Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Vội Vàng Ngữ Văn 11: Quan Niệm Sống Độc Đáo được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kiến Guru sẽ hướng dẫn các em học sinh soạn bài Vội vàng ngữ văn 11 để làm rõ quan điểm sống độc đáo và mới mẻ của nhà thơ Xuân Diệu.
Phong trào thơ mới xuất hiện và phát triển mạnh mẽ từ đầu thập niên 1930, từ đó xuất hiện những tác giả tác phẩm thơ ca mới với cá tính sáng tạo độc đáo. Khuynh hướng lãng mạn, lý tưởng thẩm mỹ cái “tôi” của tác giả là khuynh hướng chung của thời kỳ này. Xuân Diệu và bài thơ Vội Vàng chính là tác giả – tác phẩm tiêu biểu của phòng trào thơ mới.
I. Soạn bài Vội vàng Ngữ văn 11: Tìm hiểu chung về Tác giả – Tác phẩm
1. Tác giả Xuân Diệu
a. Tiểu sử
Nhà thơ Xuân Diệu (1916 -1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Ông là thành viên của Tự lực văn đoàn, tham gia Mặt trận Việt Minh từ trước Cách mạng tháng tám 1945. Cả đời ông gắn bó với nền văn học dân tộc.
Xuân Diệu được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình”, là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
Xuân Diệu xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn.
b. Sự nghiệp thơ văn
Nhà thơ Xuân Diệu đã để lại một sự nghiệp văn học lớn, tiêu biểu là các tập thơ: Thơ thơ, Riêng chung, Gửi hương cho gió…Các tập văn xuôi: Những bước đường tư tưởng của tôi, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam…
2. Tác phẩm Vội vàng
Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám.
Bài thơ vội vàng thể hiện rõ ý thức cá nhân của “cái tôi” thơ mới, vừa mang đậm bản sắc riêng của hồn thơ Xuân Diệu.
Nội dung chính của bài thơ Vội vàng là chính là ước muốn sống mãnh liệt, sống hết mình và quý trọng từng giây phút bởi vì tuổi trẻ hữu hạn. Ẩn đằng sau đó quan niệm nhân sinh đầy mới mẻ và rất hiếm gặp trong những tác phẩm thơ ca truyền thống
Hướng Dẫn Soạn Bài Từ Ấy – Tố Hữu ngắn gọn nhất
Hướng Dẫn Soạn Bài Đây Thôn Vĩ Dạ-Phân Tích Chi Tiết Từng Khổ Thơ
Soạn Bài Tràng Giang – Huy Cận: Nỗi Buồn Trước Thiên Nhiên Rộng Lớn
II. Hướng dẫn soạn bài vội vàng ngữ văn 11 – Phân tích tâm hồn thơ lãng mạn của Xuân Diệu
Câu 1: Bố cục tác phẩm Vội vàng
Bài thơ Vội vàng chia làm 3 đoạn:
– Đoạn 1 (13 câu thơ đầu): bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
– Đoạn 2 ( từ câu 14 đến câu 29): thể hiện nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người, trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.
– Đoạn 3 (đoạn còn lại): lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ.
Câu 2: Phân tích 13 câu thơ đầu
Với Xuân Diệu, thời gian là thứ một đi không trở lại. Vũ trụ không ngừng vận động, thời gian cứ thể mà trôi, mỗi giây mỗi phút trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động, rất biện chứng về vũ trụ và thời gian:
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.
Rất nhạy cảm trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian, nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới đã lấy cái quỹ thời gian hữu hạn của đời người, thậm chí lấy thời gian quý giá nhất của mỗi cá nhân là tuổi trẻ để làm thước đo thời gian.
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mấtLòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chậtKhông cho dài thời trẻ của nhân gianNói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoànNếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạịCòn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãiNên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
– Do ý thức sâu sắc về sự trôi qua nhanh chóng, một đi không trở lại ấy mà nhà thơ lại cuống quýt vội vàng. Qua cái nhìn độc đáo của Xuân Diệu, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, chia lìa
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt….
Mỗi sự vật trong vũ trụ đang từng giây, từng phút ngậm ngùi chia ly tiễn biệt một phần đời của mình:
Con gió xinh thì thào trong lá biếcPhải chăng hờn vì nỗi phải bay điChim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thiPhải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa
Thời gian trôi qua nhanh chóng, không thể níu giữ. Vậy thì chỉ còn một cách thôi: Hãy mau lên, “vội vàng” lên để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình, tận hưởng những gì cuộc đời đã ban tặng. Đó chính là niềm khao khát sống sôi nổi, mãnh liệt của tuổi trẻ
Câu 3: Phân tích 16 câu thơ giữa
Xuân Diệu đã phát hiện ra có một thiên đường ngay trên mặt đất này, không xa lạ mà rất đỗi quen thuộc, ở ngay trong tầm tay. Hình ảnh thiên nhiên và sự sống quen thuộc hiện ra qua cái nhìn và sự cảm nhận độc đáo của nhà thơ:
+ Hình ảnh thiên nhiên và sự sống được Xuân Diệu gợi lên vừa gần gũi, thân quen, vừa quyến rũ và đầy tình tứ. Nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó một tình yêu rạo rực, đắm say , ngay ngất:
Của ong bướm này đây Này đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửaTháng giêng ngon như một cặp môi gần
+ Hình ảnh thiên nhiên và sự sống, qua sự cảm nhận của Xuân Diệu còn nhuốm màu chia li, mất mát:
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
….
Phải chăng vì độ phai tàn sắp sửa”
– Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một quan niệm mới mẻ về cuộc sống, về tuổi trẻ và hạnh phúc. Đối với Xuân Diệu, thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là vì có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quý giá nhất của con người là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ chính là tình yêu. Hãy hưởng thụ những gì mà cuộc sống dành cho mình, hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ, đó là một quan niệm mới, tích cực và thấm đượm tinh thần nhân văn.
Câu 4: Phân tích đoạn thơ cuối trong bài Vội vàng
– Đặc điểm hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu của đoạn thơ cuối:
+ Hình ảnh trong đoạn thơ cuối gần gũi, quen thuộc mà tươi mới, giàu sức quyến rũ và tình tứ. Đó là những hình ảnh rất táo bạo và đầy cảm giác.
+ Ngôn từ của bài thơ gần với lời nói thường, nhưng được nâng cao lên thành nghệ thuật. Cách dùng từ của Xuân Diệu rất táo bạo. Cảm xúc dào dạt, mãnh liệt đã tạo nên những làn sóng ngôn từ vừa đan vào nhau, vừa cộng hưởng với nhau theo chiều tăng tiến. Tác giả dùng dồn dập những động từ mạnh, tăng tiến chỉ sự đắm say, nhiều danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân của tuổi trẻ, nhiều tính từ chỉ xuân sắc, sử dụng nhiều điệp từ, điệp cú.
+ Nhịp điệu của đoạn thơ dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt
III.
Kết luận
Khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái “tôi” của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.
Cám em học sinh có thể tham khảo hướng dẫn soạn bài và phân tích các tác phẩm khác
Soạn Bài Vội Vàng Ngắn Nhất
Tài liệu hướng dẫn soạn bài Vội vàng của Xuân Diệu được biên soạn chi tiết giúp em cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu. Qua đó, các em cũng sẽ thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luân lí sâu sắc; những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ.
Cùng tham khảo…
Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
I. Tác giả
1. Cuộc đời
– Xuân Diệu (1916 – 1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu, quê cha ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, sinh ra ở vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (quê mẹ).
– Học xong tú tài, Xuân Diệu có thời gian làm tham tá thương chính ở Mỹ Tho (1940 – 1943), sau thôi việc ra Hà Nội viết văn, làm báo.
– Ông là một thành viên của tổ chức Tự Lực văn đoàn.
– Sau năm 1945, Xuân Diệu là đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khoá I (1946 – 1960).
– Với những cống hiến cho nền văn học nước nhà, Xuân Diệu xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn.
2. Sự nghiệp văn học
– Xuân Diệu có thơ đăng báo từ 1935, được chào đón như một đại diện tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới với các tập Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945). Xuân Diệu cũng chính là tác giả của tập truyện ngắn Phấn thông vàng (1939) khá đặc sắc.
– Sau 1945, ông vẫn tiếp tục sáng tác thơ, viết nhiều tiểu luận về thơ và tham gia hoạt động xã hội một cách tích cực, có uy tín và ảnh hưởng rộng rãi.
– Các tập thơ chính (sau hai tập trên): Ngọn quốc kì (1945), Hội nghị non sông (1946), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau – Cầm tay (1962), Tôi giàu đôi mắt (1970), Hồn tôi đôi cánh (1976), Thánh ca (1982)…
– Các tập bút kí, tiểu luận phê bình: Trường ca (1945), Tiếng thơ (1951), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Và cây đời mãi mãi xanh tươi (1971), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (2 tập – 1981, 1982), Công việc làm thơ (1984)…
– Xuân Diệu là nhà thơ có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn, nhiều mặt cho nền văn hoá, văn học dân tộc. Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt I (1996).
3. Phong cách nghệ thuật
– Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng của thơ tình, thơ ông thấm đẫm chất men say tình ái, của trái tim rạo rực khao khát được hiến dâng và mong đợi tình yêu.
– Một thời, phong cách thơ Xuân Diệu vẫn bị xem là Tây nhưng đó lại là hình thức tốt nhất giúp nhà thơ lưu giữ được những ấn tượng, những cảm nhận rất mới về sự sống.
– Trước Cách mạng tháng tám, Xuân Diệu được mệnh danh là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Thơ ông thể hiện sự thoát xác trọn vẹn khỏi tính qui phạm của văn học trung đại. Sau cách mạng, thơ Xuân Diệu hướng mạnh vào thực tế đời sống và rất giàu tính thời sự. Ông cổ vũ và hăng hái thể nghiệm khuynh hướng phối kết hai nền văn hoá Đông và Tây trong thơ.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh xuất xứ
– được in trong tập Thơ thơ xuất bản năm 1938, được xem là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
2. Nội dung
– Bài thơ thể hiện triết lí sống “vội vàng” của Xuân Diệu, một kiểu sống lãng mạn nhưng lại rất thiết thực, trần thế.
– Bằng cách phô bày mọi vẻ đẹp của thiên đường trần thế, bài thơ thể hiện cái nhìn nhạy cảm với thời gian của Xuân Diệu và bộc lộ niềm khát khao giao cảm mạnh mẽ với cuộc đời.
3. Bố cục
Có thể chia bài thơ thành 3 phần như sau:
– Đoạn 1 (13 câu thơ đầu): Bộc lộ tình yêu trần thế tha thiết.
– Đoạn 2 (Từ câu 14 đến câu 29): Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước sự trôi đi nhanh chóng của thời gian.
– Đoạn 3 (Từ câu 30 đến hết): Lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của cuộc đời, của vũ trụ.
4. Một số ý kiến nhận định về Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng
– “… Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân.
… Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết.”
(Hoài Thanh, Hoài Chân – Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội 1988)
– “Bài thơ là tiếng nói sôi nổi hăm hở của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt…”
(Nguyễn Đăng Mạnh – SGK Văn 11, tập 2 NXB Giáo dục 2000)
– ” Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vương trên dải trán ngây thơ, mắt như lưu luyến mọi người và miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sáng ân ái. Chàng đi trên đường thơ, hái những bông hoa gặp dưới chân, những hương sắc nẩy ra bởi ánh sáng của lòng chàng. Thơ Thơ là cụm đầu mùa chàng tặng cho nhân gian. Và từ đây, chúng ta đã có Xuân Diệu.”
(Thế Lữ – Tựa tập Thơ thơ – Tuyển tập Xuân Diệu)
– “Vội vàng (trong tập Thơ thơ – 1938) và Giục giã (trong tập Gửi hương cho gió – 1915) là hai bài thơ tiêu biểu cho quan niệm về thời gian trong thơ Xuân Diệu. Thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu mang sắc thái riêng: thi sĩ dồn nén quá khứ, tương lai về hiện tại và trong cái hiện tại, nhà thơ chỉ chú ý tới cái – bây – giờ”.
(Phan Cư Đệ – Bình giảng văn học Việt Nam hiện đại – NXB ĐHQG, Hà Nội 2002)
Hướng dẫn soạn bài Vội vàng chi tiết
Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu soạn bài Vội vàng trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 2.
Đọc – hiểu văn bản
1 – Trang 23 SGK
Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.
Trả lời:
Bố cục bài thơ có thể được chia thành 3 đoạn:
– Đoạn 1 (13 câu thơ đầu): Bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
– Đoạn 2 (từ câu 14 đến câu 29): Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.
– Đoạn 3 (còn lại): Lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ.
Ba đoạn thơ này vận động vừa rất tự nhiên về cảm xúc vừa rất chặt chẽ về luận lí. Nó làm cho bài thơ như là một dòng chảy dào dạt, hồn nhiên của tâm trạng.
2 – Trang 23 SGK
Xuân Diệu cảm nhận về thời gian như thế nào? Vì sao nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian?
Trả lời:
Thời gian của tự nhiên thì luôn tuân thủ theo quy luật vận động bất biến. Nhưng quan niệm về thời gian, sự cảm nhận về thời gian thì ở mỗi thời đại và ở mỗi cá nhân lại có thể có những nét khác nhau. Thơ Xuân Diệu và nhất là trong Vội vàng, Xuân Diệu đã đưa ra một quan niệm mới, một cảm nhận mới về thời gian. Nếu các nhà thơ trung đại quan niệm thời gian là tuần hoàn, là vĩnh cửu thì Xuân Diệu, nhờ tri thức khoa học của thời đại và ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đã nhận ra thời gian vận động tuyến tính, một đi không trở lại. Thời gian thật sự khắc nghiệt, đời người có hạn và tuổi xuân ngắn ngủi.
Thực ra thì từ xa xưa, nhiều thi nhân đã từng than thở về sự ngắn ngủi của đời người. Người ta gọi kiếp người là ” áng phù vân“, là ” bóng câu qua cửa sổ“,… Nhưng do xuất phát từ cái nhìn tĩnh tại, có tính siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ để làm thước đo thời gian nên quan niệm thời gian là tuần hoàn. Thời ấy, cá nhân chưa tách khỏi cộng đồng, con người còn gắn làm một với vũ trụ, cho nên người ta vẫn đinh ninh người chết chưa hẳn là hư vô, vẫn có thể cùng với cộng đồng và trời đất tuần hoàn. Vì thế nhân vật trữ tình trong thơ ca trung đại thường ở tư thế ung dung, tự tại, bình tĩnh, ít thấy có sự vội vàng, cuống quýt để “sống gấp”.
Đến thế hệ các nhà thơ mới, khi ý thức cá nhân đã trỗi dậy mạnh mẽ, quan niệm về thời gian như trên đã hoàn toàn đổ vỡ. Xuân Diệu đưa ra một quan niệm mới, chống đối lại quan niệm thời gian tuần hoàn của người xưa. Với ông hoàng thơ tình Xuân Diệu, thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại. Vũ trụ không ngừng vận động, thời gian luôn luôn chảy trôi, mỗi giây phút trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động, rất biện chứng về vũ trụ và thời gian:
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.
Nhà thơ đã lấy cái quỹ thời gian hữu hạn của đời người, thậm chí lấy khoảng thời gian quý giá nhất của mỗi cá nhân là tuổi trẻ để làm thước đo thời gian. Lời thơ được cấu trúc thành một cuộc tranh biện, theo đó nhà thơ khẳng định dẫu vũ trụ có thể vĩnh viễn, thời gian có thể tuần hoàn, nhưng ” tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại“:
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời,
Nhìn thấu sự trôi qua nhanh chóng, một đi không trở lại của thời gian nên cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, chia lìa: ” Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi – Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt“. Mỗi sự vật trong vũ trụ đang từng giây, từng phút ngậm ngùi chia li, tiễn biệt một phần của đời mình:
Con gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Cách cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu, xét đến cùng là do ý thức sâu sắc về “cái tôi” cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời, nâng niu trân trọng từng giây, từng phút của cuộc đời, nhất là những năm tháng tuổi trẻ. Trong hoàn cảnh bình thường của đất nước, đây là một quan niệm và thái độ sống tích cực, thấm đượm tư tưởng nhân văn.
Vì thời gian chảy trôi vội vã nên không thể không níu thời gian ở lại:
Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi;
Nhưng đó chỉ là một mong ước không bao giờ thực hiện được. Vậy chỉ còn một cách thôi: Hãy mau lên, “vội vàng” lên để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình, tận hưởng những gì mà cuộc đời ban tặng cho mình: ” Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng – Cho no nê thanh sắc của thời tươi“. Đó là niềm khát khao sống sôi nổi, mãnh liệt của thanh niên, của tuổi trẻ.
3 – Trang 23 SGK
Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả như thế nào? Hãy chỉ ra những nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc.
Trả lời:
Vội vàng, cuống quýt níu giữ thời gian, khát khao sống dạt dào cảm xúc với thời trai trẻ, Xuân Diệu đã phát hiện ra có một thiên đường ngay trên mặt đất này, không xa lạ mà rất đỗi thân quen, ở ngay trong tầm tay của mỗi chúng ta. Hình ảnh thiên nhiên và sự sống quen thuộc hiện ra qua cái nhìn và sự cảm nhận độc đáo của nhà thơ. Hình ảnh thiên nhiên và sự sống được Xuân Diệu gợi lên vừa gần gũi, thân quen, vừa quyến rũ, đầy tình tứ. Nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó một tình yêu rạo rực, đắm say, ngây ngất:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Hình ảnh thiên nhiên và sự sống, qua cảm nhận của Xuân Diệu, như đã nói, còn nhuốm màu chia li, mất mát: ” Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi […] – Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa“. Đây chính là hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống được cảm nhận qua lăng kính thời gian, một thời gian trôi qua nhanh chóng, một đi không trở lại.
Thiên nhiên qua con mắt Xuân Diệu đều nhuốm màu tình tứ, đều tràn ngập xuân tình, tràn đầy sắc dục. Đó là cái nhìn lấy con người làm chuẩn mực cho thiên nhiên, quy chiếu thiên nhiên về vẻ đẹp của giai nhân: ” Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”, “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!“. Đây là một cách nhìn rất mới, rất Xuân Diệu.
Qua cách miêu tả hình ảnh thiên nhiên, Xuân Diệu đã thể hiện một quan niệm mới về cuộc sống, về tuổi trẻ và hạnh phúc. Đối với Xuân Diệu, thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là vì có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ chính là tình yêu. Đó là một quan niệm mới, tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn.
4 – Trang 23 SGK
Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ và nhịp điệu của đoạn thơ cuối bài. Nhà thơ đã sáng tạo được hình ảnh nào mà anh (chị) cho là mới mẻ, độc đáo nhất?
Trả lời:
– Hình ảnh trong đoạn thơ cuối gần gũi, quen thuộc mà tươi mới, giàu sức sống, đầy quyến rũ và tình tứ. Đó là những hình ảnh rất táo bạo, đầy cảm giác và có tính sắc dục.
– Ngôn từ của bài thơ tự nhiên, gần với lời nói thường, nhưng đã được nâng lên thành nghệ thuật. Cảm xúc dào dạt, mãnh liệt đã tạo nên những làn sóng ngôn từ vừa đan vào với nhau, vừa cộng hưởng với nhau theo chiều tăng tiến. Tác giả dùng dồn dập những động từ mạnh, tăng tiến chỉ động tác đắm say; nhiều danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân, tươi trẻ; nhiều tính từ chỉ xuân sắc; nhiều điệp từ, điệp cú pháp có tác dụng nhấn mạnh ý.
– Nhịp điệu của đoạn thơ dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.
Soạn bài Vội vàng phần Luyện tập
Trong Nhà văn hiện đại, nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã viết: ” Với những nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”.
Qua phân tích bài thơ Vội vàng, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Trả lời:
Câu nói của nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã tổng kết chung nhất là quan niệm sáng tác cũng như nghệ thuật của Xuân Diệu.
+ Thơ Xuân Diệu mang đến hai nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân.
+ Trong mọi hoàn cảnh tâm lí, tâm trạng thì Xuân Diệu cũng đều thể hiện một nỗi niềm yêu đời tha thiết: ” Dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía “.
– Triết lí sống vội vàng mà Xuân Diệu thể hiện trong tác phẩm:
+ Phải vội vàng tận hưởng hạnh phúc và niềm vui mà cuộc đời ban tặng cho con người. Thời gian cứ vô tình trôi đi mà không đợi chờ ai bao giờ cả.
+ Phải vội vàng thu nhận những vẻ đẹp của sự sống vì cái đẹp cũng giống như tuổi trẻ sẽ qua đi rất nhanh, không bao giờ trở lại.
+ Phải vội vàng lên, phát huy mọi giác quan để cảm nhận cuộc đời, để nhận gấp nhiều lần sự sống.
* Quan niệm sống của Xuân Diệu
– Xuân Diệu đã thể hiện một quan niệm mới, tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn về cuộc đời, về tuổi trẻ, về hạnh phúc.
+ Đối với Xuân Diệu: thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là vì có con người. Họ được sống giữa tuổi trẻ và tình yêu.
+ Thời gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu.
+ Biết hưởng thụ chính đáng những gì mà cuộc sống dành cho mình, hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ.
– Với cảm hứng về “tuổi xuân” lúc nào Xuân Diệu cũng là thanh niên với giọng yêu đời thắm thiết.
+ Đoạn 2 chính là những nỗi buồn của tác giả khi mà phải đứng nhìn thời gian qua đi, tuổi xuân cũng vì thế mà trôi đi mất. Đó là sự khát khao được cống hiến cho đời, cho cuộc sống nơi tác giả.
Soạn bài Vội vàng tóm tắt ngắn gọn nhất
Bài thơ có thể chia thành ba đoạn:
– Đoạn 1 (13 câu đầu): Bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
– Đoạn 2 (từ câu 14 đến câu 29): Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.
– Đoạn 3 (còn lại): Lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, vũ trụ.
– Cảm nhận về thời gian của thi nhân ở đây gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ của một con người yêu cuộc sống thiết tha, say đắm, nên mang nét riêng của Xuân Diệu rất rõ.
– Thời gian của tự nhiên thì luôn tuân thủ theo quy luật vận động bất biến, nhưng thời gian theo cách nhìn của Xuân Diệu (bị ảnh hưởng bởi thời đại và văn hóa phương Tây) thì thời gian vận động tuyến tính, một đi không trở lại. Thời gian thật sự khắc nghiệt, đời người có hạn và tuổi xuân ngắn ngủi.
– Tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian bởi: nhà thơ ý thức rõ sự mất mát khi thời gian trôi qua. Bởi vậy, cái tôi của nhà thơ, một cái tôi ý thức rất rõ về thời gian đã tận hưởng những phút giây tuổi xuân mà cuộc đời đã trao tặng mình. Đó là niềm khát khao sống sôi nổi, mãnh liệt của thanh niên, của tuổi trẻ.
– Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả: đầy màu sắc, tươi trẻ, hình ảnh, âm thanh tươi đẹp, đầy sức sống, sôi nổi.
– Xuân Diệu quan niệm: hạnh phúc không ở đâu xa, nó tồn tại ngay giữa trần thế này. Đó là: hoa đồng cỏ nội, ong bướm, chim chóc… Vì vậy, phải biết giữ lấy hạnh phúc, giữ lại vẻ đẹp của cuộc sống.
* Đặc điểm hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ cuối:
– Hình ảnh quen thuộc mà tươi mới, giàu sức sống, quyến rũ.
– Cảm xúc ào ạt, tràn trề khiến Xuân Diệu sử dụng ngôn từ đặc biệt:
+ Nghệ thuật điệp cấu trúc theo lối tăng tiến: Ta muốn: ôm, riết, say, thâu, cắn.
+ Kết hợp sử dụng các động từ mạnh, danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân, tính từ chỉ xuân sắc.
– Nhịp điệu của bài thơ dồn dập, hối hả, sôi nổi, cuồng nhiệt.
* Xuân Diệu đã sử dụng các hình ảnh độc đáo, mới lạ: Mây đưa gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn nhiều, cây, cỏ rạng, mùi thơm ánh sáng, thanh sắc, thời tươi, xuân hồng… kết hợp với các động từ mạnh và tính từ chỉ xuân sắc → thể hiện lòng yêu đời, ham sống bùng lên hối hả để tận hưởng những hương vị ngọt ngào, say đắm của cuộc sống.
Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt. Tư tưởng đó được thể hiện qua một hình thức nghệ thuật điêu luyện: sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ.
[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Vội vàng một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.
Tâm Phương (Tổng hợp)
Kỳ Tích Điều Tra Nhờ Phương Pháp Độc Đáo
Trong lịch sử hình sự của nước Mỹ có một vụ án mang dấu mốc với ý nghĩa đặc biệt bởi mở ra thời kỳ mới cho công việc điều tra trọng án. Phải mất đến 17 năm và phải nhờ cậy đến biện pháp độc đáo chưa hề được áp dụng cho tới khi đó thì Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) mới có thể lần ra tội phạm. Đấy là vụ án về kẻ tự chế tạo bom để giết người được FBI đặt cho biệt danh là Unabomber.
Trong lịch sử hình sự của nước Mỹ có một vụ án mang dấu mốc với ý nghĩa đặc biệt bởi mở ra thời kỳ mới cho công việc điều tra trọng án. Phải mất đến 17 năm và phải nhờ cậy đến biện pháp độc đáo chưa hề được áp dụng cho tới khi đó thì Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) mới có thể lần ra tội phạm. Đấy là vụ án về kẻ tự chế tạo bom để giết người được FBI đặt cho biệt danh là Unabomber. Bomber có nghĩa là kẻ đánh bom, còn Una là viết tắt ghép từ Universities and Airlines, hàm nghĩa kẻ này chuyên tập trung dùng bom tự chế để giết người ở các trường đại học và hãng hàng không.
Trong thời gian 17 năm liền, người này tiến hành rất nhiều vụ đánh bom làm 3 người chết và ít nhất 28 người khác bị thương, đa phần đều bị thương rất nặng. Điều đặc biệt ở đây là người này học hành rất giỏi, tốt nghiệp một trong những trường đại học lừng danh nhất của nước Mỹ là trường Đại học tổng hợp Harvard. Người này lại xuất thân từ gia đình giàu có chứ không phải nghèo khó, sống trong nhung lụa chứ không phải vật lộn đường đời để bươn chải cuộc sống.
Vậy mà rồi người này bỏ đô thành vào rừng núi sống ẩn dật và biệt lập, ở đó tự chế tạo bom, lựa chọn nạn nhân bất kỳ và tiến hành ám sát họ. Tất cả những nạn nhân đều giống nhau ở chỗ không phải là dân thường trên đường phố mà là kỹ sư hay nhà khoa học, thầy thuốc hay nhà quản lý doanh nghiệp, và tất cả các vụ đặt bom tấn công của người này đều là các trường đại học và các hãng hàng không. Ở đây hàm chứa một điều là người này thù hận khoa học kỹ thuật hiện đại và căm ghét xã hội hiện đại cũng như cho rằng khoa học kỹ thuật hiện đại đã làm cho xã hội bị thay đổi nên không còn được như trước nữa và trường đại học cũng như các hãng hàng không bị coi là biểu tượng cho và cội nguồn của những gì đã làm cho xã hội phát triển hiện đại.
Người này cho rằng khoa học kỹ thuật phát triển làm xã hội mất ổn định và xô đẩy con người vào cuộc sống không thể được thoả mãn và hạnh phúc, biến con người thành nô lệ của khoa học kỹ thuật và hệ thống chính trị. Người này đòi thế giới phải được trở lại hoang dã như xa xưa.
Trong suốt 17 năm, từ 1978 đến 1995, người này dùng bom thư tự chế trong túp lều nhỏ giữa rừng ở bang Montana gieo rắc nỗi kinh hoàng trên khắp nước Mỹ mà không hề bị cảnh sát phát hiện. Sau lần gửi bom thư ngày 24/4/1995, người này công bố một bài viết dài 35.000 từ với tiêu đề “Xã hội công nghiệp và tương lai của nó” coi làm tuyên ngôn của chính mình và gửi nó cho cảnh sát, đồng thời tuyên bố chấm dứt việc gửi bom thư.
Cho tới thời điểm ấy, cảnh sát Mỹ vẫn không biết người này có tên gọi là Theodore Kaczynski, sinh năm 1942 ở Chicago. Khi ấy, cảnh sát Mỹ đã treo giải thưởng đến 10 triệu USD cho người cung cấp thông tin giúp tìm ra Kaczynski. Cuộc điều tra vụ án này đi vào lịch sử hình sự ở nước Mỹ với việc cảnh sát dùng cách hành văn và khẩu ngữ của người này để dựng nên chân dung thủ phạm. Cảnh sát cho đăng công khai tuyên ngôn nói trên của Kaczynski với hy vọng sẽ có ai đấy khi đọc sẽ nhận ra tác giả của nó.
Và đúng như thế thật. Cô em gái họ của Kaczynski nhận ra. Rồi người em trai họ cũng nhận ra. Thông qua luật sư, họ báo cảnh sát và rồi cảnh sát mò ra Theodore Kaczynski. Năm 1996, người này bị bắt. Năm 1998, người này bị đưa ra xét xử và bị toà án tuyên án 8 lần tù chung thân. Biện pháp dùng cách hành văn và khẩu ngữ để nhận diện tội phạm lần đầu tiên được áp dụng ở Mỹ và trên thế giới.
Soạn Bài: Xin Lập Khoa Luật – Ngữ Văn 11 Tập 1
Xin chào các em! Hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Xin lập khoa luật của tác giả Nguyễn Trường Tộ.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm những lĩnh vực là: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh (chính sách và luật pháp) của quốc gia.
* Ông đã giới thiệu việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây: “phàm những ai đã nhập ngạch bộ Hình xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trật chứ không bao giờ bị phiếm truất. Dù vua, triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc”.
Câu 2:
* Tác giả chủ trương vua, quan và dân phải có thái độ trước pháp luật là: Bất luận quan hay dân mọi người đều phải học luật nước.
* Ông chủ trương như vậy là bởi vì luật đã bao trùm lên tất cả. Nếu một đất nước không có bộ luật cụ thể thì làm sao giữ được kỉ cương phép nước. Từ quan cho đến thứ dân đều phải hiểu và làm đúng theo luật quy định.
Câu 3:
Theo Nguyễn Trường Tộ, Nho học truyền thống không có tôn trọng luật pháp. Bởi theo ông: “Biết rằng đạo làm người không gì bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa. Nhưng các sách Nho chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng. Bởi vậy xưa nay học đã nhiều mà mấy ai đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm?”.
Hơn thế nữa: “Từ xưa đến nay các vua chúa nắm quyền thống trị cứu nước giúp đời đều nhờ hiểu luật, còn các sách cũng chỉ là phụ thuộc. Nếu trong nước không có luật thì dù có vạn quyển sách cũng không thể trị dân được”.
Câu 4:
Tác giả quan niệm về mối quan hệ giữa đạo đức và luật pháp:
Theo Nguyễn Trường Tộ, luật pháp và đạo đức có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Luật còn là đạo đức, đạo làm người “trái luật là có tội, giữ đúng luật là đạo đức”. Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định: “có đạo đức nào lớn hơn chí công vô tư?”. Theo tác giả, cái đức của pháp luật ấy chính là lẽ công bằng, còn chí công vô tư chính là cái gốc của đức trong luật.
Câu 5:
Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích:
Tăng thêm sức thuyết phục với nhà vua, tác giả đã đưa ra quan niệm của đạo Nho: “Từ tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ”. Không những thế, tác giả cũng lấy ngay lời của Khổng Tử: “Ta chưa hề thấy ai nhận được lỗi mình mà biết tự trách phạt”. Chép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc”. Đây chính là biện pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông”.
Đạo Nho là một thứ luật phong kiến với nội dung: không gì lớn bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa.
Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp vì chỉ nói suông trên giấy, làm tốt chẳng ai khen, làm dở chẳng ai chê, đến Khổng Tử cũng công nhận điều này.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Vội Vàng Ngữ Văn 11: Quan Niệm Sống Độc Đáo trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!