi nhớ nhung như xót xa hơn.

Câu 4:

Qua 4 câu của khổ thơ cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên bằng cách nói đối nghĩa, điệp từ điệp ý (cùng, thấy, ngàn dâu, xanh ngắt, cùng trông, xanh xanh).

Điệp từ “cùng” được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu “mây biếc”, “ngàn núi xanh” vừa mới ở trên mà thoắt cái, bây giờ đã chỉ “thấy xanh xanh”. Thấy mà như không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp ấy chỉ là “những mấy ngàn dâu”.

Không những thế, ở đây không chỉ có lặp từ mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ “Ngàn dâu xanh ngắt một màu”, câu thơ diễn tả điều “thấy” đó là hoàn toàn vô vọng. Và câu thơ mang hình thức nghi vấn ở cuối cùng “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” đã cho thấy nỗi sầu, nỗi cô đơn, buồn tủi của người chinh phụ ấy như đã đạt đến đỉnh điểm.

Câu 5:

Những kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ Sau phút chia li là:

Điệp ngữ “chàng” và “thiếp” được kết hợp ngược chiều trong câu “Chàng thì đi…/ Thiếp thì về…” hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ “lòng chàng ý thiếp”.

Những điệp ngữ: Tiêu Dương, Hàm Dương, cùng, ngàn dâu, xanh ngắt.

Tác dụng của những điệp ngữ trên là tạo nhạc điệu trầm, buồn cho thơ và hoàn toàn phù hợp với nỗi sầu chia li của người chinh phụ và chồng. Đồng thời, những điệp ngữ này cũng góp phần diễn tả tính chất hai mặt của nỗi sầu chia li: gắn bó mà phải xa cách.

Câu 6:

* Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ: thể hiện nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận. Đồng thời, cũng góp phần lên án, tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa và thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ trong xã hội xưa.

* Ngôn từ của bài thơ được sử dụng khá điêu luyện, cùng với những điệp ngữ được sử dụng rất tài tình, cùng với giọng điệu chậm, trầm, buồn, góp phần thể hiện nỗi buồn da diết, sâu lắng.

Soạn Bài: Mẹ Tôi – Ngữ Văn 7 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (mời các em tham khảo SGK Ngữ văn 7 Tập 1)

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Văn bản Mẹ tôi được trích trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả (1886)

* Tóm tắt

Vì được viết dưới dạng một bức thư nên văn bản Mẹ tôi hầu như không có cốt truyện. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào cách thể hiện của văn bản để tóm tắt những nét chính:

En – ri – cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En – ri – cô với lời nói yêu thương và tức giận. Trong thư, người bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En – ri – cô. Trước cách xử sự tế nhị nhưng không kém phần quyết liệt, gay gắt của bố, En – ri – cô đã vô cùng hối hận.

* Bố cục

Văn bản Mẹ tôi có thể được chia làm 2 đoạn:

Đoạn 2: còn lại: tình cảm, thái độ của người bố khi En – ri – cô mắc lỗi và ca ngợi tình mẫu tử.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho người con, nhưng tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi” vì nội dung của bức thư chủ yếu ca ngợi công lao khó nhọc, sự hi sinh và tình cảm của người mẹ có ý nghĩa quan trọng đối với người con. Đồng thời, qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho đứa con cảm thấy xấu hổ và nhanh chóng hiểu ra vấn đề.

Câu 2:

Thái độ của người bố qua bức thư là thái độ hết sức buồn bã và tức giận trước cách ứng xử thiếu lễ độ của En – ri – cô với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà.

Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:

“…việc như thế con không bao giờ được tái phạm nữa”

“Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”.

“bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”

“Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”

“…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”.

Câu 3:

Những hình ảnh, chi tiết trong bài nói về người mẹ của En – ri – cô là: “…mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con,…khi nghĩ rằng có thể mất con”; “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc…có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Qua những chi tiết này, em thấy mẹ En – ri – cô là một người phụ nữ dịu dàng, giàu tình yêu thương và đầy trách nhiệm. Mẹ En – ri – cô cũng như tất cả những bà mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho đứa con yêu quý của mình.

Câu 4:

Theo em, lý do đã khiến En – ri – cô vô cùng xúc động khi đọc bức thư của bố:

Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En – ri – cô

Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố

Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

Câu 5:

Theo em, người bố không nói trực tiếp với En – ri – cô mà lại viết thư vì:

Những tình cảm, những điều kín đáo, tế nhị nhiều khi không thể nói trực tiếp được

Qua thư, người con sẽ đỡ tự ái, xấu hổ trước mặt bố mình

Viết thư như vậy, người bố cũng muốn con có thể đọc lại và suy ngẫm nhiều lần, thấm thía những điều trong thư

Hoặc cũng có thể người bố vì một lý do nào đó về công việc mà ít có cơ hội gặp con.

4.5

/

5

(

60

bình chọn

)

Soạn Bài: Bài Ca Côn Sơn – Ngữ Văn 7 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Trãi (1380 – 1442), người thôn Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có nhưng cũng là người phải chịu án oan vào loại thảm khốc nhất trong lịch sử Việt Nam. Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc công nhận là danh nhân văn hóa thế giới (năm 1980).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Văn bản Bài ca Côn Sơn có thể được viết trong khoảng thời gian Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).

Đoạn thơ trong SGK được trích từ bài thơ Côn Sơn ca rút trong tập Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi.

* Thể thơ: Văn bản Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ lục bát

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Bài thơ Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ lục bát. Đặc điểm của thể thơ này là:

Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có 2 câu, một câu 6 chữ đứng trước và một câu 8 chữ đứng sau.

Số chữ: một cặp lục – bát (6 – 8), có 14 chữ.

Hiệp vần: vần chân và lưng (Chữ thứ 6 của câu sáu gieo vần với chữ thứ 6 của câu tám, chữ thứ 8 của câu tám gieo vần với chữ thứ 6 của câu sáu).

Tất cả những hiệp vần của thơ lục bát đều thanh bằng.

Câu 2:

Trong đoạn thơ có 5 từ “ta”.

a) Nhân vật “ta” ở đây chính là Nguyễn Trãi.

b) Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” hiện lên mỗi lần với một tâm thế khác nhau: lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc.

c) Tiếng “suối chảy rì rầm” được ví với “tiếng đàn cầm”. “Đá rêu phơi” được ví với “chiếu êm”. Cách ví von đó thể hiện sự tinh tế, liên tưởng độc đáo lãng mạn tài hoa của nhà thơ.

Câu 3:

Cùng với hình ảnh của nhân vật “ta”, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết: có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm.

Câu 4:

Hình ảnh nhân vật “ta” “ngâm thơ màu trong màu xanh mát” của “trúc bóng râm”. Đây là hình ảnh cho thấy một sự giao hòa tuyệt đối giữa con người với cảnh vật. Qua câu thơ, ta hình dung Nguyễn Trãi như đang nằm giữa rừng trúc xanh mát bóng râm cất tiếng thơ ngâm để ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, để cùng thiên nhiên chia sẻ tâm tình của mình.

Từ đó, ta thấy Nguyễn Trãi vừa là một con người có nhân cách thanh cao, vừa là một con người có tâm hồn thi sĩ. Tất cả đều dựa trên một triết lý sâu xa: con người và thiên nhiên là một.

Câu 5:

* Điệp từ trong đoạn thơ:

“Côn Sơn”: điệp hai lần

“Ta”: điệp 5 lần

“Trong”: điệp 3 lần

“Có”: điệp 2 lần

*  Tác dụng:

Thể hiện sự phong phú, đa dạng của cảnh vật

Thể hiện niềm say đắm của người ngắm cảnh

Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ

Soạn Bài: Mùa Xuân Của Tôi – Ngữ Văn 7 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Vũ Bằng trong SGK Ngữ văn 7 Tập 1).

2. Tác phẩm

Văn bản Mùa xuân của tôi được viết theo thể loại tùy bút, được trích từ thiên tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong tập tùy bút – bút kí Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng. Bài văn được viết trong cảm hứng của một người xa quê, nhớ về mùa xuân gợi cảm nơi đất Bắc.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.

* Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này là tác giả đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, sống xa quê hương, xa mảnh đất Hà Nội thân yêu.

Câu 2:

* Bài văn có thể được chia làm 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lại : Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

Ba đoạn văn trên liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân, và cuối cùng là những cảm xúc sâu sắc về tháng giêng.

Câu 3:

Đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan”.

a) Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết.

* Cảnh sắc đất trời:

Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước

Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào

Âm thanh của tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng

* Cảnh xuân đến với con người:

Nghi lễ đón xuân: nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên

Không khí gia đình: đoàn tụ, sum họp đầy đủ, trên kính dưới nhường

Thấy lòng ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan

b)

* Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người được nhà văn thể hiện bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và những so sánh rất cụ thể: “nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối phải trồi ra thành những cái la nhỏ li ti”.

* Những tình cảm trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến là sức sống mới, là nhựa sống căng tràn.

c) Giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này: giọng điệu vừa sôi nổi, vừa tha thiết, ngôn ngữ chắt lọc, gợi cảm.

Câu 4:

Đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết.

a) Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả:

* Không khí:

Bữa cơm đã trở về giản dị như ngày thường, thịt mỡ dưa hành đã hết

Cánh màn điều treo ở bàn thờ ông vải đã được hạ xuống

Những trò vui tạm kết thúc, nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật

* Cảnh sắc thiên nhiên:

Đào hơi phai nhưng nhụy hãy còn phong

Cỏ không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác

Mưa phùn đã được thay thế bằng những cơn mưa xuân

Bầu trời hiện lên những làn sáng hồng hồng

b) Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể thấy rằng, chính tình yêu và nỗi nhớ da diết cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn của nhà văn, từ đó đã khiến cho ngòi bút của ông trở nên tinh tế hơn và nhạy cảm hơn.

Câu 5:

Qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả, cảnh sắc mùa xuân của miền Bắc được tái hiện lại với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ những người xa quê, yêu quê hương tha thiết mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc thật đẹp, là sự giao hòa của trời đất, của lòng người và của sức sống, của tình yêu.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Sau Phút Chia Ly – Ngữ Văn 7 Tập 1 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!