Bạn đang xem bài viết Sử Dụng Chữ Ký Số Cho Văn Bản Điện Tử Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT (ngày 19/12/2017) quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước.
Thông tư nêu rõ, việc ký số trên văn bản điện tử được thực hiện thông qua phần mềm ký số; việc ký số vào văn bản điện tử thành công hoặc không thành công phải được thông báo thông qua phần mềm. ) Trường hợp quy định người có thẩm quyền ký số trên văn bản điện tử, thông qua phần mềm ký số, người có thẩm quyền sử dụng khóa bí mật cá nhân để thực hiện việc ký số vào văn bản điện tử. Trong trường hợp quy định cơ quan, tổ chức ký số trên văn bản điện tử, thông qua phần mềm ký số, văn thư được giao sử dụng khóa bí mật con dấu của cơ quan, tổ chức để thực hiện việc ký số vào văn bản điện tử.
Việc hiển thị thông tin về chữ ký số của người có thẩm quyền và chữ ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản điện tử thực hiện theo quy định của Bộ Nội vụ. Thông tin về người có thẩm quyền ký số, cơ quan, tổ chức ký số phải được quản lý trong cơ sở dữ liệu đi kèm phần mềm ký số. Nội dung thông tin quản lý quy định tại khoản 4, Điều 1, Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ.
Để kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử, thông tư quy định các bước lần lượt như sau: Giải mã chữ ký số bằng khóa công khai tương ứng; kiểm tra, xác thực thông tin của người ký số trên chứng thư số gắn kèm văn bản điện tử; việc kiểm tra, xác thực thông tin người ký số; kiểm tra tính toàn vẹn của văn bản điện tử ký số.
Chữ ký số trên văn bản điện tử là hợp lệ khi việc kiểm tra, xác thực thông tin về chứng thư số của người ký số tại thời điểm ký còn hiệu lực, chữ ký số được tạo ra đúng bởi khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số và văn bản điện tử đảm bảo tính toàn vẹn.
Thông tin về người ký số; cơ quan, tổ chức ký số trên văn bản điện tử phải được quản lý trong cơ sở dữ liệu đi kèm phần mềm kiểm tra chữ ký số. Nội dung thông tin quản lý quy định tại khoản 4, Điều 1, Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ. Bên cạnh đó, Thông tư 41 cũng có quy định rõ về yêu cầu kỹ thuật và chức năng đối với phần mềm ký số, kiểm tra ký số.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ 5/2/2018.
Chậm nhất sau 12 tháng kể từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành, các cơ quan, tổ chức đang sử dụng các phần mềm có chức năng ký số, kiểm tra chữ ký số chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và chức năng quy định tại thông tư thực hiện việc nâng cấp, bổ sung phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số để đáp ứng quy định.
Thu Hằng – Cục Tin học và Thống kê tài chính
Quy Định Sử Dụng Chữ Ký Số Cho Văn Bản Điện Tử Trong Cơ Quan Nhà Nước
Chữ ký số trên văn bản điện tử là hợp lệ khi việc kiểm tra, xác thực thông tin về chứng thư số của người ký số tại thời điểm ký còn hiệu lực, chữ ký số được tạo ra đúng bởi khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số và văn bản điện tử đảm bảo tính toàn vẹn.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 41/2017/TT-BTTTTquy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước.
Về nguyên tắc sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử, Thông tư nêu rõ: Chữ ký số phải gắn kèm văn bản điện tử sau khi ký số. Văn bản điện tử được ký số phải đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn xuyên suốt quá trình trao đổi, xử lý và lưu trữ văn bản điện tử được ký số.
Về quản lý khóa bí mật cá nhân và khóa bí mật con dấu: Người có thẩm quyền ký số có trách nhiệm bảo quản an toàn khóa bí mật cá nhân. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giao cho nhân viên văn thư quản lý, sử dụng khóa bí mật con dấu theo quy định. Thiết bị lưu khóa bí mật con dấu phải được cất giữ an toàn tại trụ sở cơ quan, tổ chức.
Ký số trên văn bản điện tử
Theo Thông tư, việc ký số được thực hiện thông qua phần mềm ký số; việc ký số vào văn bản điện tử thành công hoặc không thành công phải được thông báo thông qua phần mềm.
Trường hợp quy định người có thẩm quyền ký số trên văn bản điện tử, thông qua phần mềm ký số, người có thẩm quyền sử dụng khóa bí mật cá nhân để thực hiện việc ký số vào văn bản điện tử.
Trường hợp quy định cơ quan, tổ chức ký số trên văn bản điện tử, thông qua phần mềm ký số, văn thư được giao sử dụng khóa bí mật con dấu của cơ quan, tổ chức để thực hiện việc ký số vào văn bản điện tử.
Thông tin về người có thẩm quyền ký số, cơ quan, tổ chức ký số phải được quản lý trong cơ sở dữ liệu đi kèm phần mềm ký số.
Việc kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử thực hiện như sau: Giải mã chữ ký số bằng khóa công khai tương ứng; kiểm tra, xác thực thông tin của người ký số trên chứng thư số gắn kèm văn bản điện tử; kiểm tra tính toàn vẹn của văn bản điện tử ký số.
Chữ ký số trên văn bản điện tử là hợp lệ khi việc kiểm tra, xác thực thông tin về chứng thư số của người ký số tại thời điểm ký còn hiệu lực, chữ ký số được tạo ra đúng bởi khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số và văn bản điện tử đảm bảo tính toàn vẹn.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 05/02/2018.
Cách Sử Dụng Chữ Ký Số Khi Kê Khai Hóa Đơn Điện Tử
Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn được coi là hợp lệ khi và chỉ khi có đầy đủ thông tin giao dịch và được xác nhận bởi chữ ký số của người bán. Vậy chữ ký số là gì? Cách sử dụng chữ ký số trên hóa đơn điện tử như thế nào? Bài viết này sẽ trả lời chi tiết giúp bạn các câu hỏi này.
Chữ ký số là ký hiệu xác nhận của cá nhân hoặc tổ chức trên nền tảng điện tử. Chúng có vai trò và giá trị pháp lý tương tự như chữ ký truyền thống trên giấy. Mỗi cá nhân, tổ chức khi ký lên thông điệp dữ liệu điện tử đều phải chịu trách nhiệm với nội dung văn bản này trước pháp luật. Chính vì vậy, chữ ký số không được tích hợp trực tiếp với máy tính mà được lưu trữ trên thiết bị riêng biệt gọi là USB Token. Thiết bị này có hình dáng tương tự như một cổng usb thông thường và sử dụng bằng cách cắm thiết bị này vào máy tính của doanh nghiệp khi cần xác nhận văn bản dữ liệu.
Chữ ký số được lưu trữ và thể hiện trên thiết bị USB Token riêng biệt.
Mỗi chữ ký số khi được cấp đến doanh nghiệp đều bảo đảm có 2 khóa là khóa công khai (Public Key) và khóa bí mật (Private Key):
Public Key có nghĩa là khóa thể hiện một phần thông tin của người sử dụng dựa trên khóa bí mật. Khóa này có tác dụng xác thực người ký chữ ký điện tử là ai?
Cả 2 khóa trên đều được xây dựng trên hệ thống mã hóa không đối xứng giúp gia tăng tính bảo mật , khó bẻ khóa và chống giả mạo. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo tính an ninh, toàn vẹn dữ liệu khi xác nhận văn bản điện tử.
2. Hướng dẫn cách sử dụng chữ ký số khi kê khai hóa đơn điện tử
Cách sử dụng chữ ký số khi kê khai hóa đơn điện tử cũng tương tự như kê khai hải quan hay khai thuế điện tử. Mỗi doanh nghiệp đều cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây để thực hiện thao tác này:
Chữ ký số là bước xác nhận cuối cùng sau khi doanh nghiệp kê khai hóa đơn điện tử.
Khi doanh nghiệp đã đảm bảo 3 yếu tố trên thì có thể tiến hành áp dụng chữ ký số lên hóa đơn điện tử theo 3 bước sau:
3. Rủi ro doanh nghiệp gặp phải khi dùng chữ ký số kê khai hóa đơn điện tử
Mặc dù, các thao tác ký chữ ký số tương đối đơn giản và dễ thực hiện nhưng trên thực tế, doanh nghiệp vẫn có thể gặp một số rủi ro như sau:
Phần mềm hóa đơn điện tử E-Invoice của công ty Thái Sơn.
Không chỉ vậy, phần mềm E-Invoice của công ty Thái Sơn còn có hệ thống xử lý dữ liệu độc lập, hiện đại với tốc độ lên đến 1000 hóa đơn/ giây giúp doanh nghiệp phát hành hóa đơn nhanh chóng, thông suốt. Ngoài ra, E-Invoice còn có hệ thống sao lưu, phục hồi dữ liệu cho doanh nghiệp khi gặp rủi ro hệ thống không mong muốn. Chính vì điều đó, hóa đơn điện tử E-invoice hiện đang là đối tác chiếc lược của hàng ngàn doanh nghiệp, điển hình như Lotte, AEON, Samsung, KFC,… Nếu cần tư vấn cụ thể vềphần mềm hóa đơn điện tử và quá trình triển khai, vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
Hiệu Quả Của Văn Bản Điện Tử, Chữ Ký Số
Đến nay, 100% bộ, ngành, địa phương kết nối, liên thông và gửi nhận văn bản điện tử với trục liên thông văn bản quốc gia. Bước đầu để tích hợp, chia sẻ dữ liệu trở nên đơn giản hơn. Tiếp theo là áp dụng chữ ký điện tử, giúp ký giấy tờ không còn phải trực tiếp, tiết kiệm 1.200 tỷ đồng/năm từ công việc này.
Mang lại nhiều tiện ích khi áp dụng công nghệ xử lý giấy tờ
Đúng là như thế, theo Cục trưởng cục kiểm soát thủ tục hành chính, ông Ngô Hải Phan cho hay: “chỉ riêng giai đoạn từ 12/3 đến 27/5/2019 đã có 36.327 văn bản gửi và 105.325 văn bản nhận “đi qua” trục liên thông văn bản quốc gia”. Điều này cho thấy khối lượng văn bản gửi đi rất nhiều, nếu áp dụng phương pháp truyền thống gửi nhận trực tiếp sẽ tiếp tục tốn kém thời gian và tiền bạc.
Đối với việc triển khai chữ ký số trong gửi, nhận văn bản điện tử, Ban Cơ yếu Chính phủ đã cung cấp trên 150.000 chứng thư số cho các bộ, ngành, địa phương; cấp 96/154 (62%) chữ ký số cho lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương và 118/262 chữ ký số cho lãnh đạo các địa phương. Đánh giá sơ bộ cho thấy, việc gửi, nhận văn bản điện tử mang lại rất nhiều tiện ích. Việc kết nối gửi, nhận văn bản qua trục liên thông văn bản quốc gia rất thuận lợi, giảm lượng phát hành văn bản giấy, là bước cải cách lớn, giúp cơ quan nhà nước giải quyết nhanh chóng, hiệu quả công việc…
Chữ ký số cần được đẩy mạnh hơn
Song song với việc phát triển hệ thống văn bản số, thì chữ ký số càng được đề cao. Tuy nhiên, tỷ lệ gửi văn bản có tích hợp chữ ký số còn thấp, nhất là Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, các tỉnh Lai Châu, Vĩnh Phúc, Quảng Bình. Lý do được đưa ra là để bảo đảm tính toàn vẹn của văn bản điện tử và quy định ban hành và phát hành văn bản, văn bản điện tử phát hành phải có tối thiểu 6 chữ ký số.
Văn bản có phụ lục, số lượng chữ ký sẽ rất lớn, điều này làm tăng đáng kể dung lượng đường truyền và thời gian xác thực chữ ký số. Tuy nhiên, trên cơ sở nền tảng số, tiến tới cải thiện dần những điểm bất cập mà chữ ký số còn mắc phải. Cùng với đó là việc tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thực, năng lực cán bộ trong việc triển khai và áp dụng chữ ký số. Hơn hết hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin của các cơ sở cung cấp chữ ký số cần được hoàn thiện để đảm bảo tính bảo mật, an toàn của chữ ký điện tử.
Đặc biệt, sắp tới khi việc sử dụng hóa đơn điện tử thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy, chữ ký số càng cho thấy được vai trò của mình trong vòng quay công nghệ. Văn bản điện tử, chữ ký số sẽ là cách thức mới, mặc dù còn nhiều khó khăn và bất cập, tuy nhiên đây sẽ là căn cứ để hoàn thiện hơn hệ thống từ đó khi đi vào áp dụng triệt để sẽ giảm bớt vấn đề phát sinh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sử Dụng Chữ Ký Số Cho Văn Bản Điện Tử Như Thế Nào? trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!