Xu Hướng 3/2023 # Soạn Bài: Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác – Ngữ Văn 8 Tập 1 # Top 11 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Soạn Bài: Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác – Ngữ Văn 8 Tập 1 # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác – Ngữ Văn 8 Tập 1 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu về tác giả Phan Bội Châu trong SGK Ngữ văn 8 Tập 1)

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là một bài thơ Nôm nằm trong tác phẩm Ngục trung thư (Thư viết trong ngục) viết bằng chữ Hán, được sáng tác vào đầu năm 1914, khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam. Ngục trung thư có thể xem là tập tự truyện đầu tiên của Phan Bội Châu, có ý nghĩa như một bức thư tuyệt mệnh. Phan Bội Châu làm bài thơ này bộc lộ cảm xúc của mình trong những ngày đầu mới vào ngục. Nhan đề bài thơ là do những NBS sách về sau đặt.

* Thể thơ: Văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

* Bố cục:

Hai câu đề: Khí phách ngang tàn, bất khuất của nhà chí sĩ khi rơi vào tù ngục.

Hai câu thực: Chiêm nghiệm về cuộc đời sóng gió.

Hai câu luận: Hình tượng người anh hùng có tài năng, chí khí.

Hai câu kết: Khẳng định tư tưởng của bài thơ.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Hai câu đầu:

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

Câu thơ thứ nhất:

Tự xưng mình là hào kiệt: Ý thức mạnh mẽ về tài năng, chí khí của bản thân.

Ý thức về cốt cách, phong thái ung dung, hào hoa, phong lưu

Điệp từ “vẫn” khẳng định chắc chắn bản lĩnh của bậc anh hào.

Câu thơ thứ hai:

Thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái hiên ngang dù bị rơi vào cảnh ngục tù.

“mỏi chân” nên “ở tù”: đây là lẽ tất yếu, khi chạy mỏi chân thì cần phải nghỉ ngơi.

Thể hiện sự hiên ngang, khinh thường cảnh ngục tù

Câu 2:

* Giọng thơ có sự thay đổi: từ giọng hào hùng, ngang tàn, chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc lâm nguy.

* Lời tâm sự chân tình có ý nghĩa:

Thể hiện cuộc đời làm cách mạng gian nan, khó khăn, phải bôn ba xứ người, xa quê, xa người thân.

Tạo nên hình ảnh đối lập giữa hai cặp câu nhấn mạnh sự lênh đênh, cuộc đời sóng gió qua đó nổi bật lên hình ảnh người chí sĩ yêu nước kiên cường, bất khuất.

Câu 3:

* Ý nghĩa của hai câu thơ 5 và 6:

Bủa vây ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Hai câu thơ trên khẳng định sự quyết tâm bền chí trước sự nghiệp cứu nước, cứu đời lớn lao của người chí sĩ. Bên cạnh đó, hai câu thơ cho chúng ta thấy tiếng cười của bậc anh hùng vẫn luôn ngạo nghễ, có khả năng đập tan những oán thù.

* Tác dụng của lối nói khoa trương:

Nâng lên sức vóc của người anh hùng chung cho toàn bài thơ

Tạo giọng điệu hào hùng chung cho toàn bài thơ

Câu 4:

Hai câu thơ cuối là cái kết tư tưởng cho bài thơ, kết tinh cao độ ý chí và cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả. Bên cạnh đó, điệp từ “còn” nhấn mạnh vào sự tiếp diễn, tiếp tục chiến đấu vì đất nước. Đặc biệt, với lời thách thức “nguy hiểm sợ gì đâu” cho ta thấy ý chí kiên cường, lý tưởng cao đẹp, kiên định với sự nghiệp cứu nước, vươn lên, bất chấp những nguy hiểm.

4.4

/

5

(

14

bình chọn

)

Soạn Bài Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Hướng dẫn soạn bài

Bố cục (đề – thực – luận – kết) :

– Hai câu đề : khí phách ngang tàng, bất khuất của nhà chí sĩ khi rơi vào tù ngục.

– Hai câu thực : tự nghiệm về cuộc đời sóng gió.

– Hai câu luận : hình tượng người anh hùng.

– Hai câu kết : khẳng định tư tưởng nhà thơ.

Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

-“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu” : bản lĩnh anh hùng trước sau như một.

– “Chạy mỏi chân” : hoạt động sôi nổi đầy thử thách.

– “thì hãy ở tù” : sự bình tĩnh, thái độ ngang tàng.

→ Nhà tù chỉ là nơi rèn luyện ý chí, rèn luyện sức chịu đựng. Thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất, ung dung đường hoàng của người tù cách mạng.

Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

– Giọng thơ bay bổng trầm hùng sang suy tư, phảng buồn đau, bi mà không lụy. Vì đối diện với thực tế cuộc sống chốn lao tù, khi đường cách mạng gián đoạn.

– Phép đối : khách không nhà – người có tội ; trong bốn biển – giữa năm châu → hình ảnh người có tội trở nên cao đẹp.

Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Câu 5-6 sử dụng phép đối “bủa tay ôm chặt” – “mở miệng cười tan” ; “bồ kinh tế” – “cuộc oán thù” làm mạnh khẩu khí của nhà thơ. Đây là tinh thần lạc quan bất khuất của nhà cách mạng. Lối nói khoa trương cho thấy tư thế hào hùng, quyết tâm sắt đá, tinh thần cách mạng cao độ của người chí sĩ.

Câu 4 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Hai câu cuối có điệp từ “còn” thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng. Câu thơ cũng là lời thách thức với ngục tù gian khổ.

Luyện tập

Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật : 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần bằng ở câu cuối 1, 2, 4, 6, 8.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài: Tôi Đi Học – Ngữ Văn 8 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Thanh Tịnh trong SGK Ngữ văn 8 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Văn bản Tôi đi học thuộc thể loại truyện ngắn, được in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941.

* Tóm tắt

Văn bản Tôi đi học kể về những kỉ niệm của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường được hồi tưởng lại. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường của chú bé ấy vốn quen thuộc nhưng bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt, ngây thơ: “Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước”. Trong bộ quần áo mới, nhân vật “tôi” càng “thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn”, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật “tôi” trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, nhìn người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chứ thầy giáo viết: “Tôi đi học”.

* Bố cục

Văn bản Tôi đi học được chia làm 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lại : Cảm xúc nhân vật “tôi” khi vào lớp.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Những điều đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên: thời tiết cuối thu, lá rụng ngoài đường nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc.

* Những kỉ niệm được tác giả diễn tả theo trình tự thời gian:

Từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ: thời tiết cuối thu, hình ảnh em nhỏ đến trường.

Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về con đường cùng mẹ đến trường.

Cảm giác của nhân vật “tôi” khi nhìn thấy ngôi trường trong ngày khai giảng.

Tâm trạng hồi hộp của nhân vật “tôi” khi ngồi vào chỗ của mình trong buổi học đầu tiên.

Câu 2:

Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi trên đường đến trường, khi nghe gọi tên và khi phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên là:

Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng.

Trong chiếc áo vải dù đen, cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.

Có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.

 Thấy trường Mĩ Lí vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm, sân rộng, mình cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng, sân trường dày đặc người, ai cũng tươi vui, sáng sủa.

Cảm thấy lo sợ vẩn vơ trước ngôi trường bé nhỏ.

Giật mình, lúng túng khi nghe thầy gọi tên.

Cảm thấy lo sợ lúc sắp rời xa bàn tay mẹ

Bước vào chỗ ngồi vừa ngỡ ngàng, vừa hào hứng.

Câu 3:

Thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc đặc biệt đối với thế hệ trẻ – những mầm non tương lai của đất nước.

Câu 4:

Hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng:

Câu 5:

* Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này:

Đan xen tự sự, miêu tả, bố cục chặt chẽ, thống nhất

Mang chất thơ tinh tế và nhẹ nhàng

Những hình ảnh so sánh, nhân hóa đầy thú vị

* Theo em, sức cuốn hút của tác phẩm đến từ:

Tình huống truyện hấp dẫn

Cảm xúc trong sáng, chân thật của nhân vật

Hình ảnh đẹp đẽ, gần gũi.

4

/

5

(

4

bình chọn

)

Soạn Bài: Trong Lòng Mẹ – Ngữ Văn 8 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Nguyên Hồng trong SGK Ngữ văn 8 Tập 1)

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Đoạn trích Trong lòng mẹ là chương IV của tác phẩm Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng. Những ngày thơ ấu là tập hồi kí kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương, được đăng báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940.

* Tóm tắt

Bố chết, mẹ phải đi tha hương cầu thực, bé Hồng phải sống với người cô độc ác trong cảnh thiếu thốn tình cảm. Người cô cứ luôn xoáy vào cậu những câu nói cay độc để chia cắt tình mẹ con. Nhưng cậu chưa bao giờ nguôi nhớ mẹ, cũng chưa bao giờ có ý nghĩ xấu về người mẹ của mình. Đến ngày giỗ đầu của cha cậu, mẹ cậu cũng về thật, cậu nghẹn ngào hạnh phúc trong vòng tay me, sung sướng lăn vào lòng mẹ để cảm nhận hạnh phúc của tình mẫu tử.

* Bố cục:

Đoạn trích Trong lòng mẹ có thể được chia làm 2 phần:

Phần 2: còn lại : Cuộc gặp lại bất ngờ của bé Hồng với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm khi nằm trong vòng tay mẹ.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Phân tích nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với bé Hồng.

Những ý nghĩ cay độc trong lời nói, rồi cả nét mặt cười rất kịch.

Mỉa mai, chế giễu mẹ cậu bé nhằm chia rẽ tình mẫu tử: “phát tài” (ý nói mỉa mai người mẹ nghèo khổ), “em bé” (gieo rắc hoài nghi để cậu bé khinh miệt, ruồng rẫy mẹ).

Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô chỉ là giả dối, sáo rỗng.

Khi cháu đã khóc mà bà cô vẫn cố tình xoáy sâu vào nỗi đau của cháu.

Câu 2:

* Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh được thể hiện:

Khi nghe những lời giả dối, xúc phạm mẹ của bà cô: bé Hồng cúi đầu không đáp, tỉnh táo nhận ra “những rắp tâm tanh bẩn” của bà cô, nghe từ “em bé” thì chú khóc ròng vì thương mẹ, vì cảm thấy uất ức, lòng căm tức đã tăng tiến: “…mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.

Khi gặp và được nằm trong lòng mẹ: “Mợ ơi!…” chính là tiếng gọi tha thiết của tình mẫu tử, tiếng gọi khát khao của tình mẹ; cùng với đó là hàng loạt những hành động gấp gáp: đuổi theo, gọi bối rối, thở hồng hộc, trèo lên xe ríu cả chân, òa khóc. Trong lòng mẹ, Hồng sung sướng, hạnh phúc, quên đi bao uất ức, khổ cực trong thời gian sống xa mẹ.

Câu 3:

Chất trữ tình thể hiện trong văn Nguyên Hồng:

* Tình huống truyện đặc sắc:

Hồng phải sống trong sự ghẻ lạnh, miệt thị cay nghiệt của họ hàng

Người mẹ thì âm thầm chôn vùi tuổi thanh xuân, chịu nhiều cay đắng, thành kiến của xã hội cũ

Sự yêu thương, niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của Hồng không hề bị lung chuyển trước những rắp tâm tanh bẩn của bà cô độc ác.

* Dòng cảm xúc mãnh liệt của Hồng:

Xót xa, tủi nhục, căm hờn, uất nghẹn

Quyết liệt bảo vệ tình mẫu tử

Thấu hiểu, cảm thông và yêu thương mẹ

* Hình ảnh so sánh giàu sức biểu đạt, gây ấn tượng mạnh, gợi cảm.

* Lời văn diễn đạt cảm xúc dạt dào, chân thật

* Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể, tả và biểu lộ cảm xúc.

Câu 4:

Theo em, hồi kí là một thể loại kí kể lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ mà người kể là người tham dự hoặc chứng kiến, tác giả là người xưng “tôi”.

Câu 5:

Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng.

Nhân vật trong những sáng tác chính của ông là phụ nữ và trẻ em, bởi ông có cái nhìn cảm thông, thấu hiểu với những đau khổ của người phụ nữ giữa những thành kiến, hủ tục khắt khe, hiểu được những đứa trẻ có khát vọng tình thương và nỗi đau tinh thần của chúng.

Ông nhìn thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ và sự ngây thơ, trong sáng, những khát khao của những đứa trẻ.

Trong đoạn trích Trong lòng mẹ:

Nhân vật bà cô là đại diện cho những hủ tục phong kiến còn tồn tại

Nhân vật mẹ bé Hồng là hiện sinh cho hình ảnh nguời phụ nữ tần tảo, chịu nhiều bất hạnh, điều tiếng tủi nhục

Bé Hồng là nhân vật đại diện cho những đứa trẻ phải sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm, sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của người đời.

4.5

/

5

(

4

bình chọn

)

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác – Ngữ Văn 8 Tập 1 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!