Xu Hướng 9/2023 # Soạn Bài Từ Hán Việt Trang 69 Sgk Ngữ Văn 7 Tập 1 # Top 9 Xem Nhiều | Bac.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Soạn Bài Từ Hán Việt Trang 69 Sgk Ngữ Văn 7 Tập 1 # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Từ Hán Việt Trang 69 Sgk Ngữ Văn 7 Tập 1 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nội dung bài soạn Từ Hán Việt được Đọc Tài Liệu tổng hợp ngay sau đây sẽ giúp các em nắm được thế nào là yếu tố Hán Việt và cách cấu tạo đặc biệt của một số loại từ ghép Hán Việt.

I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt

Đọc bài thơ Nam quốc sơn hà và trả lời câu hỏi:

Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu (dùng độc lập), tiếng nào không?

Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà đều có nghĩa (Nam: phương nam, quốc: nước, sơn: núi, hà: sông), cấu tạo thành hai từ ghép Nam quốc và sơn hà (nước Nam, sông núi).

Trong các tiếng trên, chỉ có Nam là có khả năng đứng độc lập như một từ đơn để tạo câu, ví dụ: Anh ấy là người miền Nam.

Các tiếng còn lại chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép, ví dụ: nam quốc, quốc gia, sơn hà, giang sơn, …

– thiên niên kỉ, thiên lí mã

– (Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long.

Tiếng thiên trong từ thiên thư có nghĩa là “trời”. Còn thiên trong các từ Hán Việt: thiên niên kỉ, thiên lí mã, (Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long lại có nghĩa khác.

– Thiên trong thiên niên kỉ nghĩa là nghìn năm.

– Thiên trong thiên lí mã nghĩa là nghìn dặm ngựa.

– Thiên trong (Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long có nghĩa là dời đi, dời khỏi.

II. Từ ghép Hán Việt

Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?

Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.

a. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Nhận xét về trật tự của các tiếng trong các từ ghép loại này với từ ghép thuần Việt cùng loại.

b. Các từ thiên thư (trong bài Nam quốc sơn hà), thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì? Hãy so sánh vị trí của các tiếng trong các từ ghép này với từ ghép thuần Việt cùng loại.

a. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng

thuộc loại từ ghép gì? Nhận xét về trật tự của các tiếng trong các từ ghép loại này với từ ghép thuần Việt cùng loại.

b. Các từ thiên thư (trong bài Nam quốc sơn hà), thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì? Hãy so sánh vị trí của các tiếng trong các từ ghép này với từ ghép thuần Việt cùng loại.

III. Soạn bài Từ Hán Việt phần Luyện tập

Hãy phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ sau:

– hoa 1: hoa quả, hương hoa / hoa 2: hoa mĩ, hoa lệ

– phi 1: phi công, phi đội / phi 2: phi pháp, phi nghĩa / phi 3: cung phi, vương phi

– tham 1: tham vọng, tham lam / tham 2: tham gia, tham chiến

– gia 1: gia chủ, gia súc / gia 2: gia vị, gia tăng

hoa 1: một bộ phận của cây

hoa 2: biểu thị vẻ đẹp

phi 1: gắn với hoạt động bay

phi 2: có nghĩa không

phi 3: vợ vua

tham 1: ham muốn một cách quá đáng

tham 2: dự phần, góp phần hoạt động

gia 1: gắn với nhà: chủ nhà, thú nuôi

gia 2: đồ được tăng thêm: bột được dùng để chế biến, làm cho nhiều hơn lên.

Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tốt Hán Việt quốc, sơn, cư, bại (đã được chú nghĩa dưới bài Nam quốc sơn hà).

– Quốc (nước): quốc gia, quốc thể, quốc ngữ

– Sơn (núi): sơn thủy, sơn cước, sơn tặc

– Cư (ở): chung cư, ngụ cư, định cư, di cư

– Bại (thua): Thất bại, thành bại, đại bại

Xếp các từ hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hoả vào nhóm thích hợp:

a) Từ có các yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

a. Yếu tố đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:

Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa

b. Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:

Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi

Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau; tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

– Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:

Nhật thực, nhật báo, mĩ nhân, đại dương, phi cơ

– Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:

Phóng đại, chỉ dẫn, ái quốc, hữu hiệu, vô hình

Soạn bài Từ Hán Việt ngắn nhất

Bài 1 trang 69 SGK Ngữ văn 7 tập 1

I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt

Bài 2 trang 69 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Nam quốc sơn hà : Nam (phương nam), quốc (nước), sơn (núi), hà (sông). Chỉ có tiếng ” nam ” là có khả năng đứng độc lập trong câu (ví dụ : anh ấy là người miền nam).

– Tiếng thiên trong thiên niên kỉ, thiên lí mã: có nghĩa là ngàn/nghìn

– Tiếng thiên trong thiên đô về Thăng Long: là dời chuyển

Bài 1 trang 70 SGK Ngữ văn 7 tập 1

II. Từ ghép Hán Việt

Bài 2 trang 70 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Các từ sơn hà, xâm phạm, giang san đều là từ ghép đẳng lập.

a. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ, tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau giống trật tự trong từ ghép thuần Việt.

b. Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép chính phụ. Tiếng chính đứng sau, tiếng phụ đứng trước ngược so với trật tự từ ghép thuân Việt.

Bài 1 trang 70 SGK Ngữ văn 7 tập 1

III. Luyện tập

– Hoa ( hoa quả, hương hoa): cơ quan sinh sản của cây, thường có hương thơm, màu sắc

– Hoa (hoa mĩ, hoa lệ): đẹp, tuyệt đẹp

– Tham: (tham vọng, tham lam): ham thích một cách quá đáng không biết chán

– Tham (tham gia, tham chiến): dự vào, góp phần vào

– Gia (gia chủ, gia súc): nhà

– Gia (gia vị): thêm vào

– phi ( phi công, phi đội): bay

– phi (phi pháp, phi pháp): trái, không phải

Bài 2 trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1

– phi (vương phi, cung phi): vợ vua, chúa

– Quốc (nước): quốc gia, quốc thể, quốc ngữ

– Sơn (núi): sơn thủy, sơn cước, sơn tặc

– Cư (ở): chung cư, ngụ cư, định cư, di cư

Bài 3 trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Bài 4 trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1

– Bại (thua): Thất bại, thành bại, đại bại

– 5 từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: ngư nghiệp, cường quốc, quốc kì, tân binh, đại lộ.

– 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: nhập gia, cách mạng, thủ môn, phát tài, nhập tâm.

1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt:

Tóm tắt lí thuyết về từ Hán Việt

– Trong Tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt. Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép.

– Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau

2. Từ ghép Hán Việt

– Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập, … có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.

– Từ ghép Hán Việt có 2 loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

– Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:

+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau;

+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

Giangdh (Tổng hợp)

Soạn Bài Từ Hán Việt (Tiếp Theo) Trang 82 Sgk Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1

Soạn bài Từ hán việt tiếp theo – Ngữ văn 7 tập 1 I. Sử dụng từ Hán Việt

– Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. (đàn bà)

– Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi. (chết, chôn)

– Bác sĩ đang khám tử thi. (xác chết)

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí.

Yết Kiêu: Tâu bệ hạ, thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua: Để làm gì?

Yết Kiêu: Để dùi thủng chiến thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.

(Theo Chuyện hay sử cũ)

a. Sở dĩ các câu văn trong sách giáo khoa dùng các từ Hán Việt: phụ nữ, từ trần, mai táng, tử thi mà không dùng các từ: đàn bà, chết, chôn, xác chết, vì các từ Hán Việt tương đương đó mang sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính hoặc tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác ghê sợ.

b. Các từ Hán Việt: kinh đô, yết kiến, trâm, bệ hạ, thần tạo sác thái cổ, phù hợp với bầu không khí xa xưa.

a) – Kì thi này con đạt loại giỏi. Con đề nghị mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng!

b) – Ngoài sân, nhi đồng đang vui đùa.

– Ngoài sân, trẻ em đang đùa vui.

b. Từ nhi đồng có sắc thái trang trọng nên không phù hợp khi nói về trẻ em đang vui đùa ngoài sân. Như vậy cách diễn đạt thứ 2 (ngoài sân, trẻ em đang vui đùa) là cách diễn đạt phù hợp hơn.

II. Soạn bài Từ hán việt tiếp theo phần Luyện tập

1 – Trang 83 SGK

Em chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?

Ta lựa chọn như sau:

– Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

– Nhà máy dệt Kim Vinh mang tên Hoàng Thị Loan – thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Tham dự buổi chiêu đãi có các ngài đại sứ và phu nhân.

– Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.

– Con chim sắp chết thì tiếng kêu thương, con người sắp chết thì nói phải.

– Lúc lâm chung ông cụ còn dặn dò con cháu phải thương yêu nhau

– Mọi cán bộ đều phải thực hiện lời giáo huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cần, kiệm,, liêm, chính, chí công, vô tư.

– Con cái cần phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ.

Các từ ngữ: mẹ, vợ, sắp chết, dạy bảo dùng trong ngữ cảnh thân mật hoặc biểu lộ tình cảm thân thiết.

Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí?

Người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, địa lý vì:

– Người Hán Việt thường mang sắc thái trang trọng, giàu ý nghĩa

An – bình an, an nhàn, yên ổn (Bảo An, Nhật An, Khiết An, Lộc An)

Bách – Mạnh mẽ, vững vàng, trường tồn (Hoàng Bách, Ngọc Bách)

Bảo – Vật quý báu hiếm có (Chi Bảo, Gia Bảo, Duy Bảo, Đức Bảo, Hữu Bảo, Quốc Bảo, Tiểu Bảo, Tri Bảo, Hoàng Bảo,)

Cường – Mạnh mẽ, khí dũng, uy lực (Phi Cường, Đình Cường, Mạnh Cường, Quốc Cường)

– Do thói quen đã có từ lâu đời trong nhân dân.

Lúc bấy giờ Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải. Mấy lần Đà đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết rất nhiều, nên Đà đành cố thủ đợi cơ hội khác. Triệu Đà thấy dùng binh khí không lợi, bèn xin giảng hoà với An Dương Vương, và sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân, nhưng chú ý tìm cách phá chiếc nỏ thần. Trong những ngày đi lại để kết tình hoà hiếu, Trọng Thuỷ gặp được Mị Châu, một thiếu nữ mày ngài mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần, con gái yêu của An Dương Vương. (Theo Vũ Ngọc Phan)

Đọc đoạn văn trong truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thuỷ và tìm những từ ngữ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa.

Trong đoạn văn trích từ truyền thuyết Mị Châu, Trọng Thủy (sách giáo khoa), những từ Hán Việt: giảng hòa, cầu thân, hòa hiếu và cụm từ nhan sắc tuyệt trần góp phần tạo sắc thái cổ xưa.

Nhận xét về cách dùng từ Hán Việt: bảo vệ, mĩ lệ trong các VD. Hãy dùng các từ thuần Việt thay thế các từ Hán Việt trên cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp bình thường.

Theo từ điển:

– Bảo vệ (chống lại mọi sự huỷ hoại, xâm phạm để giữ cho được nguyên vẹn)

– Mĩ lệ (đẹp một cách trang trọng).

– Đồ vật làm bằng gỗ tốt thì sử dụng được lâu dài. Còn những đồ làm bằng gỗ xấu dù làm rất cầu kì, đẹp đẽ thì cũng chỉ dùng được trong một thời gian ngắn.

Để tiện hơn cho các em trong quá trình tối ưu bài soạn, các em có thể tham khảo soạn bài Từ Hán Việt tiếp theo ngắn nhất do Đọc tài liệu biên tập

Soạn bài từ Hán Việt tiếp theo ngắn nhất

Bài 1 trang 81 SGK Ngữ văn 7 tập 1

I. Sử dụng từ Hán Việt

a, Các từ phụ nữ, từ trần, mai táng, tử thi đều là những từ thể hiện sự trang trọng, tôn kính, tao nhã

Đặc biệt ở câu thứ ba nếu thay thế bằng từ xác chết sẽ tạo cảm giác ghê sợ, thô tục

Bài 2 trang 82 SGK Ngữ văn 7 tập 1

b, Các từ Hán Việt như: kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần có tác dụng tạo ra không khí cổ xưa, phù hợp với ngữ cảnh.

Bài 1 trang 83 SGK Ngữ văn 7 tập 1

II. Luyện tập

– Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Nhà máy dệt kim Vinh mang tên Hoàng Thị Lan- phụ mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và phu nhân

– Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn

– Con chim sắp chết thì kêu tiếng thương

Con người sắp chết thì lời nói phải

– Lúc lâm chung ông cụ còn dặn dò con cháu phải thương yêu nhau.

– Mọi cán bộ đều phải thực hiện lời giáo huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Bài 2 trang 83 SGK Ngữ văn 7 tập 1

– Con cái cần phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ.

Người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, địa lý

– Người Hán Việt thường mang sắc thái trang trọng, giàu ý nghĩa

– Do thói quen đã có từ lâu đời trong nhân dân.

a, Đặt tên con: Trần Mạnh Trường, Vũ Tuệ Minh, Nguyễn Minh Nhật…

Bài 3 trang 84 SGK Ngữ văn 7 tập 1

b, Tên địa lý: Trường Sơn, Cửu Long

Các từ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa:

Bài 4 trang 84 SGK Ngữ văn 7 tập 1

– Dùng binh, giảng hòa, cầu thân, kết tình hòa hiếu, nhan sắc tuyệt trần

Từ “bảo vệ” mang sắc thái trang trọng, hoàn cảnh một lời dặn dò mang tính thân mật, gần gũi, đời thường này chưa phù hợp

– Nên thay bằng từ giữ/ giữ gìn

Từ mĩ lệ dùng sai vì từ này thường chỉ phong cảnh đẹp mà không dùng để chỉ vật đẹp

– Thay thế bằng từ đẹp/ đẹp đẽ.

Kiến thức cần ghi nhớ

Từ nội dung trước đó thì trong bài học này các em sẽ tiếp tục hiểu được cách sử dụng từ Hán Việt tiếp theo như sau:

Trong nhiều trường hợp, người ta sử dụng từ Hán Việt để :

– Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính ;

– Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thủ tục, ghê sợ

– Tạo sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.

Bài trước: Soạn bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm

Bài sau: Soạn bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm

Soạn Bài Mẹ Tôi Trang 11 Sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

I. VỀ TÁC GIẢ

Ét-môn-đô A-mi-xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a, người đã viết bộ sách giáo dục Những tấm lòng cao cả nổi tiếng (trong đó có đoạn trích Mẹ tôi). Ngoài ra, ông còn là tác giả của những cuốn sách như Cuộc đời của những chiến binh (1868), Cuốn truyện của người thầy (1890), Giữa trường và nhà (1892),…Trong những cuốn sách đó, vấn đề quan hệ giữa thầy và trò, gia đình và nhà trường, quan hệ bè bạn,… được thể hiện rất sinh động qua những câu chuyện hấp dẫn và bổ ích.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Mặc dù có nhan đề là Mẹ tôi nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ (nội dung chủ yếu của tác phẩm) được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho người tiếp thu (đứa con) phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề.

2. Qua bức thư, có thể nhận thấy người bố rất buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô (khi cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ).

Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:

– “… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”.

– “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”. – “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”. – “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”. – “…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”.

3. Các hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô: “…mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con,…khi nghĩ rằng có thể mất con”; “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc…có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Những chi tiết này cho thấy, mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Mẹ En-ri-cô cũng như biết bao nhiêu người mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho những đứa con yêu.

4. Em sẽ lựa chọn phương án nào trong các phương án sau để trả lời cho câu hỏi: điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố?

a) Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.

b) Vì En-ri-cô sợ bố.

c) Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.

d) Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

e) Vì En-ri-cô thấy xấu hổ.

Gợi ý: Có thể lựa chọn các phương án: a, c và d.

5*. Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:

– Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.

– Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị.

– Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt

Vì được viết dưới dạng một bức thư nên văn bản này hầu như không có cốt truyện. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào cách thể hiện của văn bản (đã nói ở trên) để tóm tắt những nét chủ yếu như sau:

En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô… Trước cách xử sự tế nhị nhưng không kém phần quyết liệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận.

2. Cách đọc

Văn bản hầu như chỉ sử dụng một giọng điệu duy nhất là giọng điệu của người bố nói với con. Bởi vậy, ngoài đoạn thứ nhất (được viết theo phương thức tự sự) đọc bằng giọng chậm rãi, thể hiện sự hối hận của En-ri-cô, các đoạn sau cần đọc bám sát giọng điệu của người bố: khi thủ thỉ tâm tình (nói về tình yêu và sự hi sinh của mẹ đối với En-ri-cô), khi tức giận (biểu lộ thái độ giận dữ trước cách nói năng của En-ri-cô với mẹ),…

3. Có thể chọn đoạn văn sau để học thuộc lòng:

Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên nó.

4. Kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ, mẹ buồn phiền.

Trong cuộc đời của mỗi con người nhất là khi còn thơ ấu chắc hẳn sẽ không ít lần mắc lỗi khiến cho bố mẹ phải phiền lòng. Em có thể nhớ lại câu chuyện (của bản thân, của người khác mà em từng được chứng kiến hay nghe kể lại) từng khiến mình phải băn khoăn, day dứt và hãy kể lại câu chuyện đó. Cần chú ý nêu ra được những bài học cho bản thân.

chúng tôi

Soạn Bài Danh Từ Trang 86 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1

Nội dung soạn bài Danh từ lớp 6 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn ngay sau đây gồm có phần kiến thức lí thuyết cơ bản và hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập về danh từ trang 86, 87 SGK. Hi vọng, bài soạn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các em trước giờ lên lớp với bài học Danh từ.

Cùng tham khảo…

Hướng dẫn soạn bài Danh từ chi tiết I. Đặc điểm của danh từ

Câu 1 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con […].

(Em bé thông minh)

Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.

Câu 2 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?

Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ “ba” (một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ “ấy” (phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).

Câu 3 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn.

Các danh từ khác trong câu đã dẫn:

– Danh từ chỉ người như: vua.

– Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo nếp, trâu.

Câu 4 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Danh từ biểu thị những gì?

Danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,… Ở đây, danh từ là để gọi tên hoặc nêu lên tính chất về sự vật và sự việc đó.

Câu 5 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Đặt câu với các danh từ em mới tìm được.

Làng em có mái đình cổ kính.

Mẹ phải bán đi ba thúng thóc mới đủ tiền mua sách vở cho em.

Con cóc là cậu ông trời.

Gạo nếp dùng để gói bánh chưng.

Trên đồng ruộng, con trâu đang đi cày.

II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

Câu 1 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

– ba con trâu (in đậm từ con)

– ba thúng gạo (in đậm từ thúng)

– sáu tạ thóc (in đậm từ tạ)

Nghĩa của các danh từ in đậm là chỉ đơn vị, nên tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.

Câu 2 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Thử thay thế các danh từ in đậm nói trên bằng những từ khác rồi rút ra nhận xét: Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi? Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi? Vì sao?

Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.

Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông – không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ – được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến – có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường – được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.

Câu 3 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Vì sao có thể nói Nhà có ba thúng gạo rất đầy, nhưng không thể nói nhà có sáu tạ thóc rất nặng?

Câu (1) đúng, câu (2) sai.

Câu (2) sai, vì: “tạ” là đơn vị cân chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Đã là tạ thì dĩ nhiên là nặng. Còn “thúng” là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.

III. Soạn bài Danh từ phần Luyện tập

Câu 1 trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy.

Một số danh từ chỉ sự vật mà em biết: xe máy, sách, bút, bàn học,…

Đặt câu:

– Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam

– Sách là người bạn của con người.

– Mẹ mua cho em một cây bút mới.

– Bàn học của em luôn luôn ngăn nắp.

Câu 2 trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Liệt kê các loại từ:

a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người, ví dụ: ông, vị, cô,…

b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật, ví dụ: cái, bức tấm,…

Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ người: viên, ngài, cu, bé,… ( Bé An đang chơi với bà ngoại ở trong nhà.)

Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, quả,… ( Chiếc thuyền chao đảo vì sóng lớn.)

Câu 3 trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Liệt kê các danh từ:

a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác, ví dụ: mét, lít, ki-lo-gam,…

b) Chỉ đơn vị quy ước chừng, ví dụ: nắm, mớ, đàn,…

Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: ki-lô-mét, yến, lạng,…

Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: Bầy, nhúm, khoảnh, rổ, bó, …

– Đặt câu:

Hà Nội cách Nam Định khoảng 90 ki-lô-mét.

Từng bó lúa đã được xếp cẩn thận để chuyển về nhà.

Câu 4 trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Chính tả (nghe – viết): Cây bút thần (từ đầu đến dày đặc các hình vẽ).

Các em nghe và viết theo lời đọc của thầy cô giáo: Câu truyện cây bút thần (từ đầu đến dày đặc các hình vẽ).

Câu 5 trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Lập danh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả trên.

– Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức, các, …

– Các danh từ chỉ sự vật: cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông, hình vẽ, …

1. Đặc điểm của danh từ

Tóm tắt kiến thức lí thuyết về danh từ

– Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,…

– Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó,… ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.

– Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ.

2. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

– Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.

– Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.

– Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đến, đo lường sự vật. Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,…

– Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm là:

+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (còn gọi là loại từ);

Danh từ chỉ đơn vị chính xác;

Danh từ chỉ đơn vị ước chừng.

+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước:

SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI DANH TỪ

-/-

Phần soạn bài Danh từ bài 8 SGK Ngữ văn 6 tập 1 giúp các em biết thêm kiến thức về thế nào là danh từ và đặc điểm danh từ tiếng Việt. Ngoài ra trong bài 10 tiếp theo cũng ta sẽ tìm hiểu về danh từ riêng, danh từ chung. Mong rằng với những kiến thức được tổng hợp ở trên sẽ giúp các em hoàn thành bài soạn văn tốt nhất và đừng quên tham khảo các bài văn tiếp theo trong phần soan van 6 ngan gon và chi tiết nhất do Đọc Tài Liệu sưu tầm!

Hiền Phạm (Tổng hợp)

Bài 1 Luyện Tập Trang 37 Sgk Ngữ Văn 7

Trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 37 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt ngữ văn 7.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 37 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt chi tiết nhất.

Đề bài: Sưu tầm, ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Trả lời bài 1 luyện tập trang 37 SGK văn 7 tập 2

Một số câu nói, ý kiến hay về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt:

– “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu, tiếng ta giàu bởi đời sống của chúng ta muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta… Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều khó nói…”

(Phạm Văn Đồng – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt).

– “Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là tiếng nói của quần chúng nhân dân và ngôn ngữ văn học mà các nhà thơ lớn đã nâng lên đến mức cao. Tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân lao động, trong chiến đấu, trong quan hệ xã hội, cụ thể, sinh động, có hình ảnh, màu sắc và nhạc điệu: Tiếng nói ấy kết đọng lại rất hay, rất đẹp trong tục ngữ và ca dao…”

(Xuân Diệu – Tâm sự với các em về tiếng Việt).

– “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật.”

(Phạm Văn Đồng)

– “Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.”

(Báo Nhân dân ngày 9/9/1962 – Hồ Chí Minh)

Chúc các em học tốt !

Tâm Phương (Tổng hợp)

Soạn Bài Tiếng Gà Trưa Trang 148 Sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Soạn bài Tiếng gà trưa trang 148 SGK Ngữ văn 7 tập 1 để các em thấy được tuổi thơ đẹp đẽ của người chiến sĩ với những kỉ niệm về đàn gà, về người bà yêu dấu được gợi lại qua tiếng gà trưa trên đường hành quân, tiếng gà trưa hay cũng chính là tiếng gọi thôi thúc người chiến sĩ ra đi chiến đấu để bảo vệ quê hương, bảo vệ đất nước.

I. HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Đọc bài thơ nhiều lần bằng giọng đọc vui vui, ấm áp phù hợp với những hồi ức kỉ niệm của tuổi thơ và nhịp kể chuyện của câu thơ 5 chữ.

1. Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch của cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào?Các em hẳn là có suy nghĩ về tên bài thơ: Tiếng gà trưa. Vì sao tác giả lại đặt tên như vậy? Đó chính là sự việc khơi gợi cảm hứng cho nhà thơ. Trên đường hành quân của người chiến sĩ, một tiếng gà trưa gợi nhớ biết bao kỉ niệm, gọi anh về với tuổi thơ. Cảm hứng thơ trào lên cùng những kỉ niệm êm đẹp một thời với người bà yêu thương cháu mà tiếng gà trưa đã gợi lên da diết trong anh. Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến theo quy luật hồi tưởng tự nhiên của tâm lý: Hiện tại (tiếng gà trưa bên xóm nhỏ) – Quá khứ (kỉ niệm hiện lên theo âm thanh của tiếng gà trưa) – Hiện tại → tương lai (tiếng gà trưa giục anh cầm chắc tay súng để chiến đấu cho Tổ quốc và quê hương).

2. Những hình ảnh và kỉ niệm của tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa.a) Những kỉ niệm ôm đẹp thời thơ ấu– Những quả trứng hồng, những con gà mái mơ, mái vàng đẹp như trolle cổ tích.– Tiếng bà mắng cháu nhìn gà đẻ và nỗi lo lắng thơ dại của đứa cháu nhỏ.– Bà chắt chiu nuôi gà để mua quần áo mới cho cháu.

b) Tình cảm của tác giả– Yêu quý những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, yêu quý người bà đã hết lòng yêu thương, chăm sóc cháu.

3. Hình ảnh người bà và tình cảm bà cháua) Hình ảnh người bà: gần gũi, nhân hậu, yêu thương cháu hết long (ngay cả lúc bà mắng cháu nhìn gà đẻ cũng bộc lộ lòng yêu thương bình dị và chân thực).b) Tình cảm bà cháu: yêu thương, quý mến nhau một cách thật tự nhiên, dân dã, như vốn nó có như vậy, không thể nào khác (phân tích đoạn “Tiếng gà trưa – Tay bà khum soi trứng ….. nghe sột soạt” để thấy bà chắt chiu, lo lắng như thế nào cho cháu được quần áo mới và niềm vui hồn nhiên của đứa cháu khi có quần áo mới).

4. Thể thơ 5 tiếng (giống như bài Đêm nay Bác không ngủ đã học ở lớp 6) nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt về số câu thơ trong mỗi khổ, về cách gieo vần (các em tự chứng minh) để phù hợp với tình cảm của nhân vật trữ tình (cũng là tác giả) trong bài thơ. Đặc biệt câu thơ “Tiếng gà trưa” chỉ còn 3 tiếng và được lặp lại 4 lần, mở đầu cho 4 đoạn thơ, đem lại một hiệu quả nghệ thuật lớn: mỗi lần nhắc lại, câu thơ lại gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm thời thơ ấu, nó vừa như một sợi dây liên kết các hình ảnh ấy, lại vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật. trữ tình, Tiếng gà trưa đã gọi người chiến sĩ về với tuổi thơ và cũng mở ra trong anh những tình cảm mới mẻ trong cuộc chiến đấu hôm nay, khi tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

II. LUYỆN TẬP1. Học thuộc một đoạn khoảng 10 dòng thơ (có thể học đoạn đầu gồm 2 khổ – 13 dòng; hoặc đoạn cuối – 10 dòng; hoặc đoạn giữa – 10 dòng, từ Tiếng gà trưa đến quần áo mới).2. Cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ (có thể xem đây là cảm nghĩ về một vấn đề trong tác phẩm văn học. Các em viết thành một đoạn văn theo cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học).

Trong chương trình học Ngữ Văn 7 phần Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học nhằm chuẩn bị cho bài học này.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tieng-ga-trua-38274n.aspx

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Từ Hán Việt Trang 69 Sgk Ngữ Văn 7 Tập 1 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!