Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Tác Phẩm được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xin chào các em! Và sau đây, Soạn Văn sẽ tiếp tục hướng dẫn các em soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Tác phẩm.
Câu 1:
Bố cục của bài văn tế: gồm 4 đoạn:
Đoạn 4: Kết : còn lại : Tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người đã khuất.
Câu 2:
a) Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn:
* Nguồn gốc, xuất thân: Họ là những người nông dân nghèo, cần cù lao động “cui cút làm ăn”.
* Lòng yêu nước: Khi thực dân Pháp xâm lược, họ cảm thấy lo sợ, trông chờ, căm thù giặc tột độ và cuối cùng họ quyết đứng lên đấu tranh chống lại quân xâm lược.
* Tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân: quân trang, quân bị của họ rất thô sơ: chỉ là một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi,… là những hình ảnh đã đi vào lịch sử.
Tác giả đã sử dụng những động từ chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao, nhịp điệu khẩn trương và sôi nổi: đạp rào, lướt xông vào. Đặc biệt là những động từ chỉ hành động dứt khoát như: đốt xong, chém rớt đầu. Sử dụng các động từ chéo: đâm ngang, chém ngược làm tăng thêm sự quyết liệt của trận đánh.
b) Giá trị nghệ thuật:
Những chi tiết chân thực được đúc rút từ cuộc sống thực tế nên có tầm khái quát cao, không sa vào lối viết vụn vặt, tản mạn.
Nghệ thuật xây dựng hình ảnh nhân vật
Từ ngữ mộc mạc, giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ.
Ngôn ngữ góc cạnh, chính xác
Sử dụng hình ảnh so sánh và các động từ mạnh.
Câu 3:
* Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc. Những cảm xúc đó là:
Nỗi niềm xót thương với những người nghĩa sĩ đã hi sinh
Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân, bỏ lại mẹ già, vợ trẻ.
Nỗi căm hờn những kẻ đã gây ra nghịch cảnh éo le hòa chung với tiếng khóc uất ức nghẹn ngào trước cảnh đau thương của đất nước, của dân tộc.
* Tiếng khóc này không hề bi lụy là bởi vì nó mang âm hưởng của niềm tự hào, sự khẳng định về ý nghĩa bất tử của cái chết vì đất nước, vì nhân dân mà muôn đời sau con cháu vẫn luôn tôn thờ, tưởng nhớ và biết ơn.
Câu 4:
* Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu là do những yếu tố:
Cảm xúc chân thành, sâu nặng và mãnh liệt của nhà thơ đã có sức gợi sâu xa trong lòng người đọc: “Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”.
Giọng điệu đa dạng
Những câu văn bi tráng, thống thiết kết hợp với những hình ảnh đầy sống động: manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, mẹ già, vợ yếu,…
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Soạn Bài Tác Phẩm: Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu
Soạn bài Tác phẩm: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
Câu 1: Vài nét chính về thể loại văn tế: + Văn tế là thể loại thường gắn với những phong tục tang lẽ, nhằm thể hiện nỗi đau thương trước sự ra đi của người đã mất. Nó thể hiện sự xót xa của những người đã mất và qua đó cũng nói lên được số phận, cuộc đời của người đã mất. + Bố cục bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc gồm bốn phần:
Chia làm 4 đoạn: + Phần từ đầu đến như mỏ: Ở đoạn này tác giả đã khái quát về cuộc đời những người sĩ Cần Giuộc. + Phần 2 tiếp theo đến tàu đồng súng nổ), đoạn này đã hồi tưởng về cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ. + Phần 3 tiếp đến bóng xế dật dờ trước ngõ: Đoạn trích này nói về nỗi xót xa trước sự ra đi của người chiến sĩ cần Giuộc. + Đoạn 4: Tác giả đã thể hiện tấm lòng xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.
Câu 2: Hình ảnh người chiến sĩ nông dân được thể hiện như thế nào? + Hình ảnh người nông dân được miêu tả chi tiết, rõ nét qua từng chi tiết trong tác phẩm, họ xuất phát từ thân phận nhỏ bé, cuộc đời khổ cực. + Thân phận của họ chỉ là người nông dân biết cày, cấy, bừa…Họ chưa bao giờ biết cầm giáo mác, hay đi đánh giặc, thế nhưng khi có kẻ thù đến xâm lược, họ sẵn sàng cầm giáo mác đi để bảo vệ cho đất nước. + NHững người nông dân này có tinh thần anh dũng, khi thực dân Pháp sang đánh chiếm dân tộc ra, thì những người chiến sĩ của chúng ta mang tinh thần quả cảm, dám hy sinh để dành được độc lập cho dân tộc
+ Khi là những người nông dân hiền lành thì họ chất phát, chăm chỉ chịu khó, nhưng khi giặc đến xâm phạm tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo, họ đã thể hiện được tinh thần anh dũng, quả cảm, dám đấu tranh để giữ quyền lợi, giữ được đất nước, giữ được dân tộc. + Trong tác phẩm hình ảnh người chiến sĩ quả cảm, luôn hết mình để phục vụ cho dân tộc, trong trận đấu tập kích ở đồn Cần Giuộc, học đã thể hiện được tinh thần dũng mãnh, luôn hết mình để chiến thắng được kẻ thù.
Câu 3: Tiếng khóc bi thiết của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc nào: + Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ tấm lòng yêu nước thương dân của dân tộc Việt Nam. + Xuất phát từ những nỗi đau khổ của người nông dân nghèo khổ, họ phải sống trong cảnh nghèo đói, khổ cực. Trong sự mất mát đi người thân của mình.
+ Tiếng khóc đó còn xuất phát từ nỗi đau khổ, xót xa cho số phận của những người nông dân có số phận nhỏ bé. Tiếng khóc của tác giả thể hiện nỗi đau xót xa trước sự mất mát, ra đi của người chiến sĩ nhưng nó không hề bi lụy bởi trong đó chứa đựng nỗi lòng yêu nước, sự căm thì đối với quân giặc. + Tiếng khóc đó còn là nỗi niềm khích lệ những người chiến sĩ cố gắng để trả thù cho đất nước.
Câu 4: Sức gợi cảm của bài văn tế được thể hiện qua yếu tố: + Trước những tình cảm mà tác giả dành cho những người chiến sĩ Cần Giuộc da diết và chân thành, đó là tình cảm mà tác giả thể hiện trong tác phẩm của mình. “Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.”
+ Với đoạn trích dẫn trên chúng ta có thể thấy được tình cảm mà tác giả dành cho những người nông dân nghèo khổ. Ông thể hiện những nỗi đau đớn qua sự mất mát của tác giả, những nỗi đau đớn đó thể hiện qua nỗi đau, sự mất mát mà tác giả thể hiện trong tác phẩm của mình. + Những tác phẩm thể hiện những nỗi đau đớn, sự mất mát đau thương của tác giả dành cho những nỗi ra đi, sự mất mát đó để cho người đọc cảm giác thấy xót thương, biết bao nhiêu cảm xúc tiếc nuối, đau đớn trước sự mất mát đó của tác giả.
CÁC BẠN LIKE FANPAGE ĐỂ THEO DÕI CÁC BÀI VĂN MỚI NHẤT NHÉ!
Soạn Bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) – Phần 2: Tác phẩm
Câu 1 (Trang 65 sgk ngữ văn 11 tâp 1)
Bố cục:
– Phần 1 – Lung khởi ( Hỡi ôi … tiếng vang như mõ): Khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết của người nghĩa binh nông dân
– Phần 2 – Thích thực (tiếp đến tàu đồng súng nổ): miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ qua các giai đoạn lao động vất vả tới lúc thành dũng sĩ đánh giặc, lập công
– Phần 3 – Ai vãn (tiếp đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): Niềm đau xót, tiếc thương, cảm phục của tác giả và nhân dân với người nghĩa sĩ
– Phần 4 – Kết (còn lại) ngợi ca linh hồn bất tử của nghĩa sĩ
Câu 2 (Trang 65 sgk ngữ văn 11 tập 1)
– Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân được miêu tả bằng bút pháp tả thực:
+ Người nông dân nghèo khổ, hiền lành, chất phác, quanh năm chỉ biết ruộng đồng
+ Khi có giặc tới họ nhận thức được trách nhiệm của mình: tự nguyên xung quân chiến đấu, quyết tâm diệt giặc
+ Họ cầm chính nông cụ thô sơ làm vũ khí chiến đấu
⇒ Tinh thần quật cường, xả thân của người dân chân chất mang đậm trọng trách, chí khí của người anh hùng thời đại
– Giá trị nghệ thuật
+ Nghệ thuật xây dựng hình ảnh nhân vật
+ Từ mộc mạc, giản dị, đậm sắc màu Nam Bộ
+ Ngôn ngữ chính xác, chân thực, cách so sánh, sử dụng động từ mạnh
Câu 3 (trang 65 sgk ngữ văn 11 tập 1)
– Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ cảm xúc, sự xót thương đối với người liệt sĩ
+ Nỗi nuối tiếc, hận cho những người phải hi sinh sự nghiệp dang dở, chí nguyện chưa thành
+ Nỗi xót xa của gia đình mất người thân
+ Nỗi căm hờn những kẻ gây ra khó khăn, đau khổ
+ Tiếng khóc uất nghẹn trước tình cảnh đau thương của dân tộc
– Nhà thơ thay mặt nhân dân khóc thương biểu dương công của những người nghĩa sĩ
+ Tiếng khóc hướng về cái chết và hướng về cuộc sống đau thương, khổ nhục của dân tộc trước làn sóng xâm lăng của thực dân
+ Tiếng khóc khích lệ tinh thần chiến đấu, sự nghiệp còn dang dở của người nghĩa sĩ
⇒ Tiếng khóc tuy bi thiết nhưng không đượm màu tang tóc, thê lương kéo dài bởi nó mang âm hưởng tự hào, của sự khẳng định
Câu 4 (trang 65 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Bài văn tế có sức biểu cảm mạnh mẽ bởi nó biểu hiện cảm xúc chân thành, sâu nặng, mãnh liệt của nhà thơ:
+ Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều, não nùng thay
– Nó có sức gợi sâu xa trong trong lòng người đọc
– Giọng điệu rất đa dạng, đặc biệt gây ấn tượng ở những câu văn bi tráng, thống thiết
+ Thà thác mà đặng câu địch khái… ở với man di rất khổ
– Giọng văn bi tiết, sức gợi cảm từ những hình ảnh bi tráng (manh áo vải, rơm con cúi, ngọn đèn leo lét…)
Luyện tập
Câu 1 (trang 65 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Đọc diễn cảm tác phẩm
Câu 2 (trang 65 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Để làm sáng tỏ ý kiến của giáo sư Trần Văn Giàu: “Cái sống được cha ông quan niệm là không tách rời… theo Tây là nhục” có thể phân tích:
– Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc… nghe càng thêm hổ.
– Thà thác đặng câu địch khái… man di rất khổ
– Thác mà trả nước non rồi nợ… muôn đời ai cũng mộ.
Bài giảng: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Phần 2: Tác phẩm) – Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Phần Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, xuất thân trong gia đình nhà nho
Ông sinh năm 1822 tại Gia Định (Quê mẹ), quê cha là Phong Điền, Thừa Thiên Huế
Năm 1843 thi đỗ tú tài tại trường thi Gia Định.
Năm 1849, sắp thi thì được tin mẹ mất. Ông bỏ thi để về quê chịu tang mẹ. Dọc đường vất vả, lại thương mẹ, khóc nhiều, ông bị đau nặng và bị mù. Sau đó ông về Gia Định vừa dạy học, vừa bôc thuốc, vừa làm thơ, sống giữa tình thương và sự hâm mộ của dân chúng.
Nhận xét:
Ông có một cuộc đời bất hạnh, công danh nghẽn lối, bệnh tật mù lòa nhưng là một người có nghị lực phi thường, vượt lên trên số phận.
Ông sống giữa thời đại: thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc. Trên bối cảnh ấy, tấm lòng yêu nước thương dân của của ông ngời sáng.
⇒ Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, cao đẹp về nhân cách về nghị lực, về lòng yêu thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù.
Trước khi thực dân Pháp xâm lược
Các tác phẩm: Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu với mục đích truyền bá đạo lí làm người
Sau khi thực dân Pháp xâm lược:
Sáng tác của ông chính là lá cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp
Các tác phẩm nổi bật: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Trương Định, Phan Tòng, Ngư tiều y thuật vấn đáp…
Lí tưởng đạo đức nhân nghĩa: Ca ngợi những con người có phẩm chất tốt đẹp; những con người nhân hậu thủy chung, ngay thẳng, dám đấu tranh với cái xấu cái ác.
Lòng yêu nước thương dân:
Tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm gây thảm họa cho nhân dân
Phản ánh thảm cảnh đau thương của đất nước
Ca ngợi những tâm gương hi sinh vì đất nước, vì nhân dân.
⇒ Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trở thành lá cờ đầu của văn học yêu nước chống thực dân Pháp trong cả nước. Biểu dương khích lệ tinh thần, ý chí cứu nước của nhân dân sĩ phu đương thời.
Bút pháp trữ tình đạo đức
Sắc thái Nam bộ đậm đặc
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Tác Phẩm trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!