Bạn đang xem bài viết Thi Hành Quyết Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính (Phần I) được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
2. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
II. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản
1. Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì không thi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
2. Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản, mà quyết định xử phạt vẫn còn thời hiệu thi hành, thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày người bị xử phạt chết được ghi trong giấy chứng tử; người bị mất tích được ghi trong quyết định tuyên bố mất tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản được ghi trong quyết định giải thể, phá sản. Quyết định thi hành gồm các nội dung sau:
a) Đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt, lý do đình chỉ; trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả tiếp tục thi hành.
3. Đối với hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì cá nhân, tổ chức đang quản lý tang vật, phương tiện vi phạm phải có trách nhiệm thi hành. Đối với biện pháp khắc phục hậu quả, thì cá nhân là người được hưởng tài sản thừa kế được xác định theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế phải tiếp tục thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt. Đối với tổ chức xử phạt bị giải thể, phá sản, thì quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc giải thể, phá sản; người đại diện theo pháp luật của tổ chức bị giải thể, phá sản để thi hành.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định này phải được gửi cho cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thi hành. Trường hợp quá thời hạn thi hành quyết định mà cá nhân, tổ chức quy định không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện. Chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả được khấu trừ từ tài sản thừa kế mà người bị xử phạt để lại hoặc tài sản còn lại của tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản và được coi là một trong những khoản chi phí ưu tiên thanh toán (nếu có).
5. Trường hợp người bị xử phạt chết không để lại tài sản thừa kế, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản không còn tài sản, thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
6. Người thừa kế của người bị xử phạt chết, mất tích, người đại diện theo pháp luật của tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản có quyền giám sát, khiếu nại khởi kiện đối với các chi phí tổ chức thực hiện và việc thanh toán chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả
III. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền
1. Quyết định phạt tiền có thể được hoãn thi hành trong trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.
2. Cá nhân phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó.
3. Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.
4. Cá nhân được hoãn chấp hành quyết định xử phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ.
IV. Giảm, miễn tiền phạt
1. Cá nhân thuộc trường hợp hoãn thi hành phạt tiền mà không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.
2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải có đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
3. Đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định xử phạt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc giảm, miễn tiền phạt.
4. Cá nhân được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ.
V. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
3. Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
4. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần. Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.
VI. Nộp tiền phạt nhiều lần
1. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp.
2. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.
Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.
3. Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.
Giao Quyền Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Và Cưỡng Chế Thi Hành Quyết Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính
Ngày 02/08/2018, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 3216/QĐ-UBND về việcgiao quyền xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
Giao quyền cho các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 3180/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố và phân công công tác Thành viên Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Nội dung giao quyền theo lĩnh vực được phân công phụ trách:
2.1 Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính;
2.2 Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do mình ban hành;
2.3 Các quyền khác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật.
3. Thời hạn giao quyền: Việc giao quyền có hiệu lực kể từ ngày ký Quyết định này cho đến khi có quyết định giao quyền khác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, trừ các trường hợp chấm dứt giao quyền theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Trong lĩnh vực công tác được phân công theo Quyết định số 3180/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2018 và các lĩnh vực khác được phân công có thời hạn bằng văn bản, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố được giao quyền để thực hiện thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, kể từ ngày ký Quyết định này (ngày 02 tháng 8năm 2018).
Khi tiến hành các hoạt động xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định tại Điều 1 Quyết định này, chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 8 năm 2018. Quyết định này thay thế Quyết định 5793/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về giao quyền xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trần Phát
Thời Hạn Thi Hành Quyết Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính
Ngày 10/9/2019, tổ kiểm tra thực hiện kiểm tra việc thi hành quyết định xử phạt, bà H chưa thực hiện nộp phạt và tháo dỡ công trình vi phạm. Xin được hỏi cách thức xử lý tiếp tục đối với trường hợp này?
Tại Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: ” Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó “.
Như vây, trường hợp của bà H, quyết định xử phạt được ban hành vào ngày 17/7/2019. Tuy nhiên, đến ngày 10/9/2019 quyết định vẫn chưa được thi hành. Để xác định thời hạn thi hành quyết định của bà H đã quá thời hạn thi hành hay chưa thì chưa thì cần căn cứ vào thời gian bà H nhận được quyết định xử phạt.
Trong câu hỏi không đề cập thông tin về thời điểm bà H nhận được quyết định xử phạt. Để xác định thời điểm nhận được quyết định xử phạt của bà H, cần căn cứ vào Điều 70 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định việc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành như sau:
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.”
Khi xác định được thời hạn nhận được quyết định xử phạt của bà H, sẽ có hai trường hợp cần giải quyết:
Trường hợp thứ hai: Nếu bà H đã nhận được quyết định xử phạt hoặc được coi là đã nhận được theo quy định tại Điều 70 nêu trên, cơ quan có thẩm quyền xử phạt sẽ xác định thời hạn thi hành quyết định của bà H. Khi hết thời hạn thi hành quyết định, cơ quan có thẩm quyền xử phạt sẽ áp dụng Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính để thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt đối với bà H.
Xử lý Vi phạm Hành chính
Quy Định Về Thi Hành Quyết Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính
Quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Căn cứ theo điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định….
QUY ĐỊNH VỀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Nghị định 81/2013/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gồm:
1. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản.
Theo quy định tại điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ theo điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
Điều 69. Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản
“1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.”
Vậy với quyết định xử phạt không lập biên bản phải được giao cho cá nhân tổ chức bị xử phạt 1 bản, với trường hợp người chưa thành niên thì cần gửi 1 bản cho cha mẹ hoặc người giám hộ. Sau đó thì cá nhân tổ chức vi phạm nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt, nếu không có khả năng nộp thì trong thời hạn 10 ngày phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước.
2. Gửi quyết định thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ theo điều 70 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
Điều 70. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.”
Với trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định phải gửi cho cá nhân tổ chức, hình thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tổ chức thi hành.
Căn cứ theo điều 71 Luật xử lý vi phạm 2012 quy định:
Điều 71. Chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành
“1.Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành.
2. Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác và thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.
4. Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ theo điều 72 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
Điều 72. Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
“1. Trường hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường; thuế; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; đo lường; sản xuất, buôn bán hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt.
2. Nội dung công bố công khai bao gồm cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Việc công bố công khai được thực hiện trên trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính.”
Việc vi phạm hành chính mà gây hậu quả lớn, hoặc gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt này. Nội dung công bố công khai bao gồm cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, việc công bố công khai được thưc hiện trên trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính.
5. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ theo điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
“1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.”
Khi có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thì phải chấp hành thực hiện. Nếu cá nhân tổ chức không đồng ý với quyết định xử phạt đó có thể khiếu nại, khởi kiện quyết định xử phạt đó, tuy nhiên vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp tạm đình chỉ quyết định xử phạt đó.
6. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ theo điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:
Điều 74. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
“1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.”
Vậy thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm kể từ ngày ra quyết định, trong trường hợp cá nhân tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh trì hoãn.
Xử phạt vi phạm hành chính có bị coi là có tiền án, tiền sự không?
Quyết định xử phạt trong vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hành chính miễn phí 24/7 :19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua Email: lienhe@luattoanquoc.com.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn!
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!
Cập nhật thông tin chi tiết về Thi Hành Quyết Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính (Phần I) trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!