Xu Hướng 9/2023 # Thêm 11 Tỉnh Sáp Nhập Huyện Xã, Mất 5 Năm Sắp Xếp Cán Bộ Dôi Dư # Top 17 Xem Nhiều | Bac.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Thêm 11 Tỉnh Sáp Nhập Huyện Xã, Mất 5 Năm Sắp Xếp Cán Bộ Dôi Dư # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thêm 11 Tỉnh Sáp Nhập Huyện Xã, Mất 5 Năm Sắp Xếp Cán Bộ Dôi Dư được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

100% thành viên UB Thường vụ QH sáng nay đồng ý thông qua nghị quyết phê duyệt đề án sắp xếp các huyện, xã của 11 tỉnh, thành.

Các tỉnh được thông qua đề án lần này gồm có: Hòa Bình, Hà Giang, Phú Thọ, Hà Nam, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Long An và đề án thành lập thành lập phường Quảng Thành thuộc thị xã Gia Nghĩa và thành lập thành phố Gia Nghĩa của tỉnh Đắk Nông.

Theo đó, các tỉnh này sẽ sắp xếp, sáp nhập 324 xã và 4 huyện, giảm 182 đơn vị hành chính so với hiện nay.

Đây là đợt thứ 3 UB Thường vụ QH xem xét, thông qua các nghị quyết về sắp xếp các huyện, xã của các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ.

Trong 2 đợt trước, UB Thường vụ QH đã thông qua đề án của 10 tỉnh: Thanh Hóa, Hải Dương, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Yên, Điện Biên, Bình Thuận.

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân: Giải quyết cán bộ, công chức dôi dư sau sáp nhập hiện nay đang thực hiện theo 4 chính sách

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, trong số 11 tỉnh, thành phố trình đề án lần này, có 3 đơn vị hành chính cấp huyện.

Cụ thể, huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh thuộc diện phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2023 nhưng tỉnh đề nghị không sắp xếp do đơn vị này nằm biệt lập với đất liền.

Tỉnh Quảng Trị cũng có 2 đơn vị thuộc diện này là huyện đảo Cồn Cỏ và thị xã Quảng Trị nhưng tỉnh cũng đề nghị không sắp xếp trong đợt này do huyện đảo Cồn Cỏ nằm biệt lập với đất liền còn thị xã Quảng Trị có các yếu tố đặc thù như truyền thống lịch sử, cách mạng, cộng đồng dân cư, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, phát triển kinh tế – xã hội…

Tỉnh Quảng Trị đã có chủ trương trong giai đoạn 2023-2025 sẽ xem xét mở rộng địa giới hành chính thị xã Quảng Trị.

Ngoài ra, có 24 đơn vị cấp xã của 11 tỉnh thành này thuộc diện bắt buộc phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2023 nhưng Chính phủ và địa phương đề nghị chưa thực hiện sắp xếp do những lý do đặc thù về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.

Cộng dồn cán bộ dôi dư là 1 việc mà tới 2 người làm

Phó chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển

Ông đề nghị Chính phủ, địa phương cần hướng dẫn chi tiết nếu không sẽ lúng túng, nhất là khi đại hội đảng các cấp đang cận kề.

Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc băn khoăn khi trong tờ trình của Chính phủ cũng như báo cáo thẩm tra chưa thấy nhắc tới hiệu quả cũng như tác động của việc hợp nhất các huyện, xã.

Ngoài ra, ông Phúc cũng lo lắng việc sắp xếp cán bộ dôi dư sau khi sáp nhập hiện nay phương án giữ nguyên là rất khó xử lý.

Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc: Sáp nhập 2 xã thì khi đại hội, báo cáo chính trị ai làm, có kịp không?

“Chúng ta cho cộng dồn nhưng còn phân công công việc thì như thế nào. Bây giờ cứ 1 việc mà tới 2 người làm. Sau khi sáp nhập điều động cán bộ từ xã này sang xã khác thì không biết anh em có đi không?”, Tổng thư ký QH băn khoăn.

Sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư trong 5 năm

Giải trình sau đó, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, Bộ Nội vụ đều đã xuống làm việc với địa phương và thống nhất là chưa sắp xếp một số đơn vị trong đợt này. Còn việc chọn trụ sở các huyện, xã sau sáp nhập, tên gọi, sử dụng cơ sở vật chất đều có trong đề án của các địa phương.

“Hầu hết lấy cơ sở vật chất cũ để tiếp tục sử dụng chứ không xây dựng mới. Trong 2, 3 xã sáp nhập thì phương án là chọn vị trí trung tâm”, Bộ trưởng Nội vụ cho hay.

Về giải quyết cán bộ, công chức dôi dư sau sáp nhập, theo ông Tân, hiện nay đang thực hiện theo 4 chính sách gồm: giải quyết chế độ cho thôi việc; theo chế độ đối với cán bộ cấp xã không tái cử; theo chế độ tinh giản biên chế và cho phép địa phương ban hành chính sách riêng từ nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ cho người thuộc diện sắp xếp.

Thời gian sắp xếp cán bộ là 5 năm từ ngày nghị quyết của UB Thường vụ QH có hiệu lực. Theo đề án mà các địa phương xây dựng trình lên thì tới cuối năm 2023 là các địa phương sẽ hoàn thành việc sắp xếp với các cán bộ tại các đơn vị sáp nhập.

“Trong khi ở chúng tôi HN, Cần Thơ anh em không có người làm việc thì ở 160 tòa án cấp huyện vẫn giữ nguyên biên chế là 8 người nhưng không có việc. Việc thí điểm sáp nhập tòa cấp huyện để chuyển biên chế cho những nơi có nhu cầu giảm áp lực”, ông Bình nói.

Trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn khẳng định: Khi sáp nhập huyện xã không ai bị mất “ghế” cả. Tư duy “mất ghế” bây giờ đã cổ quá rồi.

Hđnd Tỉnh Nghệ An Thông Qua Nghị Quyết Về Chính Sách Hỗ Trợ Cán Bộ Dôi Dư Do Sắp Xếp, Sáp Nhập

Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVII tiến hành sáng nay 11/11, đã thông qua các Nghị quyết quan trọng. Tham dự kỳ họp có các đồng chí: Nguyễn Đắc Vinh – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Thái Thanh Quý – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Thông – Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các huyện, thành, thị xã.

Đồng chí Nguyễn Xuân Sơn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Cao Thị Hiền và Hoàng Viết Đường điều hành kỳ họp. Ảnh: Thành Duy

Theo các đại biểu, nếu thực hiện một mức chung như dự thảo, người mới chỉ đảm nhận chức danh ở khối, xóm, bản 1 – 2 năm cũng giống như người có 10, 15, 20 năm cống hiến; người kiêm nhiệm nhiều chức danh cũng giống như người chỉ đảm nhận một chức danh là chưa công bằng, thỏa đáng với sự cống hiến của đội ngũ này. Một số đại biểu cũng cho rằng, chính sách cần quy định cụ thể theo phân loại xã, xóm; người đảm nhận công tác ở xóm liên tục.

Giải trình ý kiến các đại biểu HĐND tỉnh, các đại biểu Phan Đức Đồng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Vinh, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ Lê Đình Lý và nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Xuân Đại cho rằng, cần thống nhất về mặt nhận thức, đây là chính sách hỗ trợ chứ không phải là “món quà tặng” của tỉnh dành cho đội ngũ dôi dư do sắp xếp, sáp nhập để tính toán cho đúng sự cống hiến và sự gánh vác công việc của đội ngũ này ở xóm.

Mặt khác căn cứ vào nguồn ngân sách có thể cân đối và so sánh với các tỉnh trong khu vực đã ban hành chính sách này thì Nghệ An đảm bảo ngang hoặc cao hơn; đặc biệt là Nghệ An có thêm chính sách hỗ trợ cho các chức danh Trưởng ban công tác Mặt trận, Bí thư chi đoàn thanh niên, Chi hội trưởng các đoàn thể: phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, người cao tuổi.

Chính sách hỗ trợ chứ không phải là “quà tặng”

Thay mặt UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý phát biểu làm rõ thêm căn cứ xây dựng chính sách được tính toán trên cơ sở cân đối nguồn lực của tỉnh và trong điều kiện ổn định ngân sách, nhưng giai đoạn 2023 – 2023 liên tục thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy đã tạo sự bị động.

Tuy nhiên, tỉnh đã cố gắng xây dựng chính sách trên cơ sở cân đối nguồn lực tỉnh đang rất khó khăn và tham khảo các tỉnh bạn để bố trí nguồn lực một cách hợp lý nhất cho cán bộ dôi dư do sắp xếp, sáp nhập.

Mặt khác cần phải nhận thức rõ đây là chính sách hỗ trợ đối với tình huống “đột xuất” do thực hiện chủ trương sắp xếp, sáp nhập của Trung ương. Nghĩa là chính sách thực hiện ở thời điểm thực hiện sắp xếp, sáp nhập và không thể tính đến đầy đủ các vấn đề kiêm nhiệm nhiều chức danh; lâu năm, ít năm; theo phân loại xã, xóm…

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý nhấn mạnh quan điểm xây dựng chính sách phải tạo được sự đồng thuận và người thụ hưởng hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của chính sách; vì vậy, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể các cấp cần vào cuộc tuyên truyền rộng rãi để cán bộ và nhân dân đồng thuận.

Phát biểu ý kiến về dự thảo Nghị quyết này, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Xuân Sơn cho rằng, những ý kiến phản ánh của các đại biểu HĐND tỉnh đều thể hiện sự trăn trở, trách nhiệm, sâu sát thực tiễn để HĐND tỉnh có cái nhìn tổng thể, đưa ra quyết định sáng suốt nhất.

Việc xây dựng chính sách này, quan điểm của Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh, ngoài các quy định của Trung ương, tỉnh có mở rộng thêm đối tượng hỗ trợ, mặc dù nguồn ngân sách tỉnh khó khăn nhằm đảm bảo tốt nhất chính sách cho cán bộ dôi dư do sáp nhập.

Và chính sách ban hành phải đảm bảo có nguồn lực để thực hiện, tránh chính sách ban hành “đẹp” nhưng không thực hiện được, vì vậy mong các đại biểu HĐND tỉnh đồng thuận và cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh chia sẻ.

Cũng tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua 3 Nghị quyết khác, gồm:

Nghị quyết quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Nghệ An.

Nghị quyết về hỗ trợ kinh phí khuyến khích các xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế đến năm 2023.

Nghị quyết về việc bãi bỏ Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 274/2009/NQ-HĐND ngày 23/7/2009 của HĐND tỉnh về việc thông qua chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động

Mức hỗ trợ

Mai Hoa

Sáp Nhập Huyện, Xã: Lãnh Đạo Dôi Dư “Rời Ghế” Cũng Là Sự Hy Sinh

Tăng cả ngàn đơn vị huyện, xã trong 30 năm

Theo số liệu từ Bộ Nội vụ, từ năm 1986 đến năm 2023, đơn vị hành chính cấp huyện được tổ chức lại trên cơ sở chia tách. Một con số đáng suy nghĩ là trong vòng 30 năm, số đơn vị hành chính cấp huyện từ 431 đơn vị đã tăng lên 713 đơn vị (tăng 277 đơn vị). Cũng trong khoảng thời gian này, cả nước đã tăng từ 9.657 đơn vị lên 11.162 đơn vị cấp xã, tức tăng 1.505 đơn vị.

Từ khi Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2023 được ban hành cùng với Nghị quyết số 1211/2023/UBTVQH13 ngày 25/5/2023 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính thì việc chia tách các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã dừng lại ở 713 đơn vị hành chính cấp huyện và 11.162 đơn vị hành chính cấp xã cho tới thời điểm hiện nay.

Nói về bối cảnh ra đời Nghị quyết 1121 vào năm 2023, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, đó là do xuất phát từ thực tế đơn vị cấp huyện và xã tăng quá nhiều trong 3 thập kỷ và xu hướng sẽ tiếp tục tăng. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã bàn với Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có quy định về tiêu chí chia tách, thành lập mới đơn vị cấp huyện, xã.

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành không chỉ đưa ra tiêu chí về diện tích tự nhiên, dân số, số lượng đơn vị mà còn có các yếu tố khác như truyền thống lịch sử, văn hoá, điều kiện địa lý, an ninh quốc phòng… để tính toán thành lập, điều chỉnh, chia tách đơn vị.

“Nghị quyết Trung ương và Kế hoạch của Bộ Chính trị đã nói rõ. Bộ Nội vụ xây dựng Đề án triển khai Nghị quyết. Vấn đề bây giờ là bàn biện pháp triển khai thế nào cho hợp lý để đạt mục tiêu”

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu

“Tinh thần của Nghị quyết nêu tiêu chuẩn rất chặt nhưng cũng nêu rất rõ trường hợp đặc biệt, có tính đến đặc thù riêng của từng vùng, từng nơi, có khuyến khích việc nhập các đơn vị hành chính để đảm bảo quy mô lớn hơn ở nơi có đủ điều kiện” – ông Uông Chu Lưu nhấn mạnh. Chính quy định đó đã góp phần giữ ổn định các đơn vị hành chính cho đến nay.

Có thể nói, quá trình chia, tách đơn vị hành chính, ở một mức độ nhất định đã đạt được một số kết quả tích cực, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế – xã hội, hạ tầng cơ sở được đầu tư, năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước đã ngày càng gần dân, sát dân hơn; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và đời sống của người dân được bảo đảm.

Tuy nhiên, việc tăng số lượng đơn vị hành chính các cấp đã dẫn đến bộ máy các cơ quan nhà nước ngày càng cồng kềnh; tăng biên chế cán bộ, công chức, viên chức. Từ đó làm tăng chi ngân sách Nhà nước.

Số lượng lớn đơn vị hành chính cũng gây ra nhiều khó khăn trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển kinh tế- xã hội tầm vĩ mô, làm cho không gian phát triển bị chia cắt, manh mún, phân tán các nguồn lực. Quá trình chia tách còn gây xáo trộn đến đời sống nhân dân trong việc thay đổi giấy tờ, thủ tục, địa chỉ, nơi làm việc đối với một số lượng không nhỏ cán bộ, công chức…

Sắp xếp để phát triển

Căn cứ theo Nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì số lượng các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã hiện nay không đạt 50% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, dân số là rất lớn: Cấp huyện là 259/713 đơn vị (chiếm tỷ lệ 36,33%) và cấp xã là 6.191/11.162 đơn vị (chiếm 55,46%).

Có những quận trung tâm của Hà Nội tuy không đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích nhưng không sắp xếp lại do nhiều yếu tố đặc thù khác.

Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2023 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tỉếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã đề ra mục tiêu đến năm 2023 sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên. Và từ năm 2023 đến năm 2030 là cơ bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo tiêu chuẩn quy định.

“Lấy ý kiến nhân dân khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính phải đảm bảo thực chất, phản ảnh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân chứ không theo kiểu “đại cử tri””

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình

Qua quá trình lấy ý kiến thì bước đầu xác định 16 huyện và 637 xã không đủ 2 tiêu chuẩn sẽ được xem xét sắp xếp trước. Tuy nhiên, đề án sắp xếp hướng đến đảm bảo tính linh hoạt cho từng địa phương khi xem xét nhiều yếu tố khác chứ không chỉ tiêu chuẩn diện tích và dân số. Điều đó được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khẳng định tại Hội nghị toàn quốc góp ý dự thảo đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến năm 2023 được tổ chức tại Hà Nội vừa qua, rằng “không phải sắp xếp cơ học, máy móc”.

“Từng bước sắp xếp, kiện toàn theo quy định, khuyến khích tăng quy mô ở nơi đủ điều kiện; nâng cao năng lực quản lý điều hành và tăng cường nguồn lực cho địa phương. Sắp xếp để phát triển chứ không phải sắp xếp để yếu đi hay gây khó khăn hơn” – Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh.

Ông Trần Văn Tư – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Đồng Nai đồng tình với quan điểm cho rằng, việc chia tách đơn vị thời gian qua làm cho không gian phát triển không phù hợp, “làm cho vướng nhau, địa phương nào cũng muốn mình phát triển hơn”. Tuy nhiên, việc thực hiện sáp nhập sẽ có sự xáo trộn, tác động đến người dân và doanh nghiệp, nhất là vùng trọng điểm bị tác động lớn. Do đó, đây cũng là điểm cần tính toán.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn thì cho biết, về cấp huyện, tỉnh chỉ có 1 thị xã không bảo đảm cả 2 tiêu chí về diện tích và dân số. Trong số 63 xã phải nhập có 10 xã là nhập 3 xã lại một chứ không phải 2 xã và điều này cũng yêu cầu điều chỉnh mô hình thôn để đảm bảo đồng bộ.

“Quá trình tổ chức sáp nhập, một vấn đề rất thách thức là sắp xếp cán bộ. Đề án nêu có thể dư, nhưng thực ra là dư rất nhiều. 3 xã nhập 1 thực ra là dư 2/3. Bàn rất kỹ vấn đề này nếu không sẽ không thực hiện được. 3 Bí thư chỉ còn 1 Bí thư, 3 Chủ tịch giờ còn 1 Chủ tịch thì xử lý thế nào, vô cùng khó!”, ông Lê Đình Sơn băn khoăn và nêu những thách thức khác như trung tâm xã, sử dụng hạ tầng thế nào hay phải điều chỉnh các điểm khu dân cư…

Nhấn mạnh thời gian theo lộ trình đề án là không còn dài, ông Trương Văn Lắm đề nghị vừa hết sức khẩn trương song nên có bước đặt ra tiêu chí quy định để định hướng, từ đó địa phương có quy hoạch đơn vị hành chính. Bởi có đơn vị hành chính không đủ tiêu chí nhưng cần tính toán phục vụ yêu cầu phát triển. Quy hoạch làm nền tảng để sắp xếp với mục tiêu ổn định lâu dài.

Không “trả công quên ân”

Một trong những yêu cầu mà đề án đặt ra là chú trọng công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức khi tiến hành rà soát, sắp xếp nhân sự, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức tại những đơn vị sáp nhập và được sáp nhập, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, năng lực để đảm nhận những vị trí công việc tại những đơn vị hành chính mới. Trường hợp điều chuyển giữ chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết thời hạn bổ nhiệm.

“Quá trình tổ chức sáp nhập, một vấn đề rất thách thức là sắp xếp cán bộ. Đề án nêu có thể dư, nhưng thực ra là dư rất nhiều. 3 xã nhập làm 1 thì thực ra là dư 2/3. Bàn kỹ vấn đề này nếu không sẽ không thực hiện được. 3 Bí thư chỉ còn 1 Bí thư, 3 Chủ tịch giờ còn 1 chủ tịch thì xử lý thế nào?”, Bí thư Hà Tĩnh Lê Đình Sơn đặt vấn đề. Đây cũng là điểm mà các ý kiến góp ý vào đề án đều trăn trở và đề nghị có chính sách phù hợp.

Đồng quan điểm, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Văn Tư đề nghị Trung ương nên quy định thống nhất về chính sách đối với số cán bộ dôi dư phải nghỉ việc, không nên để mỗi nơi ban hành quy định riêng thì tác động không tốt. Bởi mỗi giai đoạn lịch sử họ cũng có đóng góp cho sự phát triển. Họ nghỉ trước cũng là sự hy sinh cần phải trân trọng chứ không thể coi như là gạt bỏ.

“Phải có chế độ, chính sách rõ ràng, không phải là chuyện “vắt chanh bỏ vỏ”, hay chuyện “trả công quên ân”, trọn gói trả cho như thế coi như là xong” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng những nhân sự này cần vận động để người ta tham gia vào củng cố hệ thống chính trị cơ sở.

Tất cả những công việc trên, theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, đòi hỏi công tác tuyên truyền, vận động phải thực hiện tốt để tạo sự đồng thuận cao./.

Hđnd Tỉnh Nghệ An Sẽ Ra Nghị Quyết Về Chính Sách Cán Bộ, Công Chức Dôi Dư Sau Sáp Nhập

Đặc biệt là dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 31/2023/NQ-HĐND ngày 16/12/2023 ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh, giai đoạn 2023 – 2023; dự thảo Nghị quyết bãi bỏ Nghị quyết số 298/2009/NQ-HĐND ngày 23/12/2009 của HĐND tỉnh về một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức là người miền xuôi lên công tác tại vùng cao; dự thảo Nghị quyết chuyên đề về công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023 – 2025; dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng ở Nghệ An…

Muốn vậy, quá trình chuẩn bị các dự thảo nghị quyết cần đảm bảo 3 yếu tố: cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn; dự thảo nào chưa đảm bảo kỹ lưỡng, kiên quyết không đưa vào trình kỳ họp tới.

Đó còn là nghị quyết về số lượng, chức danh đối với người hoạt động chuyên trách ở cấp xã; mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở khối, xóm, bản; mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của khối, xóm, bản; chế độ hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách không tiếp tục bố trí công tác trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết phê duyệt tổng số người làm việc, lao động hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức Hội năm 2023…

Đôn đốc giải quyết đơn thư, phản ánh của nhân dân

Cũng trong cuộc họp sáng nay, trên cơ sở đánh giá nhiệm vụ tháng 10 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 11/2023, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Xuân Sơn yêu cầu Thường trực và các Ban HĐND tỉnh tập trung hoàn thành các nội dung giám sát theo chương trình như: công tác đấu giá quyền sử dụng đất, xây dựng trường chuẩn quốc gia; đôn đốc các cấp, các ngành giải quyết đơn thư, phản ánh của công dân; phối hợp với UBND tỉnh chuẩn bị tốt các nội dung cho kỳ họp cuối năm, nhất là tham gia có trách nhiệm, chất lượng vào các chính sách mới.

Chủ tịch HĐND tỉnh cũng lưu ý, thời điểm cuối năm, cùng với việc tập trung ổn định tổ chức bộ máy sau sắp xếp, vừa tập trung hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 và xây dựng kế hoạch năm 2023, giai đoạn 2023 – 2025 cũng như chuẩn bị đại hội Đảng các cấp.

Vì vậy, Thường trực và các Ban HĐND tỉnh, UBND tỉnh cùng các ngành cần nỗ lực cao hơn, đáp ứng yêu cầu công việc đề ra.

Mai Hoa

Gặp Khó Xử Lí Cán Bộ Dôi Dư Sau Sáp Nhập, Hà Tĩnh “Cầu Cứu” Chính Phủ

Mới đây, vào ngày 27/5, đoàn công tác của Chính phủ do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn dẫn đầu có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2023.

Sau khi dẫn đoàn công tác của Chính phủ đi khảo sát thực tế phương án, lộ trình thực hiện sáp nhập xã tại TX Hồng Lĩnh và huyện Đức Thọ, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã báo cáo với đoàn sơ bộ phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong năm 2023 của Hà Tĩnh.

Trụ sở xã Đức Tùng (huyện Đức Thọ) khang trang sau phong trào xây dựng Nông thôn mới

Tại buổi làm việc, Hà Tĩnh đã báo cáo đoàn công tác của Chính phủ những khó khăn, vướng mắc của các địa phương sau sáp nhập như: xây dựng cơ sở hạ tầng, hướng dẫn quy trình lựa chọn, bố trí người đứng đầu tổ chức bộ máy sau sắp xếp; hướng dẫn việc sắp xếp đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã; việc đặt tên xã mới sau sáp nhập; việc kết nối liên thông khi xã mới hình thành; hệ thống cơ sở hạ tầng sau sắp xếp…

Một trong những vướng mắc, khó khăn hiện nay mà địa phương này gặp khó đó là giải quyết chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức dôi dư sau sáp nhập. Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh này hiện có 5.095 cán bộ công chức cấp xã. Số lượng CBCC cấp xã nếu bố trí theo Nghị định số 34/2023/NĐ-CP (tức sau sáp nhập) là 4.412 người. Như vậy, số cán bộ, công chức dôi dư sau sắp xếp là 683 người.

Báo cáo với đoàn công tác của Chính phủ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng cho biết, dù đã rất nỗ lực nghiên cứu trên cơ sở các văn bản hiện hành và điều kiện thực tiễn của địa phương, tuy nhiên Hà Tĩnh hiện đang gặp khó khăn trong giải quyết việc làm, chế độ cho số cán bộ dôi dư này.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh mong đoàn công tác quan tâm, chia sẻ với khó khăn của tỉnh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh mong đoàn công tác quan tâm, chia sẻ và tham mưu Chính phủ có hướng dẫn kịp thời để tạo cơ sở cho địa phương triển khai thực hiện sớm, tạo sự đồng tình, thống nhất trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, Hà Tĩnh là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện việc sáp nhập xã. Những vướng mắc, khó khăn của Hà Tĩnh là không tránh khỏi, đây cũng là cơ sở giúp đoàn có một cái nhìn toàn diện để đúc rút, báo cáo, tham mưu với Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh vào chiều 27/5.

Thứ trưởng đề nghị tỉnh Hà Tĩnh trong đề án cần luận giải rõ các lý do, đủ sức thuyết phục Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với những địa phương thuộc diện bắt buộc sáp nhập mà tỉnh kiến nghị trung ương chưa thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 – 2023,

Với mục tiêu cao nhất của việc sắp xếp là tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, phục vụ nhân dân tốt hơn, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn khẳng định, theo thẩm quyền quy định, Bộ Nội vụ sẽ nhanh chóng có hướng dẫn cụ thể về cơ chế chính sách cho đội ngũ cán bộ dôi dư và phương án sắp xếp cán bộ sau sáp nhập để Hà Tĩnh làm cơ sở thực hiện.

Văn Dũng

Kiện Toàn Mặt Trận Cấp Huyện, Xã Sau Khi Sắp Xếp, Sáp Nhập Các Đơn Vị Hành Chính

Hội nghị được tổ chức trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. (Ảnh:TH)

Sáng ngày 20/2 tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý dự thảo Hướng dẫn việc kiện toàn Mặt trận cấp huyện, xã sau khi sắp xếp, sát nhập các đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2023.

Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Việc sắp xếp phải thực hiện đồng bộ với đơn vị hành chính cùng cấp

Tại hội nghị, đồng chí Vương Văn Nam, Trưởng ban Tổ chức – Cán bộ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã hướng dẫn các nội dung về việc kiện toàn Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã sau khi sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2023. Theo hướng dẫn, việc sắp xếp, thành lập Ủy ban MTTQ cấp huyện, cấp xã mới phải được thực hiện đồng bộ với việc sắp xếp, sáp nhập của đơn vị hành chính cùng cấp. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp trên trực tiếp hiệp ý, thống nhất với cấp ủy Đảng ở cấp thành lập Ủy ban MTTQ mới (trên cơ sở sáp nhập của các đơn vị cùng cấp) để quyết định thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời. Lập và chỉ định danh sách Ủy viên Ủy ban và Ban Thường trực của Ủy ban MTTQ, đồng thời quyết định giải thể Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, xã thuộc diện phải sáp nhật đơn vị hành chính.

Nhân sự, số lượng Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, xã mới sau khi thành lập không vượt quá số lượng theo quy định tại Thông tri 28 TT-MTTW- BTT, với số lượng gồm các vị Ủy viên Ủy ban MTTQ của các đơn vị hành chính trước khi sáp nhập. Đối với các đơn vị đặc thù do các xã sáp nhập có nhiều thôn; huyện sáp nhập có nhiều đơn vị cấp xã thì được phép tăng thêm số lượng Ủy viên Ủy ban nhưng không vượt quá 30% so với quy định của Thông tri 28.

Theo hướng dẫn, sau khi sáp nhập, các tổ chức thành viên ở những đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mới thì các tổ chức thành viên mới đó sẽ là thành viên của MTTQ Việt Nam và hiệp thương người đứng đầu của tổ chức thành viên đó tham gia Uỷ ban MTTQ cùng cấp. Còn đối với những tổ chức thành viên mà không sáp nhập sau khi sáp nhập đơn vị hành chính thì đương nhiên là thành viên của MTTQ Việt Nam cùng cấp.

Đối với cấp huyện được thực hiện theo Thông tri số 28/TT-MTTW-BTT và Quy định 212-QĐ/TW gồm Chủ tịch, từ 1 đến 2 Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực. Cấp xã thực hiện theo Thông tri 28 gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực. Số lượng, nhân sự cụ thể do Ban Thường vụ cấp tỉnh chỉ đạo cấp ủy địa phương phân công, sắp xếp, quyết định.

Đối với việc tổ chức Đại hội MTTQ cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính mới, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp trên trực tiếp thống nhất với cấp ủy Đảng của đơn vị hành chính mới chỉ đạo tổ chức Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam để hiệp thương cử Ủy ban và các chức danh trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ khóa mới theo hướng dẫn của Thông tri 28.

Chưa đồng tình với hướng dẫn “huyện sáp nhập có nhiều đơn vị cấp xã thì được phép tăng thêm số lượng Ủy viên Ủy ban nhưng không vượt quá 30% so với quy định của Thông tri 28”, Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam Nguyễn Phi Hùng cho rằng:Hướng dẫn này cần xem lại, không nhất thiết tăng cùng 1 lúc lên đến 30% tổng số ủy viên ủy ban. Bởi vì cấp xã hiện nay là 55 người. So với nhiệm kỳ trước đã tăng lên 10 người. “Tôi nghĩ không nhất thiết tăng lên 30% tổng số này mà chỉ giữ nguyên tỷ lệ 10% theo đúng quy định của điều lệ MTTQ Việt Nam là phù hợp. Nếu quy định hướng dẫn tăng lên 30% thì số lượng Ủy viên Ủy ban MTTQ cấp xã nhiều và nhiều khi chúng ta hoạt động không hiệu quả lắm” – ông Nguyễn Phi Hùng nói.

Tuy nhiên, là địa phương sáp nhập nhiều nhất cả nước với 1 đơn vị cấp huyện và 59 đơn vị hành chính cấp xã, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình Nguyễn Thị Oanh đề nghị, số lượng tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương đơn vị, không nên quy định cứng. Vì đối với Ủy viên, thành viên ủy ban các thôn xóm vẫn giữ nguyên, nếu có thay đổi cộng dồn theo số học thì chỉ giảm những tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội, người đứng đầu các tổ chức thành viên là không còn 2-3 xã thì nhập lại 1 thì còn. Thực tế ở Hòa Bình có những xã nhập 4 xã. “Nếu chúng ta tăng 30% thì người uy tín vẫn ở xóm đó, trưởng đại diện ban dân cư không thay đổi. Quy định như vậy chưa phù hợp. Mặt trận với ý nghĩa đoàn kết tập hợp, mà nhập vào rồi, người đang đại diện khu dân cư khu vực không được tham gia vì số lượng quá thì tôi thấy chưa phù hợp”, bà Nguyễn Thị Oanh nói.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến góp ý về sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, công chức, viên chức; có chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động…. Cụ thể, đề cập đến vấn đề phụ cấp, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ Nguyễn Văn Ngọc chia sẻ, hiện Phú Thọ đã tiến hành sát nhập từ 277 xuống 225 xã, phường, thị trấn và 80 xã đã tiến hành thành lập Ủy ban MTTQ lâm thời. Tuy nhiên hiện nay, đối với các khu dân cư sát nhập, để chọn người đứng đầu và trưởng ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nhiều nơi còn gặp khó khăn, việc sát nhập vào địa bàn rộng hơn, số lượng quản lý rộng hơn, nhiệm vụ tăng lên nhưng phụ cấp chức vụ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Là địa phương có số lượng xã lớn nhất sau sáp nhập, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Lê Thị Huyền cho biết, để sáp nhập thành công, tỉnh đã chủ động hướng dẫn các đơn vị một cách chi tiết, cụ thể nên không gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Đáng chú ý, sau sáp nhập, Thanh Hóa giảm nhân sự đông nhưng do làm tốt chế độ chính sách đối với cán bộ nên không có xảy ra những vấn đề phức tạp. Cụ thể, ngoài chế độ chung của Trung ương thì Thanh Hóa có chế độ chính sách riêng hợp lý đối với cán bộ…

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng phát biểu kết luận Hội nghị. (Ảnh:TH)

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng cũng lưu ý Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh phối hợp cùng cấp ủy cấp huyện, xem xét bố trí công việc phù hợp, giải quyết chế độ, chính sách đối với những đồng chí trong diện dôi dư do việc sáp nhập và những đồng chí có nguyện vọng nghỉ chế độ trước tuổi theo quy định của Chính phủ, Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh và các quy định hiện hành. Chỉ đạo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp huyện, cấp xã thuộc đối tượng sáp nhập tiến hành các thủ tục thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã mới sau khi sáp nhập…/.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thêm 11 Tỉnh Sáp Nhập Huyện Xã, Mất 5 Năm Sắp Xếp Cán Bộ Dôi Dư trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!