Bạn đang xem bài viết Tăng Cường Truyền Thông Để Hiểu Rõ Nghị Quyết Số 25/2019/Nq được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Việc thực hiện Nghị quyết 25/2019/NQ-HĐND ngày 6/12/2019 của HĐND tỉnh, số lượng người hoạt động không chuyên trách (HĐKCT) ở cấp xã bị giảm xuống, ghép một số chức danh. Người HĐKCT ở ấp, khóm từ 10 chức danh giảm còn 3 chức danh được hưởng phụ cấp hàng tháng, 7 chức danh chuyển sang hưởng chế độ bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia vào công việc của ấp, khóm.
Trước khi thực hiện Nghị quyết 25/2019/NQ-HĐND và Nghị quyết 26/NQ-HĐND ngày 6/12/2019 của HĐND tỉnh, tính đến tháng 3/2020, toàn tỉnh có 1.468 người HĐKCT cấp xã; 9.069 người HĐKCT ấp, khóm. Sau khi thực hiện Nghị quyết 25, 26 giảm 216 người HĐKCT ở cấp xã, và 6.270 người HĐKCT ấp, khóm với kinh phí chi trả một lần hơn 39 tỷ đồng.
Sau thời gian triển khai thực hiện Nghị quyết 25 nhiều địa phương tỏ ra lúng túng. Theo Phó giám đốc Sở Nội vụ Huỳnh Ngọc Sang, tại một số nơi hiểu chưa đầy đủ về các quy định của Nghị quyết nên bước đầu thực hiện còn gặp khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt là việc hiểu ở ấp, khóm chỉ còn 3 người HĐKCT, các chức danh còn lại không còn tồn tại. Bên cạnh đó, việc chi trả cho người trực tiếp tham gia công việc ở ấp, khóm là một chính sách mới, nên việc thực hiện chưa có sự nhất quán.
Tại buổi làm việc, đại diện UBMTTQVN tỉnh, các đoàn thể chính trị – xã hội cũng đã đưa ra nhiều ý kiến xoay quanh việc triển khai thực hiện Nghị quyết 25. Đa số ý kiến thống nhất với chủ trương của HĐND, tuy nhiên do nguồn quỹ trích lại từ đóng góp của đoàn viên, hội viên cơ sở thấp nên với mức hỗ trợ 0,07 lần mức lương cơ sở/người/ngày nên có tình trạng bỏ việc, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của ấp, khóm.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Dương Huỳnh Khải cho rằng: Do còn có những cách hiểu khác nhau về Nghị quyết 25/NQ-HĐND ngày 6/12/2019 của HĐND tỉnh, thời gian tới cần có sự huy động cả hệ thống chính trị, các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền để các ngành, các cấp, nhất là chính quyền cơ sở hiểu đúng hơn và thực hiện Nghị quyết 25 đạt kết quả cao hơn. Từ đó, góp phần tạo sự đồng thuận trong các cấp, các ngành./.
Đẩy Mạnh Tuyên Truyền Triển Khai Nghị Quyết Số 42 Nq
Nhằm giúp người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai nắm bắt được đầy đủ thông tin về Nghị quyết số 42, yên tâm và đồng lòng cùng chính quyền thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch covid-19, Sở Thông tin và Truyền thông Lào Cai đã có văn bản đề nghị các cơ quan báo chí, cơ quan tuyên truyền trên địa bàn tỉnh tuyên truyền một số nội dung sau:
Tuyên truyền mục tiêu, ý nghĩa của Nghị quyết số 42. Đây là chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng nhằm hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 khắc phục khó khăn, sớm ổn định cuộc sống, thể hiện tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Tuyên truyền về nguyên tắc hỗ trợ, nội dung, đối tượng hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết số 42. Việc hỗ trợ bảo đảm bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, tham nhũng, tiêu cực.
Nhiều gia đình bị ảnh hưởng nặng do dịch Covid – 19 cần phải cứu trợ. Ảnh: TQ
Tiếp tục tuyên truyền các hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch covid-19 cũng như quan tâm đến vấn đề ổn định, khôi phục sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội và chăm lo đời sống nhân dân.
Tuyên truyền các giải pháp của tỉnh Lào Cai trong việc chủ động, đồng bộ, quyết liệt phòng chống, ứng phó với dịch bệnh covid-19; tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, sức khoẻ và đời sống của nhân dân. Trọng tâm là các giải pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 42, đó là:
Phấn đấu trước ngày 30/4/2020, hoàn thành việc chi trả hỗ trợ cho 03 nhóm đối tượng: Nhóm 5 (Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng); Nhóm 6 (Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng); Nhóm 7 (Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách thời điểm ngày 31/12/2019). UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc chi trả hỗ trợ đến 03 nhóm đối tượng trên (sau khi có Quyết định phê duyệt danh sách của UBND tỉnh).
Đối với 04 nhóm đối tượng còn lại trong khi chờ hướng dẫn của Trung ương thực hiện Nghị quyết số 42, các ngành, địa phương chủ động rà soát, lập hồ sơ, danh sách các nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách. Việc triển khai rà soát đảm bảo đúng đối tượng, không bỏ sót.
04 nhóm còn lại gồm: Nhóm 1 (người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương); Nhóm 2 (người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo Khoản 3 Điều 98 của Bộ luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2020); Nhóm 3 (hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01/4/2020); Nhóm 4 (người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm).
Một cây ATM gạo tại tỉnh Lào Cai giúp các đối tượng khó khăn vì dịch Covid – 19. Ảnh: TQ
Tiếp tục xem xét, nghiên cứu giải quyết đề nghị cấp bổ sung vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay phát triển kinh tế xã hội tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019 – 2025 theo Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND, ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Ngoài các đối tượng được thụ hưởng chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 42 của Chính phủ, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát các đối tượng khác, nếu có khó khăn cần hỗ trợ (như có nhu cầu hỗ trợ gạo cứu đói) thì các địa phương chủ động sử dụng ngân sách thực hiện hỗ trợ theo quy định.
Tiếp tục tuyên truyền, vận động sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong thực hiện chính sách an sinh xã hội. Tuyên truyền những nghĩa cử cao đẹp, những hoạt động sẻ chia, trợ giúp bà con nghèo vơi bớt khó khăn nhằm lan tỏa tình yêu thương trong cộng đồng cùng chung tay phòng, chống dịch covid-19.
Tăng Cường Xây Dựng, Chỉnh Đốn Đảng Theo Nghị Quyết Số 04
Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30 tháng 10 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ (sau đây gọi là Nghị quyết số 04-NQ/TW) đã đề ra mục tiêu: “Nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn, thực sự tiên phong, gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, thực sự là cán bộ của dân, phục vụ Nhân dân. Củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng”. Ngày 16 tháng 11 năm 2016, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 04-KH/TW về việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW nêu trên, trong đó đề ra những nhiệm vụ cần thực hiện ngay và thường xuyên; những nhiệm vụ thực hiện theo lộ trình. Theo đó, ngày 08 tháng 02 năm 2017, Chính phủ cũng đã ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Như vậy, về mặt cơ chế, chúng ta có nhiều văn bản của các cấp về vấn đề này, nhưng điều quan trọng là vấn đề nhận thức và việc quyết tâm thực hiện của mỗi cán bộ, đảng viên. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Xây dựng, củng cố Đảng là điều Bác Hồ luôn luôn trăn trở và Bác cho đó là điều quan trọng hàng đầu để cách mạng thắng lợi, để xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công. Theo Bác, khi kháng chiến giành thắng lợi thì toàn đảng, toàn dân phải mau chóng hàn gắn vết thương chiến tranh. Để thực hiện được nhiệm vụ này, theo Bác: “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy, chúng ta cũng nhất định thắng lợi”. Và “Khi cách mạng gặp khó khăn, chỉnh đốn Đảng để xây dựng thái độ bình tĩnh, sáng suốt, kiên định lập trường, lý tưởng; khi cách mạng trên đà thắng lợi, chỉnh đốn Đảng để ngăn ngừa bệnh kiêu ngạo, chủ quan, tự mãn, lạc quan tếu; khi Đảng cầm quyền, đảng viên rất dễ bị đánh mất mình…”. Điều đó khẳng định rằng, Đảng và Bác Hồ luôn coi việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc thường xuyên của Đảng. Tuy nhiên, hiện nay, có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, một số cán bộ cao cấp đã có sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện… Điều đó làm tổn hại đến uy tín, vị thế của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là cuộc đấu tranh đầu cam go, quyết liệt. Để góp phần tăng cường, chỉnh đốn Đảng, trước tiên phải học tập tốt Nghị quyết số 04-NQ/TW. Việc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 04-NQ/TW là rất quan trọng, để cán bộ, đảng viên thấm nhuần tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề này. Trên thực tế, một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hời hợt, chưa thực sự quyết tâm trong công cuộc đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái. Do đó, các tổ chức đảng cơ sở phải thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, học tập và quán triệt Nghị quyết số 04 đến mỗi một cán bộ, đảng viên trong tổ chức cơ sở đảng của mình. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. Thứ hai là thực hành dân chủ, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình để xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh. Bác Hồ đã chỉ ra: “Để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ”, phát huy tự phê bình và phê bình, bởi vì: “Tự phê bình và phê bình là thứ vũ khí sắc bén nhất, nó giúp cho Đảng ta mạnh và ngày càng thêm mạnh, nhờ nó mà chúng ta sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, tiến bộ không ngừng”. Do đó, các cán bộ, Đảng viên phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình, gắn với việc kiểm điểm, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm và đột xuất theo quy định trên cơ sở cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đề cao tính gương mẫu, tự giác kiểm điểm, trách nhiệm nêu gương của cấp trên, người đứng đầu. Thứ ba là phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương Đảng, của các cấp ủy Đảng. Nếu có vi phạm là kiên quyết xử lý, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”. Việc xử lý cán bộ sai phạm sẽ làm trong sạch đội ngũ cán bộ, Đảng viên đồng thời làm tăng thêm niềm tin của Nhân dân với Đảng. Qua đó, việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm còn có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh đối với cán bộ, đảng viên, tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài, lấy đức làm gốc, lấy tài làm ngọn. Việc xây dựng đội ngũ đảng viên phải chú trọng cả về số lượng và chất lượng, trong đó lấy chất lượng làm yếu tố quan trọng. Vì suy cho cùng, đạo đức cách mạng của mỗi đảng viên chính là nội dung cơ bản của tăng cường, chỉnh đốn đảng, giúp đảng thêm trong sạch, vững mạnh.
Triển Khai Thực Hiện Nghị Quyết 39/2019/Nq
Ngày 07 tháng 01 năm 2020 tại cửa khẩu Pò Peo huyện Trùng khánh, tỉnh Cao Bằng. Ban Quản lý cửa khẩu Trà Lĩnh tổ chức cuộc họp triển khai thực hiện công tác thu phí theo Nghị quyết 39/2019/NQ-HĐND, ngày 11/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng. Chủ trì cuộc họp đ/c Lô Minh Tuyên, Trưởng Ban Quản lý cửa khẩu Trà Lĩnh- Trưởng cửa khẩu,cùng với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo Ban Quản lý cửa khẩu Trà Lĩnh, Chi Cục thuế huyện Trùng Khánh, Chi Cục Hải quan cửa khẩu Pò Peo, Đồn biên phòng Ngọc Côn, UBND xã Ngọc Côn và đại diện Tổ thu phí tại cửa khẩu Pò Peo.
Tại cuộc họp, đ/c Lô Minh Tuyên – Trưởng ban, Trưởng cửa khẩu quán triệt việc tổ chức, triển khai Nghị quyết số 39/2019/NQ-HĐND, ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Đồng thời hướng dẫn thực hiện theo công văn số 4562/UBND-TH, ngày 27/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng v/v tổ chức triển khai Nghị quyết số 39/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Đại biểu đã được nghe đ/c Lương Văn Chung – Phó Trưởng ban Quản lý cửa khẩu Trà Lĩnh thông qua Nghị quyết 39/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng và Quyết định số 48/2019/QĐ-UBND ngày 18/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Quy chế quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tiếp đó các thành viên tham dự đã phát biểu, tham gia đóng góp ý kiến để công tác thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện tích công cộng trong khu vực cửa khẩu Pò Peo được thuận lợi và nhanh chóng đối với đối tượng nộp phí: Nhất trí triển khai Nghị quyết 39 theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền; các lực lượng chức năng tại cửa khẩu thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công tổ chức thực hiện thu, nộp phí theo đúng quy trình tại Quyết định 1136/QĐ-UBND ngày 12/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét chỉnh sửa, bổ sung Điều 12, Quyết định 48/2019/QĐ-UBND ngày 18/11/2019 quy định tái xuất qua cửa khẩu Nà Lạn thực hiện theo Công văn số 423/TTg-KTTH ngày 14/3/2016 và Công văn số 124/VPCP-KTTH ngày 07/01/2014 đã hết hiệu lực; chỉnh sửa lại biểu đối chiếu thu phí giữa các lực lượng tại cửa khẩu cho phù hợp với thực tế./.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tăng Cường Truyền Thông Để Hiểu Rõ Nghị Quyết Số 25/2019/Nq trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!