Xu Hướng 6/2023 # Soạn Văn: Phương Pháp Thuyết Minh # Top 7 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Soạn Văn: Phương Pháp Thuyết Minh # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Văn: Phương Pháp Thuyết Minh được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 8, chúng tôi đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.

Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “ Phương pháp thuyết minh”.

1. SOẠN VĂN PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh

Quan sát, học tập, tích lũy tri thức đế làm bài văn thuyết minh

a) Đọc lại các bản thuyết minh vừa học và cho biết các văn bản ấy đã sử dụng tri thức gì?

b) Làm thế nào để có các tri thức ấy? Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy ở đây như thế nào?

c) Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh không?

Trả lời:

a, Các văn bản thuyết minh vừa học (Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất) sử dụng loại tri thức : khoa học tự nhiên và khoa học xã hội…

b.

– Để tích lũy tri thức ấy, ta cần: Quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng, nắm bắt được bản chất, đặc trưng của sự vật cần thuyết minh.

– Vai trò của việc quan sát, học tập, tích lũy kiến thức: Có nguồn thông tin chính xác, thực tế và hấp dẫn hơn.

c) Bằng tưởng tượng, suy lận không thể làm bài văn thuyết minh vì tri thức trong văn thuyết minh cần độ chính xác cao.

Phương pháp thuyết minh

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

– Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

(Huế)

– Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).

(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)

Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh.

b) Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất sự việc. (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

c) Phương pháp nêu ví dụ

Chỉ ra và nêu tác dụng của các ví dụ trong đoạn trích (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

d) Phương pháp dùng số liệu, con số

Đoạn văn (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1) cung cấp những số liệu, con số nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố không?

e) Phương pháp so sánh

Đọc câu văn (trang 128 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và cho biết tác dụng của phương pháp so sánh.

g) Phương pháp phân loại phân tích

Hãy cho biết bài Huế đã trình bày đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?

Trả lời:

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

Đọc các câu và trả lời câu hỏi.

– Trong những văn bản trên, ta thường gặp những từ “là”. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.

– Vai trò, đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh: Cung cấp tri thức khoa học chính xác, tăng tính mạch lạc, logic cho văn bản.

b) Phương pháp liệt kê

Tác dụng của phương pháp liệt kê:

– Cho thấy được lợi ích đa dạng của cây dừa.

– Làm rõ được: bao bì ni lông có rất nhiều tác hại

c) Phương pháp nêu ví dụ.

– Ví dụ: “ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la”. Ví dụ này có tác dụng nhấn mạnh nội dung diễn đạt, thuyết phục người đọc, làm cho người đọc có ý thức trong chiến dịch chống thuốc lá.

d) Phương pháp dùng số liệu (con số)

– Số liệu được cung cấp: dưỡng khí 20%, thán khí chiếm 3%, cỏ hấp thụ một ngày 900 kg dưỡng khí và nhả ra 600 kg dưỡng khí.

– Nếu không có số liệu thì sẽ không làm sáng rõ và thuyết phục được người đọc về vao trò của cỏ.

e) Phương pháp so sánh

– Tác dụng của phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh trong câu văn trên giúp người đọc hình dung một cách cụ thể về diện tích của biển Thái Bình Dương. Phép so sánh có tác dụng làm nổi bật đối tượng, khiến cho người đọc dễ hình dung và tăng sức biểu đạt cho văn bản.

g) Phương pháp phân loại, phân tích.

Trong bài Huế, thành phố Huế được giới thiệu ở nhiều phương diện : địa thế sông núi, kiến trúc, vườn tược, con người, ẩm thực, truyền thống đấu tranh.

Luyện tập

Câu 1: Tác giả bài Ôn dịch, thuốc lá đã nghiên cứu, tìm hiểu rất kĩ để nên lên yêu cầu chống nạn thuốc lá. Em hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết.

Lời giải chi tiết:

-Phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài “Ôn dịch thuốc lá”: Kiến thức y học, tri thức đời sống xã hội, phương tiện truyền thông, tâm lí quan tâm tới cộng đồng.

Câu 2: Bài viết đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào để nêu bật tác hại của thuốc lá.

Lời giải chi tiết:

– Phương pháp thuyết minh làm nổi bật tác hại của thuốc lá:

+ Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh tác hại của việc hút thuốc với uống rượu

+ Phương pháp phân tích, giải thích: Phân tích các chất độc hại có trong thuốc lá ảnh hưởng tới sức khỏe con người

+ Phương pháp nêu ví dụ, số liệu: ngày nay đi các nước phát triển… người vi phạm.

Câu 3: Đọc văn bản thuyết minh (trang 129 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và trả lời câu hỏi: Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức như thế nào? Văn bản này đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?

Lời giải chi tiết:

– Văn bản “Ngã ba Đồng Lộc” đòi hỏi những kiến thức:

+ Kiến thức địa lí về Ngã ba Đồng Lộc

+ Vị trí chiến lược của Ngã ba Đồng Lộc

+ Kiến thức về 10 cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ ở đó.

+ Kiến thức về nhân vật cô gái La Thị Tám.

– Các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản: Liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu.

Câu 4: Hãy cho biết cách phân loại sau đây của bạn lớp trưởng đối với những bạn học yếu trong lớp có hợp lí không:

“Lớp ta có nhiều bạn học chưa tốt. Trong đó có những bạn có điều kiện học tốt nhưng ham chơi, nên học yếu. Có những bạn học được nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thường bỏ học, hoặc đi muộn nên học yếu. Lại có những bạn vốn kiến thức cơ sở yếu từ lớp dưới, tiếp thu chậm, nên học yếu. Đối với ba nhóm học sinh đó, chúng ta nên có những biện pháp khác nhau để giúp đỡ họ”.

Lời giải chi tiết:

Sự phân loại của lớp trưởng là hợp lý, phân loại được các nguyên nhân khiến các bạn trong lớp học yếu, từ đó đưa ra biện pháp giúp đỡ:

– Có điều kiện học tốt nhưng ham chơi nên học yếu

– Gia đình khó khăn, thường bỏ học, đến lớp chậm nên học yếu.

– Kiến thức yếu, tiếp thu chậm nên học yếu.

2. SOẠN VĂN PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH CHI TIẾT

3. SOẠN VĂN PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH HAY NHẤT

Soạn văn: Phương pháp thuyết minh (chi tiết)

Đề bài học sinh xem bên trên.

Lời giải

I-TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

1- Quan sát, học tập, tích lũy tri thức đế làm bài văn thuyết minh

a) Đọc lại các bản thuyết minh vừa học và cho biết các văn bản ấy đã sử dụng tri thức gì?

b) Làm thế nào để có các tri thức ấy? Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy ở đây như thế nào?

c) Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh không?

Trả lời:

a)

Cây dừa Bình Định sử dụng loại tri thức khoa học địa lí.

Tại sao lá cây có màu xanh lục sử dụng loại tri thức khoa học thực vật. Huế sử dụng loại tri thức khoa học văn hóa.

Khởi nghĩa Nông Văn Vân sử dụng loại tri thức khoa học lịch sử.

Con giun đất sử dụng loại tri thức khoa học sinh vật.

b) Để có được những tri thức đó chúng ta phải quan sát, học tập, tích lũy kiến thức.

+ Quan sát không đơn thuần là nhìn mà chọn những đặc điểm tiêu biểu của sự vật (đặc điểm có tính ý nghĩa về nội dung và hình thức). Biết cách phân tích đặc điểm của sự vật đó.

+ Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy là để làm cơ sở, tiền đề cho việc làm bài văn thuyết minh. Có kiến thức thực tế thì bài viết mới trở nên thuyết phục, hấp dẫn.

c) Bằng tưởng tượng, suy luận không thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh.

2- Phương pháp thuyết minh

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

– Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

(Huế)

– Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).

(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)

Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh.

Trả lời:

Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ là. Sau từ ấy, người ta cung cấp một kiến thức quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó và chỉ ra đặc điếm, công dụng riêng cúa nó.

b) Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất sự việc. (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Trả lời:

Trong các câu văn trên, phương pháp liệt kê nhằm trình bày tính chất của sự vật một cách cụ thể, dễ nắm bắt và có sức thuyết phục.

c) Phương pháp nêu ví dụ

Chỉ ra và nêu tác dụng của các ví dụ trong đoạn trích (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Trả lời:

Trong đoạn trên, ví dụ là ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đôla, tái phạm phạt 500 dôla. Ví dụ này có tác dụng làm cho người đọc dễ liên hệ thực tế nên cảm nhận vấn đề sâu sắc hơn làm cho những điều có giá trị thuyết phục hơn.

d) Phương pháp dùng số liệu, con số

Đoạn văn (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1) cung cấp những số liệu, con số nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố không?

Trả lời:

– Dưỡng khí chiếm 20% thể tích.

– Thán khí chiếm 3%.

– 500 năm.

– 1 hécta cỏ hấp thụ mỗi ngày 900kg thán khí và nhả ra 600kg dưỡng khí.

Nếu không có số liệu làm cơ sở thực tế thì vấn đề trình bày sẽ trừu tượng, khó nắm bắt và ít sức thuyết phục.

e) Phương pháp so sánh

Đọc câu văn (trang 128 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và cho biết tác dụng của phương pháp so sánh.

Trả lời:

Tác dụng của phương pháp này là làm rõ hơn, cụ thế hơn điều định trình bày.

Trong bài Ôn dịch, thuốc lá người viết so sánh nguy hại của thuốc lá còn nặng hơn AIDS, sự đáng sợ của thuốc lá so với cái đáng sợ của giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu… Nhưng so sánh ấy cho thấy tác hại sâu xa của thuốc lá dưới cái bề ngoài “vô hại” của nó.

g) Phương pháp phân loại phân tích

Hãy cho biết bài Huế đã trình bày đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?

Trả lời:

Bài Huế trình bày các đặc điểm của thành phố Huế là một thành phố đẹp: Đẹp của thiên nhiên Việt Nam, đẹp của thơ, đẹp của những con người sáng tạo, anh dũng.

II- LUYỆN TẬP

Trả lời câu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Tác giả bài Ôn dịch, thuốc lá đã nghiên cứu, tìm hiểu rất kĩ để nên lên yêu cầu chống nạn thuốc lá. Em hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết.

Lời giải chi tiết:

– Bài viết sự hiểu biết sâu sắc của người viết về vấn đề trình bày

Kiến thức y học:

+ Khói thuôc chưa nhiều chất độc.

+ Vòm họng, phế quản, nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc làm tê liệt.

+ Khói thuốc gây ho hen viêm phế quản.

+ Trong khói thuốc lá có chất đi-o-xin… giảm sút sức khỏe con người.

+ Khói thuốc ung thư vòm họng, ung thư phổi.

+ Chất ni-co-tin trong thuốc lá làm huyết áp tăng cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim.

– Sự hiểu biết về tâm lí xã hội, sự quan tâm tới vấn đề xã hội

+ Bệnh viêm phế quản… hại sức khỏe cộng đồng.

+ Hút thuốc lá nơi công cộng… sinh con suy yếu

+ Từ điếu thuốc sang cốc bia rồi đến ma túy… từ điếu thuốc.

⟶ Những hiểu biết trên được trình bày chứng tỏ tác giả là người có tầm am hiểu sâu sắc về khoa học, có trình độ chuyên môn và có ý thức trách nhiệm với xã hội.

Trả lời câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Bài viết đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào để nêu bật tác hại của thuốc lá.

Lời giải chi tiết:

– Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh tác hại khôn lường của việc hút thuốc với uống rượu (Hẳn rằng người hút thuốc… người uống rượu)

– Phương pháp phân tích, giải thích: Phân tích các chất độc hại có trong thuốc lá ảnh hưởng tới sức khỏe con người ( trong khói thuốc có… sút kém)

– Phương pháp nêu ví dụ, số liệu: ngày nay đi các nước phát triển… người vi phạm.

Trả lời câu 3 (trang 129 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Đọc văn bản thuyết minh (trang 129 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và trả lời câu hỏi: Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức như thế nào? Văn bản này đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?

Lời giải chi tiết:

Văn bản thuyết minh Ngã ba Đồng Lộc

– Kiến thức:

+ Vị trí địa lý của Ngã ba Đồng Lộc

+ Về tập thể 10 cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ san lấp hố bom, đào hầm, đảm bảo an toàn giao thông

+ Cô gái La Thị Tám đầy nhiệt tình cách mạng, dũng cảm và mưu trí.

– Phương pháp thuyết minh

+ Liệt kê: kể tên việc làm của 10 cô gái thanh niên xung phong.

+ Phương pháp nêu ví dụ: “ba lần bị bom nổ vui lấp… giao thông thông suốt”

+ Phương pháp dùng số liệu: “Ngày 24/7/ 1968… hơi thở cuối cùng”

Trả lời câu 4 (trang 129 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Hãy cho biết cách phân loại sau đây của bạn lớp trưởng đối với những bạn học yếu trong lớp có hợp lí không:

“Lớp ta có nhiều bạn học chưa tốt. Trong đó có những bạn có điều kiện học tốt nhưng ham chơi, nên học yếu. Có những bạn học được nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thường bỏ học, hoặc đi muộn nên học yếu. Lại có những bạn vốn kiến thức cơ sở yếu từ lớp dưới, tiếp thu chậm, nên học yếu. Đối với ba nhóm học sinh đó, chúng ta nên có những biện pháp khác nhau để giúp đỡ họ”.

Lời giải chi tiết:

Cách phân loại đó hợp lí vì ba loại đó không trùng lặp, không có trường hợp học sinh vừa ở loại này vừa ở loại khác.

Soạn văn: Phương pháp thuyết minh (hay nhất)

Đề bài học sinh xem bên trên.

Lời giải

I- Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh

1-Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh

a, Các văn bản thuyết minh vừa học (Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất) sử dụng tri thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội…

b, Để có được những tri thức đó chúng ta phải quan sát, học tập, tích lũy kiến thức.

+ Quan sát không đơn thuần là nhìn mà chọn những đặc điểm tiêu biểu của sự vật (đặc điểm có tính ý nghĩa về nội dung và hình thức). Biết cách phân tích đặc điểm của sự vật đó.

+ Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy là để làm cơ sở, tiền đề cho việc làm bài văn thuyết minh. Có kiến thức thực tế thì bài viết mới trở nên thuyết phục, hấp dẫn.

c, Không thể dùng tưởng tượng, suy luận thuần túy để làm bài văn thuyết minh.

2- Phương pháp thuyết minh

a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

+ Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ “là. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.

+ Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ “là”, đưa ra bản chất đối tượng.

b, Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.

+ Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.

+ Đoạn trích trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.

c, Phương pháp nêu ra ví dụ

– Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục . Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.

+ Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.

d, Phương pháp dùng số liệu

– Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.

e, Phương pháp so sánh

– Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy.

f, Phương pháp phân loại, phân tích

– Áp dụng phương pháp phân loại, phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng, sự vật. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra từng loại để trình bày.

II-Luyện tập

Bài 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

– Bài viết sự hiểu biết sâu sắc của người viết về vấn đề trình bày

Kiến thức y học:

+ Khói thuôc chưa nhiều chất độc.

+ Vòm họng, phế quản, nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc làm tê liệt.

+ Khói thuốc gây ho hen viêm phế quản.

+ Trong khói thuốc lá có chất đi-o-xin… giảm sút sức khỏe con người.

+ Khói thuốc ung thư vòm họng, ung thư phổi.

+ Chất ni-co-tin trong thuốc lá làm huyết áp tăng cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim.

– Sự hiểu biết về tâm lí xã hội, sự quan tâm tới vấn đề xã hội

+ Bệnh viêm phế quản… hại sức khỏe cộng đồng.

+ Hút thuốc lá nơi công cộng… sinh con suy yếu

+ Từ điếu thuốc sang cốc bia rồi đến ma túy… từ điếu thuốc.

Bài 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

– Tác giả sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh trong bài viết để tăng tính chân thực và thuyết phục:

+ Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh tác hại khôn lường của việc hút thuốc với uống rượu (Hẳn rằng người hút thuốc… người uống rượu)

+ Phương pháp phân tích, giải thích: Phân tích các chất độc hại có trong thuốc lá ảnh hưởng tới sức khỏe con người ( trong khói thuốc có… sút kém)

+ Phương pháp nêu ví dụ, số liệu: ngày nay đi các nước phát triển… người vi phạm.

Bài 3 (trang 129 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Văn bản thuyết minh Ngã ba Đồng Lộc

– Kiến thức:

+ Vị trí địa lý của Ngã ba Đồng Lộc

+ Về tập thể 10 cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ san lấp hố bom, đào hầm, đảm bảo an toàn giao thông

+ Cô gái La Thị Tám đầy nhiệt tình cách mạng, dũng cảm và mưu trí.

– Phương pháp thuyết minh

+ Liệt kê: kể tên việc làm của 10 cô gái thanh niên xung phong.

+ Phương pháp nêu ví dụ: “ba lần bị bom nổ vui lấp… giao thông thông suốt”

+ Phương pháp dùng số liệu: “Ngày 24/7/ 1968… hơi thở cuối cùng”

Bài 4 (trang 129 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Sự phân loại của lớp trưởng là hợp lý vì chỉ có 3 nguyên nhân dẫn tới việc học yếu trong lớp:

– Có điều kiện học tốt nhưng ham chơi nên học yếu

– Gia đình khó khăn, thường bỏ học, đến lớp chậm nên học yếu.

– Kiến thức yếu, tiếp thu chậm nên học yếu.

– Bạn chốt vấn đề bằng việc nêu ra ý tưởng giúp đỡ các bạn học yếu.

Soạn Bài Phương Pháp Thuyết Minh Ngắn Nhất

Phương pháp thuyết minh chi tiết và đầy đủ nhất do Học Tốt biên soạn với nội dung tóm tắt kiến thức cơ bản và gợi ý trả lời câu hỏi bài tập vận dụng phương pháp thuyết minh.

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Phương pháp thuyết minh được biên soạn nhằm giúp các em có những cơ sở kiến thức hữu ích để hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh. Qua đó, nắm được một số phương pháp thuyết minh cụ thể thông qua việc luyện tập làm các câu hỏi bài tập SGK.

I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

– Phương pháp thuyết minh là một hệ thống những cách thức mà người thuyết minh sử dụng nhằm đạt được mục đích đặt ra. Phương pháp thuyết minh có tầm quan trọng rất lớn trong việc làm bài văn thuyết minh. Nắm được phương pháp, người viết (người nói) mới truyền đạt đến người đọc (người nghe) những hiểu biết về sự vật, sự việc, hiện tượng một cách dễ dàng và hiệu quả.

– Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất và nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.

– Người học cần rèn luyện kĩ năng nhận thức, phân loại các phương pháp thuyết minh đồng thời rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương pháp thuyết minh vào những bài tập cụ thể, từ đó có kĩ năng vận dụng phương pháp thuyết minh vào làm văn cũng như trong cuộc sống.

II.

Một số phương pháp thuyết minh

1. Ôn lại một số phương pháp thuyết minh đã học

– Phương pháp nêu ví dụ: Là phương pháp dẫn ra, đưa ra những dẫn chứng lấy từ sách báo, từ đời sống thực tiễn để làm sáng rõ cho điều mình trình bày. Dẫn chứng này càng mang tính phổ biến bao nhiêu càng có giá trị cao bấy nhiêu.

– Phương pháp định nghĩa, giải thích: Đây là phương pháp được viết theo kiểu cấu trúc: s là p.

– Phương pháp dùng số liệu: Đây là phương pháp đưa vào văn bản những con số mang tính chất định lượng chính xác để giải thích, chứng minh hay giới thiệu về một sự vật, hiện tượng nào đó.

– Phương pháp phân loại, phân tích: Đây là phương pháp chia ra từng loại, từng bộ phận, từng mặt khi mà sự vật quá đa dạng hay có nhiều bộ phận cấu tạo, có nhiều mặt để thuyết minh.

– Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp đem so sánh, đổi chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật sự gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với nhiều sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy để giúp người đọc nhận thức, hiểu về sự vật, hiện tượng đó một cách cụ thể, dễ dàng hơn.

– Phương pháp liệt kê: Đây là phương pháp kể ra, đưa ra một loạt những tính chất, những đặc điểm nào đó của đối tượng nhằm khẳng định hay nhấn mạnh cho một điều gì đó, một đặc tính nào đó cần thuyết minh, làm rõ.

Xem lại soạn bài Phương pháp thuyết minh lớp 8 để nắm chắc hơn những tác dụng của việc vận dụng kết hợp các phương pháp thuyết minh trong một bài văn thuyết mình.

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh khác

– Thuyết minh bằng chú thích: nêu ra những đặc điểm của sự vật, hiện tượng nhưng yêu cầu về mức độ chuẩn xác không cao như phương pháp định nghĩa.

– Thuyết minh bằng cách giảng giải, nguyên nhân – kết quả: Là thuyết minh bằng cách lí giải mối quan hệ giữa các sự vật, các hiện tượng có quan hệ gắn bó với nhau, hoặc làm nảy sinh nhau, làm cho đối tượng thuyết minh được hiện lên cặn kẽ, rõ ràng và hợp lí.

II. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh

– Phương pháp thuyết minh được lựa chọn căn cứ vào mục đích thuyết minh.

– Phương pháp thuyết minh được sử dụng sao cho làm nổi bật mục đích thuyết minh, bản chất, đặc trưng của đối tượng thuyết minh. Mặt khác phải đảm bảo tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.

Hướng dẫn soạn bài Phương pháp thuyết minh

I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh II. Một số phương pháp thuyết minh 1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học

Đọc các đoạn trích (SGK trang 48, 49) và trả lời câu hỏi:

a. Cho biết tác giả mỗi đoạn trích đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?

– Đoạn trích (1) thuyết minh về Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên: Phương pháp nêu ví dụ.

– Đoạn trích (2) thuyết minh về Ba-sô của Hàn Thuỷ Giang: Phương pháp nêu định nghĩa.

– Đoạn trích (3) thuyết minh về vấn đề con người và con số: Phương pháp dùng số liệu.

– Đoạn trích (4) thuyết minh về nhạc cụ trong điệu hát trống quân: Phương pháp phân tích.

b. Phân tích tác dụng của từng phương pháp trong việc làm cho sự vật hay hiện tượng được thuyết minh càng thêm chuẩn xác, sinh động và hấp dẫn.

– Đoạn trích (1) trong Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên thuyết minh về công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. Với việc sử dụng phương pháp nêu ví dụ, những tên tuổi được nêu ra (Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Thị Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực) đã làm cho vấn đề được thuyết minh trở nên rõ ràng, có sức thuyết phục.

– Đoạn trích (2) trong Thi sĩ Ba-sô và ” Con đường hẹp thiên lí” thuyết minh về các bút danh của Ba-sô. Từ bút danh Mu-nê-phu-sa, bút danh Tô-sây đến bút danh Ba-sô, cái người đọc cần hiểu biết là nghĩa của các bút danh ấy. Nhờ việc sử dụng phương pháp nêu định nghĩa để thuyết minh mà các bút danh của Ba-sô được giải thích một cách rõ ràng.

– Đoạn trích (3) con người và con số trên tạp chí Kiến thức ngày nay thuyết minh về cấu tạo phức tạp và đồ sộ của tế bào trong cơ thể người. Với phương pháp dùng số liệu, người viết đã đi từ số lượng tế bào (40-60000 tỉ) đến số lượng phân tử cấu tạo nên tế bào (ở triệu tỉ phần tử), rồi số lượng nguyên tử cấu tạo nên phân tử (/ tỉ tỉ nguyên tử). Từ đó, để giúp người đọc dễ hình dung, người viết đã liên hệ tới các số liệu khác như số lượng cư dân, số lượng các vì tinh tú… và đi đến kết luận: “Nếu mỗi nguyên tử dài 1mm, một tế bào sẽ dài 10 cm, thì một người cao 1,75 m sẽ biến thành người khổng lồ với chiều cao 1.750km! May thay, điều này không xảy ra vì nguyên tử là cực nhỏ”. Sức hấp dẫn của đoạn thuyết minh này chính là các số liệu. Các số liệu đã tạo nên ấn tượng sâu sắc, khó quên ở người đọc.

– Đoạn trích (4) trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng thuyết minh về các loại nhạc cụ dùng trong hát trống quân. Nhà văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh phân tích để làm rõ tính giản dị của nhạc cụ dùng trong hát trống quân: các loại “hết thảy đều là đồ bỏ”, cách sử dụng vô cùng dân dã, nhưng âm thanh thật “giòn giã”. Phương pháp thuyết minh này đã giúp người đọc hiểu được ý nghĩa của đối tượng.

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh

a. Thuyết minh bằng cách chú thích

Đọc lại câu văn ” Ba-sô là bút danh ” đã dẫn trong phần luyện tập trước và trả lời câu hỏi (SGK, trang 50).

Câu “Ba-sô là bút danh” không sử dụng phương pháp định nghĩa vì không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, cũng không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của nhà văn này. Phương pháp được sử dụng ở đây là phương pháp chú thích.

Phương pháp chú thích và phương pháp định nghĩa có những nét khá giống nhau bởi vì về đại thể cả hai đều co cấu trúc cơ bản: “A là B”. Song, hai phương pháp này có những nét khác nhau. Phương pháp định nghĩa có những đòi hỏi chặt chẽ hơn. Phần B trong định nghĩa phải đạt được hai yếu tố cơ bản. Một là phải đặt đối tượng định nghĩa vào một loại lớn hơn. Hai là phải chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của đối tượng để phân biệt nó với các đối tượng cùng loại khác. Phương pháp chú thích không buộc thoả mãn hai yêu cầu đó. Tuy mức độ chuẩn xác không cao nhưng bù lại phương pháp chú thích có khả năng mềm dẻo hơn, dễ sử dụng hơn.

b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả

Đọc đoạn văn tiếp tục giới thiệu về thi sĩ Ba-sô (mục 2.b. SGK, trang 50) và trả lời câu hỏi:

Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và tại sao có bút danh Ba-sô. Trong hai mục đích này, mục đích thuyết minh về việc tại sao có bứt danh Ba-sô là chủ yếu mặc dù được nói ngắn hơn niềm say mê cây chuối của Ba-sô. Đây chính là mối quan hệ nhân – quả. Cho dù nguyên nhân có được trình bày dài hơn nhưng nội dung thông báo chính vẫn là kết quả. Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô.

Đoạn trích đã được trình bày một cách hợp lí và hấp dẫn bởi vì người viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp đối tượng thuyết minh. Nhờ đó mà hình ảnh thi sĩ Ba-sô cùng bút danh của ông hiện lên một cách sinh động, sâu sắc.

Soạn bài Phương pháp thuyết minh phần Luyện tập

1 – Trang 51 SGK

Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp phương pháp thuyết minh trong đoạn trích “Hoa lan Việt Nam” (Mục IV.1. SGK trang 51).

Trả lời:

Đây là đoạn trích văn bản thuyết minh được viết nhằm cung cấp những tri thức về hoa lan, một loại hoa được ưa chuộng. Người viết tỏ ra có những hiểu biết thật sự khoa học, chính xác, khách quan về hoa lan ở Việt Nam. Tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ… nhờ đó mà lời thuyết minh trở nên linh hoạt, sinh động và hấp dẫn.

2 – Trang 51 SGK

Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của quê mình (trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm…). Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.

Gợi ý cách làm:

Để thực hiện tốt yêu cầu của đề bài, học sinh cần chú ý:

– Tìm tòi, học hỏi để có những hiểu biết chuẩn xác, đầy đủ về nghề truyền thống của quê hương. Đây là yêu cầu trước hết và quan trọng nhất vì không có hiểu biết gì thì không thể thuyết minh.

– Xác định mục đích thuyết minh.

– Vạch đề cương về nội dung thuyết minh.

– Lựa chọn các phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung như phương pháp định nghĩa, phương pháp nêu ví dụ để thuyết minh về những nghệ nhân nổi tiếng với nghề truyền thống của quê hương; phương pháp phân tích để thuyết minh về ý nghĩa, giá trị của nghề truyền thống trên lĩnh vực vật chất hoặc văn hoá; phương pháp nguyên nhân – kết quả thuyết minh vì sao có nghề truyền thống ấy…

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về làng nghề truyền thống của quê hương (tên, ở đâu, có thể chọn cách trực tiếp hoặc gián tiếp)

2. Thân bài

– Nêu cụ thể hơn địa chỉ của làng nghề: nằm ở đâu, cách đi đến và nhận dạng như thế nào?

– Nêu nguồn gốc, lịch sử hình thành của làng nghề truyền thống ấy

+ Làng được hình thành, ra đời từ khi nào?

+ Lịch sử của làng gắn với sự kiện, nhân vật quan trọng nào?

+ Thời gian tồn tại và phát triển dài bao lâu?

– Chi tiết về làng nghề truyền thống ấy

+ Trong làng có bao nhiêu gia đình theo nghề?

+ Khung cảnh làng như thế nào?

+ Sản phẩm truyền thống của làng nghề là gì? Hiện nay, người dân trong làng vẫn duy trì phương pháp thủ công hay hiện đại? Nêu nét thay đổi, tiến bộ trong hoạt động làm nghề của con người nơi đây.

+ Quá trình những người nghệ nhân làm nghề có gì đặc biệt, gây ấn tượng với em?

+ Sản phẩm tạo ra có hình dáng, màu sắc như thế nào? Thể hiện nét đặc trưng chỉ thuộc về làng nghề này…

– Những sự vật, khung cảnh khác xung quanh làng nghề

– Nêu vị trí, giá trị của làng nghề truyền thống ấy trên đất nước, với người dân nơi đây.

3. Kết bài

– Khẳng định lại lịch sử lâu đời của làng nghề

– Tình cảm của bản thân với làng nghề đó.

Bài văn mẫu tham khảo: Thuyết minh về một ngành thủ công mỹ nghệ hoặc đặc sản của địa phương

Muốn làm bài văn thuyết minh có kết quả, người làm bài phải nắm được phương pháp thuyết minh.

Những phương pháp thuyết minh thường gặp là: định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại, liệt kê giảng giải nguyên nhân – kết quả, nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu,…

Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết trình cần tuân theo các nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh, làm nối bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng: làm cho người đọc người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.​​​​​​

[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Phương pháp thuyết minh một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Tâm Phương (Tổng hợp)

Phương Pháp Làm Bài Văn Thuyết Minh

A. Tóm tắt kiến thức cơ bản:

1. Khái niệm

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

2. Yêu cầu:

– Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.

– Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.

3. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh:

Văn miêu tả

+ Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật, đối tượng…. + Dùng nhiều so sánh, liên tưởng. + Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết. + Ít dùng số liệu cụ thể.

VD: “Những đám mây trắng như bông đang tô vẽ cho nền trời bằng những hình thù lạ mắt. Nắng trong vắt như pha lê. Nắng xiên qua cây gỗ tếch ở vườn hoa phố Nguyễn Cao, rọi xuống và chạy lung tung quanh cái bàn ăn trưa của bốn cụ già…”

Văn thuyết minh

+Trung thành với đặc điểm của sự vật, đối tượng. + ít dùng so sánh, liên tưởng. + Đảm bảo tính khách quan, khoa học. + Dùng số liệu cụ thể.

VD: “Hoa chuông cao từ 15- 20 cm. Hoa nhỏ có hình chuông, hương thơm, thân uốn cong, màu trắng hay hồng lợt. Hoa có thể sống trong bình từ 5- 7 ngày…”

* Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.

4. Phương pháp thuyết minh:

a. Phương pháp nêu định nghĩa:

VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.

b. Phương pháp liệt kê:

VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…

c. Phương pháp nêu ví dụ:

VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)

d. Phương pháp dùng số liệu:

VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con”.

e. Phương pháp so sánh:

VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

f. Phương pháp phân loại, phân tích:

VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật…

5. Cách làm bài văn thuyết minh:

– Bước 1: + Xác định đối tượng thuyết minh.

+ Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết

+ Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp

+ Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.

– Bước 2: Lập dàn ý

– Bước 3: Viết bài văn thuyết minh

+ Viết phần mở bài:

Mở bài có nhiều phương pháp, nhưng có thể quy vào hai phương pháp chủ yếu là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

Ví dụ 1: Mở bài trực tiếp

Chiêm Hoá, một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em như: Kinh, Tày, Dao, H’Mông, Sán Dìu…Tuy phong tục, tập quán khác nhau nhưng chung sống rất hoà thuận cùng nhau xây dựng quê hương ngày thêm tươi đẹp.

Ví dụ 2: Mở bài gián tiếp.

Là người Việt Nam ai cũng đã một lần nghe câu ca dao:

Đồng Đăng có phố Kì Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh

Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 1A, du khách ngồi trên xe ô tô khoảng 2 tiếng đồng hồ là đến địa phận Lạng Sơn. Qua dãy núi Kai Kinh rồi đến ải Chi Lăng thâm nghiêm hùng vĩ, những kì tích đó đã làm cho bao kẻ thù xưa nay khiếp sợ. Đường 1A trườn dài theo những triền núi ngút ngàn thông reo. Từng đoàn xe lớn nhỏ hối hả về xứ Lạng ẩn mình trong sương sớm. Qua khỏi đèo Sài Hồ là đến thị xã Lạng Sơn, vùng biên ải của Tổ quốc nơi quê hương của hoa thơm, trái ngọt và nhữnglàn điệu dân ca đặc sắc: Then, Sli, Lượn của các dân tộc Tày, Nùng, Dao.

+ Viết phần thân bài:

Phần này thường gồm một số đoạn văn được liên kết với nhau thành một hệ thống nhằm giải đáp một số yêu cầu của đề bài.

Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh nên tuân thủ theo thứ tự cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức ( từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), theo thứ tự diễn biến sự việc trong một thời gian trước- sau; hay theo thứ tự chính phụ: cái chính nói trước, cái phụ nói sau.

+ Viết phần kết bài:

Phần kết bài có thể nhấn mạnh một lần nữa đặc sắc của đối tượng giới thiệu- thuyết minh hoặc nêu một lời mời, một kiến nghị, hoặc một ấn tượng mạnh mẽ nhất về đối tượng đó.

Ví dụ 1: Hiện tại và tương lai, Chiêm Hoá là một điểm du lịch thu hút rất nhiều khách tham quan. Hãy đến với Chiêm Hoá để dự hội Lồng Tông tổ chức vào ngày mùng 8 tháng giêng hàng năm, thăm đền Bách Thần, đền Đầm Hồng. Vào mùa hè các bạn có thể đi du ngoạn thác Bản Ba và đặc biệt chúng ta sẽ được thăm khu di tích lịch sử Kim Bình. Chúng ta sẽ thấy Chiêm Hoá đẹp biết nhường nào.

B. Các dạng đề:

1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:

Nhận biết yếu tố thuyết minh trong bài ca dao sau: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

* Gợi ý : Yếu tố thuyết minh:

Cấu tạo của hoa sen “Lá xanh, bông trắng, nhị vàng”

2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:

Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.

* Mở bài:

Giới thiệu chung về con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam

* Thân bài:

– Nêu nguồn gốc, đặc điểm của con trâu

VD: Trâu là động vật thuộc phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú.

Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám, xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Có 2 đai màu trắng: dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Trâu cái nặng trung bình 350-400 kg, trâu đực 400- 500 kg…

– Vai trò, lợi ích của con trâu:

* Trong đời sống vật chất:

+ Là tài sản lớn của người nông dân. + Là công cụ lao động quan trọng. +Là nguồn cung cấp thực phẩm, đồ mĩ nghệ, phân bón…

* Trong đời sống tinh thần:

+ Con trâu gắn bó với người nông dân như người bạn thân thiết, gắn bó với tuổi thơ. + Con trâu có vai trò quan trọng trong lễ hội, đình đám ( hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Hàm Yên, Chiêm Hoá (Tuyên Quang)…, hội đâm trâu (Tây Nguyên)…)

* Kết bài:

Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống hiện nay.

C. CÁCH LÀM MỘT SỐ DẠNG ĐỀ VĂN THUYẾT MINH

* Khi đối tượng thuyết minh là một đồ vật thì nội dung thuyết minh thường là:

– Cấu tạo của đối tượng – Các đặc điểm của đối tượng – Tính năng hoạt động – Cách sử dụng, cách bảo quản – Lợi ích của đối tượng

* Khi thuyết minh về một loài vật, nội dung thuyết minh thường là:

– Nguồn gốc – Đặc điểm – Hình dáng – Lợi ích

* Khi thuyết minh về một thể loại văn học, nội dung thuyết minh thường là:

– Nêu một định nghĩa chung về thể thơ – Nêu các đặc điểm của thể thơ: + Số câu, chữ. + Quy luật bằng trắc. + Cách gieo vần. + Cách ngắt nhịp. + Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.

*Khi đối tượng thuyết minh là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thì nội dung thuyết minh thường là:

– Vị trí địa lí. – Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng. – Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng. – Cách thưởng ngoạn đối tượng.

*Khi đối tượng thuyết minh là một danh nhân văn hoá thì các nội dung thuyết minh thường là:

– Hoàn cảnh xã hội. – Thân thế và sự nghiệp. – Đánh giá xã hội về danh nhân .

Lưu ý : Trong các phần trên, phần thân thế, sự nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết.

*Khi giới thiệu một đặc sản thì nội dung thuyết minh thường là:

– Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản. – Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị. – Cách thức chế biến, thưởng thức.

Các dạng đề:

1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu món Cơm lam quê em.

Gợi ý:

– Cơm lam là một món ăn dân dã, quen thuộc của người miền núi phía Bắc

– Cách làm: Cho gạo đã vo vào ống nứa (tre) non, cuộn lá chuối hay lá dong nút chặt, chất củi đốt. Phải đốt đều đến khi vỏ nứa cháy thành lớp than mỏng là cơm chín.

Cách thưởng thức: nếu ăn ngay chỉ việc chẻ ống nứa ra. Nếu muốn để dành thì dùng dao róc hết lớp nứa bị cháy chỉ để lại lớp vỏ trắng…

– Hiện nay Cơm lam còn trở thành đặc sản trong nhà hàng, khách sạn.

2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:

Đề bài: Thuyết minh về một loài hoa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc.

*Gợi ý: xây dựng dàn ý chi tiết

1.Mở bài:

Giới thiệu chung về một loài hoa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc (hoa đào)

– Xuất hiện vào mùa xuân , trong sự vui tươi, náo nức của ngày tết.

– Hoa đào là loài hoa đẹp, có sức sống mạnh mẽ, có ý nghĩa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc- món ăn tinh thần không thể thiếu được của người Việt.

2.Thân bài:

– Đặc điểm chung của loài hoa: Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho Hà Nội, biểu tượng cho mùa xuân và sức sống của miền Bắc

– Phân loại các loài hoa: đào bích , đào phai, đào bạch…

– Đặc điểm của hoa:

+ loài cây thân gỗ. + Nở vào mùa xuân. + Các loại hoa đào:

Đào bích: Có hoa màu đỏ thẫm. Màu đỏ tượng trưng cho may mắn.

Đào phai: Có màu hồng nhạt, sai quả, sai hoa, thường được trồng để lấy quả. Màu sắc trang nhã, kín đáo.

Đào bạch: ít hoa, có màu trắng và tương đối khó trồng.

– Ý nghĩa tinh thần của loài hoa: Mọi người chuộng chơi đào ngày tết vì hoa đào đem lại sự may mắn, phúc lộc đầu năm.

– Tình cảm gắn bó với hoa đào…

3. Kết bài:

– Nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa đào trong cuộc sống tinh thần của người Việt nói chung và bản thân nói riêng.

– Hoa đào là biểu hiện những đức tính, tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam; góp phần tô điểm sắc xuân thêm vui tươi và đầm ấm.

Bài Tập Phương Pháp Thuyết Minh (Có Đáp Án).

Bài tập Phương pháp thuyết minh (có đáp án)

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh:

– Vai trò của phương pháp thuyết minh: là điều kiện cần thiết để hoàn thành tốt một bài văn thuyết minh.

– Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh:

+ Phương pháp thuyết minh phục vụ mục đích thuyết minh.

+ Mục đích thuyết minh được hiện thực hóa thành bài văn thông qua các phương pháp thuyết minh.

2. Một số phương pháp thuyết minh:

a. Phương pháp liệt kê

VD: Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải

(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)

Gợi ý: Người viết đã sử dụng phương pháp liệt kê để kể ra lần lượt các biểu hiện của đối tượng theo trật tự từ lớn đến nhỏ (hoặc ngược lại), giúp người đọc nắm được đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng một cách cụ thể, sáng rõ.

c. Phương pháp nêu ví dụ

VD: Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la).

(Ôn dịch thuốc lá)

Gợi ý: Việc nêu ra ví dụ cụ thể về thái độ nghiêm khắc với những người hút thuốc lá nơi công cộng có tác dụng thuyết phục về ý thức giữ gìn sức khoẻ cộng đồng, đồng thời nhấn mạnh và kêu gọi mọi người nhìn nhận vấn đề thuốc lá một cách nghiêm túc.

d. Phương pháp nêu số liệu

VD: Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%. Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy, đồng thời số thán khí không ngừng gia tăng. Vậy vì sao đến nay dưỡng khí vẫn còn? Đó là nhờ thực vật. Thực vật khi quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một héc-ta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 kg dưỡng khí. Vì thế trồng cây xanh và thảm cỏ trong thành phố có ý nghĩa cực kì to lớn.

(Nói về cỏ)

Gợi ý: Các số liệu có ý nghĩa thuyết minh cho tầm quan trọng của thực vật nói chung, cỏ nói riêng một cách cụ thể, chân xác. Trong văn bản thuyết minh, nhất đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên, các số liệu là cơ sở quan trọng để người viết thuyết minh về một vấn đề gì đó. Số liệu sử dụng trong văn bản thuyết minh phải có độ tin cậy cao, được chứng thực bằng phương pháp khoa học.

e. Phương pháp so sánh

VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn gần bằng 3 đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

Gợi ý: Thuyết minh về độ rộng lớn của biển Thái Bình Dương, người viết đã tiến hành so sánh với các đại dương khác để giúp người đọc có được ấn tượng cụ thể về diện tích của nó. Phép so sánh có tác dụng làm nổi bật, cụ thể hoá đối tượng cần thuyết minh

f. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

VD: + Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

+ Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).

Gợi ý: Các câu trên đều có từ “là” – từ biểu thị nhận định mang tính định nghĩa, giải thích.

Gợi ý: Phần vị ngữ sau từ “là” thường nêu những kiến thức khái quát về bản chất, đặc trưng, tính chất của đối tượng đứng trước từ “là”. Trong văn bản thuyết minh, những câu loại này đóng vai trò nêu vấn đề, đưa ra nội dung cần thuyết minh

g. Phương pháp phân loại, phân tích

VD: Ba sô là một thi sĩ – người hành hương danh tiếng sống ở Nhật Bản vào thế kỉ XVIII… Trong thực tế đây là bút danh thứ ba của ông. Dưới những vần thơ đầu tiên, ông kí là Mu-nê-phu-sa. Mười năm sau ông chọn cái tên Tô-sây, có nghĩa là “Đào xanh”

Gợi ý: Những dòng trên phân loại và phân tích về những bút danh và ý nghĩa của những bút danh của Ba-sô

h. Phương pháp nêu chú thích:

Thanh Hiên thi tập là một trong những tập thơ chữ Hán nổi tiếng của Nguyễn Du. Tên Hiệu của Nguyễn Du là Thanh Hiên. Ông đã lấy trên hiệu của mình đặt cho tên của tác phẩm.

Gợi ý: Câu “Tên Hiệu của Nguyễn Du là Thanh Hiên” là câu có sử dụng phương pháp chú thích

i. Phương pháp giảng giải nguyên nhân- kết quả:

VD: Một đệ tử mang đến cho ông một cây lạ nhập giống từ xứ Trung Hoa. Đấy là cây chuối, giống chuối tiêu. Và ngay tức thì nhà thơ say mê nó, ông bị những tàu lá dài và rộng kia quyến rũ…Trong tiếng Nhật, cây chuối là ba-sô…còn cái tên nào thích hợp cho ông lấy làm bút danh hơn là tên loài cây mà ông yêu mến.

Quan hệ nhân- quả: từ niềm say mê cây chuối dẫn đến kết quả thi sĩ đã lấy bút danh là Ba-sô.

3. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh:

– Căn cứ vào mục đích thuyết minh để lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.

– Mục đích vận dụng phương pháp thuyết minh:

+ Cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan về đối tượng được thuyết minh.

+ Giúp người đọc (nghe) tiếp nhận dễ dàng, hứng thú.

B. LUYỆN TẬP VẬN DỤNG

1. Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh trong đoạn trích sau :

Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo ra trên thế gian này, hiếm có loài hoa nào mà sự đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan.

Hoa lan được người phương Đông tôn là “Loài hoa vương giả” (Vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là “Nữ hoàng của các loài hoa”.

Họ lan thường được chia thành hai nhóm : Nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí. Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục.

Có thể nói trong thế giới của hoa, chưa có loài nào đạt đến sự phong phú tuyệt vời như lan, với những sự biến thái rất đa dạng về rễ, thân, lá và đặc biệt là hoa. Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ đã cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa và của lá về hình dáng, màu sắc. Với cánh môi còn lượn như gót hài, cánh hoa trong mảnh và mang hòa sắc tuyệt diệu của trắng, vàng, phớt tím, nâu, khi có làn gió nhẹ, hoa Hài Vệ nữ rung rinh, tưởng như cánh bướm mảnh mai đang bay lượn.

(Theo Lê Hoàng, Hoa lan Việt Nam, Tạp chí KTC – Tri thức là sức mạnh, số 5, 1997)

Trả lời:

Phương pháp chú thích: Hoa lan được người phương Đông tôn là “Loài hoa vương giả”… nữ hoàng của các loài hoa.

– Phương pháp phân tích, giải thích: “Họ lan được chia thành hai nhóm: nhóm phong lan…lớp thảm mục”

– Phương pháp nêu số liệu “Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa, của lá về hình dáng, màu sắc

→ Ngoài ra, tác giả dùng yếu tố miêu tả hấp dẫn: “Cánh môi cong lượn như gót hài, cánh hoa trong mãnh…đang bay lượn”

→ Đoạn trích cung cấp hiểu biết, tri thức về hoa lan, loài hoa được ưa chuộng. Người viết cần có hiểu biết sự thật khoa học, chính xác, khách quan

– Tác giả phối kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ…

a) Bầu sinh quyển như một tấm chăn bao bọc bảo vệ quả đất khỏi sức nóng và tia bức xạ của Mặt Trời. Nhưng giờ đây, tấm chăn này đã bị thủng và nhiệt của Mặt Trời lọt qua làm cho khí hậu của Trái Đất nóng lên. Các nhà khoa học gọi hiện tượng nóng lên này là hiệu ứng nhà kính.

(Hiệu ứng nhà kính, trong tạp chí KCT –

Tri thức là sức mạnh, số 5 – 1997)

b) Không có gì trừu tượng hơn là con số, nhất là khi con số vượt quá tầm tưởng tượng của người đọc. […] Độc giả sẽ hoàn toàn thờ ơ khi đọc thấy ngân sách giáo dục năm học 1998 -1999 là 10.365.000.000.000 đồng. […] Cần phải so sánh con số này với một con số hiển nhiên, hoặc tính ra tỉ lệ phần trăm. Trong trường hợp trên, thử chia ngân sách dành cho giáo dục cho tổng số học sinh phổ thông và sinh viên trong cả nước […]. Ta sẽ có một con số cụ thể là mỗi học sinh được đầu tư 482.000 đồng trong cả một năm học. Cũng có thể nói cách khác, rằng ngân sách giáo dục năm nay bằng 11,54% tổng ngân sách, trong khi con số năm ngoái chỉ là 10,56% […].

(L. Héc-vu-ê, Viết cho độc giả,

Hội Nhà báo Việt Nam, Hà Nội, 1999)

c) Còn tức là cầu: quả cầu làm bằng vải màu, trong độn rơm hoặc trấu. Hai bên trai gái xếp hàng chữ nhất, đứng cách nhau chừng vài mươi bước, một bên tung lên, bên kia bắt lấy, rồi lại tung trở lại. Bên nào không bắt được, bị coi là thua và thua là phải tháo gỡ một vật gì mang trong người để đưa cho bên thắng. […] Nhưng sau chót, định đoạt xong được thua rồi, người được cũng trả lại đồ cho bên thua và cả hai bên cùng uống rượu say sưa trong một tình thương yêu bát ngát.

(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, Sđd)

d) Ít ai trong chúng ta nghĩ rằng hoa cũng có thể là một thứ lịch, hay một thứ đồng hồ. Nhưng sự thực là như thế. Có nhiều loài hoa chỉ nở vào một giờ nhất định trong ngày. Hoa mười giờ nở vào lúc 10 giờ sáng; hoa thổ nhân sâm nở vào lúc 5 giờ chiều; hoa phấn yên chỉ nở vào lúc hoàng hôn; hoa dạ hương nở vào lúc 10 giờ đêm; hoa quỳnh nở vào 12 giờ đêm,…

Ngoài những loài hoa chỉ thị giờ, ta còn thấy nhiều loài hoa chỉ thị cho mùa nữa. Ở Việt Nam, hoa chỉ thị cho mùa xuân là hoa đào, hoa mai; hoa chỉ thị cho mùa hè là hoa phượng; hoa chỉ thị cho mùa thu là hầu hết các loài cúc, đặc biệt là cúc mọc hoang dại như cúc trắng dại, ngải cứu,… Riêng mùa đông, cây cối thu mình lại để chuẩn bị cho sự sinh sản vào những mùa thuận lợi của năm sau nên các loài hoa chỉ thị cho mùa này hiếm hơn – tiêu biểu là hoa ban mọc ở vùng núi Tây Bắc cứa nước ta.

(Theo Đỗ Mạnh Hùng, Các loài hoa kì lạ, trong Sách lịch kiến thức phổ thông, NXB Khoa học và kĩ thuật, 1995)

Trả lời:

– Đoạn trích (a) có sử dụng phương pháp so sánh: “Bầu sinh quyển như một tấm chăn bao bọc bảo vệ quả đất khỏi sức nóng và tia bức xạ của Mặt Trời” và phương pháp chú thích: “Các nhà khoa học gọi hiện tượng nóng lên này là hiệu ứng nhà kính”

– Đoạn trích (b) có sử dụng phương pháp nêu số liệu: “…ngân sách giáo dục năm học 1998 -1999 là 10.365.000.000.000 đồng”, “mỗi học sinh được đầu tư 482.000 đồng trong cả một năm học”, “ngân sách giáo dục năm nay bằng 11,54% tổng ngân sách, trong khi con số năm ngoái chỉ là 10,56%”

– Đoạn trích (c) có sử dụng phương pháp định nghĩa: “Còn tức là cầu: quả cầu làm bằng vải màu, trong độn rơm hoặc trấu”

– Đoạn trích (d) có sử dụng phương pháp phân loại: Hoa chỉ thị giờ và hoa chỉ thị mùa, trong hoa chỉ thị mùa có hoa chỉ mùa hè, mùa xuân, mùa thu, mùa đông và phương pháp liệt kê: “Hoa mười giờ nở vào lúc 10 giờ sáng; hoa thổ nhân sâm nở vào lúc 5 giờ chiều; hoa phấn yên chỉ nở vào lúc hoàng hôn; hoa dạ hương nở vào lúc 10 giờ đêm; hoa quỳnh nở vào 12 giờ đêm,..”, “hoa chỉ thị cho mùa xuân là hoa đào, hoa mai; hoa chỉ thị cho mùa hè là hoa phượng; hoa chỉ thị cho mùa thu là hầu hết các loài cúc, đặc biệt là cúc mọc hoang dại như cúc trắng dại, ngải cứu,…”

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Văn: Phương Pháp Thuyết Minh trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!