Xu Hướng 12/2023 # Tăng Cường Phối Hợp Quản Lý, Giáo Dục Trẻ Em Làm Trái Pháp Luật # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tăng Cường Phối Hợp Quản Lý, Giáo Dục Trẻ Em Làm Trái Pháp Luật được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nên số lượng trẻ em làm trái pháp luật có chiều hướng giảm nhiều về số lượng. Tuy nhiên, hiện tượng trẻ em làm trái pháp luật vẫn là những vấn đề hết sức bức xúc, cần được quan tâm.

Qua phân tích, tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng trẻ em làm trái pháp luật, cho thấy: Nguyên nhân từ phía gia đình là cơ bản và quan trọng nhất. Hầu hết trẻ em vào trường giáo dưỡng đều sống trong gia đình không hoàn thiện: Cha mẹ bất hoà, ly hôn, gia đình có người thân vi phạm pháp luật; cha mẹ thiếu quan tâm, không có phương pháp quản lý, giáo dục con cái. Có tới 65% trẻ được hỏi, trả lời do bố mẹ quá nuông chiều; 20% nói rằng cha mẹ hay đánh đập, chửi mắng; 50% thì cho rằng gia đình không biết con cái hay trốn học đi chơi và 30% là gia đình không biết con mình chơi thân với ai, bạn tốt hay xấu? Trong khi đó, dấu hiệu đầu tiên cho thấy trẻ em có thể dẫn đến làm trái pháp luật là chúng hay bỏ học đi chơi bời lêu lổng và ham chơi điện tử, chơi với bạn xấu rủ rê, lôi kéo. Bên cạnh nguyên nhân cơ bản từ gia đình, còn có nguyên nhân về mặt xã hội. Đó là các dịch vụ trò chơi điện tử mới lạ, hấp dẫn; các TNXH gia tăng; sự phối hợp giữa 3 môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội chưa thật chặt chẽ và chưa được quan tâm đúng mức. Các dịch vụ xã hội lành mạnh, như: Sân chơi cho trẻ em, sân đá bóng… cũng như công tác tuyên truyền, giáo dục về pháp luật và kiến thức xã hội đối với trẻ còn hạn chế. Trẻ em thiếu kiến thức pháp luật, đôi khi hành động không biết đó là vi phạm pháp luật. Nguyên nhân về kinh tế không phải là cơ bản trong vấn đề trẻ em làm trái pháp luật. Vì trong số các trường hợp nghiên cứu thì kinh tế gia đình có mức sống trung bình khá trở lên, có số trẻ em làm trái pháp luật, chiếm tới 93%. Trong khi đó, gia đình nghèo chỉ chiếm 7%.

Như vậy, thấy rõ một điều là yếu tố giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng đối với cuộc đời và nhân cách của trẻ. Cha mẹ thiếu phương pháp quản lý, giáo dục, thiếu sự quan tâm, mải lo làm ăn, phó mặc con cho nhà trường; trẻ lỡ làm điều gì xấu là đánh, mắng… Sống trong môi trường gia đình bố mẹ luôn bất hoà và có bạo lực, đứa trẻ sẽ cảm thấy cô đơn, bất mãn, dễ tìm đến sự an ủi từ bên ngoài. Muốn con cái chăm ngoan, trước hết cha mẹ phải là người gương mẫu, luôn quan tâm đúng mức và có phương pháp quản lý, thống nhất trong giáo dục con. Đặc biệt là đối với trẻ đang tuổi vị thành niên. Vì đây là giai đoạn quan trọng, là bước ngoặt lớn trong cuộc đời trẻ, có nhiều diễn biến phức tạp về tâm lý, về hành vi, khó kiểm soát. Đối với nhà trường, cần tạo mọi điều kiện cho học sinh được học tập trong môi trường thân thiện, cũng như thường xuyên phối hợp với gia đình, thông tin kịp thời cho gia đình những biểu hiện bất thường ở trẻ để cùng có biện pháp quản lý, giáo dục.

Các ban, ngành, đoàn thể, địa phương cần đẩy mạnh sự quan tâm đến trẻ em bằng những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực. Cần xây dựng thêm các khu vui chơi, các điểm sinh hoạt văn hoá, giải trí lành mạnh cho trẻ em. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục luật pháp, kiến thức xã hội cho trẻ và gia đình, nhất là những gia đình trẻ. Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng khu dân cư văn hoá. Kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ văn hoá bằng các biện pháp đồng bộ. Chỉ có như vậy chúng ta mới quản lý, giáo dục tốt con cái, không còn để xảy ra tình trạng trẻ em làm trái pháp luật. Với Hội PN, làm tốt việc quản lý, giáo dục trẻ em còn góp phần thiết thực để các cơ sở hội và mỗi cán bộ, hội viên thực hiện xây dựng gia đình “4 chuẩn mực” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” hiện nay.

Đỗ Minh

Một Mô Hình Quản Lý Giáo Dục Trẻ Em Làm Trái Pháp Luật Có Hiệu Quả

Hiện nay, đời sống người dân đã có nhiều thay đổi, nhất là vùng nông thôn. Bên cạnh mặt tích cực, sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, là sự lơ là thiếu cảnh giác của nhân dân, đặc biệt là sự buông lỏng quản lý của các gia đình đối với con cái…làm xuất hiện nhiều hoạt động của các loại tội phạm và TNXH có xu hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt những vi phạm pháp luật mà đối tượng là trẻ em.

Chỉ tính từ ngày 15/4/2007 đến nay, trên địa bàn xã Khánh Mậu (Yên Khánh) đã xảy ra 18 vụ vi phạm pháp luật với 31 đối tượng, gồm: trộm cắp tài sản 6 vụ 8 đối tượng, đánh nhau gây thương tích 7 vụ 14 đối tượng, hủy hoại tài sản 1 vụ 2 đối tượng, các vi phạm khác 4 vụ 7 đối tượng. Trong đó lứa tuổi vị thành niên và trẻ em vi phạm là 13 vụ với 23 đối tượng (trong đó trộm cắp tài sản 6 vụ 8 đối tượng, đánh nhau gây thương tích 5 vụ 12 đối tượng, hủy hoại tài sản 1 vụ 2 đối tượng và các vụ vi phạm khác). Trong 23 đối tượng là trẻ em và lứa tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật thì độ tuổi dưới 14 là 3 em; có những đối tượng chỉ trong thời gian ngắn đã vi phạm đến 5 lần.

Về mô hình quản lý, giáo dục trẻ em làm trái pháp luật ở Khánh Mậu, đồng chí Vũ Thành Chung, chủ tịch UBND cho biết: Tính chất vụ việc do các em gây ra là những hành vi nghiêm trọng, hậu quả gây ra cho xã hội lớn, tỷ lệ tái phạm cao, các em vi phạm đều ở vị tuổi thành niên do chưa nhận thức được hành vi của mình hoặc do bạn bè xấu rủ rê lôi kéo…

Anh Phạm Hồng Phi, xóm 1, có con là Phạm Văn Hạnh, trước kia cũng là trẻ em hư hay tụ tập với bạn bè xấu chơi bời lêu lổng, trộm cắp, đánh chúng tôi biết: Nhờ có sự quan tâm giáo dục từ nhiều phía: lực lượng công an, hội phụ nữ xã, xóm, nhà trường và gia đình, bằng những biện pháp giáo dục tích cực, nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nhu cầu của con, hướng chúng tới một môi trường sống lành mạnh. Sau thời gian giáo dục hướng nghiệp đến nay Hạnh đã nhận ra được lỗi lầm và quyết tâm học tập, sống có ích hơn.

Qua rà soát phân loại và các biện pháp quản lý áp dụng, trong tổng số 23 em làm trái pháp luật gây ra 13 vụ vi phạm pháp luật, trong đó các vụ phạm pháp hình sự 1 vụ, xử lý bằng pháp luật 1 vụ, xử lý hành chính 7 vụ 16 đối tượng và giáo dục tại cộng đồng 5 đối tượng. Trong 5 em vi phạm pháp luật, qua quản lý giáo dục theo mô hình đến nay đã có 4 em tiến bộ.

Qua tìm hiểu cho thấy, việc tăng cường tuyên truyền giáo dục trong việc quản lý, giáo dục trẻ em, tích cực phòng ngừa trẻ em làm trái pháp luật bằng nhiều hình thức như duy trì mối liên hệ thường xuyên giữa MTTQ, Ban DSGD-TE, các ngành, đoàn thể, các thôn xóm, gia đình, nhà trường tổ chức tuyên truyền giáo dục kiến thức pháp luật cho mọi lứa tuổi nói chung và tổ chức các lớp giáo dục cho các em đã vi phạm từ đó cho các em tự kiểm điểm cam kết sửa chữa khuyết điểm dần sống tốt hơn, trở thành người có ích cho xã hội.

Quản Lý Giáo Dục Trẻ Em Làm Trái Pháp Luật Tại Cộng Đồng Dân Cư Ở Xã Khánh Mậu

Năm 2003, xã Khánh Mậu (Yên Khánh) được chọn làm điểm mô hình “Quản lý, giáo dục trẻ em và người chưa thành niên làm trái pháp luật tại cộng đồng dân cư”. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, mô hình đã đem lại hiệu quả trong việc quản lý, chăm giáo, dục trẻ em nói chung và trẻ em làm trái pháp luật nói riêng, góp phần giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn.

Khánh Mậu là một xã thuần nông, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Sự phát triển của nền kinh thế thị trường đã đem lại những đổi thay nhiều mặt của nông dân nơi đây nhưng đồng thời cũng kéo theo nhiều hệ lụy. Đó là sự tác động mặt trái của phim ảnh cùng các trò chơi trực tuyến trên mạng Internet phát triển đã khiến một số em mắc nghiện các trò chơi games. Bên cạnh đó, một số em nghỉ học sớm, nhận thức về pháp luật kém lại bị các đối tượng xấu rủ rê, ăn chơi đua đòi; một số khác do thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ nên dẫn đến các hành vi như đánh nhau gây thương tích, vi phạm kỷ luật nhà trường, trộm cắp tài sản… Điển hình như trường hợp em P.V.H, ở xóm 1, nhiều lần trộm cắp, đánh nhau, Công an xã đã đưa em vào diện quản lý, giáo dục trẻ em và người chưa thành niên làm trái pháp luật tại cộng đồng dân cư. Một trường hợp khác là em N.V.H ở xóm 9. Do gia đình thiếu quan tâm, chăm sóc, bố hiện thụ án tại trại giam với bản án 15 năm tù, còn mẹ đẻ không nuôi nên H thường hay bỏ học, ăn chơi đua đòi cùng bạn bè…

Thực hiện chỉ đạo của Công an huyện Yên Khánh về làm điểm mô hình, xã Khánh Mậu đã thành lập Ban chỉ đạo mô hình “Quản lý, giáo dục trẻ em và người chưa thành niên làm trái pháp luật tại cộng đồng dân cư”, gồm 9 thành viên; tổ chức điều tra, khảo sát, lên danh sách các đối tượng vi phạm để đưa vào diện quản lý, giáo dục. Với phương châm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, Ban chỉ đạo mô hình đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức của quần chúng nhân dân về quản lý, giáo dục trẻ em. Đảng ủy xã thường xuyên chỉ đạo, xác định rõ trách nhiệm của cán bộ các tổ chức đoàn thể, chi bộ trong việc nắm bắt những biểu hiện vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội của thanh, thiếu niên, từ đó kịp thời cảm hóa, giáo dục, thuyết phục những trẻ em vi phạm pháp luật, giúp đỡ các em trở thành người tốt. Lực lượng công an xã với chức năng là cơ quan thường trực, là lực lượng nòng cốt đã chủ động tham mưu giúp Ban chỉ đạo thực hiện hiệu quả mô hình. Định kỳ hoặc đột xuất, công an xã gặp gỡ các đối tượng là trẻ em làm trái pháp luật để nhắc nhở, tuyên truyền, giáo dục, cảm hóa để các em nhận thức rõ hành vi vi phạm của mình và không tái phạm. Nhà trường và gia đình có trách nhiệm nắm bắt tình hình và kịp thời thông báo cho Ban chỉ đạo trước những biểu hiện bất thường của con em mình để có biện pháp ngăn ngừa kịp thời. Đối với những em có biểu hiện làm trái pháp luật nhưng chưa đến mức gây hậu quả, Ban chỉ đạo yêu cầu các em viết bản kiểm điểm; những trường hợp khác đủ điều kiện thì tiến hành tổ chức kiểm điểm, răn đe trước dân và lập hồ sơ quản lý, đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh.

Với cách làm cụ thể, thiết thực, sau hơn 10 năm thực hiện, mô hình “Quản lý, giáo dục trẻ em và người chưa thành niên làm trái pháp luật tại cộng đồng dân cư” ở Khánh Mậu đã thực sự phát huy hiệu quả. Theo thống kê, trong 10 năm (2004- 2014), trên địa bàn xã đã xảy ra 48 vụ vi phạm pháp luật do trẻ em gây ra với 71 đối tượng, trong đó, trộm cắp tài sản 19 vụ, 25 đối tượng; đánh nhau 27 vụ, 44 đối tượng; hủy hoại tài sản 1 vụ, 1 đối tượng… Trong 71 đối tượng thì có 6 em dưới 14 tuổi, 47 em từ 14-16 tuổi, còn lại là trẻ em từ 16-18 tuổi. Đặc biệt, có em lúc vi phạm mới 9 tuổi đã có hành vi trộm cắp xe đạp như trường hợp L.V.H ở xóm 4. Cá biệt có em L.C.B ở xóm 7 lúc vi phạm đang là học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Khánh Mậu… Trong 71 em vi phạm pháp luật đã có 46 em được đưa vào diện quản lý theo mô hình và đã có 41 em được cảm hóa, giáo dục tốt, trở thành người có ích cho xã hội. Tiêu biểu như em P.V.H ở xóm 1 được Hội CCB nhận cảm hóa giáo dục, giúp đỡ, nay đã tiến bộ, học xong THCS, đi học nghề điện tử và nay đã có việc làm ổn định; còn em N.V.H ở xóm 9 được Chi hội phụ nữ giúp đỡ, quyên góp tiền mua sách, vở, em đã có điều kiện cắp sách đến trường…

Cũng từ mô hình “Quản lý, giáo dục trẻ em và người chưa thành niên làm trái pháp luật tại cộng đồng dân cư”, quần chúng nhân dân đã nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh với các loại tội phạm. Nhờ vậy mà tình hình ANTT trên địa bàn xã tiếp tục được giữ vững, số vụ trẻ em và người chưa thành niên làm trái pháp luật giảm. Đây là mô hình hiệu quả cần được nhân rộng, góp phần tạo điều kiện để các em sửa chữa khuyết điểm, đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên.

Nâng Cao Giáo Dục, Phòng Ngừa Trẻ Em Làm Trái Pháp Luật

Theo báo cáo của công an các địa phương, trong 2 năm 2014, 2023 xảy ra 17.002 vụ vi phạm pháp luật do 25.017 trẻ em và người chưa thành niên gây ra, tình trạng người chưa thành niên gây án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cũng tăng lên, trong đó nổi cộm là trẻ em và người chưa thành niên tụ tập thành băng, ổ nhóm hoạt động manh động, sử dụng vũ khí như: dao, lê, mã tấu…gây ra các vụ án cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, bỏ nhà, tụ tập, sử dụng heroin, ma túy tổng hợp ngày càng diễn biến phức tạp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình trật tự an toàn xã hội và gây bức xúc trong nhân dân.

Hội thảo nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục, phòng ngừa trẻ em và người chưa thành niên làm trái pháp luật

Đại tá Định Mạnh Toàn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an cho biết: “Nguyên nhân đầu tiên là gia đình, do gia đình quá nuông chiều, thỏa mãn tất cả các nhu cầu; gia đình không hoàn thiện, bố mẹ có quan điểm khác nhau nên không quan tâm. Thứ hai là nguyên nhân xã hội, bất cập hạn chế trong giáo dục và quản lý trẻ em làm trái pháp luật; cơ chế thị trường tác động đến cuộc sống khiến trẻ em chạy theo những nhu cầu thực dụng; thứ 3 là chính bản thân người chưa thành niên, do nhân cách chưa hoàn thiện, ảnh hưởng luồng văn hóa tiếp cận, nhiều em thế hiện cái tôi cái anh hùng.”

Đảm nhiệm vai trò quản lý, giáo dục, phòng ngừa trẻ em và người chưa thành niên làm trái pháp luật tại cộng đồng dân cư, lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, mà trực tiếp là cảnh sát khu vực, công an xây dựng phong trào và phụ trách xã về an ninh trật tự và công an xã các địa phương đã thực hiện đồng bộ, triển khai nhiều mô hình điểm đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng công tác quản lý, giáo dục, phòng ngừa trẻ em và người chưa thành niên làm trái pháp luật tại cộng đồng thì vẫn cần sự phối hợp chặt chẽ từ phía gia đình và xã hội cũng như các đơn vị chức năng địa phương.

Cầng tăng cường tuyên truyền về việc giáo dục trẻ em tới các hộ gia đình

Thượng tá Vũ Duy Tài, Phó trưởng phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an Hải Phòng cho biết: “Đa số các em có hoàn cảnh khó khăn, gia đình bố mẹ ly hôn, bố mẹ đi tù hoặc nghiện ma túy do đó sự phối kết hợp từ phía gia đình hầu như không có. Thứ hai nữa là về nhận thức của một số bộ phận chính quyền cơ sở, nghĩ rằng là nhiệm cụ của cơ quan công ăn nên sự phối hợp đôi khi chưa chặt chẽ.

Thông qua hội thảo lần này, phía Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật xã hội sẽ tập hợp các đánh giá, giải pháp kiến nghị từ những mô hình hoạt động hiệu quả cũng như các tồn tại trong công tác tiếp xúc trực tiếp các trường hợp vI phạm để đề xuất lãnh đạo Bộ Công an trình Chính phủ ban hành những văn bản quy phạm pháp luật phù hợp hơn.

Phòng, Ngừa Trẻ Em Làm Trái Pháp Luật

Xã phối hợp cùng các nhà trường, gia đình tạo những điều kiện tốt nhất để thanh thiếu niên học tập, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy, số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng không ngừng tăng qua các năm. Nếu năm 2006, toàn xã có 23 em thi đỗ đại học thì năm 2007 là 29 em và năm 2008 là 36 em.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, xã Hùng Sơn là địa phương có tỷ lệ tội phạm và tệ nạn xã hội tượng đối cao, với 33 đối tượng tù treo, 54 đối tượng sử dụng ma tuý.

Theo số liệu thống kê của Công an địa phương, tính đến ngày 15-9-2008, trên địa bàn xã có 60 thanh thiếu niên, học sinh hư với những biểu hiện hoạt động vi phạm pháp luật như: Đánh nhau, trộm cắp, cờ bạc, tụ tập thành nhóm ruợu chè , gây rối trật tự công cộng; tự ý bỏ nhà; bỏ học, coi thường thầy cô giáo; đe doạ bố mẹ… Cụ thể: Trong độ tuổi sinh năm 1991-1996 có 36 cháu; sinh năm 1984-1990 có 24 cháu, chiếm 1,21% trên tổng số 2.953 cháu.

Con số tuy không lớn, nhưng mức độ hư của các em là nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, xã Hùng Sơn đã tìm ra những nguyên nhân để có biện pháp phòng ngừa kịp thời, hiệu quả.

Và Hùng Sơn vừa được Công an tỉnh chọn là xã điểm trong xây dựng mô hình phòng ngừa, quản lý, giáo dục trẻ em làm trái pháp luật. Nguyên nhân trước tiên được nhận định là: Đời sống kinh tế-văn hoá-xã hội phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, nhưng mặt trái của sự phát triển đã tác động không nhỏ đến tầng lớp thanh thiếu niên, nhiều em bị cuốn vào các trò chơi điện tử, internet, phim ảnh đồ truỵ, biết sử dụng ruợu bia quá sớm…

Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận nhân dân còn thấp, chính cha mẹ không làm gương cho con cái trong lời ăn tiếng nói, hành vi cư xử với nhau trong gia đình. Nhiều ông bố bà mẹ đánh chửi nhau thường xuyên; rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, ly hôn, thiếu sự chăm lo đến con trẻ.

Một số gia đình lại nuông chiều con quá mức, đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ, cho tiền tiêu xài không quản lý, cho mua điện thoại di động, đồ dùng đắt tiền, sành điệu… vô tình tạo cho các em thói quen tiêu tiền, khi không có thì nghĩ đến chuyện trộm cắp. Có bậc cha mẹ lại mải mê lo làm ăn kinh tế, không dành thời gian chăm lo tới con em mình, xem các con làm gì, học hành thế nào, chơi với ai, phó mặc con em cho nhà trường và xã hội… Một trăm lẻ một những lý do đẫ đẩy một bộ phận thanh thiếu niên sa vào con đường hư hỏng. Trách nhiệm thuộc về ai?

Đó là câu hỏi mà cấp uỷ, chính quyền xã Hùng Sơn đã phải dành nhiều thời gian bàn bạc, thống nhất đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa, quản lý, giáo dục trẻ em làm trái pháp luật trên địa bàn. Cấp uỷ, chính quyền, nhà trường, gia đình cùng đồng lòng, có sự phối hợp chặt chẽ, để giúp đỡ, giáo dục, cảm hoá các em khi chưa quá muộn. Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội từ xã đến cơ sở thôn xóm trong quản lý, giáo dục, phòng ngừa trẻ em làm trái pháp luật tại cồng đồng dân cư.

Thành lập Ban chỉ đạo phòng ngừa, quản lý, giáo dục trẻ em làm trái pháp luật từ xã đến cơ sở. Ban chỉ đạo cấp xã do đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; cấp cơ sở do đồng chí Bí thư chi bộ-Trưởng ban mặt trận xóm làm Trưởng ban. Ban Công an, các tổ chức đoàn thể phối hợp với nhà trường, gia đình, phân công người trực tiếp quản lý, giáo dục số trẻ em đã được điều tra phân loại, kịp thời phát hiện, bổ sung những trường hợp mới phát sinh.

Kiên quyết xử lý theo quy định pháp luật đối với những trường hợp không tiến bộ, cố tình vi phạm. Ban Văn hoá, Ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Ban Tư pháp, Công an xã xây dựng các bản tin để tuyên truyền trên cụm loa truyền thanh của xóm về Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em; phòng ngừa, phòng chống các loại tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, tội xâm hại trẻ em; biểu dương những người tốt việc tốt. Các gia đình cũng cần xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ nuôi dạy con cái, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục con em mình… Những giải pháp trên là quan trọng và cần thiết, song quan trọng hơn vẫn là sự nỗ lực, phấn đấu vươn lên của chính những thanh thiếu niên.

Việt Nam Tăng Cường Pháp Luật Về Bảo Vệ Trẻ Em Trên Môi Trường Mạng

Ngoài những đóng góp mang lại cho nền kinh tế xã hội của Việt Nam, sự phát triển của Internet trong thời gian qua đã và đang đặt ra nhiều vấn đề xã hội cấp thiết, trong đó có bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Lễ Ký kết hợp tác trong công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng giữa Cục An toàn thông tin (Bộ TT & TT ) và Cục Trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, chia sẻ: “Trong bối cảnh thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bước vào thời đại chuyển đổi số rộng khắp, trẻ em đã trở thành công dân số từ rất sớm, sống trên môi trường mạng nhiều giờ/1 ngày, thay đổi hoàn toàn cách các em học tập, kết bạn, giao tiếp so với thế hệ cha anh”.

Do đó, theo ông Phúc, trong bối cảnh đó đòi hỏi chúng ta phải chung tay xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn cho người dân nói chung và trẻ em nói riêng; Bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng mạng; Trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng sống an toàn trên môi trường mạng.

Ông Phúc cho hay, một trong những nội dung quan trọng của hợp tác này là nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; sửa đổi, bổ sung, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hiệu quả và chế tài xử lý nghiêm minh hơn các loại tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế, các tổ chức khu vực và chính phủ các quốc gia đã và đang đưa ra những quy định, khuyến nghị, hướng dẫn, các biện pháp để toàn xã hội cùng chung tay trong bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên không gian mạng.

Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Luật Trẻ em, Luật An ninh an toàn, an ninh mạng, Luật an ninh mạng và các văn bản hướng dẫn đã đưa ra một số quy phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng); Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ trong đó có giao Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm “Chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về bảo vệ thông tin cá nhân, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng.”

Mục tiêu chính của kế hoạch phối hợp nhằm ghi nhận và thực hiện những cam kết được thống nhất giữa hai bên trên cơ sở khai thác thế mạnh của mỗi bên; Tăng cường phối hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Theo kế hoạch, Cục An toàn thông tin và Cục trẻ em tập trung khảo sát, đánh giá tác động của môi trường mạng; Triển khai xây dựng, hướng dẫn về bộ tiêu chí bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, để kết nối các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cùng hoạt động vì trẻ em. Tạo thành quy trình hài hòa để phòng ngừa, phát hiện, can thiệp, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Thông qua mạng lưới này, trẻ em sẽ dễ dàng lên tiếng, tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, được bảo vệ an toàn khi bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại trên môi trường mạng, tương tự quy trình hỗ trợ, can thiệp trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại trong đời thực. Đồng thời, các công cụ, phương tiện để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em, các công cụ giáo dục trẻ em tương tác tích cực, sáng tạo trên môi trường mạng cũng sẽ được xây dựng với nhiều hình thức truyền tải như: các video, clip, app….

Nâng cao hiểu biết về kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn để trẻ em tự bảo vệ mình, kịp thời tố giác hành vi xâm hại trên môi trường mạng.

Hiện nay Việt Nam đã có Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số

111 và App Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em, các tài liệu trực tuyến giáo dục nhằm nâng cao kỹ năng cho trẻ em, xây dựng các tiêu chí bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cũng sẽ được phát triển và đăng tải trên nền tảng trực tuyến.

Các báo cáo nghiên cứu, triển khai đánh giá tác động của môi trường mạng sẽ được xây dựng và hình thành cơ sở dữ liệu phân loại theo độ tuổi.

Đây là lần đầu tiên có sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thông tin trên không gian mạng với cơ quan quản lý nhà nước về bảo đảm quyền trẻ em. Sự kết hợp hài hòa giữa sức mạnh của áp dụng công nghệ tiên tiến với kiến thức, kinh nghiệm về bảo vệ trẻ em hi vọng sẽ tạo nên một bước tiến mới để trẻ em Việt Nam được bảo vệ an toàn và phát triển lành mạnh trên môi trường mạng, hạn chế tối đa tác động tiêu cực từ môi trường mạng. Bản kế hoạch phối hợp thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của cơ quan quản lý, kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước sẵn sàng cùng đồng hành để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về quyền trẻ em và về an ninh mạng, trong bối cảnh xu hướng xâm hại trẻ em trên không gian mạng ngày càng diễn biến tinh vi và phức tạp.

Cục Trẻ em thuộc Bộ LDTBXH và Cục An toàn thông tin thuộc Bộ TTTT thống nhất ký kết Bản ghi nhớ hợp tác ngày hôm nay, tập trung vào 07 nội dung cơ bản:

1. Nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; sửa đổi, bổ sung, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hiệu quả và chế tài xử lý nghiêm minh hơn các loại tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

2. Xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

3. Xây dựng công cụ, phương tiện để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em, giáo dục tích cực trên môi trường mạng.

4. Nâng cao hiểu biết cho trẻ em về kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng bổ ích, an toàn, kỹ năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng và lên tiếng thông tin, thông báo, tố giác hành vi, vụ việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

6. Triển khai xây dựng, hướng dẫn về bộ tiêu chí bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

7. Thí điểm hệ sinh thái thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào xây dựng nội dung lành mạnh cho trẻ em trên môi trường mạng.

Minh Anh

Cập nhật thông tin chi tiết về Tăng Cường Phối Hợp Quản Lý, Giáo Dục Trẻ Em Làm Trái Pháp Luật trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!